Ông cho rằng những hành vi cầu xin này chỉ phản anh sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như vào chính chế độ mà các đảng viên, quan chức này đang làm việc, chấp chính
Cái hiểu về Phật giáo của một số nhà tri thức hiện nay

.
Trao đổi với BBC ngày 15/4/2013, giáo sư Ngô Đức Thịnh phát biểu về Phật giáo Việt Nam hiện nay khi mà đại gia Trầm Bê phô trương tên tuổi trên các chùa do đại gia tài trợ  như sau:

Theo BBC: Ông bày tỏ sự quan ngại khi phải ghi nhận một bộ phận mà ông cho là "không nhỏ" các quan chức, trong đó có cả các nhà quản lý, cũng tham gia vào việc tiếp tay cho một số cá nhân, tổ chức buôn thần, bán thánh qua việc cầu lộc, cầu tài và lạm dụng kinh tài qua trao nhận cúng dường, công đức.

Đặc biệt nhà nghiên cứu văn hóa, tín ngưỡng dân gian này khẳng định cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi. “không nhỏ” các quan chức…có nghĩa là phần lớn các quan chức tham gia tiếp tay vào việc buôn Thần bán Thánh…

Đây là chuyện cá nhân của các quan chức khi mà họ đang trên đà danh vọng và quyền lợi
như diều gặp gió, dĩ nhiên họ sợ mất mát nên phải bám víu vào đấng quyền năng nào đó khi họ chưa am tường về tinh thần của nhà Phật, vì thế giáo sư Ngô Đức Thịnh có nhận xét đúng : “"Thăng quan tiến chức phải do chính từ năng lực bản thân chứ không phải là do việc cầu tài, cầu lộc, xin âm phù, dương trợ như vậy..."

.”

Như vậy cái lỗi là do họ yếu bóng vía và thiếu tự tin chứ không phải do nhà Phật hướng dẫn họ. Tiếp đó, GS cũng quy kết cho: “ cũng có một bộ phận không nhỏ các tổ chức, cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có các nhà đền, nhà chùa, một số tăng ni, sư sãi cũng vụ lợi.”

Đây lại là sai lần lớn của GS khi bảo rằng bộ phận “không nhỏ”.Nếu 80% hoặc trên 50% các cơ sở và tu sĩ Phật giáo hiện nay vụ lợi thì xác định là bộ phận không nhỏ, nhưng thưa GS, kiểm lại được mấy chùa do các quan chức, đại gia liên kết với các tu sĩ Phật giáo làm việc đó? Trên vài chục ngàn ngôi chùa hiện nay, chỉ có vài ngôi chùa danh tiếng được các đại gia hỗ trợ sao gọi là “một bộ phận không nhỏ”?


Hiện nay chính sách đánh thuế của nhà nước đối với  các cơ sở tín ngưỡng chưa được đặt ra, vậy gs đặt vấn đề : “"Có những cơ sở tôn giáo tín ngưỡng kiếm đến hàng bốn, năm chục tỷ đồng mỗi năm," ông nói. "Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."

Hình như GS đang tự mâu thuẩn khi đặt vấn đề: “Và vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước không thể biết nổi họ kiếm được bao nhiêu, chứ chưa nói tới đánh thuế."

Vì chưa có chính sách thuế má đối với tôn giáo thì cơ quan quản lý cần gì biết họ kiếm được bao nhiêu mỗi năm mà gọi là “chưa nói tới đánh thuế” ? Thế thì gs đặt vấn đề mỗi năm họ kiếm bốn năm chục tỷ để làm gì? Phải chăng là vạch lá tìm sâu khi mà thấy sự thu nhập như thế so với sự thu nhập của cá nhân mình?

Trước đây, thỉnh thoảng gs Ngô Đức Thịnh, “một chuyên gia nghiên cứu tôn giáo và xã hội học” cũng vài lần phát biểu về những hiện tượng tôn giáo ở Việt Nam, rất tiếc, gs chỉ nhìn thấy những hiện tượng mà không nắm vững những thực chất cốt lõi của nhà Phật. Cũng thế, ông Nguyễn Đức Truyền cũng có cái nhìn gần giống với gs Ngô Đức Thịnh :” Ngược lại, nhiều cơ sở tôn giáo, gồm không ít chùa chiền và sư sãi cũng đang rời xa nguồn gốc của tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống lâu nay của dân tộc để đi tới lựa chọn vừa thích tu vừa thích hưởng thụ.”

Phật giáo chưa hề có vụ “vừa thích tu, vừa thích hưởng thụ” như ông Truyền nhận xét. Nêu thích tu thì không ai thích hưởng thụ bao giờ. Có lẽ các vị chưa nhìn thấy nếp sống đạo hạnh của Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ cũng như rất nhiều bậc chân tu đang ẩn cư nơi non cao cốc vắng, trường trai tuyệt dục, giới luật tinh nghiêm, mời quý vị bỏ thời gian đến các núi non quan sát đa số sự tu hành của những người ”thích tu” mà không “thích hưởng thụ” bao giờ.

Có lẽ quý vị nhầm lẫn giữa hai khối tu sĩ: “thích tu” và “thích hoạt động xã hội”. Bậc  gọi là “thích tu”, ngôn ngữ của ông Truyền, hẳn nhiên không bao giờ “thích hưởng thụ” và “khối hoạt động xã hội” không thể ghép chung vào khối “thích tu”; vì không thể bắt cá hai tay một lúc thì làm gì có việc “ vừa thích tu lại vừa thích hưởng thụ” như trò bôi bác như thế! Ông Truyền giải thích và minh họa tiếp: 

“"Chùa ngày nay là để cứu với sinh linh, cho nên đem cái khổ của mình ra để xoa dịu cái khổ của nhân loại, cho nên họ muối một vại dưa, vại cà ăn hàng một hai năm, nhà chùa toàn mặc áo thô, đi chân đất thôi, chứ không diện, sang trọng hay sa hoa như bây giờ," ông nói.”

Hình như ông Truyền đang bị  tiêm nhiễm bởi sân khấu cải lương diễn tuồng vào những thế kỷ con người còn đi xe ngựa và chân đất? Nhà chùa nào mà đem cái khổ của mình ra để xoa dịu cái khổ của nhân loại bao giờ?

Lấy cái khổ của mình để xoa dịu cái khổ của chúng sanh là việc xa lạ chưa hề thấy trong kinh sách Phật giáo. Ăn dưa muối, mặc vải thô, đi chân đất đâu phải là cái khổ của nhà tu, vì chân tu nên họ chọn cuộc sống đạm bạc để khỏi mất thời giờ về ăn uống và khỏi khởi tâm tham muốn của nhục thân chứ đâu phải đó là cái khổ để xoa dịu cái khổ của chúng sanh. Nếu đem cuộc sống đạm bạc như thế để buộc chúng sanh noi theo thì càng tạo cái khổ cho chúng sanh , sao gọi là xoa dịu khi họ chưa cảm nhận được cuộc sống thanh đạm của bậc xuất trần?


Ngày xưa chưa có phương tiện đi lại như ngày nay, các tu sĩ buộc phải thích ứng với xã hội đương thời, ngày nay, đi Hoằng pháp và làm từ thiện từ Nam ra Bắc, cứ đi bộ như “nhất bộ nhất bái của ĐĐ Tâm Mẫn” thì đưa Phật giáo về lại thời kỳ đồ đá, chẳng những phản khoa học mà còn làm trì trệ sinh hoạt Phật giáo so với các tôn giáo bạn trong xã hội “phi thuyền lên sao hỏa”.

Thế thì Phật giáo không có quyền thích ứng với văn minh xã hội, cứ phải đi đầu trần chân đất, mặc vải thô như những thế kỷ trước? Nhà Phật có câu: “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác, ly thế mịch Bồ đề, cáp như cầu thố giác”. Sao cứ buộc các sư phải sống xa cách xã hội như thế? Chính cái nhìn lệch lạc vì không hiểu tinh thần thích nghi của nhà Phật mà ông Truyền phán:


“"Bây giờ các sư sãi sống cũng tốt hơn ngày xưa, điều kiện đi lại cũng dễ hơn, ngay cả trong chùa cũng có điều hòa nhiệt độ. "Ăn uống tiêu chuẩn cũng cao hơn. Mặc dù ăn chay những cũng rất là sang trọng, rất là đảm bảo về mặt dinh dưỡng, về mặt an toàn thực phẩm,"Cách sống rất là thanh cảnh như vậy mà lại vẫn đầy đủ như vậy."

Trình độ khoa học, kiến thức dinh dưỡng hợp với khoa học và vệ sinh thực phẩm, nhà chùa không được quyền áp dụng? “"Cách sống rất là thanh cảnh như vậy mà lại vẫn đầy đủ như vậy." có gì mà sai trái??? Vậy đặt vấn đề ra để làm gì? Những tu sĩ hoạt động xã hội cứ phải sống kham khổ như các bậc chuyên tu, liệu các ngài có đủ sức khỏe để làm công tác Phật sự?

Do tầm nhìn hạn chế mà các vị thấy “xa lạ” với cơ sở tín ngưỡng chứ quần chúng không hẳn đã xa rời Phật giáo. Thử nhìn, các tôn giáo bạn cao sang lộng lẫy, đi lễ ăn mặc đẹp, sinh hoạt hấp dẫn, trái lại nhà chùa cứ buộc mặc vải thô, đi chân đất. mái chùa u ám thấp lè tè thì chỉ có các già sắp xuống lỗ và kẻ chán đời đến với đạo Phật, tuổi trẻ làm sao thích nghi?


“"Các ngôi chùa Việt Nam ngày xưa gắn với kiến trúc, khung cảnh Việt Nam, nó ẩn khuất, nó chan hòa không chỉ với cộng đồng mà với cả thiên nhiên nữa.

"Các ngôi đình, hay ngôi chùa nó cũng thấp thôi, nó không cao như bây giờ, hay nó cũng không phải là chót vót trên đỉnh đồi, để lôi kéo mọi người thập phương đến như kiểu nhà thờ thời Trung Cổ, nó gần gũi với con người."

"Nhưng bây giờ tôi thấy nó như một cái gì đó đồ sộ như là thành quách, như cung đình, nó mang tính chất biểu trương sức mạnh của tiền bạc nhiều quá...”


Thế là ông Truyền và những người vọng cổ như ông đều muốn nhà chùa phải thấp lè tè, chỉ tồn tại trên núi non hoặc nơi đồng mông hiu quạnh để hợp với thiên nhiên mà không cần hợp với xã hội hiện đại??? Đây có phải là thiện ý bảo tồn cổ vật hay muốn đẩy Phật giáo ra  ngoài lề xã hội như Phật giáo Nam triều Tiên sau thời đệ nhị thế chiến, nhường sân chơi cho Tin Lành suốt nhiều thập niên qua? 

"Nhưng bây giờ tôi thấy nó như một cái gì đó đồ sộ như là thành quách, như cung đình, nó mang tính chất biểu trương sức mạnh của tiền bạc nhiều quá...”Có lẽ ông Truyền có thành kiến mặc cảm về tự ty nên thấy các cơ sở Phật giáo phát triển như thế biều trưng sức mạnh của tiền bạc, vì thế, ông nói thêm:  "Tôi thấy nó không gần gũi với tâm hồn đạo Phật, chùa chiền thời nguyên thủy, thí dụ ai cũng có thể đến được, nhất là người nghèo càng có thể đến được, chứ bây giờ đến chùa trông khang trang quá, người ta cũng sợ..."

Nghĩa là ông cứ muốn Phật giáo mãi mãi là Phật giáo thời trung cổ chứ không nên phát triển theo xu hướng phát triển của xã hội; Ta hình dung, tất cả ngôi chùa đều am tránh vách lá nằm chen giữa các nhà cao tầng, các sư nhắm mắt lầm lũi đếm từng bước chân giữa  giòng xe tấp nập, trên người mang bộ ý bá nạp, chân đất,  đi đâu cũng mang theo hủ dưa muối tương cà, thong dong khi mà nhu cầu Phật sự cấp bách, bá tánh cần cầu an cầu siêu cho thân nhân hấp hối…

Có lẽ, không những ngoại đạo mà ngay cả xã hội đều nhìn các sư là một hiện tượng quái thai của xã hội!!!Chưa nói đến các sư đi hoằng dương đến hải ngoại, hay các sư từ hải ngoại vào Việt Nam, chắc phải giong buồm vượt biển như các đạo sư xa xưa hay cuốc bộ như Ngài Huyền Trang thưở nhà Đường???


Sau khi hoài cổ, muốn Phật giáo trở lại thuở bán khai, ông Truyền gợi ý  nhà nước quản lý mức thu nhập của Phật giáo để đánh thuế như các quốc gia khác tạo sự công bằng cho xã hội: “Được biết ở một số quốc gia, ngoài việc có luật pháp quy định rõ ràng, các nguồn thu nhập cá nhân hay tổ chức của các cơ sở hoạt động tôn giáo bị đặt dưới sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của chính quyền.

Một số nơi còn coi hành nghề tôn giáo tạo thu nhập là một nghề nghiệp và là đối tượng điều chỉnh của các luật thuế, một trong các lý do được biết là để tạo đảm bảo công bằng trong xã hội, đặc biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh từ hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, so với các lĩnh vực thương mại, dịch vụ thông thường khác.”

Ông Truyền đứng góc độ kinh doanh và lợi nhuận khi các quốc gia đánh thuế vào các tôn giáo, nhưng ông không thấy có những điều khoản mà các quốc gia  đó đối với những hoạt động tôn giáo tuy có thu nhập nhưng phi lợi nhuận cho những hoạt động từ thiện xã hội, họ không bao giờ đánh thuế.

Ý kiến của gs Ngô đức Thịnh và Nguyễn Đức Truyền, nếu  là một thiện ý thì là thiện ý của những người ở những thế kỷ trước; nếu là thiện ý của  vị trí trong xã hội ngày nay thì không phải là một thiện ý, vì các vị nhập nhằng giữa những bậc chuyên tu và những người làm xã hội, hai lãnh vực khác nhau, hành trạng khác nhau thì cuộc sống phải khác nhau, làm gì có việc vừa “thích tu” lại vừa “thích hưởng thụ”.

Đây là một gán ép ác ý làm tổn thương đại bộ phận các bậc chân đức và chuyên tu đang ẩn cư khắp nơi. Nếu là nhà nghiên cứu xã hội và tôn giáo, mong các vị không nên nhìn vào hiện tượng mà đánh giá, cần phải chuyên sâu vào thực chất của Phật giáo qua những hiện tượng quá nhỏ so với đại bộ phận Phật giáo hiện nay, bởi vì tất cả không là như các vị tuyên bố.

Những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với dân tộc, bù đắp thiệt thòi cho những mãnh đời bất hạnh trong xã hội, và các bậc chuyên tu phần lớn, tại sao quý vị không nêu ra mà chỉ nêu ở một góc độ tiêu cực?

Thà rằng một người bình thường nhận xét, có thể thông cảm những khiếm khuyết, nhưng một nhà trí thức đại diện cho những nhà nghiên cứu xã hội và tôn giáo cho một chế độ như thế thì người phật tử chúng tôi cảm thấy có cài gì bất ổn trong kiến thức và thiện ý của quý vị.


Những phương tiện gọi là hưởng thụ trong một số ít tu sĩ hiện nay phải so sánh những đóng góp của họ cho xã hội có tương xứng để lên án. Nếu bảo chỉ đóng góp mà không được thụ hưởng những tiện nghi hiện có, có phải là một bất công trong xã hội?

Ai quy định  cho sự đóng góp mà không được bù đắp những tiện nghi bảo đảm sức khỏe cho năng suất đóng góp đó??? Sao các vị muốn quản lý thùng công đức để gọi là công bằng cho xã hội mà lại không công bằng cho những đóng góp thầm lặng thường xuyên trong giới  nhập cuộc của Phật giáo?
                                                        MINH MẪN
                                                          20/4/2013
   

Về Menu

cái hiểu về phật giáo của một số nhà tri thức hiện nay cai hieu ve phat giao cua mot so nha tri thuc hien nay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

các bạn trẻ thời nay nhìn cuộc đời cac ban tre thoi nay nhin cuoc doi nhu the nao 1 ฤคเวท ÐÐ³Ñ các cảnh giới tái sinh giúp người trợ cac canh gioi tai sinh giup nguoi tro niem vang gio 七佛灭罪真言全文念诵 เพรงดนต ฟ ç½ åÆ¹å ³ Các đồ uống giải khát mùa hè bổ æ Æå 弘忍 nhan Các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ æˆ å šæ các khóa tu dành cho giới trẻ tu để cac khoa tu danh cho gioi tre tu de song tot hon Các kỳ kiết tập kinh điển theo Phật Các loại đậu không phải là thực phẩm 五行缺火 名字 藏红色 五痛五燒意思 七五三 家族写真 Các loại rau củ giúp tăng cường miễn Các loại thực phẩm có lợi và hại cho Các loại thực phẩm gây đau tim Các loại thực phẩm giúp tiêu hóa dễ Các loại thực phẩm tốt cho trí nhớ å æžœ 把弯路走直的人是聪明的作文 学佛的人 Ăn chay để làm giảm sự nóng lên toàn 梵僧又说我们五人中 أبا درج 积极向上的名言警句 栃木県寺院数 åƒäæœä½ 永平寺宿坊朝のお勤め Nhất tự tánh di đà 6 地藏十轮经 สโตร ส รา 神式位牌 所住而生其心 æåŒ quan song hay bo be Hương quê 轉識為智 รบอปก khoai lang