Má tôi kể, hồi đó ông ngoại đi khai hoang trong vùng tứ giác Long Xuyên, đất mới trúng mùa nhưng là mùa đầu còn phải trả tiền vay mượn, còn vốn liếng cho năm sau. Nhưng ông ngoại lại chơi về một giàn máy hát đĩa hết 50 giạ lúa, bà ngoại tôi giận lắm tuy nhiên sau đó bà nguôi ngoai, khi biết đây là một trong cái máy đầu tiên ở trong làng, nhà giàu lúc ấy cũng chưa ai sắm, bà con lối xóm kéo đến nhà đông vui.

	Những hình bóng cũ

Những hình bóng cũ

Má tôi kể, hồi đó ông  ngoại đi khai   hoang trong vùng tứ giác Long Xuyên, đất mới trúng mùa nhưng là mùa đầu còn phải trả tiền vay mượn, còn vốn liếng cho năm sau. Nhưng ông ngoại lại chơi về một giàn máy hát đĩa hết 50 giạ lúa, bà ngoại tôi giận lắm tuy nhiên sau đó bà nguôi ngoai, khi biết đây là một trong cái máy đầu tiên ở trong làng, nhà giàu lúc ấy cũng chưa ai sắm, bà con lối xóm kéo đến nhà đông vui.

 Nó như một con vật lạ, có cái cổ dài ngoằng giống cổ vịt, gắn kim vô quay dây thiều, đĩa hát bằng đá đen bóng từ từ quay tròn, phát ra tiếng hát. Chỉ có năm ba đĩa hát thôi đâu có nhiều, do thầy Năm Tú sản xuất với giọng ca của cô Tư Soạn, Ái Lan gì đó nghe đi nghe lại không chán. Sau đó do hát nhiều để kim không cẩn thận đĩa bị trầy, đến đoạn cô Ái Lan xuống câu vọng cổ - thôi thôi thiếp đã phụ chàng - thành ra thôi thôi thiếp đã phu… phụ, cà lăm một lúc mới xuống… chàng. Bà con lối xóm khoái chí làm ông ngoại tôi quê độ đem cất, thỉnh thoảng có đĩa mới đem ra. Má tôi còn nhỏ, năm đó lên mười tuổi. Thấy vậy bà nổi máu… kinh doanh. Bà lén mở tủ lấy máy hát xuống xuồng bơi vô các con rạch xa trong ngọn. Đến xóm nào, bà tập họp bọn con nít đến, hễ ai xuống nghe nộp cho bà ba trái xoài chín, hoặc đu đủ, mía chẳng hạn. Không có xúc lon gạo đem tới để nghe. Khi má bơi xuồng trái cây về nhà ai nấy chưng hửng, không cho má đi nữa, vì lúc đó nó là một tài sản, sợ giữa đường bị đứa lấy cắp. Nghe má kể tôi cười đau bụng, câu chuyện xảy ra ở đâu vậy, xứ nào mà “quê mùa, đi nghe máy hát trả vùa cà na”. Sau đó nhớ lại, giật mình đó là một trăm năm, nghĩa là một thế kỷ tưởng đâu xa xôi, thời gian vượt qua rất nhanh với bao nhiêu sự kiện. Chuyện vài chục năm trước tôi không biết chỉ nghe người lớn kể lại, chớ chuyện trong vòng 50 năm trở lại đây, cuộc sống thay đổi liên tục nhất là những năm gần đây. Thay đổi êm ái ngay trước mắt, đến độ người không hay, không để ý mặc dù người vẫn hít thở, vẫn uống cà phê mỗi sáng. Để rồi giữa đêm gió chuyển mùa sang, trời đất làm một cuộc giao ca, Tết đến lúc nào người sực nhớ ra, bỗng dưng trở thành người hoài cổ, mình xưa từ lâu rồi tám. Xin kể một vài ví dụ trong đời sống. Những năm năm mươi, máy hát cổ dài ngoằng như cổ vịt vẫn còn. Nó biến mất không ai hay để xuất hiện máy hát khỏi quay dây thiều, dĩa mỏng đủ màu. Lần lượt nó được thay thế bằng máy Akai cuốn băng to đùng như băng chiếu phim. Lần lượt thay máy cassette, truyền hình đen trắng, truyền hình màu, đĩa CD, hiện nay là vi tính. Và máy vi tính hiện đại, đã làm cho những người thợ sắp chữ chì, đùng một cái trở thành thất nghiệp, lang thang, bán vé số, chạy xe đạp ôm. Về đồ gia dụng trong nhà, rổ tre, chiếu lác Định Yên, Cà Mau như dành riêng cho người khá giả xài. Bài vọng cổ Tình Anh Bán Chiếu do Út Trà Ôn ca như là báo hiệu trước… thất nghiệp nếu như không có hợp tác xã lo nghề dệt chiếu. Làm sao cạnh tranh nổi rổ nhựa, chiếu nylon được sản xuất hàng loạt vừa rẻ, tiện lợi, bền bỉ nữa. Thử nhìn cách đây vài năm thôi, nhiều cái tự nhiên biến mất khỏi đời sống, tỉ như là đèn dầu ống khói trứng vịt. Ở thôn quê nhà nào không có điện, có cúp điện người ta đã chuẩn bị đèn ắc quy. Cuộc sống thay đổi, êm ái nhẹ nhàng quen thuộc đến độ không ai để ý… Vật chất thay đổi, tất nhiên dẫn đến phong tục, tập quán thay đổi. Điều quan trọng là lòng con người; tình người khác đã khác ngày hôm qua. Khác nhưng mà theo chiều hướng tốt lên theo vật chất kỹ thuật tinh xảo hoàn hảo hay là xấu đi ngược lại.

hinhbongcu-1.gif

***

Con người tốt lên theo cuộc sống phát triển hay là ngược lại, tôi không khẳng định mà chỉ so sánh hình ảnh xã hội ngày nay với trước đây. Khi miệt vườn còn làm lúa mùa mỗi năm một vụ. Lúa tuy ít nhưng người ta quý, tôn trọng hột lúa, công sức lao động làm ra nó. Một ký lúa đổi được ký thịt heo, một chục trứng vịt, một khăn choàng tắm loại một mét vải. Tết đến, chú chệt hay làm heo đổi lúa. Thành ra chốn đồng ruộng hắt hiu Tết đến nhà nghèo vẫn có đầy đủ thịt thà, quần áo mới. Lúa là hột ngọc của trời, nên trước khi ăn cơm người hay có tục chắp tay xá xá. Ăn xong cũng để chén xuống chắp tay xá xá, trong chén không bỏ sót hột cơm. Ngày nay lúa nhiều nhưng đổi được gì? Có lẽ vì làm ra lúa quá dễ, nên cái chuyện chắp tay xá xá không còn nữa. Con nít ăn cơm bỏ mứa là chuyện thường xuyên nói chi bỏ sót cơm trong chén, chẳng nghe người lớn răn dạy. Rồi cơm đó đổ trắng xuống cống. Thành ra con nít ngày nay như ít biết gì về giá trị mà mình hưởng thụ, cũng như luôn mơ ước những thứ mình không làm ra. Lúa gạo nhiều nhưng người thản nhiên lặng thinh trước tiếng kêu của kẻ lỡ bước sa cơ, ăn xin. Trong khi xã hội lúc làm lúa mùa, bao giờ trong nhà cũng có món để giúp người. Tỉ như trong bếp ngoài lu gạo còn còn có hũ gạo tích âm đức. Má tôi là một nông dân thực thụ, má cũng như mọi người trong làng, nhà thờ cúng tổ tiên gắn liền với thờ Phật thành ra nếp sống tín ngưỡng theo lời Phật dạy “con người phải có tâm từ bi hỷ xả” và bà giải thích thói quen của mình rất tâm lý và rất khoa học. Việc giúp được nhau coi vậy mà khó lắm. Lu gạo đầy nhưng xúc ra một lon cho người không dễ dàng, bản chất con người như vậy. Cho nên người xưa, lúc vo gạo bốc vài nắm gạo cho vô hũ tích âm đức. Gia đình lỡ thiếu một vài nắm gạo vẫn thấy no bụng, luôn có sẵn để giúp đỡ người. Và theo nghĩa này, quần áo cũ để dành đó không bán, cũng như trước cửa mỗi nhà để lu nước, cái gáo dừa thật sạch sẽ dành cho kẻ lỡ đường.

hinhbongcu-2.gif

Những hình ảnh này ngày nay như là ít thấy, mà khi hỏi nghĩa “tích âm đức” là gì, người ngày nay mấy kẻ hiểu. Tôi xin kể thêm một ghi nhận nữa. Phụ nữ ngày trước khéo tay lắm. Mỗi lần Tết đến hay mỗi lần quê nội, quê ngoại có giỗ chạp vui lắm, thiêng liêng lắm. Trước đó mấy ngày, má tôi và mấy bà chị gái chuẩn bị bột, trứng vịt làm bánh, bánh bông lan, bánh bột đậu, bánh thuẫn đủ loại. Nhất là bánh thuẫn, một chén bột nhỏ mà bánh nở vun tròn như bàn tay xòe ra bốn cánh. Phải biết cách đánh bột, nếu không bánh sẽ chai không nở. Bánh thuẫn ngày nay cùng với nhiều loại bánh khác thất truyền, mấy cô gái đời nay như là không biết nó hình dáng, màu sắc cũng như mùi vị.  Cũng như nhiều người không biết cái quả tức hộp để bánh. Xửng quả hình tròn nắp kiếng. Nhà khá giả thì có quả bằng cây chạm trổ đồi mồi lóng lánh. Khi được mời đám tiệc thì người ta làm bánh bỏ vô quả đem tới, so tài khéo léo cùng chị em bạn gái, đồng thời cũng tỏ tấm lòng với người quá cố. Sau đó chủ nhà biếu lại mỗi thứ một ít vô trong quả mang về. Giữa chủ nhà với khách có sự tương kính quý mến nhau. Ngày nay thì sao, Tết nhứt, giỗ chạp các cô mua bánh trái ở chợ cho tiện. Có tiền là được, có tiền mua tiên. Cũng chẳng cần bận tâm nấu nướng cho mệt, chỉ cần nhắc ống điện thoại lên nhà hàng mang tới tận nhà. Ngay ở thôn quê ngày nay, có đám tiệc cũng lấy thói quen nhắc ống điện thoại lên. Rõ ràng cuộc sống bây giờ sướng nhé, hơn ngày xưa, ở cách đôi ba chục cây số mà nhà hàng vẫn phục vụ tới bến tận tình. Nhưng tiêu chuẩn công, dung, ngôn, hạnh của các cô ngày nay là gì. Trong một cuộc thi hoa hậu, nghe ban giám khảo hỏi, người đẹp đâm ra lúng túng không trả lời liền…

NGÔ KHẮC TÀI


Về Menu

Những hình bóng cũ

châm ngôn và năm điều luật của gia 佛教書籍 khắc khoải hoa ban trắng 念地藏圣号发愿怎么说 净土五经是哪五经 co bao gio ban co don chua thai do can co khi doc kinh phat Muôn b羅i thích tâm an أبا درج Dinh dưỡng từ nấm tổ di 菩提 塩谷八幡宮 nghịch 四十二章經全文 ブッダの教えポスター niå³ å Æ 村上市お墓 âm çƒ¹ä½ ç 腳底筋膜炎治療 Chay อาจารอเกว 心经 ngá 三宝の恩 七佛灭罪真言全文念诵 рикна 坐禅 無分別智 叩钟 khổ đau là do tự mình làm ra さいたま市 氷川神社 七五三 Ï ด หน ง Khi 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 横浜 永代供養 Kinh xÃƒÆ 彿日 不說 мапта фон chua bao lam tạm Chùa Linh Ứng 第三世多杰羌佛经藏总集 七五三 小山 描写家乡的桥的句子