Bừng sáng về cảm thụ cái đẹp
Thời còn học trung học phổ thông, mỗi khi lớp hoặc trường tôi tổ chức liên hoan, văn nghệ, tôi thấy bạn bè tôi thường ca hát những bản nhạc trẻ. Trong những đêm cắm trại chào mừng ngày Nhà giáo Việt
10 năm sau chúng tôi gặp lại nhau trong lần kỷ niệm họp 10 năm ra trường. Bạn bè tôi bấy giờ đi dự buổi họp mặt ấy không chỉ một mà đến hai, ba mình. Lần gặp gỡ nhau sau 10 năm cách biệt này, bạn bè tôi ai nấy đã chững chặc hơn trong lời nói, già dặn hơn trong suy nghĩ. Lạ lùng nhất đối với tôi là, hầu hết trong số bạn bè tôi lúc này đều thích hát và thích nghe những bản nhạc êm đềm, nhẹ nhàng, và sâu lắng của cái thời cách đây trên nửa thế kỷ, không một ai còn thích hát và thích nghe những bài nhạc trẻ trung, vui nhộn của cái thời “ngày hai buổi đến trường, yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” ấy nữa.
Thắc mắc trong lòng, tôi hỏi một người bạn trai tôi rằng: “Tớ nhớ ngày học phổ thông, cậu rất thích hát nhạc trẻ, sao hôm nay không thấy hát nhạc trẻ nữa, mà lại hát toàn nhạc tiền chiến?” Bạn tôi liền trả lời: “Mình không hiểu sao, kể từ khi lập gia đình, có vợ sinh con, suốt ngày lam lũ tính kế sinh nhai, đối diện với nhiều sự thật phũ phàng của cuộc sống, mình bỗng nhiên thích nghe và hát những bản nhạc có lời và giai điệu nhẹ nhàng du dương, sâu lắng hơn. Mỗi khi nghe và hát những bản nhạc ấy, mình có cảm giác như tìm về được chính mình và quên đi biết bao cái khổ đang chờ mình trước mắt.”
Ngày nay, hồi tưởng lại câu chuyện của cái ngày xa xưa ấy, và chiêm nghiệm lại những gì tôi đã trải qua trong đời, tôi nhận thấy bản thân tôi trong một giai đoạn nhất định của cái tuổi bồng bột, cũng có những suy nghĩ, hành động, lời nói giống như vậy.
Trước đây, mỗi khi đến chiêm bái một ngôi chùa to Phật lớn có kiến trúc nửa kim nửa cổ, hai ba tầng lầu, dùng các loại vật liệu xây dựng cực kỳ hiện đại đắt tiền, và có các hoa văn, họa tiết chi chít, dày đặc từ trên đỉnh nóc xuống nền chùa, tôi thường nghĩ quả là một tác phẩm nghệ thuật Phật giáo độc đáo, công phu, khó xây dựng được, chẳng phải có tiền là làm được, mà phải có đầu óc kiến trúc đầy sáng tạo, đột phá.
Tôi thầm mơ ước một ngày nào đó, nếu được bổ nhiệm trụ trì, đầy đủ nhân duyên tôi sẽ xây dựng ngôi chùa tôi na ná như vậy tuy không hoành tráng bằng những ngôi chùa ấy. Mơ ước cỏn con ấy của tôi rồi cũng đã trở thành hiện thực. Tôi được giáo hội bổ nhiệm giữ cương vị trụ trì một ngôi chùa tọa lạc tại một thành phố thuộc tỉnh lẻ. Chùa tôi diện tích đất đai không rộng. Khi tôi nhập tự, chùa đã xuống cấp trầm trọng. Vì vậy tôi phải ra sức sửa chữa lại.
Đời sống Phật tử chùa tôi, tuy không giàu có, chỉ đủ ăn đủ mặc, nhưng được có cái tâm rất tốt. Tôi xây dựng công trình nào của chùa, bà con Phật tử cũng đều của ít lòng nhiều phát tâm đóng góp. Nhờ vậy, chỉ một hai năm đầu giữ trách nhiệm trụ trì, tôi đã có thể xây dựng vài công trình nho nhỏ với vật liệu cũng khá tân tiến, hiện đại. Xây dựng xong, tôi mãn nguyện lắm, thích thú lắm, tối ngày đi ra đi vào để ngắm thành quả sức lao động của chính mình.
Vài năm sau, khi cảm giác hạnh phúc vì thành quả đóng góp xây dựng chùa đã qua đi, tôi có duyên đến thăm một số chùa ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Chùa Tào Khê tọa giữa trung tâm thủ đô
Khi đến Nhật Bản năm 2006, thăm một số chùa ở
Trở về Việt Nam, nhìn ngắm lại những công trình mà mình đã xây dựng, tôi không còn cảm giác thấy nó đẹp như cái hồi tôi vừa xây xong nữa, nhất là khi tôi suy nghĩ về một đoạn viết ngắn trong bài Minh văn của giáo sư Phạm Phú Thành: “Ngôi chùa Phật là biểu tượng thiêng liêng của đạo giải thoát; kiến tạo một cảnh chùa là công đức vô lượng, mà trùng tu một ngôi chùa cũng là vô lượng công đức. – Có điều là, phải chăng nhân vì sẵn có tiền tài và kỹ thuật tiên tiến nên mới nảy sinh ý tưởng trùng tu cho phù hợp với cảm quan, thị hiếu của người đương thời? – Tiền tài là kết quả cần lao, mồ hôi nước mắt của đàn-na thí chủ; kỹ thuật tiên tiến thì cái hiện đại của hôm nay là cái lạc hậu của ngày mai. Và phải chăng hễ có chùa to thì có Phật ngự? Lẽ nào không nhận chân quan niệm “ chùa rách Phật vàng ”, lưu truyền bao đời trong nhân dân Việt
Vậy thì phương tiện vật chất, - tiền tài dù phong phú, kiến trúc dù tối tân hiện đại, - tự chúng đâu nói lên được ý nghĩa cao quý của công trình trùng tu một biểu tượng thiêng liêng của Đạo Vô Thượng, mà nhân tố quyết định sự thành tựu chính là Bồ-đề tâm và lòng thành.”
Tôi chợt hiểu ra rằng trước đây, tôi đã sai lầm trong quan điểm xây dựng chùa chiền, mà nguyên nhân chính là vì tôi thiếu kiến thức về kiến trúc tự viện truyền thống của tổ tiên, dân tộc mình, và vì tôi không biết cảm thụ cái đẹp của văn hóa cổ mà cha ông mình để lại. Tôi tự cảm thấy tôi trở thành người vong bản, sống thiếu niềm tự hào dân tộc. Mà khi sống thiếu niềm tự hào dân tộc, người ta thường nô lệ cho một thứ văn hóa lai căng, kể cả trong vấn đề kiến trúc, xây dựng, tân tạo, trùng tu chùa chiền.
Những hình ảnh Vườn Thiền Nhật Bản có thể có bạn xem xong cảm thấy tâm hồn mình lắng dịu, vơi bớt phần nào nỗi nhọc nhằn đớn đau trong cuộc sống, nhưng cũng có bạn xem xong lại thấy chúng bình thường, thậm chí cho rằng đó chỉ là những đống sỏi đá vô tri, vô giác.
Mặc dù vậy, tôi vẫn tin rằng, biết đâu một ngày nào đó, bạn cũng như tôi, bỗng nhiên bừng sáng về cảm thụ cái đẹp, cái mà ngày hôm qua mình tưởng là đẹp thì hôm nay mình lại thấy nó xấu; và cái mà hôm nay mình nghĩ nó xấu, nhưng ngày mai mình lại thấy nó đẹp. Trong nghệ thuật nói chung, nghệ thuật Thiền tông nói riêng, cái đơn sơ, mộc mạc, bình dị, chân chất, và tính cân đối, hài hòa là cái khó làm nhất, và đẹp nhất; nó na ná như là sự trở về với “bản lai diện mục” vậy.
Tùy bút của Thích Minh Trí
Ngọc Sương (TinTamLinh.Com)