Ba môn học, Giới
học, Định học và Tuệ học, được gọi là “Tam vô lậu học”. Lậu nghĩa là phiền
não, nương vào Tam học mà đoạn trừ được phiền não, siêu phàm nhập thánh, nên
gọi là “Tam vô lậu học”.
Diệu quả Đại giác
của Phật y vào Tuệ mà thành, nên có thể nói, trí tuệ phát sinh từ ở thiền
định, thiền định phát sinh từ ở giới luật. Muốn cầu được trí tuệ, tất phải tu
thiền định, muốn được thiền định, trước hết phải giữ giới luật. Nếu giới luật
mà khuyết, thiền định sẽ khó thành, thiền định không thành tựu, trí tuệ cũng
không thể do đâu mà phát sinh. Bởi thế, người học Phật chân chính cần phải tu
tập “Tam vô lậu học”.
Ba học Giới,
Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh
ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật
học, lại là căn bản nhất.
Giới luật, tiếng
Phạn là Vinaya (Tỳ-ni), dịch là Luật, có nghĩa là pháp luật, pháp cấm chế.
Luật có 3 tên:
1.- Tỳ-ni tức Tỳ
-nại-da (Vinaya), dịch là Luật, hay Điều phục.
2.- Mộc-xoa tức
Ba-la-đề-mộc-xoa (Pràtimoksa), dịch là Biệt giải thoát.
3.- Thi-la (Sila)
dịch là Giới luật, Điều phục, hay Giới, tên có khác nhau, nhưng cùng chung một
thể, vì thế nên có tên ghép là “Giới luật”. Luật cũng giống như pháp luật hiện
nay là những quy giới cưỡng chế, nương vào chỗ phạm giới nặng hay nhẹ mà trị
phạt. Vậy chỗ kết hợp giữa giới và luật là để thuyết minh về lập trường giáo
lý về Luật tôn.
Luật điển trong
Tam tạng gồm có các bộ về Tiểu thừa luật và Đại thừa luật. Các bộ luật như
Thập tụng, Tăng kỳ, Tứ phần, Ngũ phần thuộc Tiểu thừa luật; như Du Già, Phạm
Võng thuộc Đại thừa luật.
Lại luật điển
cũng có chia ra hai thứ, giới luật xuất gia và giới luật tại gia. Như các bộ
luật thuộc luật điển Tiểu thừa, phần nhiều thuộc về giới luật xuất gia. Như
Ưu-bà-tắc giới kinh, là giới luật tại gia. Giới luật xuất gia là những giới
luật của Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, Sa-di, Sa-di-ni phải tuân trì, tức là giới Cụ
túc, rồi đến Thập giới.
Giới luật tại gia
là những giới luật, nam nữ tại gia thọ trì, như Ngũ giới, Bát giới, Thập thiện
giới. Thông thường, người tại gia không được xem luật điển của người xuất gia,
vì chưa thọ giới xuất gia, không được nghe pháp cấm chế của Tăng Ni.
Tiểu thừa luật là
các bộ luật hàng Tiểu thừa thọ trì. Những luật điển này đều thuộc trong Thanh
Văn tạng, gọi là Tiểu thừa luật. Tiểu thừa luật được truyền trì gồm có 5 bộ: