NHÌN LẠI GIÁ TRỊ
QUYỂN TỲ NI NHẬT DỤNG DIỄN
NGHĨA NÔM
SAU MỘT TRĂM NĂM LƯU HÀNH
Thích Nguyên Hùng
---o0o---
I. Địa vị quyển Tỳ
Ni nhật dụng diễn nôm, trong thiền môn
Hầu hết các Tăng Ni ở các chùa Việt
Nam, nhất là miền Nam, từ 100 năm qua đều biết và học qua quyển sách trên. Sau
khi xuất gia, ai cũng phải học hai đường công phu và Tỳ Ni nhật dụng yếu lược.
Học thuộc Tỳ Ni là một việc, còn thực hiện bao nhiêu cái đó tùy hoàn cảnh và
trình độ ý thức của từng người. Học Tỳ Ni xong, tiếp tục học luật Sa Di, Oai
nghi và Cảnh Sách, gộp chung bốn cuốn ấy lại gọi là luật Trường Hàng. Trường
hàng trở thành sách giáo khoa căn bản, cung cấp hiểu biết tối thiểu luật đạo để
có đủ tư cách cần thiết cho việc thọ giới Sa Di, Sa Di Ni. Tiếp theo sau đó,
chuẩn bị vào thọ giới tỳ kheo, vị giáo thọ khảo hạch chính thức cũng chủ yếu là
những quy điều nằm trong luật trường hàng ấy. Như vậy, địa vị quyển Tỳ Ni là địa
vị hàng đầu cho người xuất gia, loại sách gối đầu giường. Nói thiền môn là nói
theo nghĩa rộng, chỉ hết các chùa dù tu tịnh độ đi nữa. Đặc sắc của Phật giáo
Trung Quốc là thiền. Nước ta từ đầu đã có nhiều đoàn truyền giáo đưa Phật đạo
vào Giao Châu rất sớm, nhưng cũng giống như tình trạng tu học ở Trung Quốc buổi
đầu, trước khi Bồ Đề Đạt Ma đến vào năm 520, tập tu, nghĩa là thiền định, tu
tịnh độ, tu mật pháp gọi là tập tu, nước ta cũng hành trì Phật pháp theo lối ấy.
Sau khi ngài Bồ Đề Đạt Ma đến, mở ra một lối tu đặc biệt, truyền thừa và phát
triển thành ra THIỀN. Thiền học truyền vào nước ta, đầu tiên là Ngài Tỳ Ni Đa
Lưu Chi, năm 580 và sau đó mấy trăm năm Ngài Vô Ngôn Thông truyền phái thiền thứ
hai, năm 820. Vì thế, theo tập truyền ấy, về sau có nhiều giòng thiền truyền vào
Việt nam. Và các chùa Việt Nam được coi là chùa thiền. Tỳ Ni vốn là xuất phát
căn bản từ luật tạng, nhưng nó là một phương tiện nhiếp tâm cho lối tu thiền rất
tự nhiên, vì thế Tỳ ni mang giá trị là một pháp tu từ gốc là tâm. Mọi việc Tỳ Ni
dạy đều nhắm đến nhiếp tâm cả, qua đó cũng thể hiện lòng từ bi của Bồ Tát. Khía
cạnh ấy thuộc vào phần nhiêu ích hữu tình giới của luật. Như vậy bộ luật trường
hàng trở thành vốn liếng tối cần cho một tu sĩ
II- Nguồn gốc của
quyển Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu
Quyển Tỳ Ni lâu nay vẫn cho là luật
sư Độc Thể (Hiệu Kiến Nguyệt), viết vào TK 17, đời Minh, Trung Quốc. Sự thật
phải vậy chăng?
A- Về tác giả Độc Thể
(1601-1697):
Ngài là Tổ thứ hai của phái Thiên Hoa
luật tông cuối đời Minh, người đất Sở Hùng, tỉnh Vân Nam, họ Hứa, tự là Thiệu
Như, sau đổi là Kiến Nguyệt. Thuở nhỏ giỏi hội họa, chuyên nhất là vẽ tượng Quán
Âm Đại Sĩ, cũng xưng hiệu là Tiểu Ngô Đạo Tử, năm 14 tuổi bố mẹ qua đời, bác
nuôi dưỡng ăn học. Chợt một hôm nhận ra cảnh vô thường trong cuộc sống, Ngài bỏ
nhà đi làm đạo sĩ Lão giáo, rồi sau đó đến học Kinh Hoa Nghiêm với vị lão tăng
tên là Xích Nham ở Kiến Xuyên. Học đến thế chủ diệu nghiêm Ngài bổng tĩnh ngộ
bèn xuất gia với Lượng Như, ở Núi Hồng Bảo. Sau đó theo Tam muội Tịch Quang đi
về phía đông, sư theo Ngài thọ giới cụ túc và trở thành bậc Thượng toạ, thay thế
thầy giảng kinh Phạm Võng. Đọc qua luật Tứ Phần, chỗ nào bế tắc thì hướng về
Phật cầu nghĩa. Lúc sắp nhập tịch, Tịch Quang phó chúc tử y và các bộ giới bản,
Sư được nối pháp Tịch Quang. Từ đó về sau Sư cứ y luật mà tổ chức Giới đàn kiết
hạ an cư hết sức nghiêm túc và gây được giá trị cảm xúc lợi lạc lớn. Vì thế bây
giờ người ta có cảm tưởng là Nam Tông luật sư tái thế (tức Ngài Đạo Tuyên 596 -
669).
Ở Trung Quốc từ khoảng cuối nhà Minh
đầu nhà Thanh thì Phật giáo mất dần sự thống nhất do nhiều nguyên nhân, đó cũng
là lẽ tự nhiên và hơn 250 năm khá thịnh đạt với sự ủng hộ của triều đình nhà
Minh từ Tỳ Kheo 14,15,16, nên vào đầu TK 17 Phật pháp suy vi bắt đầu từ việc
giới luật không còn chặt chẽ trong tăng hội, luật Sư Độc Thể là một chủ nhân của
thời đại ấy. Vốn là người có hoài bão phấn chấn tổ chức kỷ cương nên Sư hết mình
ngăn sóng dữ, DĨ THÂN THỊ PHẠM (lấy chính đời sống mình làm bài học). Sư quét
dần những hư đốn cũ, dĩ nhiên cũng không phải là một sớm một chiều mà công việc
đạt kết quả mong muốn. Sư từng ba lần tu bát chú tam muội 90 ngày để làm mẫu mực
khuyến khích đồ chúng, và y theo nếp sống ở Kỳ Viên thuở nọ mà xây dựng giới đàn
làm mới lại tinh thần tuân thủ giới luật và được đồ chúng theo học ngày càng
đông. Sư đến các chùa tổ giảng giới luật sôi nổi, có các xuất gia và tại gia
theo học ùn ùn, tạo nên khí hậu cường thịnh của giới luật mà trong thời trung cổ
trở lại đây ít thấy. Sư tịch năm Khang Hy 18 (78 tuổi 1679). Sách viết, soạn có:
Tỳ Ni Chỉ Trì Hội Tập 16 quyển, Tỳ Ni Tác Trì Tục Thích 15 quyển, Tuyên Giới
Chánh Phạm 4 quyển, Đại Thừa Huyền Nghĩa, Sa Di Luật Nghi Yếu Lược (hai bộ Tỳ Ni
vừa kể trên được nhập tạng năm Càn Long 2 (1737). Như vậy, Ngài Độc Thể viết hai
bộ Tỳ Ni vừa kể, chứ không phải Tỳ Ni Nhật Dụng Yếu Lược, như ta đã biết được
diễn nôm năm 1893 ở Việt Nam. Vậy quyển Tỳ Ni lưu hành bấy lâu ở Việt Nam là do
đệ tử Ngài rút ra từ bộ luật Tỳ Ni của Ngài mà viết ra.
B- Về người soạn thuật quyển Tỳ
Ni nhật dụng yếu lược:
Ngài Thư Ngọc (1645-1721) là vị Tăng
luật tông đời Thanh, người đất Võ Tiến, Tỉnh Giang Tô, họ Đường, tự là Nghi
Khiết, hiệu Phật Am từ nhỏ thông nho học. Một hôm nhân nghe vị tăng tụng Phẩm
hạnh Nguyện của Ngài Phô⻠Hiền, mà xúc động lập chí xuất gia. Năm 22 tuổi cạo tóc
với Ngài Tự Khiêm ở Gia Sơn, Kinh Khẩu. Từ đó, học hành, hầu thầy hết sức siêng
năng Về sau, thọ giới với Ngài Độc Thể Kiến Nguyệt ở chùa long xương, núi Bảo
Hoa, Kim Lăng, rồi để bên thầy nghiên cứu học luật. Năm Khang Hy 22 (1683) cùng
với Định Am Đức Cơ, đến giảng giới tại chùa Chiếu Khánh, Hàng Châu. Bèn dừng lại
ở chùa này, chỉ huy mọi công việc luôn 38 năm. Mỗi năm hai mùa Xuân Đông mở đàn
truyền giới bốn phương tăng tựu về như mây nổi, người thọ giới cụ túc có hơn
vạn. Năm Khang Hy 39, chùa bị cháy, năm sau cất lại Đại Hùng Bữu Điện, giới đàn
Tự Vũ. Năm thứ 52 vua ban Long Tàng, năm Khang Hy 60 có chút bệnh ngồi nói kệ di
chúc xong, thị tịch 77 tuổi. Sách Ngài viết có : Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Sớ
Tán 8 quyển, Tỳ Ni Nhật Dụng Hương Nhũ Ký, Sa Di Oai Nghi Yếu Lược Thuật Nghĩa,
Nhị Bộ Tăng Thọ Giới Nghi Thức, Yết Ma Duy Thức, mỗi thứ hai quyển. Như vừa kể
trên, ta thấy quyển Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu diễn nôm năm 1893 là tóm gọn lại
bộ Tỳ ni hương nhũ còn nói đến nhiều vấn đề tu học khác. Và đặt tên như vừa nói,
bỏ bớt hương nhũ kí.
C- Thiên Hoa phái là gì?
Là một phái của Nam Sơn Luật Tông,
đầu não là chùa Long Xương, núi Bảo Hoa, chùa cơ duy, tỉnh Giang Tô. Cao tổ phái
này là Ðạo Tuyên đời Đường, Thái tổ là Như Hinh, đời Minh mà Yịnh Quang là đệ
nhất tổ của Bảo Hao Sơn thời trung hưng ấy tên Thiện Hòa là do Ngài Tịch Quang
cất lên ở chùa Long Xương đặt ra. Truyền thừa phái này là từ Đạo Tuyên, truyền
xuống đến đời thứ 93 là Huệ Văn Như Hinh, Như Hinh truyền cho Tịch Quang Tam
Muội Tịch Quang chọn Hoa Sơn làm Bản sơn và ngài trở thành đời 1 và coi ngài Như
Hinh làm Thái Tổ Ngài Như Hinh lúc chiêm bái Ngũ Đài Sơn, chiêm ngưỡng Bồ tát
Văn Thù mà mến mộ giới luật từ lúc ấy, và cả đời mình Ngài hết sức mở mang giới
luật. Đời gọi Ngài là Trung Hưng Luật Tổ. Ngài có viết bộ kinh : Luật Giới Tướng
Bồ Tát Nghi Quỹ quyển, đệ tử Ngài rất đông, trong đó,Tánh Ly, Tánh phác, hai vị
nầy nối nhau truyền luật ở chùa Cổ Lâm, Nam kinh, gọi là Cổ Lâm phái mà pháp của
Như Hinh mà Tịch Quang Tam muội truyền thì gọi là phái Thiên Hoa (ngàn hoa) vì
Ngài Tịch Quang trùng hưng chùa Long Xương, núi Bảo Hoa thành đạo tràng luật
tông và cất liên xã, nên gọi tên là Liên Hoa, và Tịch Quang trở thành tổ thứ
nhất của phái này, Độc Thể là đời thứ hai. Từ đó truyền xuống Đức Cơ, Chân
Nghĩa, Thường Tùng, Thật Vĩnh, Phước Tụ. Mãi đến đời gần đây người nối pháp ở
khắp nơi và Bảo Hoa sơn không những nơi 4 phương đến cầu tụ tập đông đảo mà Bảo
Hoa sơn còn là khuôn mẫu cho mọi giới đàn truyền giới khắp xứ. (Trích theo Phật
Quang Đại Từ Điển, Đài Loan ,1988 )
D. Về Ngài Đại Viên Thiền Sư
(771 -859 )
Vị tăng đời Đường, tổ Quy Ngưỡng
tông, người đất Phước Châu, họ Triệu pháp danh Linh Hựu, năm 15 tuổi xuất gia
với luật sư Pháp Thường (còn gọi là Pháp Hằng) chùa Kiến thiện. Thọ giới cụ túc
ở chùa Long Hưng, Hàng Châu. Năm 23 tuổi đến tham học với hòa thượng Bá trượng
Hoài Hải ở Giang Tây và trở thành đệ tử hàng đầu, Đốn Ngộ nối pháp của Bá
Trượng. Đời Hiến Tông cuối năm Nguyên Hòa, đến núi Quy Sơn, Đàm Châu, dân chúng
quanh vùng được cảm hóa ngày càng đông, tin tưởng Ngài, nên cùng nhau hợp lực
cất chùa cho Ngài ở. Tiếng lành vang khắp, Lý Cảnh Nhượng bèn tâu lên vua bậc
cao tăng, vua ban hiệu chùa là Đồng Khánh Tự. Sau đó, tướng quốc là Bùi Hưu đến
cầu yếu chỉ, tiếng tăm thơm dậy khắp miền, tăng chúng đến học đông như mây ùn ùn
kéo đến. thời Võ Tôn đời Đường, Phật pháp bị phá hoại (cũng gọi là pháp nạn Hội
Xương, 842) triệt hạ chùa chiền bắt tăng ni hoàn tục, vì vua đang tin theo Lão
giáo. Năm 846 Võ Tông mất. Tuyên Tông lên phục hưng Phật giáo. Trong thời gian
pháp nạn (842 - 846) Sư sống lẫn trong nhân gian chợ búa khuất dạng tu sĩ. Năm
847 niên hiệu Đại Trung I, nghe lịnh vua khôi phục Phật giáo, dân chúng mới rước
sư về chùa cũ nhưng sư vẫn ăn vận sơ sài, và quấn khăn lên đầu khi thuyết pháp,
không cạo tóc. Sau đó tướng quốc Bùi Hưu khuyên hãy trở lại tăng thân, từ đó sư
mới cạo tóc mặc áo tăng lữ, sư ở chùa cũ 40 năm, đời gọi là Quy Sơn Linh Hựu,
thị tịch tháng 7 năm Đại Trung 7, 83 tuổi, 64 hạ lạp, vua ban thụy hiệu là Đại
Viên thiền sư, ngoài tác phẩm khác Ngài có viết ngữ lục, Cảnh Sách gọi tên đủ là
QUY SƠN ĐẠI VIÊN THIỀN SƯ CẢNH SÁCH vì Cảnh Sách này là ngữ lục, loại tản văn,
có vận, chia làm 5 mục là :
1/. Những hoạn nạn do vì có sắc thân.
2/. Răn nhắc loại bỏ tệ nạn của người
xuất gia.
3/. Thuyết minh chí nguyện trước mắt
của người xuất gia.
4/. Chỉ ra con đường tắt để vào cửa
đạo.
5/. Kiết luận khuyên nhũ dặn dò đinh
ninh, tổng cộng là 360 câu văn vần, văn gọn ý sâu.
Sau đó 1 vị tăng đời Đường đã gộp
chung kinh Di Giáo, Tứ Thiập Nhị Chương và bản văn Cảnh Sách nầy đặt tên là Phật
tổ tam kinh, lưu truyền ở đời. Bản văn Cảnh Sách nầy ở Trung Quốc và Việt Nam,
trong tăng giới có ít nhiều học đạo đều thuộc lòng. Giá trị văn chương rất
tuyệt, ý tứ chặt chẽ sâu sắc. Về Ngài Vân Thê Châu Hoằng (1535-1615). Ngài là 1
đạo sư nổi tiếng của Phật giáo đời Minh. Đời nầy thiền tông vẫn phát triển có
nhiều thiền sư lỗi lạc, nhưng riêng có Vân Thê Châu Hoằng Tử Bách Chân Khả (1543
-1603) Hám Sơn Đức Thanh (1546-1623) Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655) là nổi tiếng
hơn cả, chủ trương thiền định kiêm tu. Đóng góp nhiều mặt cho sự phát triển,
phồn thịnh của Phật giáo bây giờ. Công hạnh cao vời học vấn uyên bác sáng tác
dồi dào kiến thiết rộng khắp, uy tín vững vàng. Ngài Châu Hoằng xuất gia năm 32
tuổi, người huyện Nhân Hòa, Thuộc Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, họ Trầm, tự là
Phật Huệ, hiệu là Liên Trì Đại Sư. Lúc xuất gia thọ giáo với ngài Biện Dung,
thuộc tông Hoa Nghiêm, và Ngài Tiếu Nham, thiền tông. Tham cứu công án : niệm
Phật là ai? Sau được tỉnh ngộ. Từ đó Ngài có cảm giác sâu sắc về luân hồi tái
sanh khổ lụy, càng quyết chí nỗ lực hành trì bền bỉ, Ngài viết bốn chữ SANH TỬ
SỰ ĐẠI dán nơi bàn viết để không quên lãng cái khổ lớn nhứt ấy, và ngài biết
rằng cái khổ lớn nhất đối với người tu là không liễu ngộ sanh tử luân hồi sự đại
ấy. Sau khi đi tham học 4 phương với nhiều bậc lão túc về ở núi Vân Thê, Hàng
Châu. Chùa nầy vốn có từ trước nhưng hồi nầy hoang tàn, Ngài bèn tu sửa chỉnh
trang lại, làm đạo tràng hoằng pháp. Trong thời gian ở đây, ngài tu pháp niệm
Phật và Du Già Diệm Khẩu, có nhiều linh nghiệm, cọp beo không còn hoành hành như
trước. Một năm hạn hán, dân chúng xung quanh đến thỉnh ngài cầu mưa, ngài bảo
tôi chẳng có tài nghề gì, nhưng dân chúng cảm mến đức hạnh cao vời của ngài,
thỉnh mãi ngài xúc động, liền cầm mõ cùng mọi người đi dọc bờ ruộng cùng niệm
Phật. Đêm ấy mưa to đổ xuống dân chúng vui mừng vô hạn. Từ cả vùng thấm nhuần
giáo hóa của ngài. Từ đó tên ngài vang 4 phương, tăng tục các nơi kéo đến học tu
có hơn 1000 người, không mấy lúc mà nơi đó trở thành một Đại Tòng Lâm. Hành trì,
dạy đạo liên tục cũng như soạn sách, công việc đó, ngài làm liên tục gần 50 năm.
Năm 81 tuổi, tháng 6 ngài đi từ biệt bạn bè và đệ tử báo trước giờ ra đi, chỉ
nói là tôi sắp đi nơi khác. Chiều ngày 1 tháng 7, ngài kêu đồ chúng bảo rằng :
Ngày mai tôi đi. Chiều hôm sau ngài vào tư thất ngồi ngay ngắn. Mọi người đến
bao quanh Ngài mở mắt bảo : Đại chúng phải niệm Phật cho chính chắn chớ nghi
ngờ, đừng phá hoại quy cũ người xưa. Nói xong ngài niệm 6 chữ Nam Mô A Di Đà
Phật, thoát hóa.
Trước đó Ngài từng khai thị cho đồ
chúng rằng : Lúc tông phong ngài Biện Dung rất thạnh, ta đến cầu học, nhiều phen
thỉnh cầu. Cuối cùng thấy lòng thành khẩn của ta, Ngài dạy rằng : "Ngươi nên giữ
bổn phận, không bao giờ tham cầu danh lợi, không chạy theo bên ngoài, hiểu nhân
qủa tự tâm, chuyên lo niệm Phật". Ta lãnh giáo lui ra, bấy giờ có một số bạn
nhìn ta cười bảo : "Không có pháp chi huyền diệu", nhưng ta thì ta hiểu yếu chỉ
của ngài Biện Dung là : thật thà chất phát mà làm, làm cho thiết cốt mới mong
kết quả, mình phải làm tận nơi mới khuyên dạy người. Ta tuân giữ lời ấy mãi mãi
không dám quên chỗ cốt chính là hành trì thậm thâm vậy "
Đệ tử Ngài Châu Hoằng có hai vị nổi
tiếng hơn hết là Quang Ấn (1566-1636) và Nguyên Hiển (1578-1657) Ngài đuợc tôn
lên làm tổ thứ 8 trong Liên Tông. Sách viết, soạn có nhiều như : Lăng Nghiêm
Kinh Mô Tượng Kí, 1 quyển. A di Đà Sớ Sao (4 quyển) A Di Đà Kinh Sớ Sao sự Nghĩa
(1 quyển ) Tịnh Độ Biện Nghi (1 quyển) Vãng Sanh Tập (3 quyển) Thiền Quán Sách
Tấn (1 quyển) Truy Môn Sùng Hành Lục (1 quyển) Trúc Song Tuỳ Bút (3 quyển). Đặc
biệt ngài tận lực phục hưng môn giới luật, lấy giới làm nền tảng cho niệm Phật,
tu thiền. Ở Việt Nam lâu đời vẫn học bộ Sa Di luật giải của ngài có hai phần:
Oai nghi và luật Sa Di, coi là nồng cốt cho hàng tăng ni xuất gia học đạo bước
đầu, cùng với luật tỳ ni yếu và cảnh sách văn thành bộ sách giáo khoa căn bản.
III- Về sử diễn chữ
nôm của Tỳ ni, Sa Di, Oai Nghi,
Cảnh Sách gọi là thiền môn Trường
Hàng luật, năm 1893 tại Việt Nam
Theo bước đường nam tiến của TK 17,
Phật giáo cũng có mặt tại đất nước Việt Nam. Ban đầu là vùng đất Đồng Nai, lần
hồi xuống vùng Gia Định. Một trong những vùng xưa nhất của vùng này, là chùa Từ
Ân, Khải Tường , lần hồi mới có cơ duyên cất chùa to. Chùa to nổi tiếng đầu tiên
là chùa Giác Lâm, cất năm 1744 do cư sĩ người Minh Hương là Lý Thoại Long quyên
tiền cất lên. Sau đó mới cất chùa Giác Viên, hai ngôi chùa này được truyền thừa
tiếp nối bởi những vị cao tăng tài giỏi, nó trở thành trung tâm đầu não về uy
tín tu học cho cả Nam kì lục tỉnh hồi trước hồi Tây xâm và cho đến đầu TK 20. Từ
1900 trở đi thì chùa nhất là Giác Viên vẫn còn là chùa có nhiều thanh thế, nhất
là về ứng phó đạo tràng, hai chùa nầy phát triển song song và truyền thừa như
anh em liên hệ. Về sau chùa Giác Viên nổi hơn vì sự phát triển nghề. Bên cạnh
đó, sự nghiệp mở mạnh chất văn hóa, trí thức vẫn được chăm sóc, là nơi trung tâm
tu học, hành đạo có bề thế hơn cả. Trước tình hình học vấn căn bản cho tăng ni
khắp miền có biến chuyển ít nhiều theo bề thế, hòa thượng Hoằng Ân đã diễn nôm 4
bộ luật Trường Hàng: Tỳ Ni, Sa Di, Oai Nghi, Cảnh Sách năm 1893.
A/ Về hòa thượng Minh Khiêm,
Hoằng Ân, hiệu Diệu Nghĩa (1850 -1914)
Ngài xuất gia từ thủa nhỏ, đệ tử của
Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh (1788-1775). Ngài Tiên Giác Hải Tịnh là một danh
Tăng uyên bác bây giờ, từng làm trụ trì chùa Thiên Mụ, Huế, được phong chức Tăng
cang dưới thời Minh Mạng. Ngài Hoằng Ân theo thầy học đạo , có trí thông minh,
trở thành lỗi lạc sớm. Năm 20 tuổi Ngài được cử làm trụ trì chùa Giác Viên.
(ngài Tiên Giác Hải Tịnh trụ trì chùa Giác Lâm, sau thời gian trụ trì Thiên Mụ,
Long Quang, Giác Hoàng)
Năm 1871 Ngài Hoàng Ân được cử làm
giáo thọ A Xà Lê(26 tuổi) ở đại giới đàn chùa Tây An, Châu Đốc, và những năm kế
tiếp ngài làm hòa thượng Đàng đầu các giới Đàn ở Giác Viên, Giác Lâm, Ngài được
liệt vào hàng tăng sĩ tài cao, cả về đạo phong, học vấn. Ngài từng đi đến các
chùa khắp Nam kỳ lục tỉnh lúc ấy, hoằng pháp độ sanh, mỗi nơi trụ lại thời gian
rồi qua nơi khác.
Ngài đem 4 bộ luật, diễn ra chữ Nôm
để làm tư liệu cho tăng ni, lối diễn này là sát nguyên văn, chữ đâu nghĩa đó,
gọn ghẽ, dễ thuộc. Từ khởi thỉ Phật giáo Việt Nam tiếp nhận kinh điển từ Trung
Quốc đưa sang, bằng Hán văn, nó trở thành tự nhiên, vì triều đình Việt Nam vẫn
sử dụng Hán văn trong công văn hành chánh, thi cử, soạn sách, làm thơ văn. Chữ
Nôm được sử dụng từ đời Trần nó có đặc tính ghi chép thẳng tên họ địa danh rặc
của người Việt. Nó là một sáng tạo độc đáo của tổ tiên ta đẻ nói lên bản sắc tự
tồn của dân tộc. Các vị đã lấy âm, ý, nghiã của chữ Hán, và dựa vào bốn vùng
phát âm của miệng lưỡi, răng, cuống họng mà chế tạo ra chữ Nôm và cách đọc chữ
Nôm. Thiền môn cũng sử dụng chữ ấy ghi chép thêm hoặc sáng tác những bộ truyền
văn vấn đề phổ hóa đạo đức, giáo lý. Cho đến hồi Tây xâm, đất Nam kì đã xài chữ
quốc ngữ (mẫu tự la tinh) với gia định báo, tờ báo đầu tiên của Việt Nam, ở Nam
kì, năm 1867 ở chốn thiền môn chữ Nôm vẫn còn được dùng có tính cách phổ biến.
Khoảng 1890 thì một số truyện viết,
in, phát hành bằng chữ La tinh thịnh, như truyện: ''thầy la-la-rô phiền". Thủa
ấy, hiếm có nhà sư đọc thông chữ quốc ngữ. Mãi đến khi hòa thượng Lê Khánh Hòa
xuất bản tạp chí Pháp âm năm 1929 thì mới coi là tạp chí Phật học. Đầu tiên in
bằng chữ quốc ngữ và sau đó là Phật hóa tân thanh niên của Ngài Thiện Chiếu và
một số kinh tụng bằng chữ quốc ngữ mới được in bằng chữ quốc ngữ do nhà xuất bản
Thạnh Thị Mậu (sau đề làThạnh Mậu). Nhà xuất bản này lập từ 1927, về sau in
nhiều kinh sách Phật, và hội Nam kì nghiên cứu Phật học và các hội Phật học ba
miền cũng in nhiều kinh sách tạp chí của Việt Ngữ.
B. Về thiền sư Huệ Lưu
Về thiền sư Huệ Lưu, người sao chép
cho khắc bản Tỳ Ni nhật dụng yếu lược bằng chữ Nôm, năm 1894. Quyển Tỳ Ni diễn
Nôm có ghi : ''Giác Viên lan nhã thiền hòa, Hoàng A⮠tĩnh nghiã, Hoa Nghiêm thiền
viện, tỳ kheo Huệ Lưu sao luật : "nghĩa là A lan nhã Giác Viên Hoà thượng thiền
sư Hoằng Ân giải nghĩa gọn, thầy Tỳ kheo Huệ Lưu, Hoa Nghiêm Thiền viện sao
chép. Trong lời tựa, Ngài Huệ Lưu có nói Hoà thượng Hoàng Ân giải nghĩa chữ Nôm
năm Quý Hợi tức 1893) và Ngài làm tựa năm Giáp Ngọ (tức năm 1894) vào tháng 6,
ngày cát nhựt. Ngài Huệ Lưu người ở Nhật Tảo, Long An, là đệ tử Ngài Hoằng Ân,
Ngài Huệ Lưu sanh khoảng 1860 và tịch vào 1898. Ngài là một đệ tử giỏi của hoà
thượng Hoằng Ân, giới hạnh tinh nghiêm sự tu tập của ngài rất tinh tấn, đắc đạo
sớm. Khi Ngài tịch thì nơi chùa Huê Nghiêm (Thủ đức) ấy đêm đó có hào quang sáng
rực chói lên trời khiến thầy dòng quản lí Tiểu chủng viện Thủ Đức bấy giờ là cha
cố người Pháp thấy và lấy làm lạ, cha cố báo về cho quan chánh biện (chủ tỉnh)
Gia Định sự việc qua đời lạ lùng của Ngài Huệ Lưu, và quan chánh Tham Điện đã
đến tận nơi cúng đám ngài Huệ Lưu, khâm phục một nhà sư chứng đạo của Phật giáo
hiếm có. Ngài Huệ Lưu ngoài việc sao chép còn khắc bản quyển trường hàng luật
còn để lại nhiều bài sám rất hay.
Từ năm 1894 xuất bản phát hành quyển
Tỳ ni yếu lược được các chùa ở Nam kì tiếp đón nồng hậu coi như có một ông thầy
dạy đạo mỗi chùa lợi ích và ảnh hưởng của nó rất lớn. Cho đến nay dù có nhiều
thay đổi, nhưng Trường Hàng Luật vẫn còn được tiếp tục dạy ở các trường Phật
học. Xưa kia nó là sách giáo khoa căn bản cho cuộc khảo hạch thọ giới ở các
trường Hương. Bản in của chữ quốc ngữ ra đời năn 1947, do Thạch Mậu in, không
được người phiên âm. Nhìn lại thấy công lao chư tổ quá khứ cũng đáng khâm phục,
ngoài ra ở chùa Giác Hải, (cũng là chi nhánh của Giác Viên, cũng có nhiều tác
phẩm bằng chữ Nôm của hoà thượng Từ Phong (1864 -1938) bản gỗ khắc Tỳ Ni hiện
còn tàng trữ ở chùa Giác Viên (quận 11 Chợ Lớn) và nhiều bản khắc gỗ khác, như
Hứa sử truyện.
--- o0o ---
Nguồn: chuyenphapluan.com
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-12
-2006