Bạn là người ăn chay trường hay thường ăn vào những ngày rằm như tết Nguyên tiêu vừa qua Nghe có vẻ
Ăn chay, bạn đang cứu cả thế giới

Bạn là người ăn chay trường hay thường ăn vào những ngày rằm như tết Nguyên tiêu vừa qua? Nghe có vẻ “thánh thiện” tuy có hơi “âm lịch” so với phần nhân loại còn lại. Thế nhưng, có thể bạn không cổ hủ chút nào như nhiều người đang nghĩ, mà rất hiện đại, bởi bạn đang tham gia “cứu độ” thế giới…
Miếng Bít Tết cuối cùng
    Tiệc chay thịnh soạn thua gì tiệc mặn. Ảnh: Hồng Thái
Một ngày thu 1970, anh sinh viên Peter Singer ngồi trong phòng ăn rộng lớn của đại học Oxford và ăn một miếng bíttết. Ngồi bên cạnh anh, một sinh viên khác quyết liệt từ chối miếng bíttết. Tưởng miếng thịt không ngon, anh hỏi thì người bạn học bảo là anh không bao giờ ăn thịt. Sửng sốt tra hỏi bạn thì anh nhận ngay một câu hỏi ngược: “Hãy đưa ra một lý do tử tế về chuyện vì sao con người lại được phép ăn thịt thú vật?” Ăn nốt miếng bíttết còn lại, Peter Singer không biết rằng đó là miếng bíttết cuối cùng của đời mình.

Vốn là một người gốc Do Thái và có người thân bị giết hại trong trại tập trung của Đức quốc xã, Singer rất nhạy cảm với những đề tài như thế. Sau câu hỏi của bạn đồng môn, anh sinh viên khoa triết này bỏ hơn ba năm ròng để nghiền ngẫm đề tài “Con người nên hành xử với loài vật ra sao?” Năm 1975, anh cho ra đời một cuốn sách best-seller có tên Giải phóng loài vật (Animal Liberation).

Tư tưởng lớn gặp nhau

Lập luận để triết gia Singer tạo nên cả một phong trào bảo vệ động vật chính là việc đả phá thuyết “con người là trung tâm”. Với quan niệm con người là loài có lý trí, do vậy có giá trị, còn loài vật thì không, ông đặt ra câu hỏi: Liệu ta có thể cả quyết rằng cuộc sống thông minh có giá trị hơn cuộc sống ít thông minh, và trí thông minh vượt trội có phải là giấy phép vô điều kiện để con người muốn làm gì thì làm?

Trước Singer đã có nhiều bậc tiền bối lẫy lừng. Triết gia Bentham, từ thời cách mạng Pháp 1789, đã viết: “Sẽ đến một ngày mà các tạo vật đang sống sót được nhận những quyền lợi mà người ta vẫn bạo ngược tước đi của chúng. Một ngày nào đó ta sẽ nhận ra rằng số lượng chân và lớp lông trên da không phải là lý do chính đáng để ta bắt một sinh thể mẫn cảm chịu số phận như vậy. Nhưng đặc điểm nào khác có thể giúp vạch đường biên giới bất khả xâm phạm? Khả năng nói chăng? Nhưng một con ngựa trưởng thành hay một con chó biết thể hiện nhiều hơn một đứa trẻ… Câu hỏi không phải là chúng có biết tư duy hay chúng có biết nói không, mà là chúng có biết đau khổ không?”

Và nếu ngược dòng thời gian hơn 2.000 năm nữa, ta sẽ được diện kiến Đức Phật Thích Ca, một trong những người đầu tiên cảm nhận sâu sắc nỗi đau của chúng sinh khi bị giết hại…

Thay búa bằng… điện

Cũng như con người khi xử án đồng loại, việc “xử tử” bò, heo, cừu… đi từ búa tạ cho đến búa điện hay “ghế điện”. Chỉ có điều khác là con người khi bị xử tử thì thường là những kẻ có tội, còn heo bò thì chỉ có mỗi tội là sinh ra làm loài vật. Điều này cho thấy rằng loài người cũng đã cảm nhận sự đau đớn của loài vật khi bị giết thịt và họ muốn giảm thiểu mức độ đó cho chúng.

Có thể lập luận rằng việc giết hại gia súc, gia cầm là cần thiết để loài người sinh tồn. Thế nhưng đối với các loài “sơn hào hải vị” mà việc săn bắt chỉ để “ăn chơi cho biết” thì sao? Chỉ là một loài yếu ớt như “cây sậy” mà Pascal từng nhận định, thế nhưng bằng trí thông minh tai hại của mình, loài người đã săn bắt hầu như không chừa một loài động vật nào dù đó là loài bò, đi, chạy, nhảy, lặn lội hay bay lượn. Như dân nhậu thường nói: “Con gì nhúc nhích được thì ăn”.

Cho đến giờ, pháp luật bảo vệ động vật vẫn hoạt động yếu xìu. Được xem là có quyền lực nhất trên thế giới để bảo vệ giống loài là Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Tuy nhiên, tính kể từ khi CITES thành lập năm 1973 cho đến nay, con người cứ thản nhiên “ăn” mất một nửa số động thực vật có từ thời điểm đó!

Cây, con chết, người cũng chết…

Tốc độ diệt chủng muôn loài của con người không chỉ gói gọn trong việc “thịt” trực tiếp mà còn ở việc tàn phá những “ngôi nhà” của chúng. Hiện nay chỉ còn 2% diện tích rừng nhiệt đới che phủ, là nơi tập trung nhiều giống loài động thực vật “nhất quả đất”. Trong vòng chưa đầy 30 năm, rừng co hẹp quá nửa. Với tốc độ đốn gỗ như hiện nay, đến năm 2045, cây nhiệt đới cuối cùng sẽ bị chặt. Mỗi ngày có vài trăm loài thú tuyệt chủng, đa phần không có tên và chưa bao giờ được khoa học khám phá…

Không cần là nhà tiên tri hay một bác học uyên thâm thì con người cũng có thể biết đến chân lý đơn giản: “Cây chết, sau đó người chết”. Thế nhưng những nỗ lực bảo vệ môi trường của các nhà sinh thái học hiện nay chừng như không khác gì chàng “hiệp sĩ khùng” Don Quixote chống lại cối xay gió. Hầu hết các chính quyền trên thế giới đều lên tiếng mạnh mẽ về việc “bảo vệ môi trường” hay “phát triển bền vững”, kỳ thực đó chỉ là những trò mị dân.

Công bằng mà nói, cũng đã có những nỗ lực từ một vài quốc gia phát triển, như việc đưa môn luân lý học môi trường vào giảng dạy hay đòi mở rộng khái niệm “vật quyền” lên ngang bằng với khái niệm “nhân quyền”, thế nhưng đó cũng chỉ được xem là một thứ “phú quý sinh lễ nghĩa” chứ chưa phải chuyện thiết yếu sinh tồn.

Vậy thì bạn cứ hãy ăn chay để “cứu độ” chúng sinh đi, như con người của hơn 2.000 năm trước, nếu bạn có thể… Đoàn Đạt - Theo: yume
 

Về Menu

ăn chay bạn đang cứu cả thế giới an chay ban dang cuu ca the gioi tin tuc phat giao hoc phat

su phat trien kinh te nhin tu triet ly phat giao 文殊菩薩心咒 祖国在我心中 châm ngôn và năm điều luật của gia 佛教書籍 khắc khoải hoa ban trắng 念地藏圣号发愿怎么说 净土五经是哪五经 co bao gio ban co don chua thai do can co khi doc kinh phat Muôn b羅i thích tâm an أبا درج Dinh dưỡng từ nấm tổ di 菩提 塩谷八幡宮 nghịch 四十二章經全文 ブッダの教えポスター niå³ å Æ 村上市お墓 âm çƒ¹ä½ ç 腳底筋膜炎治療 Chay อาจารอเกว 心经 ngá 三宝の恩 七佛灭罪真言全文念诵 рикна 坐禅 無分別智 叩钟 khổ đau là do tự mình làm ra さいたま市 氷川神社 七五三 Ï ด หน ง Khi 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 横浜 永代供養 Kinh xÃƒÆ 彿日 不說 мапта фон chua bao lam tạm Chùa Linh Ứng 第三世多杰羌佛经藏总集