́i với Tăng đoàn đức Phật cũng như các cộng đồng tu sĩ tâm linh khác đều chuyên nhất về sự giải thoát, việc đờn ca hát xướng làm chướng ngại đường tu,mất thời giờ và tạo sự suy thoái do đam mê. ́i với nhà Phật, đam mê tu tập cũng là một chướng ngại thì nói gì đến đam mê âm thinh sắc tướng theo thế tục.
Gần đây trên trang mạng xã hội đăng clip nhà sư hát Thánh ca tại quận 9 với nhạc phẩm "Ơn gọi một ngôi sao", đã bị BTS PG TP họp để xử lý sự việc.
Tu sĩ hát là một Tăng sinh, thay mặt thầy trụ trì đến tham dự theo lời mời của tu viện Phanxico. vào tối ngày 03 tháng 10 năm 2016, nhận dịp "Lễ Diễn Nguyện". Buổi họp giải quyết vấn đề gồm: HT.Thích Thiện Tánh - Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực GHPGVN TP.HCM trực tiếp điều phối và chủ trì phiên họp, cùng với sự tham dự của HT.Thích Minh Thông - Phó Ban kiêm Trưởng ban Tăng Sự GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Tịnh Hạnh - Phó Ban kiêm Trưởng ban Kinh tế tài chính GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Tín - Phó Ban kiêm Trưởng Ban kiểm soát GHPGVN TP.HCM; HT.Thích Như Niệm - Phó Ban kiêm Trưởng Ban Từ Thiện Xã Hội GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Huệ Văn - Phó Ban Trị Sự GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Thiện Minh - Phó Ban Tăng Sự GHPGVN TP.HCM, HT.Thích Huệ Cảnh - Trưởng BTS GHPGVN Q.9... và Chư tôn đức Ban Thư ký, Ban Tăng sự, Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát, Ban truyền thông, BTS Phật giáo Quận 9 TP.HCM.
Sau khi đưa đến quyết định xử phạt thầy Lệ Ngạn, đệ tử thầy Nhựt An tổ đình chùa Phước Tường, quận 9, theo HT.Thích Minh Thông - Phó BTS kiêm Trưởng Ban Tăng sự GHPGVN TP.HCM phát biểu: Giới luật nhà Phật quy định Sa Di, Tỳ kheo không được ca hát.
Việc một Tỳ kheo ca hát ở bất cứ ở đâu, hoàn cảnh nào, đều đã vi phạm giới điều của Phật chế. Chúng ta có thể thấy việc ca hát tội không nặng, nhưng hành vi này sẽ làm tổn thương đến hình ảnh của người xuất gia, khiến người bình thường có cách nhìn sai lệch đối với đời sống Tăng Ni và cả hệ thống Giáo hội. Trong vụ việc này, trách nhiệm quy về người thầy bổn sư, chúng tôi đề nghị thầy cần xem lại trách nhiệm vai trò bổn sư đối với đệ tử và chức vụ trụ trì đang đảm nhiệm.
Qua đó, HT.Thích Minh Thông lấy ý kiến của chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội,tác pháp yết ma với quyết định sau:
- Đại Đức Thích Lệ Ngạn phải sám hối trước Chư tôn đức, gỡ những video clip liên quan đến đương sự trên mạng xã hội, cam kết chấm dứt việc ca hát và không tham gia các hoạt động sinh hoạt có liên quan đến lĩnh vực này.
- BTS GHPG Quận 9 có trách nhiệm tạm thời đình chỉ vai trò Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử Phật giáo Quận 9 của Đại đức Thích Lệ Ngạn trong thời gian 3 năm. Các hoạt động học tập tại trường Phật học, tự viện vẫn được tiếp tục, sinh hoạt bình thường.
- ĐĐ Thích Nhựt An, Trụ trì Tổ đình Phước Tường, bổn sư của ĐĐ.Thích Lệ Ngạn tạm thời sẽ không tiếp nhận đệ tử trong thời gian ít nhất là 3 năm khi thi hành quyết định này.
******
Việc xử lý như thế cũng hợp tình hợp lý. Đây là lần đầu tiên GH có cách xử lý nghiêm túc, nhưng lại nghiêm túc đối với một tu sĩ vô danh, trong khi còn rất nhiều vụ nổi bậc không kém, một clip đưa hình ảnh tu sĩ mặc áo hậu vàng, tay cầm micro, tay cầm ly rượu hát chung thỉnh thoảng va chạm với cô gái, cũng có clip một vị mặc bộ đồ vàng ngắn hát bài "chim trắng mồ côi" lưu lại nhiều ưu tư cho quần chúng tín đồ, đến độ, mọi người cứ nghĩ - đó là hiện tượng như bao nhiêu hiện tượng xã hội, Phật giáo Việt Nam bây giờ là thế!
Những năm trước, một tu si có pháp danh P.N cũng trình diễn nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn trên diễn đàn công cộng tại Đà Lạt. Việc tu sĩ ngày nay có khuynh hướng âm nhạc không ít, nhưng phải xét đến nhiều khía cạnh để có thể chấp nhận, du di hay tuyệt cấm theo giáo luật.
Cộng đồng tu sĩ thời Phật tại thế, xã hội không có quá nhiều nhu cầu về hưởng thụ, ngoài canh tác, thương mãi, không có gì để phải bận tâm. Giải trí và lối thoát cho cuộc sống duy nhất tại xứ Ấn lúc bấy giờ là tín ngưỡng tôn giáo. Không riêng Tăng đoàn Phật giáo, các hệ phái tâm linh đều nghiêm ngặt việc tu tập, do vậy không có vấn đề âm nhạc trong đời sống của các cộng đồng tu sĩ đó.
Tuy nhiên, những tôn giáo Thần học, đa thần hay nhất thần giáo thuộc tín ngưỡng tôn giáo đều dùng lễ nhạc để phục vụ tế lễ. Những lễ nhạc đó cũng chỉ được thực hiện trong đền thờ. Nếu xã hội có những điệu nhạc nhân gian thì trình diễn vào dịp lễ hội, do quần chúng thực hiện mà không hề có hình ảnh tăng lữ.
́i với Tăng đoàn đức Phật cũng như các cộng đồng tu sĩ tâm linh khác đều chuyên nhất về sự giải thoát, việc đờn ca hát xướng làm chướng ngại đường tu,mất thời giờ và tạo sự suy thoái do đam mê. ́i với nhà Phật, đam mê tu tập cũng là một chướng ngại thì nói gì đến đam mê âm thinh sắc tướng theo thế tục.
*****
Ngày nay, Phật giáo tồn tại trong một xã hội đa chiều, nhu cầu hưởng thụ đa dạng của con người trong khi kinh tế dồi dào, phát triển mọi ngỏ ngách. Ngoài những nhu cầu chính đáng, còn có những khao khát hưởng thụ trụy lạc về thể chất cũng như tình cảm. Âm nhạc cũng vì thế mà phát sanh nhiều loại sến cho thích hợp với trình độ thụ hưởng của tầng lớp thấp.
Dĩ nhiên những loại nhạc mang tính nhân văn, nghệ thuật cao đều được tồn tại vượt thời gian, giúp kẻ yêu nhạc có những giây phút thư giản thanh thoát.Đó là chuyện của thế tục. Những nhà tu quyết bỏ tất cả để chọn con đường giải thoát thì hà cớ không thể xa rời âm nhạc?
Tuy nhiên, khi nền tâm linh Phật giáo biến thành tổ chức tôn giáo thì cần nhiều ban ngành phát sanh tương ứng với cơ cấu xã hội để đáp ứng sự tồn tại và phát triền cùng xã hội, trong 13 ban ngành của GHPGVN hiện nay, có Ban hướng dẫn Phật tử, gồm GĐPTVN Thanh niên, sinh viên..các đạo tràng cũng gồm nhiều thành phần, những khóa tu cho tuổi trẻ, ngoài giờ giảng dạy, còn cần những sinh hoạt khác mà giới luật chắc chắn không hề có.
Chính vì vậy,, trong thời giảng, thỉnh thoảng giảng sư cũng chêm vài câu chuyện vui, vài đoạn nhạc đáp ứng tâm lý yêu thích, tránh sự khô khan cho tuổi trẻ đến chùa.Giáo hội cũng từng tổ chức các buổi thi sáng âm nhạc, ca múa để cung ứng vào các dịp lễ hội, cũng có vài tu sĩ trẻ tham gia sáng tác và ca hát.
Như vậy, âm nhạc là một bộ phận tất yếu không thể thiếu trong việc hoằng pháp hiện nay, nhưng áp dụng âm nhạc trong phạm vi hạn giới của Ban Văn hóa và Ban Hoằng pháp có thể chấp nhận. Một số tu sĩ trẻ có năng khiếu âm nhạc, tuy khóac áo tu sĩ nhưng hạt giống âm nhạc vẫn còm âm ỉ, có dịp là bộc phát như thể hiện tài năng của mình một cách không cần thiết. Cũng từ hạt giống âm nhạc, có vị biều hiện qua âm điệu tán tụng trong lúc hành lễ, chúng trở thành lễ nhạc Phật giáo Bắc truyền trong lúc hành lễ. Tuyệt đối Phật giáo Nam truyền không hề có.
Vậy sử dụng âm nhạc trong Phật giáo hiện nay, chúng ta chia làm hai lĩnh vực. Loại trừ cộng đồng chuyên tu ra, tập thể tu sĩ mang sứ mạng Hoằng pháp, Văn hóa, Ban hướng dẫn Phật tử...có thể phát triển âm nhạc để đáp ứng cho chuyên ngành. Không thể vì thế mà lạm dụng để quảng bá tài năng cá biệt trước công chúng ngoài xã hội. Tu sĩ thuộc lĩnh vực hoạt động tôn giáo nầy, Giáo hội có thể châm chước giáo luật về việc: "cấm nghe ca hát, cấm đàn ca hát xướng..." khi họ làm nhiệm vụ.
****
Phân biệt giữa cộng đồng chuyên tu và tập thể hoạt động đạo sự rõ ràng, thì quần chúng cảm thông việc đàn ca hát xướng với tuổi trẻ của những tu sĩ đảm trách. Việc tu sĩ T. Lệ Ngạn giao lưu tại tu viện Phanxico quận 9, cho dù hát nhạc Phật giáo cũng không thể, hà huống hát Thánh ca để thể hiện tính hòa đồng, đây là sai sót mà cả thầy lẫn trò chấp nhận cách xử lý của BTS PG TP. Tuy nhiên, một hiện tượng nổi trội cách đây không lâu, công khai trên trang mạng, một tu sĩ giảng sư nổi tiếng, đã hợp tác với linh mục Bùi Trọng Khẩn, giáo xứ Bùi Chu soạn 12 bài Thánh ca.
Đêm 24/12/2014 thầy Chân Quang cũng đã tổ chức mừng đêm giáng sinh tại Thiền Tôn Phật Quang núi Dinh, Bà Rịa-Vũng Tàu, có bài giảng về Chúa.
Thầy trò cùng hát hai bài Thánh ca đêm Noel, trong đó có bài CON SẼ NGỒI XUỐNG do TT Chân Quang phổ nhạc từ lời thơ của Linh mục Nguyễn Duy – Trưởng Thánh ca của Hội Thánh Việt Nam. Thượng tọa vừa hát, vừa phân tích ý nghĩa của từng câu, từng giai điệu, và giới thiệu về nguồn gốc của bài hát này, nguyên bản là bài thơ của ai đó, rất lạ, sau đó Cha Nguyễn Duy với vài người nữa sửa lại thành lời như bài hát đang có, và phổ thành nhạc, Linh mục cho rằng bài hát này có tư tưởng gần giống với đạo Phật. Riêng Thượng tọa sau khi được xem bài thơ này, Người cũng có cảm xúc nên xin phép được phổ nhạc, vì bài thơ này có nhiều ý hay, đây là sự sáng tạo trong giáo lý của Thiên chúa.
Giảng sư nói tiếp như lo lắng cho sự tồn vong của Kito giáo:Thứ hai, Chúa Giesu thực sự vĩ đại. Gần đây có một số tin đồn xấu khiến cho những người theo đạo Ki tô trên thế giới giảm dần.
Thật sự, Chúa rất nhân từ, hiền lành, đạo đức, trí tuệ. Những câu nói, bài giảng của Ngài rất ngắn gọn nhưng chứa đầy những ý nghĩa sâu xa, khiến chúng ta phải suy nghĩ, những câu nói ngắn ngắn vậy thôi mà làm Chúa Giêsu trở thành vĩ đại, bất tử, và lòng kính yêu của mọi người đối với chúa không ai làm lay động nổi.
Với lối giải thích có chứng minh và đều lấy trong đời sống thực tế hằng ngày mà ai cũng cảm nhận được, Thượng tọa đã truyền đạt sâu sắc từ hình ảnh này đến hình ảnh khác mà nhiều người đã biết, để cởi mở cho họ hiểu được những tư tưởng cao siêu, làm cho người nghe hưng phấn chăm chú lắng nghe, và ai nấy như khám phá ra sự phong phú sâu sắc trong từng lời giáo huấn của Chúa.
Thiết nghĩ, việc suy gẫm cuộc đời Chúa Giêsu là điều cần thiết để hiểu giáo lý của Ngài. Mà khi nhắc lại cuộc đời của Chúa thì ta phải công nhận rằng Chúa thật sự vĩ đại, vì trong những tình huống khó xử lý nhất, Chúa đã xử lý rất thông minh và để lại những đạo lý, ngắn gọn mà cực đẹp, tạo thành niềm cảm hứng cho không biết bao nhiêu thế hệ. (đây là bài tường thuật của đệ tử C.Q về đêm Giáng sinh tại chùa Phật Quang)
****
Một giảng sư Phật giáo công khai tổ chức mừng giáng sinh, sáng tác nhạc Thánh ca,giảng giáo lý Kito giáo thế mà cả Giáo hội không quan tâm lại quan tâm một Tăng sinh vô danh tiều tốt quận ven Thành giao lưu trong chốc lát, kể cũng lạ.
Khả năng âm nhạc áp dụng để xiển dương Phật pháp là điều cần ca ngợi, nhưng ca ngợi một tôn giáo khác khi mà âm nhạc của họ siêu việt hơn cả âm nhạc Phật giáo, liệu múa rìu qua mắt thợ trong khi thợ không yêu cầu, phải chăng là điều lố bịch? Giáo hội cần chăng những giảng sư của Phật giáo, ăn cơm nhà chùa rao giảng và sáng tác nhạc không công cho đạo Chúa như một tiếp tay khi những tôn giáo bạn không cần những tiếp tay như thế mà họ vẫn đang phát triển vượt trội tại Việt Nam.
Có lẽ TT giảng sư quá lo cho sự suy giảm tín đồ Kito khi bọn xấu tuyên truyền xuyên tạc, nhưng vị giảng sư uyên bác không biết được rằng hiện nay, hệ phái Tin Lành trung bình hàng năm tăng trưởng 2%, Kito giáo tăng trưởng 1% mà không cần sự tuyên truyền của một giảng sư Phật giáo như thế.
Chuyện dài nội bộ tu sĩ Phật giáo hiện nay, vừa suy thoái đạo đức, vừa diễn bày mê tín dị đoan như "hóa Phật" "cung thỉnh chư Thiên giáng trần giải họa"...đều là những vấn đề nhức nhối đối với những ai quan tâm vận mệnh Phật giáo.Rồi lại một giảng sư sáng tác thánh ca, rao giảng tin mừng cho Chúa...thật ngao ngán.
Quần chúng Phật tử ngưỡng mong Giáo Hội cần quan tâm những sự kiện trọng đại đang đẩy Phật giáo Việt Nam lùi dần vào bóng tối, nhường sân chơi cho các tôn giáo khác đang cần.
Mùa Noel đang hiện diện trên khắp đất nước, các phương tiện truyền thông nhà nước cũng như trên các shop vĩa hè, không cần ai phải quảng cáo, chỉ cần Thiền Tôn Phật Quang Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức đêm đón mừng giáng sinh và giảng sư T. Chân Quang rao giảng tin mừng thì Kito giáo đã thành công ngoài sự mong đợi
Bài viết "Cái nhìn khác về Tu sĩ và âm nhạc"
Minh Mẫn - Vườn hoa Phật giáo
Đoan Trang(TinTamLinh.Com)