Tháng bảy thu sang ,lá vàng sắp rơi rụng, dù ở nơi nao con vẫn cũng hướng mẹ hiền của lũ chúng con thơ. Mẹ lo cho con tự lúc I tờ, cho tới lúc thành chồng lập vợ. Nhưng các con luôn luôn làm ngơ, quên đi hình ảnh cha mẹ già phía sau chờ đợi, nguyện an bình cho con khắp nơi nơi
Quý thầy quý cô lo tập trung dạy các bạn trẻ mà ít khi nhắc tới người lớn tuổi, đâu biết rằng con cái đối cha mẹ thì cha mẹ như thế nào. Một người con có tốt mấy đi chăng nữa thì cũng không thể nào nhẫn nhục được trước một người cha, người mẹ tàn nhẫn và ác độc,vì đa số chúng ta đều không phải Vua Đế Nghiêu Đế Thuấn, cũng không phải là Mẫn Tử Khiên trong thập nhị tiên hiền thời Khổng Tử...nên cũng mong chư quý ngài bên cạnh tuổi trẻ cũng thường nhắc nhở những vị cao niên, để cho đôi bên được vẹn toàn hiếu nghĩa. Trúc Lâm Sen
“Rằm tháng bảy là kỳ tự tứ
Mười Phương Tăng đều dự lễ này.”
Có lẽ không ai trong số những người con Phật chúng ta là không biết tới hai câu kinh trên khi tới chùa vào dịp tháng bảy. Tháng của gió heo may đón lá thu vàng, khí trời mát mẻ của thu sang mang lại cho ta những cảm xúc đầy lắng đọng.
Lại một mùa Vu Lan nữa sắp tới, khắp nơi nơi các chốn đạo tràng đều chuẩn bị đèn hoa trang hoàng cho mùa báo hiếu, những khóa tu hiếu hạnh, tri ân cha mẹ dành cho tuổi trẻ được chư tôn đức tăng ni tổ chức trên khắp cả nước, mang lại lợi lạc cho không biết bao nhiêu con người.
Có những bạn trẻ nhờ tới chùa một bữa nghe quý thầy quý Sư Cô giảng pháp mà về nhà thay đồi hẳn, cũng có những bạn tới chùa vãn cảnh chợt ngộ trong câu kinh “Mục liên mới đặng lục thông/ Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân/ Công dưỡng dục thâm ân dốc trả/Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền..” tựa ánh sáng bình binh xua đi những tăm tối, những ngộ nhận về các đấng ân sinh trong tâm hồn các bạn trẻ.
Vu Lan! báo hiếu, đề tài chả có gì là mới mẻ khi mà năm nào nó cũng diễn ra, cứ tựa như radio tới giờ thì ca hát, nhưng các bạn biết không, cùng một bài hát đó thôi, nhưng tâm trạng khác nhau nghe thấy cũng khác, ca sĩ khác nhau cũng khác rất nhiều.
Một bài hát, ta có thể ngồi chờ đợi tới giờ phát sóng để nghe, để hát theo và thả hồn phiêu cùng điệu nhạc, và VU LAN cũng vậy, mong các bạn chớ thấy nhàm, chớ nói rằng sao năm nào cũng bông hồng cài áo, biểu diễn văn nghệ với mấy câu kinh đó, các bạn đã lạc vào tâm mạn khinh chưa vậy?
Hãy thả hồn vào trời mây và cảm nhận, phiêu theo dòng cảm xúc của nhịp mõ câu kinh, ắt chúng ta sẽ tìm về được bình minh tươi sáng.
Tháng bảy thu sang ,lá vàng sắp rơi rụng, dù ở nơi nao con vẫn cũng hướng mẹ hiền của lũ chúng con thơ. Mẹ lo cho con tự lúc I tờ, cho tới lúc thành chồng lập vợ.
Nhưng các con luôn luôn làm ngơ, quên đi hình ảnh cha mẹ già phía sau chờ đợi, nguyện an bình cho con khắp nơi nơi. Nói tới mẹ cha ân sâu nghĩa nặng, báo đáp mong đền, thì như lời của chư Tổ nói về chữ Tâm cũng vậy: “dù cho lấy hư không làm giấy, lấy núi Tu Di làm bút, lấy sóng trung dương làm mực, ngồi viết hằng sa kiếp cũng chưa thể đã xong".
Nhưng hôm nay với tấm long người con trẻ gặp dịp Vu Lan Bồn, các bạn hãy cùng tôi hòa chung vào niềm hân hoan trên khắp nơi của những người con Phật, cùng tới chùa để cài lên áo những bông hoa, cùng hòa ca những bài ca hiếu đạo,cùng cất bước dạo trong những khu vườn nơi các đạo tràng, hái những bông hoa hiếu hạnh gửi tới đấng sinh thành.
Vu Lan, những lời dạy dỗ, những khóa tu dành cho các bạn trẻ dạy hiếu đạo với cha mẹ mình, nhưng người già cũng có đấng ân sinh, mặc dù lớn tuổi, chúng ta cũng đừng có nghĩ rằng đó chỉ là khóa tu của lũ trẻ còn thơ, ngu ngơ học tập, còn chúng ta thì tu tập cái cao siêu hơn, ấy đã là một sai lầm.
Ngày nay các khóa tu đều dạy tập trung dạy các bạn trẻ, dường như có sự lãng quên mất rằng cuộc sống luôn luôn tồn tại hai mặt mâu thuẫn đối lập nhau.
Quý thầy quý cô lo tập trung dạy các bạn trẻ mà ít khi nhắc tới người lớn tuổi, đâu biết rằng con cái đối cha mẹ thì cha mẹ như thế nào. Một người con có tốt mấy đi chăng nữa thì cũng không thể nào nhẫn nhục được trước một người cha, người mẹ tàn nhẫn và ác độc,vì đa số chúng ta đều không phải Vua Đế Nghiêu Đế Thuấn, cũng không phải là Mẫn Tử Khiên trong thập nhị tiên hiền thời Khổng Tử...nên cũng mong chư quý ngài bên cạnh tuổi trẻ cũng thường nhắc nhở những vị cao niên, để cho đôi bên được vẹn toàn hiếu nghĩa.
Vu Lan với chúng ta là như vậy, tới chùa học Phật nghe kinh, còn quý thầy quý sư cô thì lo tất bật, bận bịu rất nhiều để chuẩn bị cho chúng ta, nói đơn giản là cài một bông hoa thôi nhưng cũng hao tổn bao tinh thần và tâm huyết, một sân khấu, một khán đài cũng chứa đựng công lao của các vị áo vàng, vậy nên chúng ta đừng có mơ màng gì nữa, mà hãy tới nhanh nơi các đạo tràng để mà tìm cho mình chút tư lương trong mùa hiếu hạnh.
Vu Lan....! hỏi tự bao giờ? Viết tới đây thôi e các bạn đều cho rằng tôi lạc lối, nhưng trong cõi đời đầy rẫy tăm tối này, các bạn đã bao giờ đặt ra và tìm cho mình những câu hỏi,những câu hỏi tựa ngô nghê tới độ dại khờ, nhưng những câu hỏi đó, và những câu trả lời vẫn luôn đợi chờ các bạn.
Chư tôn đức thì tham thiền học đạo, nên những câu hỏi này không là gì với các vị ấy, nhưng câu trả lời, các vị ấy vẫn đang mãi đi tìm, tìm nó có nghĩa là tìm ra chân lý và ánh sáng. Hoặc biết hỏi nó thôi, có thể các bạn đã biết tới chân lý rồi.
Có thể tôi quá vội vàng khi kết luận như vậy, và những câu hỏi thì hỏi lúc nào mà chả được, sau là những câu hỏi, tôi đã hỏi thầm trong tâm khảm vào rạng sáng một ngày thu năm 2010, nay gặp dịp Vu Lan giữa muôn vàn sắc thắm, bèn đưa lên chia sẻ cùng các bạn, mong tất cả chúng ta cùng hỏi,cùng tìm câu trả lời, cùng rong chơi trong mùa báo hiếu hâu mong đền đáp ân sanh thành dưỡng dục của cha mẹ tổ tiên, ân khai sáng liệt vị tiên hiền trên khắp mọi miền Thường quang tịnh độ. VU LAN...! HỎI TỰ BAO GIỜ!
Tự bao giờ!
Ông cha ta gọi vật bắc qua sông kia
Là chiếc cầu hở mẹ!
Và vật lướt chở khách qua sông
Là những con đò!
Tự bao giờ!
Đôi lứa biết hẹn hò và thủ thỉ
Người con gái biết ủy mị, dịu dàng!
Tự bao giờ!
Đất nước có thôn làng
Tâm người biết rộn ràng trước cảnh vật!
Tự bao giờ!
Người mẹ phải tất bật,
Kiếm gạo nuôi con lây lất những đêm trường!
Tự bao giờ!
Vị của mật đường đã ngọt
Còn muối kia đã mặn xót lòng!
Tự bao giờ!
Loài chim đã biết đi trú đông
Về phương Nam với trời hồng rạng rỡ!
Tự bao giờ!
Em đã biết giả bộ làm ngơ
Khi đằng kia ngỏ lời yêu dấu!
Một nhịp cầu!
Dắt nhau về nơi cõi bến sâu xa.!
Tự bao giờ!
Nhà nông dụng tiếng gà
Để thức dậy đi ra đồng cấy lúa,
Cho bao vụ mùa
Được ấm no, tươi vui và hạnh phúc!
Tự bao giờ!
Người ta đã nói câu chúc tụng
Mỗi độ Đông qua, Tết đến, Xuân về!
Tự bao giờ!
Những vụ mùa nơi chốn thôn quê
Lúa gặt về,
Cho môi em hồng trong nắng sớm
Cho tình đôi lứa chớm đơm hoa
Cho Xuân đến hoa cà nở rộ
Nét mặt ngây ngô em bé cười giòn.
Tự bao giờ!
Ngày rằm Trăng đã tròn và sáng?
Trái Đất quay tạo nên tháng nên ngày!
Nhành cây gió thổi lung lay,
Ru em thơ để ngày ngày lớn khôn!
Tự bao giờ!
Nơi cùng cốc cô thôn
Người tu sĩ gửi hồn vào biển tánh,
Và những bậc hiền thánh
Đã biết chăn dân, cứu nước, độ đời!
Trên đây mấy lời;
Ánh nến hồng một thời con xin chép
Những dòng thơ tuy chẳng đèm đẹp
Kính thưa và lễ phép
Mẹ ơi! cho con hỏi TỰ BAO GIỜ....!!
Minh Tuyết (TinTamLinh.Com)