.


Tuyển tập

Phật Thành Đạo

Nhiều tác giả
 --- o0o --- 

Phần II

Tưởng niệm Phật thành Đạo
và niên đại của Ngài

--- o0o ---

Ý NGHĨA NGÀY THÀNH ĐẠO

HT. Thích Huyền Tôn

Điều nên nói là con người có chịu tu trì theo giáo pháp đã thành đạo của Đức Phật hay không ? Cơm đã chín rồi mời vào bàn thọ dụng, nếu chúng ta còn rẽ rúng thì cái giá trị “no đủ” sẽ không đến với chúng ta.

Kính thưa chư quí vị,

Trong giòng lịch sử giáng trần của Đức Phật, điều quan trọng nhất là thành đạo. Thành đạo tức là chứng ngộ được Đạo Vô Thượng Bồ-đề Chánh Đẳng Chánh Giác (Phạn ngữ: A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề). Không có thành đạo thì cõi đời mãi mãi dài dặc trong tăm tối, sanh linh vẫn lặn ngập trong sáu nẻo luân hồi, không bao giờ có phương pháp để được giải thoát ! Nhưng thành-đạo nghĩa là gì ?

Nói đến hai chữ thành-đạo có tới 500 ý nghĩa, trong phạm vi mấy trang hôm nay không trình bày hết được. Thành đạo cũng đồng nghĩa như  thành Phật. Phạn ngữ của Thành Phật là Buddho Bhavati  và các đồng nghĩa: đắc đạo, thành chánh giác, thành Bồ-đề, chứng Bồ-đề, hiện đẳng giác, đắc Phật quả, chứng vô thượng đạo, chánh biến tri, thập hiệu cụ túc, phiền não diệt, vô minh tận diệt, diệt hết, làu làu sáng suốt, quá hiện, vị lai biến mãn pháp giới, vô lượng vô biên nhiều và nhiều lắm ! Tổng nghĩa là: “nhơn hạnh của Bồ-tát đã đầy đủ, tự lợi đã hoàn thành, đức lợi tha viên mãn và đã đến cảnh giới rốt ráo tối thượng của vô thượng Bồ-đề.”

Mặt khác, thành đạo là Phật đã đi hết, đã cuối đoạn đường mà Bồ-tát đã phải đi, đã thể nhập tận cùng trong cái nhỏ tận cùng và trùm hết cái lớn tận cùng lớn, tức là đã đạt được bao trùm cả đại đạo, là bể cả của muôn sông, là không giới của vũ trụ, là bao hàm cả vũ trụ vô sở hữu và biến nhập trong tất cả và ngoài của tất cả và còn gọi là nhất thiết chủng trí...

Cách đây 2589 năm, ở núi Tuyết dưới cội cây Bồ-đề, vùng Hy-mã-lạp sơn, vào thời điểm T.T.L 590; Hồng Bàng kỷ (tức VN Quốc Lịch) năm 2290; Âm-lịch Năm Tân-Mùi, ở Trung Hoa, đời Vua Định-Vương nhà Châu năm thứ 17, bồ-tát Tất-đạt-đa đúng năm 35 tuổi, ngày 20 tháng 10 Âm-lịch, lên tòa nhuyễn thảo dưới cội cây Bồ-đề (do trời Đế-thích hiện thân cúng dường tòa cỏ mềm nầy) và Bồ-tát đã lập lời thệ nguyện lớn “ta ngồi tòa Bồ-đề, nếu không chứng được đạo quả vô thượng, thì dầu cho thân thể tan nát, ta quyết không đứng lên rời khỏi Bồ-đề nầy”! (Kinh Trang Nghiêm: ...Bồ-tát diện hướng đông phương, ư tịnh thảo thượng, kiết già phu tọa, đoan thân chánh niệm, phát đại thệ ngôn: Ngã kim nhược bất chứng đắc vô thượng Bồ-đề, ninh khả toái kỳ thân chung, bất khởi thử tòa”).  Và Ngài tiếp tục tịnh tọa đến 49 ngày sau, vào đầu đêm mùng 7 tháng 12 năm Tân Mùi trải qua bốn canh đầu, Ngài đạt từng giai đoạn chứng ngộ cao hơn, đến canh 5, sao Mai vừa sáng tỏ, giờ Sửu, mùng 8 tháng Chạp, Bồ-tát “hoát nhiên đại ngộ” chứng thành đạo quả vô thượng bồ-đề.

LƯỢC QUA CÁC BỘ KINH BỔN HẠNH, NHƠN QUẢ, TRANG NGHIÊM VÀ KINH PHỔ DIỆU

Sau khi chứng thành đạo quả, Kinh Bổ n Hạnh nói: đức Phật hiệu là Thích-ca-mâu-ni. Do Đức Phật Định-Quang thời quá khứ đã thọ ký như vậy. Và ngày nay đúng như vậy.

Đứng về mặt thời gian và nhân hạnh tu trì mà nói: sự thành đạo của Phật ngày đó là một kết quả thành tựu do đã trải qua hằng sa vô số kiếp không ngừng tu tập hạnh Bồ-tát: “vì xót thương chúng sanh. Ngay như vì thương bao nỗi đói khổ của loài ngạ quỷ nguyện làm thân ngạ quỷ để ở mãi trong địa-ngục mà thay thế ngạ quỷ vì ngạ quỷ ! Vì lòng từ-bi đối với chúng sanh trên khắp cõi ta-bà đem nhục thân bố thí cho nhiều loài thú đó là vì loài thú ! Hiến dâng tài sản, quốc thành, vợ con mà không tham tiếc, với loài người vì loài ngưới ... ! Luân hồi trong 6 nẽo vẫn thực hành muôn hạnh lục độ v.v và ..v.v. vì chúng sanh ! Chỉ vì nhất tâm cứu khổ và giải thoát cho chúng sanh.

Về mặt hóa độ chúng sanh mà nói thì sự thành đạo không chỉ cho riêng Đức Phật mà cho chúng sanh. Sau khi chứng ngộ, Đức Phật đem đạo “giác ngộ chân thật” mà Phật đã chứng ngộ và, suốt 45 năm, tuyên nói vô lượng pháp môn (phương pháp) để dìu dắt không riêng cho con người mà cho nhiều loại sinh linh khác đồng chứng ngộ, được giác ngộ giải thoát như Phật. Vì, giá trị nhân bản của con người là giá trị Phật.

Về mặt đưa con người lên giải thoát thì Đức Phật đã giải bày trong các kinh:

-Kinh A-Hàm: Nhằm giúp cho con người biết về cách tu của bảy đời các Đức Phật thời quá khứ, các cách tu hành và giáo lý căn bản, Tứ đế, 37 phẩm tu chứng lên các thánh quả và A-la-hán...

-Kinh Tứ Thập Nhị Chương: Nói về khổ đau, vô thường, vô ngã và cách mở rộng từ bi, bố thí...

-Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm: Phật chỉ dạy duyên khởi các pháp, về tánh của pháp giới và mật lực siêu việt của Phật Tỳ-lô-giá-na.

-Kinh Đại Bát Niết-bàn: Phật dạy về diệt dục, phiền não, để thể nhập vào trạng thái an tịnh.

-Kinh An Bang Thủ Ý? Phật chỉ dạy thực hành pháp thiền, quán niệm hơi thở.... nhằm thanh lọc tạp niệm, để vào chánh niệm.

-Kinh A-di-đà, Vô Lượng Thọ và Quán Kinh: nhằm đưa con người qua thế giới Cực-Lạc, vĩnh cữu không khổ đau, phiền não, không còn luân hồi . Được sống trong sự giáo dưỡng của Phật A-di-đà và hộ trợ của đức Thế Âm và Đại thế Chí.

-Kinh Thủ-lăng-nghiêm: Đức Phật chỉ cho con người tự tìm thấy chơn tâm không sanh không diệt của chính mình. A-Nan-đa đại diện cho con người phá vỡ vọng tâm qua 7 lần hiểu sai chơn tâm mà Kinh gọi là “thất xứ trưng tâm.”

-Kinh Pháp Hoa: Đức Phật đưa chúng sanh ra khỏi ngôi nhà lửa “tam giới” qua 28 phẩm giáo, để tu trì, và trọng yếu nhất là “tứ gia hạnh” như những pháp tu. Tu tức là cách hành trì, coi như một công thức, làm đúng tuần tự theo công thức tất nhiên sẽ có kết quả. Cao siêu của Pháp Hoa là duy nhất chỉ có một Phật thừa. Đưa người đạt đến Phật thừa.

-Mật Giáo: Phật còn mở bày phương pháp kín nhiệm cho những người có căn cơ thầm lặng nhưng sâu kín theo phép “ấn, chú” để vào cảnh giới của Tỳ-lô-giá-na mà ra khỏi luân hồi.

-Kinh Di-lặc Hạ Sanh: Đức Phật hướng dẫn con người về cõi trời Đâu-suất, dưới sự giáo dưỡng của Phật Di-lặc và để sớm chứng đạo trong ba pháp hội Long Hoa vào 16 triệu năm sau. Nhiều và còn thật nhiều cho con đường giải thoát mà chư Thánh chúng chứng quả, đã cùng ghi chép lại thành ba tạng kinh điển.

Phật tử chỉ nên kính tin các pháp tu vào Tam Tạng kinh điển và nhờ tăng đức y cứ theo đó chỉ dạy thẳng vào đó thì nên tin, mà không nên tin vào những truyền ngôn, và sự ca ngợi truyền miệng, thiền nầy hay, thiền nọ giỏi, và những bài viết mang tính tự tôn, chỉ diễn dịch cho màu mè hoa bướm, mà thực chất ở họ còn ngã nhơn, còn tham vọng tiền bạc, xây dựng tài sản cho riêng mình, cho đệ tử riêng của mình, thì nơi đó, nhất định không hề có giáo lý chân thật, để đưa về chân thật.

Tóm lại, tất cả pháp môn đưa chúng sanh về giác ngộ, đều là kết quả của thành đạo do Đức Phật Thích-ca-mâu-ni, và “ứng dụng của thành đạo” như một ít kinh điển trong muôn ngàn kinh điển mà chúng tôi vừa giới thiệu, chính là ánh sáng nhiệm mầu kết tinh của vô lượng kiếp tu trì của Đức Phật, nhằm khai mở con đường cho chúng sanh sáng tỏ đi lên giải thoát, vượt thoát tam giới luân hồi và thành đạo như Phật. Điều nên nói là con người có chịu tu trì theo giáo pháp đã thành đạo của Đức Phật hay không ? Cơm đã chín rồi mời vào bàn thọ dụng, nếu chúng ta còn rẽ rúng thì cái giá trị “no đủ” sẽ không đến với chúng ta. Cái chân giá trị “giải thoát” mãi mãi còn dịu vợi mà không biết thời điểm nào chúng ta sẽ nắm bắt được ? Ngàn năm sau ? Triệu năm sau ? hay vô lượng và vô lượng!

 

 --- o0o ---

| Mục Lục Mục lục chi tiết |

|Phần I | Phần II | Phần III | Phần IV |

 --- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---


Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tuyển tập này.

--- o0o ---

Vi tính: Hải Hạnh - Giác Định
Cập nhật ngày: 01-05-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

nhac si sy luan vao chua 元音老人全集 ä æ é gap nhân 墓地の販売と購入の注意点 脱离六道 礼佛大忏悔文 phat giao sám hối và thiền quán Chẳng ở nơi đó có hoa dã quỳ suy nghi ve doan hoi thoai cua nguoi am voi con xin hay buoc ra khoi vong tron te nhat cua æåŒ คนธรรพ มาเก ด Phật Vài món chay dễ nấu æˆ å šæ khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat chùa ta hay chùa tàu hở ba kheo chiến thắng ác ma ç¾ quang nam truong lao ht thich chon phat vien tich 簡単便利戒名授与水戸 dieu 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 than chu dai bi vien ngoc cua nguoi cung tu Ï 七佛灭罪真言全文念诵 bao tìm niềm vui chân thật tu tập phạm hạnh tvtl sung phuc khai giang sinh hoat he danh cho Gặp tác giả bức ảnh Bồ tát Thích triet ly nhe nhang trong am nhac cua trinh cong 不探查他人過錯 cam tuoi tre va xu huong thich lam tiec cuoi chay 地藏十轮经 vạn sự tốt lành vua lương vũ đế thé ham y pham pho mon trong kinh dieu phap lien hoa 高級 霊園 ha tinh dai le vu lan bao hieu chua nhieu long Má Ÿ hoài niệm tổ sư デイスク回入と回出の意味 一念心性 是 供灯的功德