Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV là một vị lãnh đạo tinh thần của người dân Tây
Tạng. Đạt Lai Lạt Ma là một danh hiệu của người Mông Cổ, có nghĩa là biển
trí tuệ. Người dân Tây Tạng tin rằng Lạt Ma là một vị giác ngộ, người đã
chọn tái sinh nơi cõi đời này để mang lại lợi lạc cho tất cả quần sinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh vào
ngày 06 tháng 07 năm 1953 trong một gia đình nông dân nghèo tại một ngôi
làng nhỏ vùng Takster thuộc miền Đông Nam tỉnh Amdo. Lúc lên 2 tuổi, ngài
được công nhận là vị Lạt Ma hoá thân của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và lên
6 tuổi, ngài bắt đầu gia nhập vào trường chuyên đào tạo các vị Lạt Ma tại
Lhasa. Vào những ngày đầu tháng 03 năm 1959, trước mặt khoảng 20.000 học
giả, đức Đạt Lai Lạt Ma đậu kỳ thi cuối cùng để được phong chức Geshe (tiến
sĩ Triết học Phật giáo).
Năm 1989, ngài được trao tặng giải thưởng Noble hoà bình vì sự nghiệp
tranh đấu cho sự độc lập, tự do của Tây Tạng. Trong suốt nhiều năm qua,
Ngài đã đóng góp rất nhiều cho nền hoà bình thế giới, đặc biệt là những
bài diễn thuyết của ngài tại Tây phương đã làm thức tỉnh không ít giới trí
thức và học giả quay về nghiên cứu Phật giáo. Sau đây là một số đóng góp
quan trọng của ngài cho xã hội hiện đại:
Đối với những vấn đề xã hội:
“Bất cứ nơi đâu, bằng mọi phương tiện có thể tưởng tượng được, nhân loại
đang phấn đấu nhằm cải thiện cuộc sống của họ. Song lạ thay, cảm giác của
tôi là đối với những người sống trong xã hội phát triển cao về mặt vật
chất dường như ít nhiều không mấy hài lòng, thoả mãn lắm.
Đối với hầu hết lịch sử nhân loại, những vấn đề chính yếu của con người
xuất phát từ bên ngoài. Các xãõ hội phương Tây đã thành công trong việc
kiểm soát nhiều trong số những vấn đề này đến một mức độ đáng kể. Tuy
nhiên, những vấn đề của chúng ta thì có dị biệt. Chúng mang bản chất tâm
lý bên trong nhiều hơn. Tại xã hội phương Tây, xuất hiện những vấn đề
thuộc về bản năng của chúng ta như chứng căng thẳng, thái độ thờ ơ đối với
nhau và không thoả mãn. Điều này cũng do vì sự giàu có về vật chất và sự
cô lập ngay cả trong giữa những thành thị đông người. Những triệu chứng
này biểu hiện bằng những tệ nạn như bệnh tật, lạm dụng chất ma tuý, sự phá
vỡ những mối quan hệ trong gia đình, họ hàng, bạo lực, lạm dụng tình dục
và tỷ lệ tự tử tăng cao.
Một trong số lời phê bình sâu sắc nhất về xã hội phương Tây là lời của
một con người đến từ một nền văn hoá khác biệt-đức Đạt Lai Lạt Ma. Trong
khi giới chính khách, những nhà làm luật và giới học giả Tây phương đang
tìm kiếm cho một trật tự mới về mặt chính trị, kinh tế và xã hội nhằm giải
quyết những vấn đề trong xã hội hiện đại, thì có lẽ họ đang tìm kiếm ở một
nơi không đúng? Đức Đạt Lai Lạt Ma tin rằng nguyên nhân sâu xa của tất cả
những cảm giác khó chịu, mỏi mệt chính là sự thiếu vắng cảm giác an bình
nội tâm và không có khả năng khai thác những phẩm chất nhân bản trong
chúng ta như từ bi và thiện chí. Được toàn thể xã hội ca tụng xét trên
bình diện tổng thể, kết quả là xuất hiện sự lúng túng và thái độ thờ ơ,
lãnh đạm đối với nền văn hoá của chúng ta. Theo ngài, mặc dù vấn đề xuất
phát từ bên trong chúng ta, song chúng ta vẫn tìm ra được một giải pháp.
Bởi vì, cũng giống như tất cả các vấn đề khác, tâm chúng ta không mang một
bản chất cố định, nó có thể thay đổi. Nếu chúng ta phát huy thái độ hiểu
biết tốt hơn về con người chúng ta, thì chúng ta trở nên uyển chuyển hơn,
những sự kiện tạo nên những tập quán sân hận, tham lam và si mê có thể
thay vì phát sinh những những phản ứng ngược lại như sự hiểu biết, từ bi
và cởi mở. Không những chúng ta giảm thiểu nhiều trong số những vấn đề khó
khăn của riêng cá nhân chúng ta trong cuộc sống mà chúng ta còn tạo ra một
những điều kiện nền tảng giúp kiến tạo một xã hội tốt hơn. Triển vọng của
Ngài đưa ra một ý nghĩa mới hơn là “hãy suy nghĩ toàn cầu và hãy hành
động trong giới hạn địa phương”. Theo ngài, suy nghĩ toàn cầu bao gồm sự
ám chỉ những hành động của chúng ta đối với tổng thể cộng đồng mà chúng ta
đang sống với. Hành động trong phạm vi địa phương bao gồm sự hiểu biết và
tinh thần trách nhiệm đối với những tập quán và những hành động tinh thần
của chúng ta.
-
Tuổi trẻ-sự tìm kiếm hạnh
phúc nơi thế giới vật chất
Tương lai của chúng ta hoàn toàn nằm trong đôi bàn tay của chúng ta”.
Dù già hay trẻ, tất cả chúng ta đều muốn được sống hạnh phúc ngay trong
hiện tại phải không? Song làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều này
và chúng ta đi tìm kiếm những giải pháp ở nơi nào? Thường chúng ta dễ cảm
thấy chán nản khi đương đầu với những vấn đề như nạn thất nghiệp, nạn ma
tuý nghiện ngập ngày càng gia tăng, sự suy thoái về môi trường sống và
những mối quan hệ trở nên khó đi đối với những người khác trong cuộc sống
của chúng ta. Đức Đạt Lai Lạt Ma mang lại cho chúng ta một bức thông điệp
đầy hy vọng mà trong đó chúng ta có thể tìm thấy nguồn hạnh phúc và sự hài
hoà trong cuộc sống và thế giới xung quanh chúng ta.
Ngài đã trước tác rất nhiều tác phẩm và trả lời nhiều cuộc phỏng vấn trong
đó Ngài nêu ra một vấn đề căn bản là làm thế nào để chúng ta có được niềm
hạnh phúc chân thật? Được hấp thụ từ nhiều thế kỷ trong việc học và hành
Phật Pháp, những lời giảng đầy chất trí tuệ của Ngài đã khơi dậy nguồn cảm
hứng của hàng triệu con người trên khắp thế giới, giúp họ tìm kiếm nguồn
hạnh phúc và tình thương yêu ngay trong chính con tim mình.
Ngài đề nghị rằng nếu chúng ta chuẩn bị cho hạnh phúc của chính mình, hãy
bắt đầu với sự hiểu biết những nguyên nhân của khổ đau và hạnh phúc. Ngài
nói: “Tương lai của chúng ta hoàn toàn nằm trong đôi bàn tay của mình. Hầu
hết mọi người vạch ra những kế hoạch thú vị cho tuần tới, tháng tới và năm
tới, nhưng tại sao không thực hành Pháp ngay bây giờ? Liệu tất cả những kế
hoạch này có thể được thực thi hay không? Tất cả những kế hoạch này được
hoàn thành chăng? Khi chúng ta tu tập, hành thiện trong hiện tại, thì
những quy luật tương quan tương duyên thì sự chuyển hoá dòng tâm thức tích
cực sẽ chuyển động. Đây là cái quý giá nhất của con người.
Thực hành pháp có nghĩa là gì? Thực hành pháp có nghĩa là chúng ta học tập
những lời dạy của đức Phật và đem áp dụng chúng vào những tình huống của
chính mình. Để tìm kiếm nguồn hạnh phúc trong một thế giới vật chất, bước
đầu tiên là phải chuyển hoá tâm thức của chúng ta. Hãy gieo trồng hạt
giống hạnh phúc và giúp cho nó phát triển.
-
Sức khoẻ tinh thần và thân
thể
Không những Phật giáo đánh giá cao nhu cầu sức khoẻ thân thể, mà nó còn
đề cao nhu cầu sức khoẻ tinh thần-mà đức Đạt Lai Lạt Ma định nghĩa một
cách đơn giản là một trái tim nhân ái, từ bi-thậm chí quan trọng hơn nữa
bởi vì tâm thức con người có khả năng ngăn chặn sự khổ đau của thể xác.
Nếu chúng ta bám lấy những cảm thọ của sân hận, sợ hãi, lo lắng, thất vọng,
chấp thủ, thì kết quả là trong tâm của chúng ta sẽ thiếu vắng bóng dáng
của hạnh phúc và gây ra niềm bất hạnh cho tha nhân.
Nếu chúng ta duy trì một cảm thọ về từ bi, nhân ái, tử tế, thì lúc đó một
cái gì đó sẽ tự động mở ra những cánh cửa bên trong của các vị. Thông qua
đó các vị có thể giao tiếp với những người khác một cách dễ dàng hơn……..không
cần phải che giấu điều gì và kết quả là những cảm giác sợ hãi, nghi ngờ về
chính mình, sự bất an sẽ tự động biến mất.
Trong các pháp môn tu tập, Ngài cho rằng thiền định là một phương pháp tốt
nhất để giúp cho tâm chúng ta quen với những dòng suy tư tích cực và dần
dần loại bỏ những thái độ tiêu cực gây ra khổ đau.
Thậm chí nếu bây giờ chúng ta khoẻ mạnh, có nghĩa là chúng ta từng bước
tiếp xúc với khổ đau, do vậy chúng ta cần phải được chuẩn bị. Theo Ngài,
một trong những nhân tố chính sẽ giúp chúng ta duy trì trạng thái tâm tĩnh
lặng và không bị giao động ngay lúc chết là chúng ta đã sống gắn bó với
cuộc đời của mình. Chúng ta càng sống một đời sống đầy ý nghĩa, thì chúng
ta càng ít hối hận ngay lúc lâm chung. Đó là bởi vì chúng ta có thân thể
nên chúng ta phải chịu khổ đau, bệnh tật, già và chết. Song cho dù những
khuyết thiếu này, thân thể của chúng ta rất quý báu bởi vì nhờ nó mà chúng
ta có thể tận dụng trí tuệ của mình để làm nhiều công trình vĩ đại.
“Khi bạn ý thức được khổ đau và bất hạnh của mình, nó sẽ giúp bạn phát huy
khả năng cảm thông, khả năng cho phép bạn liên hệ đến những cảm xúc và khổ
đau của những người khác. Yếu tố này giúp bạn phát triển khả năng thương
yêu đối với những người khác.
Giáo dục
Khi hầu hết mọi người nghe về đất nước Tây Tạng, họ nghĩ về sự xâm lược
của Trung Quốc hoặc là nghĩ về Phật giáo. Vị lãnh đạo tinh thần của Tây
Tạng, Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma thư XIV được mọi người biết đến thông
qua những nỗ lực không biết mỏi mệt của Ngài vì nền hoà bình và nhân quyền
trên khắp thế giới. Mặc dù được sinh ra và trưởng thành trong Phật giáo và
một trong số những nhân vật nổi tiếng thế giới, Ngài đẩy mạnh nền giáo dục
theo một mô hình khác biệt.
Ngài tin rằng con người đều
giống nhau không phân biệt nguồn gốc, chủng tộc, màu da hoặc là giới
tính-nam hoặc nữ.
Trong một loạt ba đề tài thảo
luận vào năm 1993, sau đây là phần mở đầu của bài thảo luận của ngài:
Bất cứ khi nào tôi gặp mọi
người, tôi luôn luôn có cảm giác rằng tôi đang bắt gặp một con người cũng
giống như tôi. Tôi cảm thấy rằng dễ dàng hơn để giao tiếp với những người
khác ở một mức độ nào đó. Nếu chúng ta nhấn mạnh ở những đặc điểm cá biệt
nào đó, giống như trường hợp tôi là một người Tây Tạng hay là một tu sĩ
Phật giáo, thì có những điểm dị biệt. Song những điểm này là thứ yếu không
quan trọng. Nếu chúng ta có thể bỏ những điểm dị biệt qua một bên, tôi
nghĩ chúng ta có thể dễ dàng giao tiếp, trao đổi ý kiến và chai sẻ những
kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau học hỏi”.
Có một số yếu tố quan trọng
khác trong những ý kiến của Ngài. Nếu con người có thể trở thành những con
người được giáo dục tốt hơn thì lúc đó thế giới này sẽ trở thành một thế
giới tốt hơn để cho chúng ta nương vào. Bằng cách học tập những bài học
giá trị về đức tính từ bi, nhân ái và hoà bình, chúng ta có thể cải thiện
cuộc sống, nâng cao tính chân thật, phát huy khả năng để đương đầu với
chứng căng thẳng. Cùng với khả năng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan,
duy trì một trạng thái tâm cởi mở, bằng cách giáo dục chính bản thân chúng
ta dựa trên những cách suy nghĩ tích cực, chúng ta sẽ có nhiều sự chọn lựa
tốt hơn đang sẵn có khi chúng ta đưa ra những sự chọn lựa và quyết định.
Dự án về công trình xây dựng
pho tượng Di Lặc tại Ấn Độ đang vận dụng hệ thống giáo dục này nhằm mục
đích mở ra một ngôi trường phục vụ cho bất kỳ ai muốn tham gia. Nó đang
được phát triển thành một trung tâm tu học cho cả thế giới. Những ai ít có
hoặc không có được cơ hội để được giáo dục bây giờ cơ hội này mở ra cho họ.
Khoa học
Ngay từ thuở thiếu thời, ngài
đã đam mê khám phá và thảo luận khoa học Tây phương, đã gặp gỡ với nhiều
khoa học gia, bày tỏ sự quan tâm riêng biệt đối với khoa học của tâm thức.
Vũ trụ quan Phật giáo được
căn cứ trên cơ sở tâm thức. Phật giáo khẳng định chúng ta có thể tạo ra
tương lai thực sự của chúng ta bằng những tư duy và hành động trong hiện
tại. Giải thích tất cả những hành động này là động cơ đi tìm kiếm niềm
hạnh phúc. Điều này không có gì sai trái cả. Song lý do khiến chúng ta
không bắt gặp được hạnh phúc và thay vào đó là gặp phải nỗi khổ đau là vì
quan niệm của chúng ta về cách thức mà sự vật đang hiện hữu trên thực tế
bị hiểu sai.
Điểm này có thể liên hệ đến
quy luật tương quan tương duyên của Phật giáo (Lý Duyên Khởi)-chính cái
tâm niệm trong hiện tại được cho là phát sinh từ một tâm niệm đã khởi lên
trước đây, mỗi đối tượng phát sinh từ những đối tượng vật lý khác, mọi sự
vật nằm trong mối quan hệ tương quan tương duyên lẫn nhau. Sắc pháp và
năng lượng luôn thay đổi hình thức, song cái tổng thể vẫn duy trì trong
tình trạng bất biến. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích:
“Vũ trụ chúng ta đang sống có
thể được hiểu theo góc độ của một sinh vật sống trong đó mỗi tế bào hoạt
động trong sự phối hợp cân bằng với mọi tế bào khác. Nếu chỉ có một trong
những tế bào này bị tổn hại thì sự thăng bằng đó bị tổn hại và xuất hiện
nguy cơ đối với toàn bộ những tế bào khác. Ngược lại, điều này đề nghị
rằng mỗi cá nhân chúng ta có mối quan hệ mật thiết với tất cả những người
khác và với môi trường mà chúng ta đang cư trú. Điều đó cũng trở nên hiển
nhiên rằng mỗi hành động tạo nghiệp của chúng ta về thân, khẩu, ý, cho dù
là nhẹ hay vụn vặt, dường như nó đã để lại ảnh hưởng không chỉ cho chính
bản thân chúng ta mà còn cho tất cả những người khác nữa”.
Ngài cũng bày tỏ sự quan tâm
đối với nhu cầu về sự tiến bộ về mặt kỹ thuật để được thăng bằng với
‘trách nhiệm hoàn vũ’ và một triển vọng thực tế hơn nữa.
Chúng ta sống chủ yếu là để
tích luỹ thức ăn, quần áo, bè bạn. Vào lúc lâm chung, chúng ta phải bỏ lại
tất cả những thứ này ở đằng sau. Chúng ta phải đơn thân độc mã du hành đến
một cảnh giới khác tiếp theo, không có người bạn đồng hành.
Kinh doanh và thương mãi
Đối với hầu hết chúng ta,
công việc dường như giống như là một điều xấu nhưng tất yếu phải làm. Một
mặc, đó là cái tấm vé mua bữa ăn của chúng ta và mặc khác, đó là một sự
gián đoạn không may mắn đối với ngày nghỉ cuối tuần-khi cuộc sống thực sự
của chúng ta lại tiếp tục. Song cuộc sống có cần thiết phải diễn tiến như
thế không? Hầu hết tất cả chúng ta dành nhiều thời gian cho công việc hoặc
cho việc mua bán hơn là những thú vui khác, liệu có cách nào chúng ta có
thể tìm thấy niềm vui có ý nghĩa lớn hơn cho cá nhân, hay là hưởng thụ nó
hay không?
Câu trả lời là ‘có’, theo đức
Đạt Lai Lạt Ma. Ngài giải thích rằng hạnh phúc của chúng ta không tuỳ
thuộc vào môi trường sống hoặc những hoạt động bên ngoài-hay nói đúng hơn,
hạnh phúc tuỳ thuộc vào dòng tâm thức của chúng ta. Nếu chúng ta tu tập và
đạt được sự an định nội tâm, sự nhẫn nại và suy nghĩ trong sáng, rõ ràng
thì chúng ta có thể có được sự hưởng thụ từ bất cứ tình huống nào. Song
ngài nói chúng ta sẽ chỉ học được cách phát triển những phẩm chất này nếu
chúng ta bị thử thách liên tục-nếu những hạn chế của chúng ta được kiểm
tra thường xuyên.
Xa hơn nữa, ngài cho rằng nếu
chúng ta làm việc phát huy tính trong sáng hiểu biết và an định ở mức độ
lớn hơn trong giữa dòng xoáy cực kỳ hỗn độn và điều hành công việc kinh
doanh với một triển vọng hướng đến phương diện luân lý đạo đức tốt đẹp,
thì chúng ta sẽ tìm thấy được sự thành công vĩ đại hơn trong công việc làm
ăn của mình cho dù chúng ta là chủ hay là thợ. Nhưng hãy đợi thời gian trả
lời.
Liệu một người tu sĩ Phật
giáo có đủ kinh nghiệm để nói về sự thành đạt trong lĩnh vực thương mãi
hay không? Liệu đó có phải là cái ý tưởng khuyên người ta từ bỏ tất cả
những trò tiêu khiển thế gian để mà đi tìm một hang động thiền định? Không,
theo Ngài. Cho dù chúng ta phân biệt chính mình là những theo đạo cũng
không quan trọng. Vấn đề chính là liệu chúng ta có một trái tim tốt và một
tấm lòng cởi mở hay không. Nếu chúng ta phát huy những phẩm chất này, thì
lúc đó dù đang bị nhận chìm trong sự công kích và phản công của thương
trường cũng không có vấn đề gì cả. Một con người với một động cơ thực sự
trung thực và năng động nắm giữ địa vị có ảnh hưởng lớn và có tinh thần
trách nhiệm trong thương mãi có thể là một nguồn lực hùng mạnh mang lại
lợi ích cho chính bản thân và cho tha nhân.
Sự uể oải, nhàm chán công
việc hoặc là sự thích thú theo ngài, đều phụ thuộc vào tâm thức của chúng
ta.
Môi sinh
Vì lợi lạc cho những thế hệ
tương lai của chúng ta, chúng ta cần phải quan tâm đến hành tinh và môi
trường sống của mình. Sự phá hoại môi sinh thường ngày càng tăng dần và
không dễ nhận ra và đến lúc chúng ta ý thức về nó, thì thông thường đã quá
muộn rồi. (Đức Đạt Lai Lạt Ma đọc trong bài diễn văn đầu thiên niên kỷ)
Nhiều thế kỷ qua, Tây Tạng là một vương
quốc Phật giáo đầy sự bí ẩn, được che giấu giữa những dãy núi Hy Mã Lạp
Sơn đầy nguồn cảm hứng. Cùng với Amazon và Antarctica, Tây Tạng là một
trong những lãnh thổ có vẻ độc đáo nhất về mặt sinh thái và sự đa dạng.
Tây Tạng là một lãnh thổ cao nguyên rộng lớn nhất và cao nhất trên thế
giới này.
- o0o -
| Mục lục Tác giả |
- o0o -
Cập nhật ngày:
01-05-2002
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục