Đức Phật - Sự vĩ đại của Đức Phật

.

 

SỰ VĨ ĐẠI CỦA ĐỨC PHẬT

Thích Viên Giác

--- o0o ---

"Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người."

***

Đức Phật là một con người có nhân cách đặc biệt siêu phàm, có một không hai trong lịch sử của nhân loại. Một nhà văn hào Âu châu nhận định rằng:

"Không có nơi nào trong thế giới tôn giáo, sùng bái và tín ngưỡng mà chúng ta có thể tìm thấy một vị giáo chủ chói sáng như thế ! Trong hàng loạt các vì sao, ngài là vì tinh tú khổng lồ, vĩ đại nhất. Một số các khoa học gia, triết gia, các nhà văn hóa đã tuyên bố về ngài "Con người vĩ đại nhất chưa từng có." Ánh hào quang của vị Thầy vĩ đại nầy soi sáng cái thế giới đau khổ và tối tăm, giống như ngọn hải đăng hướng dẫn và soi sáng nhân loại." (Phật Giáo dưới Mắt các Nhà Trí Thức)

I. ĐỨC PHẬT LÀ AI?

Đức Phật là ai? Một câu hỏi được đặt ra hơn 25 thế kỷ; những nhận định, phê phán đầy tính hoài nghi, rồi những phát biểu, tán dương đầy xác định tin tưởng ở nơi con người đối với Đức Phật, cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng vô tận. Bởi lẽ như Carl Jung, một nhà tâm lý học, phát biểu rằng: "Bao giờ cái nhìn của bạn cũng bị giới hạn bởi những gì bạn đang có và đang là." Vì vậy với các góc độ nhìn khác nhau, người ta sẽ có những cảm xúc, những cái nhìn khác nhau về Đức Phật.

Giáo thuyết của Đức Phật xuất phát từ kinh nghiệm tu chứng tự thân ngài, một loại kinh nghiệm khác với các kinh nghiệm thông thường phổ biến. Cho nên hiểu một cách chính xác về Đức Phật là điều bất khả, như trong kinh nói chỉ có Phật với Phật mới hiểu được nhau.

Thời Đức Phật còn tại thế, những kẻ chống đối ngài thường lên tiếng chỉ trích, vu khống ngài với những lời lẽ tầm thường hay những luận điệu triết học, như nói ngài còn ham muốn danh vọng, ngài là người chủ trương phá hoại sự sống (Kinh Magandiya), chê ngài không có khả năng đặc biệt của các bậc thánh (Kinh Sư tử hống) cho ngài là một Sa-môn xử dụng huyễn thuật (Kinh Ưu-ba-li) v. v… Bên cạnh những chỉ trích thì những lời lẽ ca ngợi tán dương cũng rất phong phú. Những người trí thức của xã hội thường ca ngợi ngài rằng: "Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối" (Trung Bộ Kinh). Dù Ngài bị chỉ trích hay được ca ngợi ngài vẫn an nhiên tự tại, không giao động, không bất mãn, không hoan hỷ. Một người ngoại đạo ca ngợi Phật rằng:

"Thật kỳ diệu thay! Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay ! Tôn giả Gotama ! Dầu cho Tôn giả Gotama bị chống đối một cách mĩa mai, dầu cho bị công kích với những lời lẽ buộc tội trong cuộc đối thoại, màu da tôn giả vẫn sáng suốt, sắc mặt tôn giả vẫn hoan hỷ như một A-la-hán Chánh đẳng giác." (Đại kinh Saccaka)

Ngài thường được mọi người gọi là bậc Đạo sư hay vị Lương y, vì ngài chỉ cho mọi người con đường giải thoát và ngài chữa trị bịnh khổ cho nhân loại.

Một số bài kinh trong kinh tạng nguyên thủy có ghi lại một cách thú vị những lời tuyên bố của Đức Phật về chính Ngài. Dưới đây là vài dẫn chứng:

Một hôm, trên đường đến vườn Lộc Uyển để vận chuyển bánh xe chánh pháp, ngài gặp một vị Đạo sĩ tên là Upaka. Đạo sĩ hỏi: "Nầy hỡi Đạo hữu ! Ngũ quan của Đạo hữu thật vô cùng trong sáng. Nước da của Đạo hữu thật trong trẻo và tươi tắn. Hỡi nầy Đạo hữu, vì sao Đạo hữu từ bỏ đời sống gia đình? Thầy của Đạo hữu là ai? Đạo hữu truyền bá giáo lý của ai? Đức Phật trả lời:

"Như Lai đã vượt qua tất cả,

Như Lai đã thông suốt tất cả.

Như Lai đã vượt bỏ mọi trói buộc

Như Lai đã thoát ly tất cả

Như Lai đã chú hết tâm lực tận diệt tham dục.

Đã thấu triệt tất cả, Như Lai còn gọi ai là thầy?

Không ai là thầy của Như Lai

Không ai đứng ngang hàng với Như Lai.

Trên thế gian nầy, kể cả chư thiên và Phạm thiên

Không ai có thể sánh với Như Lai.

Quả thật, Như Lai là một vị A-la-hán trên thế gian nầy.

Như Lai là Tôn sư vô thượng;

Chỉ một mình Như Lai là bậc tòan giác, vắng lặng và thanh tịnh.

Như Lai đang đến thành Kàsi để vận chuyển bánh xe Pháp bảo giữa thế giới mù quáng.

Như Lai sẽ gióng lên hồi trống vô sanh bất diệt."

Upaka hỏi vặn: "Nầy đạo hữu, vậy phải chăng đạo hữu đã tự nhận là A-la-hán, là bậc siêu hùng quyền lực vô biên?" Đức Phật xác định:

"Tất cả những bậc siêu hùng đã chinh phục mọi ô nhiễm của mình đều giống Như Lai. Như Lai đã chinh phục, tận diệt tất cả những gì xấu xa tội lỗi. Vậy, nầy Đạo sĩ Upaka, Như Lai là bậc siêu hùng" (Kinh Thánh cầu TBK).

Đức Phật xác định rất rõ ngài là người đã chinh phục mọi ô nhiễm, do vậy, ngài là người cao thượng nhất trên đời. Đây là lời tuyên bố đầu tiên về giá trị cao thượng tuyệt đối của Phật đối với mọi loài chúng sanh, ma về蠳au lời tuyên bố nầy đã được khái quát hóa thành câu nói đặt trong bối cảnh biểu tượng Đản sanh: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" (Trên trời dưới trời chỉ có Như Lai là tối thượng). Cuộc đời hoằng hóa của ngài đã chứng tỏ những gì mà ngài đã tuyên bố như trên là sự thật. Một lần có giáo phái ngoại đạo muốn đến tham vấn về đạo lý với Đức Phật bởi họ nghe nói Phật là người đã vượt qua mọi ô nhiễm, đạt được sự thanh tịnh hoàn toàn. Họ đã bàn nhau và cử người giám sát Đức Phật liên tục trong bảy ngày để xem Phật có thật sự thanh tịnh như người ta đồn không. Cuối cùng người được cử đi giám sát trở về báo lại rằng: Quả thực Sa-môn Gotama là người hoàn thiện trong lúc ngủ cũng như lúc thức cho đến những cử động nhỏ bé nhất như khi Ngài bước qua một vũng nước hay Ngài vén chéo áo lên . . . đều đầy thánh thiện. (Trung Bộ Kinh)

Lần khác khi bị chỉ trích về khả năng và mục đích của Phật, sau khi phân tích những sai lầm của họ, Đức Phật dạy rằng:

"Nầy Sari putta, những ai muốn nói về ta một cách đúng đắn thì phải nói như thế nầy: (Đức Phật là) Một hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ỡ đời vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư thiên và loài người" (Kinh Sư Tử Hống, Trung Bộ Kinh).

Lời tuyên bố nầy nói lên phẩm chất của một vị Phật là Trí tuệ viên mãn (không bị si chi phối) và lòng thương yêu cứu giúp muôn loài vô tận.

II. SỰ CHỨNG NGỘ CỦA PHẬT

Tất cả những năng lực của Đức Phật đều xuất sinh từ Tuệ giác của Ngài, nghĩa là từ nội dung chứng ngộ Vô thượng Chánh đẳng giác dưới cội Bồ đề. Có lần một Du sĩ ngoại đạo tên là Vacchagotta hỏi Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, con nghe người ta nói rằng Sa-môn Gotama là bậc nhất thiết trí, là bậc nhất thiết kiến, ngài tự cho là mình có tri kiến hoàn toàn, khi đi, khi đứng, khi ngủ, khi thức tri kiến luôn luôn tồn tại và liên tục.

Bạch Thế Tôn, những điều mà người ta nói như vậy có đúng với sự thực không, họ có vu khống Đức Thế Tôn không? Đức Phật đáp rằng, họ nói như vậy là không đúng với điều ngài đã nói, là vu khống ta. Như vậy Đức Phật phủ nhận ngài có một loại Trí tuệ lúc nào cũng hiện diện và thấy biết cùng khắp, trong lúc thức cũng như trong lúc ngủ. Vacchagotta hỏi: vậy phải nói như thế nào mới đúng? Đức Phật dạy rằng nếu muốn nói đúng thì phải nói Sa-môn Gotama là bậc có Ba minh.

Khi nào ta muốn, ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời…cho đến nhiều đời sống qúa khứ cùng với các nét đại cương và chi tiết. Nầy Vacchagotta, nếu ta muốn thì với Thiên nhãn thuần tịnh, ta thấy được sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao sang, người đẹp đẻ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất hạnh…đều do hành nghiệp của họ. Này Vacchagotta, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thượng trí giác ngộ, ta an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Nói như vậy là nói đúng về ta. (Kinh Ba minh Vacchagotta)

Như vậy Tam Minh: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh là nội dung chứng ngộ của Phật. Đặc biệt chỉ có Phật mới có một cách đầy đủ Ba minh, mặc dù trên lộ trình tu tập Ba minh luôn được coi là những thành quả sau cùng của một hành giả đắc đạo. Đây có thể là một trong những điều khác biệt giữa Đức Phật và đệ tử. Tiến trình giác ngộ bắt đầu từ :

"Ly dục ly bất thiện pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Diệt tầm và tứ chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tĩnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú thiền thứ ba. Xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh."

Đức Phật và các Thánh đệ tử đều đi qua Tứ thiền, trên cơ sở thiền thứ tư, tâm định tĩnh và nhu nhuyến, dễ xử dụng, hành giả có thể hướng tâm đến các đối tượng Sáu Thần thông hay Ba minh, chứng ngộ tối hậu. Đây là lộ trình thứ nhất. Lộ trình nầy được khuyến khích và trở nên rất phổ biến. Phần lớn các thầy đều theo hướng nầy. Lộ trình thứ hai là từ thiền thứ tư, đi qua Không vô biên xứ, là vượt qua sắc tưởng, chướng ngại tưởng. Hướng tâm đến hư không là vô biên chứng và trú Không vô biên xứ. Vượt qua tiếp tục chứng và trú thức vô biên xứ. Vượt qua thức vô biên chứng và trú Vô sở hữu xứ. Vượt qua vô sở hữu xứ chứng và trú Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ. Vượt qua Phi tưởng Phi Phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt Thọ Tưởng Định. Từ định nầy chứng đắc Ba minh. Lộ trình nầy Đức Phật cũng đã đi qua. (Kinh Phân Biệt Sáu Xứ, Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy)

Trong kinh tạng Nguyên thủy không thấy ghi chép vị thánh đệ⠴ử nào tự tuyên bố là mình đã chứng được Ba minh. Thường thì các ngài được giới thiệu đã chứng A-la-hán, chứng Diệt Thọ Tưởng định, và đoạn trừ các lậu hoặc (tương đương với Lậu tận minh). Trong kinh Sáu Thanh Tịnh (Trung Bộ Kinh) Đức Phật dạy về tiến trình tu tập của một vị Tỳ kheo khi chứng được thiền thứ tư xong thì:

"Với tâm định tĩnh, thuần tịnh không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ xử dụng, vững chắc bình thản như vậy, tôi dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Tôi biết như thật: Đây là khổ, đây là nguyên nhân của khổ, đây là khổ diệt, đây là con đường đưa đến khổ diệt. Biết như thật: Đây là những lậu hoặc, đây là Nguyên nhân của lậu hoặc, đây là lậu hoặc được diệt trừ, đây là con đường đưa đến các lậu hoặc được diệt trừ."

Như vậy điều cần thiết cho các đệ tử là phải thoát khỏi "dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu" để đạt được "sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; không còn trở lui trạng thái nầy nữa." Từ đó chúng ta có thể thấy rỏ rằng khả năng Thần thông của các đệ tử đều có giới hạn, và vấn đề tu chứng không gắn liền với khả năng thần thông, vì vậy chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ngài Mục-kiền-liên được cho là đệ tử Thần thông số một trong các Thánh đệ tử. Đức Phật không khuyến khích các đệ tử đi vào các thần thông như Thần túc, Thiên nhãn, Tha tâm, Túc mạng, và Thiên nhãn; ngài chú trọng và khích lệ các đệ tử hướng tâm vào Lậu tận Minh để thành tựu mục đích tối hậu, giải thoát sinh tử. Các khả năng thần thông không giúp ích gì cho một người chưa đoạn trừ các ô nhiễm của tâm thức.

Quá trình chứng đạo của Phật là một chuổi đột phá, vượt qua mọi thử thách bằng thực nghiệm. Tất cả các pháp có tính giao động đều vượt qua, thành tựu an trú các bất động pháp. Đặc biệt trong các trạng thái của Tứ thiền đều phát sinh một cảm giác hạnh phúc (lạc thọ), ngay cả trong Ba minh cũng có cảm giác hạnh phúc, nhưng những cảm giác ấy tồn tại mà không chi phối tâm ngài (Kinh Saccaka).

Đối với các Thần thông ngài đã tuần tự chứng đắc Thần túc thông, Thiên nhỉ thông, Tha tâm thông trước khi ngài thành Phật. Trong đêm thành đạo ngài mới chứng tiếp 3 Thần thông sau cùng theo thứ tự Túc mạng thông, Thiên nhãn thông và Lậu tận thông. Phật dạy:

"Khi ta chưa chứng Chánh Đẳng Giác ta đã nổ lực tu tập 5 pháp: Ta đã tu tập Thần túc với Dục định tinh cần hành, Tinh tấn định tinh cần hành, Tâm định tinh cần hành, Tư duy định tinh cần hành và Tăng thượng tinh tấn, tùy theo ta hướng tâm đến pháp nào, ta có thể chứng đạt pháp ấy" (Tăng Chi II).

Không có pháp nào làm chướng ngại đức Phật, không có pháp nào mà Đức Phật không thấy rõ, biết rõ, vì vậy đệ tử thường gọi ngài là Đấng Pháp Vương.

III. KẾT LUẬN

Nhân ngày kỷ niệm Đức Phật Thành Đạo Phật lịch 2545, đôi lời nói về sự vĩ đại, sự

thanh tịnh, sự chứng ngộ của Đức Phật chỉ để bày tỏ lòng kính ngưỡng của người con Phật và để tri ân Người đã khai sinh ra con đường giải thoát cho nhân loại. Với những ngôn từ hữu hạn giữa cuộc đời đầy ô nhiễm, con người không thể ca ngợi hết được sự vĩ đại của Đức Phật. Ngài A-nan-da cũng đã từng nói về sự vĩ đại của Phật rằng:

"Này Bà-la-môn, Đấng Thế Tôn ấy là bậc làm cho khởi dậy con đường trước đây chưa từng được hiện khởi, làm cho biết con đường trước đây chưa từng được biết, nói lên con đường trước đây chưa từng được nói; là bậc hiểu đạo, biết đạo và thiện xảo về đạo."

Để kết thúc, xin mượn lời của một thi nhân Hồi giáo, Abdul Atahiya ca ngợi Đức Phật:

"Nếu bạn muốn thấy người cao quý nhất của loài người, bạn hãy nhìn vị Hoàng đế trong y phục một người ăn xin. Chính là Phật đó. Siêu phàm thánh tính của Ngài thật vĩ đại giữa con người." (Đức Phật dưới mắt các nhà tri thức)

 

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Trình bày : Nguyên Hân

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

рикна Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看