Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, thời Gia Long 1802 1819 , có ghi Chùa Kim Chương ở cách dinh trấn hơn 4 dặm về phía Nam, phía Bắc đường quan
Hòa Thượng Đạt Bổn

Sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, thời Gia Long (1802-1819), có ghi: "Chùa Kim Chương ở cách dinh trấn hơn 4 dặm về phía Nam, phía Bắc đường quan.

Sách "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức, thời Gia Long (1802-1819), có ghi: "Chùa Kim Chương ở cách dinh trấn hơn 4 dặm về phía Nam, phía Bắc đường quan.Chính giữa là điện Phật, trước sau, Đông Tây xây cổng chùa, nhà tăng, nhà kinh, viện hương, nhà ăn đều chạm khắc, tô vẽ rạng rỡ tốt đẹp. Phía bắc chùa có mạch nước ngầm, suốt 4 mùa thấm ướt đường đi. Vào năm Ất Sửu (1745), năm thứ 18 triều vua Thế Tông có vị du tăng ở Quy Nhơn là Hòa thượng Đạt Bổn đến ở đó xây chùa. Được vua ban tấm bảng đề: Sắc Tứ Kim Chương Tự. Hòa thượng Đạt Bổn viên tịch truyền lại cho người học trò nối pháp là Quang Triệt.

Năm Ất Mùi (1775), tướng quân Lý Tài, đạo quân Hòa Nghĩa tôn lập Mục Vương (1) tại đây, nên lại được ban sắc tứ. Sư Quang Triệt tịch, sư Quang Trạm kế thế; Quang Trạm tịch, truyền cho sư Quang Tuệ trú trì. Năm Đinh Dậu, Gia Long thứ 12 (1813), phó tướng quân thần võ là Trần Nhân Thái tuân theo di chỉ của bà Cao hoàng hậu(2)đem một vạn quan tiền lo việc sửa chữa chùa chiền. Kinh tạng, chuông trống tất cả đều được chỉnh đốn, bổ sung trang nghiêm. Đến nay trở thành ngôi chùa danh tiếng ở thành Gia Định".
  Thời Tự Đức (1848-1883), sách "Đại nam nhất thống chí" của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi: "Chùa Thiên Trường ở tại thôn Tân Triêm, huyện Bình Dương. Phía Đông Nam chùa có mạch nước ngọt chảy ngầm, suốt bốn mùa ẩm ướt, thấm khắp đường đi. Triều trước vào năm Ất Hợi (1755), có nhà sư du hóa là Đạt Bổn xây dựng chùa này, được ban tên: Sắc Tứ Phổ Quang Thiên Sơn Tự. Năm Ất Mùi, Thừa Thiên Cao hoàng hậu cúng một vạn quan tiền để trùng tu chùa".   Sau khi giặc Pháp chiếm Nam Kỳ (từ năm 1860 trở về sau), chùa Kim Chương và các ngôi chùa to lớn nổi tiếng nhất ở Gia Định lần lượt bị chúng chiếm đoạt, triệt phá mất tích. Do đó chúng tôi xin dịch giới thiệu bài cổ văn sau đây, nhằm bổ sung sử liệu về Phật giáo ở Nam Bộ.   Bài tựa khắc lại bộ kinh "Pháp Hoa khoa chú":   Tôi nay chọn khắc lại bộ "Khoa chú" (3), vì sao?   Xưa nay các bậc hiền triết chú giải kinh Pháp Hoa tuy nhiều, nhưng chỉ có bản chú của tông Thiên Thai là ý chỉ thông suốt nhất. Nguyên bởi Đại sư Trí Giả (4) chứng được Pháp Hoa tam muội, tương hợp với tâm Phật, mở rộng được trí Phật. Vì vậy hai bộ kinh "Huyền Nghĩa và Văn Cú" (5) lời lời hiện rõ thể tính, câu câu sáng suốt thần kỳ. Giống như họ Hy - Hòa (6) khảo xét hiện tượng muôn vật chính xác, rõ ràng, không có chỗ tối tăm nào không được soi sáng. Vả lại lời văn linh động, nghĩa lý sâu xa.

Sau đó Pháp sư Nhất Am - Như Giả (7) xuất hiện, nghĩ rằng gặp thời mạt pháp lo lắng cho người học vì hiểu biết nông cạn mà khó lĩnh hội được, trố mắt lầm lạc, lòng sinh buồn chán. Vì vậy, Pháp sư mới cắt bỏ phần rườm rà, chọn lọc điều thiết yếu, đối chiếu, nối kết nhau, chia mục, phân khoa làm cho nội dung thông suốt. Để lại lời dạy rộng rãi cho người học đời sau, ngầm mở bày cho hàng sơ cơ, nếu biết quyết chí cầu tìm đạo lý thâm sâu tức thu được ngọc báu trong áo. Vì việc đó mà tôi khắc lại bộ kinh này vậy.
  Phần tôi, trải bốn mươi năm qua thường xem Giới Hoàn (8) mươi lần, Hội Nghĩa (9) năm lượt. Riêng mình cảm thấy hoang mang, không biết căn cứ vào đâu mà bước vào chỗ rốt ráo. Như chưa rõ được đầu, cuối của "bản, tích" (10); gốc, ngọn của "quyền, thật" (11). Đến năm 52, 53 tuổi may mắn được thấy bộ kinh này, thường lắng lòng xem xét, dần dần mở mang trí tuệ, hiểu rõ ý chỉ của kinh. Chương tiết rõ ràng, giống như đi đêm nương vào đuốc của người; hoặc tựa ở trong nhà tối chợt thấy đèn sáng tỏ, vui mừng không tả xiết, mở toang được trí tuệ. Đức Phật nhìn bốn loài chúng sinh như nhìn con thơ; thương xót khắp ba cõi như nhau.

Hết thảy Phật pháp, pháp pháp đều là pháp bình đẳng. Hết thảy người đời, người người, đều là người có đủ tính giác ngộ.Chúng sinh với Phật giống nhau, ta và người không khác. Trong lòng tôi luôn luôn ghi nhớ lý ấy, đêm lặng, canh thâu âm thầm nghĩ ngợi. Đất lành phương Nam, đạo vua sáng tỏ khắp trời, bánh xe pháp thường xuyên xoay chuyển. Ở kinh thành (Phú Xuân) chính hóa thấm nhuần, nơi xa xôi cũng được tốt đẹp. Khoa chú chưa đầy đủ tôi riêng than thở, không biết nơi nào có duyên, chỉ có quyết tâm biết đến lúc nào mới khắc lại được!
  Mùa xuân năm Mậu Dần (1758), tôi đi xa vào Gia Định, chẳng phải có ý muốn làm người rãnh rỗi. Mùa thu năm Canh Thìn (1760), tình cờ gặp duyên nhỏ mời đến dự pháp hội ở chùa Châu Lâm, thỉnh tôi giải thuyết về Diệu Pháp được hơn 10 ngày. Một hôm vào canh 3, mộng thấy nhà sư đến bảo: "Muốn khắc lại bộ kinh này thì nên ở lại nơi đây bắt đầu công việc". Đến nay đã 66 tuổi (1762), tuy khí lực sút giảm, già yếu nhưng tôi không ngại đắng cay, lao nhọc, phát đạo tâm hùng mạnh, vung ngọn bút sắc bén viết thẳng vài lời, nhằm tìm kiếm duyên lành rộng rãi, cầm lấy bài văn này đi các nơi xin quyên góp của cải. Rất mong: Các vị quan lớn hộ pháp, các bậc giàu có, sang trọng cùng tất cả tín đồ nam, nữ phát lòng hoan hỷ, trích bớt tiền tài huyễn ảo cúng dường Diệu Pháp. Để dùng tài sản bố thí đó, mời nhà khắc bản in. Nguyện cho công việc chạm khắc hoàn thành, phát tâm lúc đầu của tôi không thay đổi. In ra 300 bộ, xin cúng vào các chùa chiền danh tiếng, bao bọc thành 2100 quyển để lưu thông khắp trong nước. Cúi mong: Ở thế gian và ngoài thế gian cùng thấm nhuần các lớp sóng trong biển chánh pháp. Loài người và không phải loài người đều được uống vị kỳ diệu "đề hồ". Hoặc nghe chỉ vi lời mà rõ nghĩa, một câu thâm nhập tinh thần, ngộ được ẩn dụ Liên hoa. Lấy quyền, thật thơng hiểu lời giải thích Diệu Pháp là chơn như, không thay đổi. Được vậy thì 6 căn thanh tịnh, 4 đức phân minh (12) tức thì không vướng mắc vào hóa thành (13) để vượt thẳng vào bảo sở (14). Đem hết những điều thắng lợi này hồi hướng quả vị Bồ đề. Trên xin báo đền công đức Tam Bảo, thứ đáp tạ bốn ơn nặng (của cha mẹ, sư trưởng, chính quyền và thí chủ). Cuối cùng khắp cả pháp giới chúng sinh, thu nhận được sự lợi ích vô cùng, loài hữu tình và vô tình đều thành Phật đạo.
 
Đó chính là lời nói: "trước ba ba sau cũng ba, ba" (15). Nên có bài tựa này. Viết vào ngày Phật đản, tháng 4 năm Nhâm Ngọ, triều vua Cảnh Hưng thứ 23 (1762). Phương trượng chùa Bửu Quang ở phủ Quy Nhơn là Sa môn Tế Chơn hiệu Đạt Bổn đạo nhơn. Bản khắc kinh tại chùa Diên Phước, dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định.   Bài văn trên cung cấp những thông tin chính xác, giúp chúng ta biết rõ hơn về: - Hoà thượng Đạt Bổn: Căn cứ theo niên biểu trong bài văn, có lẽ ngài sinh vào khoảng năm Bính Tý (1696) đời Minh vương Nguyễn Phước Chu (Lê Chính Hòa thứ 17), xuất gia có pháp danh Tế Chơn, đời thứ 2 thiền phái Liễu Quán ở Đàng Trong (đời thứ 36 thiền phái Lâm Tế). Ngài từng làm phương trượng (tức trú trì) chùa Bửu Quang ở phủ Quy nhơn. Năm Mậu dần (1758), ngài đi vào Gia Định tham dự các pháp hội. Năm Nhâm Ngọ, Cảnh Hưng thứ 23, đời Võ vương Nguyễn Phước Hoạt (1762), Hòa thượng Đạt Bổn đã 66 tuổi mới viết bài tựa khắc lại bộ kinh "Diệu Pháp Liên Hoa khoa chú", tại chùa Diên Phước ở dinh Phiên trấn, phủ Gia Định. - Chùa Kim Chương: Theo bản chép tay sách "Gia Định thành thông chí": Hòa thượng Đạt Bổn lập chùa Kim Chương vào đời Thế Tông thứ 18, năm Ất Sửu (1745). Theo tôi, điều này do việc sao chép sai lầm, vì năm thứ 18 đời Thế Tông (tức Võ vương Nguyễn Phước Hoạt) phải là năm Đinh sửu (1757).   Tuy nhiên, so với niên biểu do chính Hòa thượng ghi thì năm Mậu dần (1758), ngài mới vào Gia Định. Có thể lúc đầu ngài tạm trú tại các chùa cùng môn phái Liễu Quán, sau đó mới làm thảo am riêng. Đến năm Nhâm ngọ (1762), lúc viết bài tựa khắc lại bộ kinh, ngài vẫn còn xưng là Phương trượng chùa Bửu Quang, phủ Quy nhơn. Như vậy, chùa Kim Chương phải được kiến tạo và sắc tứ sau năm 1762. Qua đối chiếu xem xét, chúng tôi thấy năm lập chùa và năm được sắc tứ thích hợp nhất là năm Kỷ Sửu (1769), Cảnh Hưng thứ 30, đời Định vương Nguyễn Phước Thuần. (Cũng không thể là năm Ất Hợi-1755 như ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn) - Tên chùa nhiều lần thay đổi:   Thời Gia Long (1802-1819), sách "Gia Định thành thông chí" ghi: Sắc Tứ Kim Chương TưÏ; sách "Đại Nam nhất thống chí" đời Tự Đức (1848-1883) ghi: Thiên Trường Tự và Sắc Tứ Phổ Quang Thiên Sơn Tự. Vì sao?   Theo chúng tôi, lúc đầu Hòa thượng Đạt Bổn khai sơn đặt tên chùa là Kim Chương và được Định vương ban sắc tứ. Đến lúc Nguyễn Phước Dương chạy vào Nam, Lý Tài rước về chùa Kim Chương tôn lên làm Tân Chính vương thì chùa được sắc tứ lần thứ hai: Phổ Quang Thiên Sơn Tự. Thời Gia Long, năm Ất Hợi (1815), tuân theo di chúc của bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (Tống Thị Lan), Phó tướng thần Võ quân Trần Nhân Thái lo việc đại trùng tu chùa. Từ đó chùa được đổi thành Thiên Trường Tự. Điều này cũng như ở kinh đô Huế, bà Hiếu Khương (mẹ vua Gia Long), năm Mậu Thìn (1808), cúng tiền trùng tu chùa Báo Quốc, sau đó đổi thành Sắc Tứ Thiên Thọ Tự.   Căn cứ theo các bản đồ và sách vở xưa còn lưu lại, vị trí chùa Kim Chương được xác định nằm trong khu vực thành Ô-ma, đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM ngày nay. Theo ông Trương Ngọc Tường, sau khi Pháp đánh chiếm Gia Định chư tăng chùa Kim Chương chạy về xã Mỹ Thiện (nay là Thiện Trí), dựng lại ngôi chùa và đặt tên là Hội Thọ Tự. Đến nay tại chùa Hội Thọ vẫn còn bảo tồn được một số tượng Phật, Thánh, long vị các Tổ sư nguyên từ chùa Kim Chương mang về.   Rất mong sau khi chúng tôi công bố bài báo này, những vị nào còn biết được thêm thông tin về Hòa thượng Tế Chơn-Đạt Bổn; chùa Bửu Quang ở Quy Nhơn; chùa Diên Phước ở Gia Định... xin hãy công bố tiếp thông tin để việc nghiên cứu về Phật giáo ở Nam Bộ được rõ ràng, chính xác hơn. Đó là cách báo đền ơn đức tiền nhân và chư Tổ một cách tốt đẹp nhất.   Ghi chú: 1. Mục vương: tức hoàng tôn Nguyễn Phước Dương, năm 1776 trốn Tây Sơn chạy vào Gia Định, được Lý Tài rước về chùa Kim Chương lập làm Tân Chính vương. Năm 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, bắt được Tân Chính vương và Thái Thượng vương Nguyễn Phước Thuần, đưa về giết tại chùa Kim Chương. Đời Gia Long truy phong hiệu Mục vương.   2. Bà là hoàng hậu Tống Thị Lan, vợ của vua Gia Long, mất năm Giáp Tuất (1814). Do đó năm Ất Hợi (1815), Trần Nhân Thái tuân theo di chúc của bà vào trùng tu lại chùa Kim Chương. Sách Gia Định thành thông chí chép nhầm thành năm Đinh Dậu, Đại Nam nhất thống chí cũng ghi nhầm là năm Ất Mùi.   3. Khoa chú: tức bộ Pháp Hoa Khoa Chú gồm 7 quyển do Đại sư Nhất Như ở chùa Thượng Thiên Trúc đời Minh soạn, còn gọi là Nhất Như tân chú.   4. Trí Khải (538-597): họ Trần, tự Đức An, sinh vào đời Tùy, ở Hoa Dung, Kinh Châu, Trung Quốc, được tôn xưng là Trí Giả hay Thiên Thai Đại sư, sơ tổ tông Thiên Thai.   5. Huyền nghĩa và Văn cú: tức bộ Pháp Hoa huyền nghĩa và bộ Pháp Hoa văn cú do Đại sư Trí Khải soạn.   6. Hy-Hòa: họ Hy và họ Hòa ở thời vua Nghiêu, chuyên khảo xét thiên văn,lịch pháp.   7. Nhất Am-Như Giả: tức Đại sư Nhất Như (1352-1425), họ Tôn, người Thượng Ngu, Triết Giang, Trung Quốc, trụ trì chùa Thượng Thiên Trúc, vâng chiếu vua soạn Đại Minh tam tạng pháp số và Pháp hoa khoa chú.   8. Giới Hoàn: cao tăng đời Tống, người Thiệu Hưng, Triết Giang, Trung Quốc. Sư trụ trì chùa Khai Nguyên ở Ôn Lăng, tinh thông yếu chỉ Pháp Hoa của ngài Trí Khải và Hoa Nghiêm của ngài Hiền Thủ. Tác phẩm "Diệu Pháp Liên Hoa kinh giải".   9. Hội nghĩa: bộ Pháp Hoa kinh hội nghĩa gồm 16 quyển, do Đại sư Trí Húc đời Minh soạn.   10. Bản, Tích: Bản môn và Tích môn do Đại sư Trí Khải, sơ tổ tông Thiên Thai lập ra. - Bản: bản địa, nghĩa là đã thành tựu từ lâu, chỉ cho thực thể. - Tích: thùy tích, nghĩa là mới thành tựu, chỉ cho bóng dáng của thực thể.   11. Quyền,Thật: - Quyền: giả lập, tạm mượn, không thực. - Thật: như thực, rốt ráo, bền chắc. Tông Thiên Thai chủ trương viên giáo nói như trong kinh Pháp Hoa là Thật giáo. Còn tạng giáo, thông giáo, biệt giáo nói trong các kinh khác là Quyền giáo. Cho nên gọi là "tam quyền, nhất thật".   12. Lục căn thanh tịnh, tứ đức phân minh: - 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Theo tông Thiên Thai thì địa vị thập tín trong Biệt giáo là 6 căn thanh tịnh vị. Thực hành 5 hạnh: thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép kinh điển thì có thể nương theo năng lực của kinh mà làm cho 6 căn được trong sạch. - 4 đức của pháp thân Phật: Thường (không bao giờ thay đổi); Lạc (ở trong sự an vui tuyệt đối của Niết bàn); Ngã (xa lìa vọng chấp, tự tại vô ngại); Tịnh (xa lìa cấu trược, vô nhiễm, vắng lặng).   13. Hóa thành: ví dụ thành quách do sự biến hóa mà hiện ra; 1 trong 7 thí dụ của kinh Pháp Hoa.   14. Bảo sở: chỉ cho Niết bàn cứu cánh, nơi an trụ rốt ráo chân thực của chư Phật.   15. "Tiền tam tam hậu diệc tam tam" (Trước 3,3 sau cũng 3,3) là câu đối đáp giữa Thiền sư Vô Trước (tức Văn Hỷ, đời Đường) với hóa thân của Bồ tát Văn Thù tại Ngũ Đài Sơn. Về sau câu ấy trở thành thuật ngữ thiền.   (Theo Tạp chí Văn Hoá PG SỐ 19 -15 THÁNG 8, 2006)

Về Menu

hòa thượng đạt bổn hoa thuong dat bon tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

研究生奖学金自我总结 å æ å êm å æ Bánh khọt chay cho gia đình Nhớ cảnh chùa xưa Sự dung hợp từ ba vị Tổ Huệ Khả 楞严咒大字版 dẠu những thứ chúng ta đánh mất giữa vòng ngưỡng đi đi em noi nho khac khoai cua nguoi tha phuong moi dip お寺との付き合い 檀家 dà m 生前法名 熊本 อาจารอเกว lời phật dạy về thời gian và nghiệp 欢喜金刚 ä¹ƒçˆ ä¹ é å æžœå žå¾ 仏壇の線香の位置 氣和 sà Mùa Vu Lan nhớ mẹ huong စ ရ င က င တရ တ မ Gừng tươi có tác dụng giảm đau お仏壇 おしゃれ 通販 æ ä å 七五三 家族写真 chùa phước huệ phat duoc su ò 赞比亚总统谈俄乌冲突 æåŒ mà ะกะพ ถ พ 姤卦 佛观音 护法 tình xuân ca hay lua chon mot ton giao chan chinh cho الحياة في اكرا bão 激安仏壇店 åƒ äººå ƒæ giá 宾州费城智开法师的庙