Chúng ta thường vẫn nghĩ về Phật pháp như một bầu trời tâm linh bí ẩn, đường về Niết bàn xa thẳm Rồi rong ruỗi tìm những điều thâm sâu để gom thành cái gọi sở tri Nhưng điều bất ngờ, Đức Phật vẫn thường dạy ở mỗi chúng sanh đã sẵn Phật tánh bởi vô minh
Phật tánh trong cõi ảo

Chúng ta thường vẫn nghĩ về Phật pháp như một bầu trời tâm linh bí ẩn, đường về Niết bàn xa thẳm. Rồi rong ruỗi tìm những điều thâm sâu để gom thành cái gọi sở tri. Nhưng điều bất ngờ, Đức Phật vẫn thường dạy ở mỗi chúng sanh đã sẵn Phật tánh; bởi vô minh, tánh giác “ẩn hiện” qua sáu căn trong từng giây phút.
Cũng bởi chúng ta luôn thấy sự thật trần ai nhưng chúng ta không thấy như thật vạn pháp. Tôi và bạn nhọc công tìm Phật tánh trong cõi ảo, bởi chúng ta không đứng nổi trên cái Không không có căn nền của giới định. Và không khai được tuệ giải thoát, Phật tánh bị trình hiện qua ao tù của ý thức.

Có một sự thật gần như nỗi đau, là ở chúng ta dẫu sao Phật tánh vẫn quá xa vời. Rải rác trong kinh nghiệm của nhiều đại đệ tử, khi đã nhận trong mình hiện hữu một thường hằng Quang Minh từ vô thủy, họ còn phải buông mình trở về với sự trần trụi để nhận lãnh sự giáo thọ tiếp tục từ vị Ân Sư Tâm Linh cũng như sức gia trì của chư Phật để không làm mồi cho tự ngã. Chưa thể khai ngộ, nhưng để đi đúng lộ trình chánh pháp chúng ta phải thấu nhận cho được mật nhân bồ đề. Quá trình suy ngẫm qua việc tiếp cận kinh luận và minh chứng về sự có tu có chứng của tiền bối, ở đây xin phép gọi Nó là Cái Tự Biết. 

Cái tự biết vốn hoàn thiện và viên mãn ở mỗi chúng sanh. Có đầu lại chồng thêm đầu, là căn bệnh trầm kha; đã có cái tự biết còn đặt thêm một cái biết [để biết về cái tự biết], trong kinh Lăng Nghiêm gọi đó là gốc của sanh tử: “Tri kiến lập tri, thị vô minh bổn”. Một khi hành giả bước đi tầm cầu cái tự biết, chính là đang bỏ lại chính nó. Cái tự biết nhiều lúc vẫn được quy cho khái niệm về nhân Phật tánh, (sự chứng ngộ cũng là từ nhân này, tức trong nhân đã có quả).

Với hành giả chưa vững giới, được chỉ ra Phật tánh, không chừng sẽ nhầm đó là quả Phật tánh, lấy đó bao biện cho sự phá giới và sớm trở nên buông lung, giải đãi, thỏa hiệp với nghiệp lực. Tôi vẫn nghĩ phá chấp là pháp bí truyền, hơn thế còn là thầy truyền cho trò vào đúng thời điểm chín muồi. Rồi trò ấy về sau nếu có duyên làm thầy lại tiếp tục kéo trò vào một hoàn cảnh đặc biệt để bí truyền, đấy có thể là một hành động, dụng đông phá tây; và cứ thế, pháp này không thể đại chúng.

Xét về lý, rõ ràng tôi và bạn đang mơ/mê. Đã cảnh mơ đương nhiên không nên chấp. Nhưng cần biết tôi và bạn đang chìm sâu trong mộng lại đòi phá phách cũng bằng đốt phước soi mạng trong đêm đen vậy! Lý do này khiến hệ Bát Nhã luôn là điều cấm kỵ tiếp cận quá sớm. Tôi vẫn mạo muội tùy tiện nghĩ rằng, ở góc độ căn cơ mà xét, biết đâu chừng việc nhận thẳng nhân Phật tánh luôn là con dao sắc và nó có thêm một lưỡi phụ có thể cắt nát cuộc đời của một hành giả còn xanh non về giới, về phát tâm bồ đề nối dài huệ mạng chư Phật. Không chừng Đức Phật không muốn trực chỉ, dẫu Ngài có dạy “Chúng sanh vốn dĩ là Phật”. “Ông Phật” ở đâu trong mỗi phàm nhân luôn là một câu hỏi lớn; trong lúc Đức Bổn Sư phải dẫn qua những nẻo “đường vòng” để chúng sanh có đủ thời gian thành tựu chân đế lẫn tục đế. 

Rất nhiều chia sẻ của các bậc chân tu khiến chúng ta khẳng định rằng, nhận cái tự biết, họ thấy cái tự biết ở họ đồng với bất cứ chúng sanh nào nhưng người ta đều không thấy và đương nhiên không sống được với nó. Tôi và bạn và rất nhiều người tu vẫn sống với cái ảo, ảo ngay ở thân tâm mình lại không chịu tỉnh.

Trong kinh đưa ví dụ đánh tiếng chuông rồi Phật hỏi ngài A Nan nghe chăng, A Nan bảo nghe. Lúc tiếng chuông không đánh Phật lại hỏi có nghe chăng, ngài A Nan bảo không. Phật bảo, nhầm! Bạn tôi chợt hiểu, tánh nghe dẫu không có tiếng chuông thì nó vẫn nghe được âm thanh ảo, tức nó biết nhận ra cái ảo; cũng như ta biết “à, mình đang theo vọng”. Chính lúc biết, ấy là giác.

Tánh giác đó mới thực chân tâm, còn mọi thứ vọng hiện là khách trần. Mà, nếu lúc tai ta không nghe tiếng chuông “thật” hay không nghe tiếng chuông ảo chăng nữa thì nó vẫn nghe những thứ khác trong từng sát na. Ở con mắt cũng vậy, lúc ta không nhìn bông hoa nữa thì nó vẫn thấy cái khác, chỉ là ta không không để ý mà thôi.

Như lời Phật dạy, dẫu không có ánh sáng, tức cái sáng, thì mắt vẫn thấy cái tối, nghĩa là cái thấy biết vẫn ở đó. Song xét rốt ráo, điều Phật muốn chỉ là tánh giác ở mọi chúng sanh. Tánh giác nó tự biết. Ban đêm đang ngủ, chợt thức giấc, tôi ngỡ tai mình nghe tiếng động, hóa ra tánh giác nó đánh thức cái thân này. Lại có lần tôi đưa tay sửa điện, giật lùi hốt hoảng bởi mình quên rút phích cắm.

Đó là tánh giác nó nhắc chứ phải thân tâm vọng huyễn này đâu. Tôi nhầm mình là thân này nên kẹt. Bạn tu của tôi bày cho tôi cách tập nhận tánh giác, là hễ ngứa liền biết, “à cái biết ngứa là mình chứ thân này không phải mình”; hễ đau liền biết “cái nhận đau là mình chứ thân này không phải mình mà ngồi nhăn nhó”.

Sư bà Hải Triều Âm giảng ngoài tánh giác thường trụ ra, mọi thứ do sáu căn tiếp sáu trần để sinh ra thức đều huyễn hóa; chỉ là do nghiệp biến hiện tùy theo từng loài và từng nghiệp mạng sai khác; chỉ là chiêm bao. Điều tối yếu phải nhận tánh giác để tỉnh ra. Một khi biết thân tâm này không phải ta, tôi và bạn cần đảo chiều tư duy, tập ly cái huyễn ảo sống với cái tự biết. 

Nhận cái tự biết là khởi đầu cho một nhịp sống đầy cảm xúc trong sự tĩnh lặng sâu xa. Dĩ nhiên bậc chân tu luôn nhắc chúng ta chớ đồng nhất cái tự biết với nhận Tánh (hiểu ở cấp độ giải ngộ), sẽ khiến hành giả phá bỏ nền tảng, lún vào con đường thoái đọa. Cái tự biết hiển hiện ở mọi chúng sanh nhưng để thấy báu vật này luôn đòi hỏi phải có chút tuệ. Chúng ta rất dễ nhận ra ở những vị có chứng một phong thái mà từ bi và trí tuệ hòa lẫn đến khó phân biệt. Ở họ có một nội lực sống tràn cả ra ngoài. Như một ngọn núi trầm mặc, lừng lững quyền uy song “không có gì cả”.

Tuệ ấy phát xuất từ đâu? Hẳn là từ định. (Định ở đây gồm hai cấp: định tĩnh và định động. Mà làm sao có định? Hẳn nhiên nhờ giới, nhờ ly dục. Định và tuệ có thể phát xuất “đồng thời”. Từ giới dễ sinh ngay ra tuệ, nhưng không có giới thì cái có được chỉ là tri thức (từ đọc và học kinh luận) và phước hữu lậu (từ công phu chấp tướng hành pháp).

Nghĩa là nếu không giới, một hành giả tu bất cứ pháp môn nào dẫu miên mật bao thời chăng nữa, việc họ muốn có một trú xứ tịnh lạc là khó thay khó thay!! Giới sẽ tạo động lực cho giải thoát. Chúng ta sẽ kiếm vàng mắt cua để tìm cho ra một vị tu chứng mà xem thường giới luật, bỏ ngang sự khiêm cung, trừ những Bồ tát nghịch hạnh luôn giắt bên mình quyền/thiện xảo.

Tuyệt nhiên cung kính Tam bảo ở những cử chỉ hành động nhỏ nhặt nhất, sẽ tạo nên siêu năng lượng chiêu cảm lực tịnh khiết từ pháp giới; năng lượng ấy bao quanh hành giả và đó chính là lâu đài vi diệu của họ. Giữ giới là giữ mạng. Một hành giả cầu tâm giải thoát, cần xem mười thiện giới là cửa ải đầu tiên trên hành trình giác ngộ. Đức Phật vì phương tiện nên dành sự ưu ái cho hàng cư sĩ vướng thế tục; song một khi hành giả muốn đột phá tầng tâm thức thì họ cần hiểu phải rơi rớt những gì.

Con đường giải thoát là giải thoát ngay những phiền não trong cuộc sống. Không có chân lý cho một hành giả dùng “tha lực” bao biện cho sự chấp trước về tự ngã. Một hành giả có thể chưa giữ trọn giới, nhưng nỗ lực tháo gỡ nghiệp tập sẽ nhận được từ lực của chư Phật và Bồ tát, của hộ pháp chư thiên kể cả ma quỷ và oan gia. Tha lực không đặt trên sự ảo tưởng; Tha lực là điều mà người đệ tử Phật hoàn toàn cảm được, nhận được và hơn thế là sờ chạm được nằm ngoài sự huyễn hoặc. 

Chúng ta chưa tin ma quỷ luôn ở bên mình, chúng ta chưa thấy hổ thẹn cùng cực với những hành vi xấu xa trong bóng tối thì sao tin nổi ánh quang minh rọi khắp ta bà. Quá sợ ma, là tin ma ở bên mình chứ tôi và bạn chưa đủ phước trí tin Phật hòa trong mọi chúng sanh. Mới biết tâm chúng ta tràn ngập bất an sợ hãi. Để trốn tránh bất an và sợ hãi, tôi và bạn tiêu phước bằng cách đắm trong thụ hưởng, ngập trong thế giới phẳng của mạng mà không hay đó là cảnh giới đích thực của ma. Chỉ thói lướt web thôi, tâm chúng ta dẫu gắng lấy giới bao trì cũng không thể định.

Chúng ta ngập trong cõi Dục, lẽ thường phải tu từ gốc dục! Quán bất tịnh để thấy mặt trái của sắc [như dao], để có cái nhìn sáng suốt rằng ta đang lâm nạn vào những thứ hạ tiện nhất, từ lâu tôi và bạn mê vào tấm thân nghiệp báo từng khắc hiển lộ bóng dáng của thây ma giữa cơn lốc vô thường; để thấy từ lâu chúng ta luôn có thói phung phí những tinh túy của huệ mạng; để thấy “lưới ma vương cánh chim bằng còn ngại, hố ái tình bậc hiền thánh còn e”. 

Sụp mất nền tảng giới, hành giả sẽ không biết hoặc không còn quan tâm đến ma. (Họ nghĩ mình đã quy y thành đệ tử của Phật thì ma nào dám gần). Thật xót lòng quá đỗi. Ngửa bàn tay, năm ngón là ngũ ấm, mầm Phật pháp ta mới gieo giữa lòng nó mong manh làm sao. Ngũ ấm là nội ma. Không hiểu và xem thường ngũ ấm sớm muộn ta cũng bị kéo về quân ma. Thân kiến chưa nhẹ, nói gì đến thọ, tưởng và hành; thức thì dĩ nhiên chưa bàn. Phật pháp siêu thường song cần thực tế. Nếu mổ danh pháp kiểu như phanh một thây người ra 32 thể trược, ta sẽ thấy tâm vốn hư giả và yếu đuối.

Nó là một bộ máy ảo hoàn hảo đến mức ta ngỡ thật; chúng ta sống trong ảo ảnh nhưng phải nhận quả báo thật, là nỗi đau duy chỉ Bậc Toàn Giác phát hiện và cảnh báo. Cuộc sống tại cõi trần do không khám và phá ngũ ấm, ta chấp chặt về một đời sống thật; thật thì kể cả một ý nghĩ (không “của ta”) xoẹt qua, chúng sanh kia cũng sẽ nhận nghiệp thảm khốc ở địa ngục. Mất người thân, tang thương qua rồi ta vẫn tưởng lại muôn nghìn lần để nhấm nháp trong sự hả hê của ấm ma. Nó siêu thông minh.

Thời nay, ma chỉ cần dúi vào tay mỗi người một điện thoại cảm ứng nối mạng, nó đã cơ bản hoàn thành việc đưa chúng sanh lọt vào đọa xứ. Lưới ma quá rộng, nên con cá tung tăng bơi mỏi vẫn không hề thấy mình “mắc cạn”, nhưng đơn giản là ma muốn tóm chúng ta lúc nào cũng được. Tâm chúng ta mở ra vô số cửa. Ma luôn chực phía ngoài, ta chỉ cần hé bất cứ cánh cửa nào chúng sẽ ập vào kể cả đó là cánh cửa sở đắc về sự vượt thoát.

Trừ phi chúng ta thực chứng rằng ma là một ngoại lực tương tác để tăng nội lực trên hành trình giác ngộ. Ma thì ảo; bởi ta vẫn ảo nên ngẫu nhiêu nhận nuôi ma. Bởi ta cam phận nhận mọi sinh khởi tham sân si mạn là mình, đồng hóa mình với ma nên không cách gì thoát được! 

Nhập tông môn, có người chọn một câu trong kinh trì niệm đối kháng với vọng-tưởng-ma; nhờ cuộc tuyên chiến này Phật lực trong họ sẽ mạnh. Rồi hành giả chuyển thêm tầng công phu mới đi đến hòa giải với vọng tưởng, lìa vọng tưởng như một người đi rừng luồn vào tay con yêu tinh cái ống nứa. Câu kinh trở thành ngọn đuốc chỉ ra Cái Tự Biết, và chính câu kinh đó hoàn về cảnh giới Thường Tịch Quang mà minh chứng không quá hiếm trên đời.

Tôi nhớ về bạn tu, người mà tôi luôn khuyên học thiền; luôn bảo thiền sang lắm. Một lần đến nhà tôi thấy họ đang ngồi kiết già tĩnh tọa, mặt lặng phắc, đợi đến suốt ruột, đến phát hoảng nên tôi bỏ về. Sau gặp lại tôi trách tu thiền mà lâu nay cứ im ỉm. Họ bảo, “đâu, là trong tâm tui chuyên trì một câu kinh mà”. Tôi giật mình, té ra họ lấy một câu kinh làm thực tại duy nhất kết thành định. Họ bảo ai tu gì cũng tốt, miễn là có chút thanh tịnh mà "hưởng" kẻo dục lạc trần gian lôi tuột đi lúc nào không hay, đã làm quyến thuộc của ma vẫn tưởng mình con Phật; đó là lý do cô chưa bao giờ khuyên tôi bỏ thiền qua trì một câu kinh.

Bạn tu chia sẻ câu kinh vang lên tự tâm, là cái nghe ở ngay đó và đó mới chính là mình; câu kinh cuốn vọng tâm đi, cảm giác như dàn nhạc sống tưng bừng trong sự tịch tĩnh sâu xa. Một câu kinh kết thành bè thành phiến ấy là họ, chứ không phải thân cũng không phải vọng tưởng mà lâu nay họ nhận nhầm. Ở trường hợp này, câu kinh được xem là cái-tự-biết-giác. 

Chúng ta từng nghe đến quen câu “Vọng tưởng là bồ đề”. Điều này vẫn có vẻ xa vời, tuy nhiên qua sự khai thị của các bậc đạo sư, chúng ta hiểu rằng với cái tự biết, nó thấu thị chân lý đó. Ngay chính sát na nhận biết sự khởi sanh của Vọng là Chân. Khi Đức Phật chỉ lên cái bóng đèn và hỏi một vị Tỳ kheo ông có thấy bóng đèn đang đỏ kia chăng? Vị Tỳ kheo đang bệnh nhìn lên, gật đầu; Đức Phật liền bảo, thì Ta cũng thấy như ông. Là thời khắc khai ngộ đặc biệt; thật hiếm song qua đó chúng ta cần hiểu Phật tánh có ngay ở sát na vị Tỳ kheo hoát nhiên thấy biết.

Cái đó thường hằng, và, nó bình thường. Trọng yếu là Cái Bình Thường ấy phải được đặt trên nền của giới định tuệ. Thảy mọi điều trong kinh luật luận mà chúng ta “sở hữu”, nếu không phát xuất từ lực định hay lùi về là phát xuất từ lực giới, đều là chướng. Lại trộm nghĩ, chư Tổ sư với tâm đại bi thường đã “giấu” đi Phật bảo đối với ai đó chưa bắt đầu từ căn bổn giới; bởi sự tiếp nhận “độc chiêu” rất dễ trúng độc.

Những bộ kinh kỳ vĩ nhất trong hệ Đại Thừa luôn chỉ ra yếu quyết của nhân giải thoát là nhìn thấu ngũ uẩn vốn hư giả. Cái hư giả không phải ta cứ nhắc đi nhắc lại là thành, không phải ta gật đầu là xong, mà phải soi chiếu quán sát thông qua mọi hoạt dụng đời sống gồm cả thiên nhiên cho đến vật vô tri. Không gì khờ dại hơn việc chụp bắt những hình tướng hư giả. Ta phải như thật thấy bản chất của nó vốn không tự thể ngay sinh đã tự diệt; cho đến khi biết ngắm nghía tham sân si khởi sinh ở thân tâm như ngắm sự vi diệu của một ngôi sao băng là ta đang dần tự ly khỏi bầu trời mộng ảo. 

Sự thật có nhiều con chó nhìn thấy ma và thường đêm vẫn sủa bóng, nhưng không vì thế ai cũng cần nuôi chó canh chừng ma để tiếp tục ngủ vùi trong đêm trường mê muội.
 
Dương Thủy Triều - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

phật tánh trong cõi ảo phat tanh trong coi ao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Hạnh phúc 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 рикна 禅诗精选 少先队大队部工作计划 æåŒ Ï 仏壇 cu 把病交給醫生 do 坐禅と宗教性について 佛教禪定教室 ç½ åˆ¹å ³ ï½ 若我說天地 お寺との付き合い 檀家 人生是 旅程 風景 禅の旋 co hay khong tam phat 班会课反思 ä Šæ ã ä 佛教最终追求的是什么 Cà chua ä å ½æ æ åˆ åº æœ å šå¼º nhìn sâu nghĩ kỹ để cảm thông với 座禅の組み方 le 24 çæŒ 最美逆行者的作文 沪上名刹 tÃÆ å Œåˆ 药师经 å ºåº é å หลวงป แสง 山西林业职业技术学院 元代 僧人 功德碑 塩谷八幡宮 正報 梵僧又说我们五人中 lÆ i chùa nhÕn º 印光法师嘉言录和菁华录 åƒäæœä½ Già 浄土宗 仏壇