Bông hồng cho tình mẫu tử
Không có quá nhiều triết luận hay những giảng khải khúc triết đôi khi phức tạp, “Bông hồng cài áo” chỉ là những đoản văn được viết như là lời nhắn nhủ, tâm tỉnh về sự yêu thương, tình mẫu tử. Đọc rất thích, như:
“Bạn còn nhớ gì về những ngày nằm trong bụng mẹ không? Chúng ta ai cũng từng nằm ở đó khoảng chín tháng. Một khoảng thời gian khá lâu. Tôi tin chắc ai trong chúng ta cũng có cơ hội mỉm cười trong khoảng thời gian ấy. Nhưng ta mỉm cười với ai?...
Khi nằm trong bụng mẹ, bạn được mẹ chăm sóc. Mẹ ăn và uống cho bạn. Mẹ thở vào, thở ra cho bạn. Và tôi chắc mẹ cũng nằm mơ cho bạn nữa. Bạn mơ cùng một giấc mơ với mẹ. Khi mẹ mỉm cười bạn cũng mỉm cười.”
Năm 1962, khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh đi nghỉ hè cùng với các sinh viên tại
Đoản văn xúc động đến mức các bạn trong đoàn đã chép tay thành 300 bản để chia sẻ với những người mà họ yêu thương. Từ sự kiện chép tay đoản văn và cách tặng thật trân trọng cùng với những đóa hồng đỏ thắm, rất nhiều người đã yêu cuốn sách từ khi nó chưa được xuất bản. Đến năm 1964, cuốn sách được nhà xuất bản Lá Bối ấn hành, tái bản nhiều lần sau đó và được dịch ra 8 ngôn ngữ khác như: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Lào.
Sau 50 năm, cuốn sách đã trở thành biểu tượng của tình yêu giữa cha mẹ và con cái, giữa con cái và cha mẹ.
Sách được ấn hành với sự liên kết giữa NXB Thanh Niên và Công ty Văn hoá Phương
Kinh Hữu (CAND)
Ngọc Sương (TinTamLinh.Com)