.
Tranh tường: Sinh – Lão – Bệnh – Tử
1. Tranh Phật
Những bức tranh này gồm có 5 bức tranh tường khổ 6’x18’ vẽ giáo lý Tứ Diệu Đế gồm Khổ, Tập, Diệt, Đạo và Quan Âm Thị Kính. Và bức thứ 6 đang chuẩn bị để thực hiện vào mùa thu năm 2017 với đề tài Thập Bát La Hán. Ngoài ra chùa cũng sở hữu 10 bức tranh khác với những khổ từ 5’x 4’ đến 3’x 2’ với những đề tài như: Khất thực, Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Phật Quan Âm, Thiền sư Vũ Khắc Minh, đức Đạt Lai Lạt Ma, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Sư Thích Trí Hoằng…
Những bức tranh này với những màu sắc nhẹ nhàng, hài hòa mang phong cách thiền và đậm chất dân gian. Tuy nhiên trong đó cũng có những khoảng tối sáng đối chọi nhau để biểu tả vô minh và giác ngộ.
Họa sĩ Đại Giang bên bức tranh tường khổ lớn
- Trong 4 bức nói về Tứ Diệu Đế, bức thứ nhất tác giả đã diễn tả về cái Khổ với những hình tượng về Sinh, Lão, Bệnh, Tử.
- Bức thứ hai nói về Tập là nguyên nhân của Khổ, tác giả đã cụ thể hóa những khái niệm về Tham, Sân và Si bằng hình ảnh Sáu Nẻo Luân Hồi: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, A Tu La, Nhân, Thiên.
- Bức thứ ba nói về Diệt là cảnh giới tịch diệt giải thoát bằng hình ảnh Tây Phương Cực Lạc của đức Phật A Di Đà.
- Và bức thứ tư về Đạo là Bát Chánh Đạo, con đường đi đến giải thoát với những pháp môn tu khác nhau từ khổ hạnh đến hưởng thụ.
- Bức tranh tường thứ năm nói về cuộc đời gian khổ của cô Thị Kính với nỗi oan ngất trời. Thế nhưng với sự nhẫn nhục và từ bi, cô Thị Kính đã giác ngộ và chuyển hoá những người đã hãm hại cô. Cô đã được dân chúng tôn xưng là hiện thân lòng Từ bi của Phật Bà Quan Âm.
Bức tranh Khất Thực với những màu sắc rực rỡ của Phương Đông trong sự hài hòa giữa người cúng và người nhận. Những hình ảnh siêu thực của các vị sư hòa vào cảnh người và vật trong một thế giới hòa bình và an lạc.
Khất thực
- Bức tranh Phật Thích Ca với màu chủ đạo là màu vàng của sự giải thoát. Khuôn mặt đảo ngược để hướng đôi mắt nhìn vào nội tâm.
- Tranh Phật A Di Đà với màu nâu nhạt diễn tả khung cảnh hồn nhiên với những em bé quanh đức Phật A Di Đà dưới cội cây bồ đề.
- Tranh Thiên Thủ Thiên Nhãn với hình tượng Bồ Tát Quan Thế Âm ngàn mắt trong ngàn tay. Con mắt tượng trưng cho sự hiểu biết và cánh tay tượng trưng cho hành động từ bi.
- Tranh Phật Quan Âm ngồi dưới cội cây với khuôn mặt phản chiếu xuống nền đất tượng trưng cho sự phản tỉnh để nhìn vào Phật tính của chính mình.
- Tranh Thiền sư Vũ Khắc Minh với các màu xám và đen, diễn tả sự khổ hạnh trong nỗ lực vượt qua những thấp hèn của con người để đạt đến cảnh giới giải thoát.
- Tranh đức Đạt Lai Lạt Ma với lối vẽ đảo ngược đã diễn tả được lòng từ bi của vị lãnh đạo tinh thần của nhân dân Tây Tạng và ngài cũng là lãnh tụ của Phật giáo thế giới.
Tranh: Đức Đại Lai Lạt Ma
- Tranh Thiền sư Thích Nhất Hạnh với đôi mắt sáng diễn tả được trí tuệ siêu việt của một bậc đạo sư thời đại.
- Tranh sư Thích Trí Hoằng đang ngồi nhìn chiếc đầu lâu để chiêm nghiệm về lẽ vô thường của cuộc sống.
Tranh: Bồ tát Thích Quảng Đức 2. Đường nét
Đường nét và màu sắc trong tranh Nguyễn Đại Giang mang đậm tính chất tranh dân gian của làng Đông Hồ, Việt Nam. Họa sĩ đã kết hợp tài tình giữa nghệ thuật hiện đại và truyền thống; giữa Đông phương và Tây phương.
Đặc biệt lối vẽ đảo ngược đã diễn tả tài tình những mâu thuẫn của cuộc sống. Lối vẽ này đã mở ra một chiều kích mới, đó là chiều kích tâm linh. Trong những bức tranh Phật, họa sĩ đã đưa cặp mắt xuống dưới để nhìn vào nội tâm. Trong bức Tây Phương Cực Lạc với những khuôn mặt Bồ tát đảo ngược diễn tả ý niệm mười phương của Phật giáo. Trong bức đức Đạt Lai Lạt Ma và Thiền sư Thích Nhất Hạnh, khuôn mặt đảo ngược diễn tả ý nghĩa tu là đi ngược dòng đời, vượt lên những thông thường của cuộc sống để vươn đến những chân trời cao rộng.
3. Tư tưởng Phật giáo
Tranh: Cõi Phật A Di Đà
Triết học Vô Ngã và Vô Thường của Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh trong những bức tranh Phật của Nguyễn Đại Giang.
Triết lý Vô Ngã chủ trương không có một cái Ngã thường hữu, không chấp vào một hình thể cố định. Từ triết lý này, họa sĩ đã tự do đảo ngược thứ tự của cơ thể con người cũng như sự vật. Con mắt không cần ở vị trí phía trên và miệng không cần ở vị trí phía dưới; đầu không cần ở trên cổ; và tay chân không nhất thiết ở vị trí cố định. Sự tự do này đã mở ra một chân trời mới để họa sĩ diễn tả chiều sâu của tâm hồn, chiều kích tâm linh.
Triết lý Vô Thường chủ trương mọi vật thay đổi không ngừng, những mâu thuẫn có mặt cùng lúc trong mọi sự vật. Trong hạnh phúc có mặt của đau khổ và trong đau khổ có mầm mống của hạnh phúc. Họa sĩ đã đưa triết lý này vào trong tranh để diễn tả những mâu thuẫn của cuộc sống.
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang đã dùng tranh để diễn tả những tư tưởng triết học sâu xa của Phật giáo về nỗi khổ trong kiếp sống và sự giải thoát của con người. Họa sĩ đã phá vỡ những khuôn thước, giáo điều cố hữu trong hội họa để đạt đến sự tự do tuyệt đối trong việc diễn tả chiếu kích tâm linh. Nguyễn Đại Giang là người đã sáng lập trường phái đảo ngược để nhìn con người và sự vật trong một chiều kích mới.
Chùa Pháp Nguyên, Texas, 20 tháng 7, 2017.
Bài viết: "Tranh Phật giáo qua cách nhìn nghệ thuật đảo ngược (upsidedownism)"
Thượng tọa Thích Trí Hoằng - Vườn hoa Phật giáo
Upsidedownism paintings inspired by Buddhism art
The Phap Nguyen Pagoda in Pearland, Texas is fortunate to own most of the Buddhist paintings by artist DaiGiang Nguyen from 1997 to present.
These paintings consist of 5 paintings of 6' x 18' murals depicting the Four Noble Truths including Suffering, Causes of Suffering, End of Suffering, the Way Leading to the End of Suffering, as well as a mural on the life of the bodhisattva Thi Kinh. The sixth mural is being planned for the fall of 2017 with the 18 Arhats, disciples of the Buddha. In addition, the temple also owns 10 other paintings with sizes ranging from 5’ x 4' to 3' x 2' with themes such as Mendicant Monks, Sakya Muni Buddha, Amitabha Buddha, Thousand Arms and Thousand Eyes, Avalokiteshvara, Zen Master Vu Khac Minh, Dalai Lama, Thich Nhat Hanh, and Thich Tri Hoang.
These paintings contain gentle, harmonious colors and are strongly influenced by Vietnamese folk art. However, there are also dark shades opposing each other to express ignorance and enlightenment.
In the murals depicting the Four Noble Truths, the first mural depicts suffering with the images of Birth, Aging, Disease, and Death. The second one, which is about the cause of suffering, concretizes the concepts of greed, illusion and ignorance in the Six Realms of reincarnation: Hell, Hungry Ghosts, Animal, Asura, Man, and God. The third mural depicts the Western Paradise of Amitabha Buddha. The fourth mural depicts the Noble Eightfold Path, the path to liberation, with various practices from ascetics to enjoyment. The fifth mural depicts the harsh life of Ms Thi Kinh as a terribly unjust life. But with patience and compassion, Ms.Thi Kinh achieved enlightenment and transformed the people who harmed her. Because of those practices, she has been worshiped by the people as the manifestation of the compassionate Guan Yin Bodhisattva.
- “The Mendicants” painting is flooded with colorful colors of the Orient in an effort to harmonize the givers and receivers. The surreal images of the monks mix with people and things around them in a world of joy and peace.
- “Shakyamuni Buddha” is with the dominant yellow, the color of liberation. The Buddha’s face is upside-down to direct the eyes looking inward.
- The “Amitabha Buddha” with a light brown color depicts the innocent world with the children around Amitabha Buddha under the bodhi tree.
- “The Thousand Arms and Thousand Eyes Bodhisattva” shows the Avalokitesvara having a thousand eyes in a thousand hands. The eye symbolizes understanding and the arm symbolizes compassion.
- “The Avalokitesvara" sitting under a tree with a reflecting face on the ground symbolizes looking inwardly at the Buddha nature.
- Zen Master Vu Khac Minh painting in gray and black, depicts the ascetic effort to overcome the humblest of human beings to reach the higher realm of liberation.
- The Dalai Lama's portrait depicts the compassion of the spiritual leader of the Tibetan people, and he is also the leader of the Buddhist world.
- Zen Master Thich Nhat Hanh painting with his bright eyes expresses the transcendental wisdom of a modern teacher.
- “Monk Thich Tri Hoang” was looking at a skull to contemplate on the impermanence of life.
Style and Color:
The style and color of Dai Giang Nguyen paintings are strongly influenced by the folk art of Dong Ho village, Vietnam. The painter combines modern and traditional art between the East and the West.
In particular, the upsidedownism illustrates ingenious contradictions of life. This drawing opened up a new dimension. That is the spiritual dimension. In the paintings of the Sakyamuni Buddha, the artist brought his eyes down to look inwardly. In the painting Western Paradise with upsidedown bodhisattva figures he depicts the concept of ten directions in Buddhism. In the paintings of His Holiness the Dalai Lama and Zen Master Thich Nhat Hanh, the upsidedown faces express the meaning of cultivating the monk’s life as going against the current of life, transcending the normal life in order to reach the higher horizons.
Buddhist thought:
The No Self and Impermanence Philosophy of Buddhism have strongly influenced the paintings of Dai Giang Nguyen. The concept of selflessness advocates that there is no permanent self, not attached to a fixed form. From this philosophy, the artist was free to reverse the order of the human body as well as things. The eye does not need to be at the top and the mouth does not need to be at the bottom. The head does not need to be on the neck, and the limbs are not necessarily in the fixed position. This freedom has opened up a new horizon for the artist to express the depth of inner life and the spiritual dimension.
The impermanence philosophy holds that things are constantly changing: conflicting conditions are present at the same time in all things. Happiness is present in the suffering: in suffering there is the seed of happiness. The painter put this philosophy into his paintings in order to describe the contradictions of life.
Painter Dai Giang Nguyen used paintings to describe the deeply philosophical ideas of Buddhism about suffering in human life and the liberation from that suffering. The painter broke the stereotypes inherent in painting to achieve absolute freedom in expressing the spiritual dimension. DaiGiang Nguyen is the founder of the upsidedownism school to see people and things in a new dimension.
Phap Nguyen Temple, Texas, July 20, 2017
Rev. Thich Tri Hoang
Bích Ngọc (TinTamLinh.Com)