Kinh Bổn Sự

Thích Như Điển 

 

Đại Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang phụng chiếu dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.

Thích Như Điển, Trụ trì Chùa Viên Giác, Hannover - Đức quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt, đời Thủ Tướng Schröder, năm 2002.

Quyển thứ ba

Phẩm pháp thứ Hai

Phần một

Ta được nghe từ Đức Thế Tôn như thế nầy! Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo thành tựu hai phần mà ở nơi pháp hay rầu lo khổ sở chẳng vui ở yên, có tai ương tật ách, có não phiền nhiễu hại, có tội có chứa. Vì các loài hữu tình cùng kẻ phạm hạnh mà chê bai thì khi hoại mạng chung sanh vào ác thú. Sao gọi là hai ? Thứ nhất là cửa gốc, chẳng thể giữ gìn, hai là ăn uống, chẳng biết đầy đủ. Nầy các Tỳ Kheo! Thành tựu 2 điều nầy ở nơi pháp thì sẽ gặp nhiều ưu não, chẳng vui ở yên, có tai ương tật ách, có não phiền nhiễu hại, có tội có chứa. Vì những người trí cùng phạm hạnh mà chê bai nên khi thân hoại mạng chung sanh vào ác thú. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu chẳng hay giữ gìn

Mắt cùng với các căn

Ăn uống chẳng biết tính

Thành chẳng tin, giải đãi

Người ấy ở nơi pháp

Thân tâm nhiều khổ não

Lại bị nạn bị ách

Có phiền có nhiễu hại

Đi đứng và nằm ngồi

Vừa tỉnh vừa mơ nầy

Do từ hai nhân duyên

Hay có tội chứa nhóm

Ở làng xóm rảnh rỗi

Trong chúng cùng tịnh xứ

Kẻ trí thường chẳng chứa

Phải sanh vào ác thú.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo thành tựu hai phần mà ở nơi pháp có nhiều niềm vui, chẳng sầu ở yên, chẳng có tai nạn tật ách, không phiền không nhiễu, chẳng tội chẳng chứa. Vì những người trí và phạm hạnh mà xưng tán, khi thân hoại mạng chung sanh vào đường lành. Vì sao gọi là hai ? Một là các căn hay thường giữ gìn, hai là ăn uống hay biết đầy đủ. Nầy các Tỳ Kheo ! Đây là thành tựu nơi 2 pháp vậy. Có nhiều niềm vui, chẳng sầu ở yên, chẳng tai chẳng ách, chẳng não chẳng bị vây bủa, chẳng tội chẳng chứa. Vì những người trí cùng phạm hạnh hay xưng tán, khi thân hoại mạng chung sanh vào đường lành. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu hay tự giữ gìn

Mắt cùng với các căn

Uống ăn biết điều tính

Thành tựu tin tinh tấn

Họ ở nơi Phật Pháp

Thân tâm nhiều niềm vui

Chẳng tai ương tật ách

Không não phiền vây quanh

Đứng đi và ngồi nằm

Nếu biết nếu trong mộng

Do bởi hai nhân duyên

Hằng chẳng tội tính chứa

Ở làng xóm yên ổn

Trong chúng nơi tịnh tịch

Có trí thường xưng tán

Sẽ sanh vào đường lành.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Có 2 loại pháp hay sanh phiền não. Sao gọi là hai ? Nghĩa là có một loại gọi là Bổ Đặc Già La (Pudgala-người-chúng sanh-năm thú luân hồi) chỉ tạo các việc ác, chỉ làm những việc xấu xa, chỉ khởi lên những tạp uế, chẳng làm việc lành, chẳng làm việc nhu hòa, chẳng cứu chẳng giúp. Kẻ đó ở thời vị lai thân thể có nhiều tật bệnh, phát sanh nhiều chướng duyên phải thọ cực hình, lúc gặp đồ độc, chẳng thuốc nào chữa được. Khi thọ khổ nầy, rên la khủng khiếp, mới nhớ nghĩ rằng: Ta từ xưa đến nay chỉ tạo các việc ác, chỉ làm những việc xấu xa, chỉ khởi những tạp uế. Việc lành chẳng tu tập, chẳng cứu chẳng giúp nên sinh nơi loài hữu tình chỉ tạo tội ác, chỉ làm những việc xấu xa, chỉ khởi lên những tạp uế, chẳng làm những việc lành, chẳng tu tập những điều hay, chẳng cứu chẳng giúp cho nên sanh vào nơi ác thú. Ta biết rằng khi chúng sanh ấy ra đi vì chỉ tạo những việc ác nên tâm sanh não phiền và lại nữa chẳng tu những việc lành; nên tâm sanh phiền não. Như thế đó gọi là pháp thứ hai. Nên hay sinh não phiền. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có hai pháp hay sanh

Kẻ ngu tâm não phiền

Nghĩa là chỉ tạo tội

Rên la cùng sợ hãi

Hận cho nghiệp thiếu phước

Tâm buồn rầu thiêu đốt

Có tội, người chẳng phước

Phải sanh vào ác thú

Ta nay sẽ qua lại

Quyết định chẳng có nghi

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết có hai loại pháp tâm chẳng não phiền. Thế nào là hai ? Nghĩa là một loại Bồ Đặc Già La chỉ làm những việc lành, chỉ tu tập thiện pháp, chỉ cứu tế giúp đời, chẳng tạo các việc ác, chẳng làm những điều sai quấy, chẳng khởi tâm dơ uế. Sau khi mạng chung thân chẳng bịnh nặng, tăng trưởng sự lợi ích lớn, chẳng hề thọ cực hình, khi gặp bịnh hoạn lại có thuốc than, cứu qua khỏi khổ, chẳng rên la đau đớn, liền nhớ nghĩ rằng ta từ xưa đến nay chỉ làm việc lành, chỉ tu tập điều hay, chỉ giúp đỡ, chẳng tạo các việc ác, chẳng làm những chuyện xấu xa, chẳng khởi lên những điều dơ uế. Nếu chúng hữu tình chỉ làm những điều lành, chỉ thực hành những điều hay, chẳng tạo các việc ác, chẳng làm sai quấy, chẳng có những điều uế nhiễm thì ở nơi đó ta sẽ qua lại vì do tu những thiện pháp nầy mà tâm chẳng não phiền lại cũng chẳng tạo nên những điều tội lỗi. Tâm không phiền muộn như vậy có tên là 2 pháp, tâm chẳng não phiền. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy nên nói kệ rằng:

Có hai pháp hay sanh

Người trí tâm vui mừng

Nghĩa chỉ làm việc lành

Lại chẳng tạo ra tội

Đến khi gặp bịnh tật

Chẳng la chẳng lo sầu

Nên có phước chẳng phước

Chẳng sầu não thiêu đốt

Có phước, người chẳng tội

Liền sanh vào cảnh lành

Ta nay tùy qua lại

Quyết định chẳng khó khăn.

Ta từ Đức Thế Tôn đã từng được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Vì các ngươi mà lược nói hai việc làm nhanh. Sao gọi là hai ? Một là niềm vui, hai là chịu khổ. Nghĩa là kẻ chỉ có niềm vui thì sẽ nhanh chóng. Lại do khổ hạnh lại cũng nhanh chóng cùng với việc làm, chẳng có khó khăn, lúc ấy các căn đều phát triển mạnh mẽ. Do vậy có tên là qua được niềm vui nhanh. Lại tu gia hạnh lại có khó khăn ở nơi các căn cũng đều mạnh khỏe. Cho nên có tên khổ nhanh như thế. Đây là lược nói về 2 việc làm nhanh. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Ta nay vì ngươi nói

Hai loại việc làm nhanh

Nghĩa là vui và khổ

Nguyên nhân sanh nhanh chóng

Chẳng khó khăn gia hạnh

Được mạnh mẽ các căn

Do vì tôn kính Phật

Tên là niềm vui nhanh

Có khó khăn gia hạnh

Có sức mạnh các căn

Do vì tôn kính Phật

Tên là khổ hạnh nhanh.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nay vì các ngươi mà nói 2 việc chậm chạp. Sao gọi là hai ? Một là niềm vui, hai là sự khổ. Nghĩa là do niềm vui mà làm cho chậm lại và do sự khổ cũng làm cho chậm lại. Thêm vào gia hạnh, chẳng gặp khó khăn, cho nên các căn đều bị suy yếu. Do vậy có tên là niềm vui chậm. Lại thêm gia hạnh, có gặp khó khăn, ở nơi các căn đều bị suy yếu, nên mới có tên là sự khổ chậm qua; nói lược như vậy 2 sự chậm chạp. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nay ta vì ngươi nói

Hai loại qua lại chậm

Là niềm vui sự khổ

Do đây sinh ra chậm

Chẳng khó khăn gia hạnh

Có yếu ớt các căn

Do vì tôn kính Phật

Tên là niềm vui chậm

Có khó khăn gia hạnh

Có yếu ớt các căn

Do vì tôn kính Phật

Tên là sự khổ chậm.

Ta từ Đức Thế Tôn đã từng nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết lại cũng có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu 2 pháp, chẳng phát sanh bạch tịnh thiện pháp. Nếu đã phát sanh, chẳng thể quyết định. Khi quyết định rồi thì chẳng thể viên mãn. Như thế gọi là bạch tịnh thiện pháp. Hay sanh chướng ngại, hay gây tổn hại, hay sanh lo rầu, thân hoại mạng chung như bị bịnh nặng sanh vào địa ngục thọ các cảnh khổ.

Thế nào gọi là hai ? Một là ác giới, hai là ác kiến. Có một loại Bổ Đặc Già La thành tựu như thế nên nói là hai pháp. Định chẳng sanh bạch tịnh thiện pháp; nếu mà đã sanh, chẳng thể quyết định nói rộng cho đến thân hoại mạng chung, như bị bịnh nặng sanh vào địa ngục thọ các cực hình. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu thành tựu hai pháp

Nghĩa ác giới ác kiến

Người ấy mất chẳng thể

Sanh bạch tịnh thiện pháp

Chỉ sanh mà chẳng định

Đã định chẳng viên mãn

Nơi bạch tịnh thiện pháp

Hay làm tổn chướng ngại

Sau khi bị lâm chung

Có ưu hận sầu não

Như sinh vào bịnh nặng

Phải đọa vào địa ngục.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu hai pháp, định hay phát sanh bạch tịnh thiện pháp. Nếu trước đã sanh rồi hay làm cho quyết định. Nếu trước đã định hay làm cho viên mãn. Ở nơi đó như thế là bạch tịnh thiện pháp. Chẳng có chướng ngại, chẳng làm tổn hại, chẳng sanh ưu lo, khi thân hoại mệnh chung như thế mà được sanh vào cõi thiên, thọ những niềm vui. Thế nào là hai ? Một là thiện giới. Hai là thiện kiến. Trong đó có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh). Nếu trước đã sanh, hay làm cho quyết định, nói rộng cho đến khi thân hoại mạng chung như thế mà sanh vào cõi chư thiên, nhận lãnh niềm vui. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Nếu thành tựu hai pháp

Là thiện giới thiện kiến

Người kia cuối được tịnh

Sanh bạch tịnh thiện pháp

Nếu sanh mà quyết định

Quyết định tất đầy đủ

Nơi bạch tịnh thiện pháp

Chẳng lo tổn chướng ngại

Kia đến khi chết rồi

Chẳng ưu lo sầu não

Như bỏ được gánh nặng

Sẽ sanh vào cõi thiên.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu hai pháp, đến khi lâm chung hay sanh ưu não, thân hoại mệnh chung đọa vào ác thú, sanh nơi địa ngục. Sao gọi là hai ? Nghĩa là làm chẳng làm. Sao gọi là làm ? Nghĩa là thân làm ác, lời nói ác, ý nghĩ ác. Đó có tên là làm. Sao gọi là chẳng làm ? Nghĩa là thân làm điều tốt, nói lời hay, ý nghĩ đẹp. Có tên là chẳng làm. Nghĩa là có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu như thế mà nói hai pháp, đến lúc lâm chung, hay sanh phiền não, thân hoại mạng chung, đọa vào ác thú, sanh nơi địa ngục. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Tất cả người ngu si

Làm ba loại độc ác

Chẳng làm ba điều lành

Dẫn theo nghiệp mà sanh

Lúc mạng hết chẳng còn

Quyết định có sầu não

Chết đọa vào đường dữ

Sanh vào nơi địa ngục.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu 2 pháp, đến khi mạng chung chẳng sanh sầu khổ, lên chỗ tốt đẹp, sanh vào thiên giới. Sao gọi là hai ? Nghĩa là làm chẳng làm. Sao gọi là làm ? Nghĩa là thân làm điều lành, nói điều hay, ý nghĩ đẹp. Đây có tên là làm. Thế nào là chẳng làm ? Nghĩa là thân làm ác, nói lời ác, ý nghĩ ác. Có tên là chẳng làm. Cũng có một loại Bổ Đặc Già La (chúng sanh) thành tựu như thế, nên nói 2 pháp, đến khi lâm chung sanh vào sầu khổ, thân hoại mạng chung, sanh lên thiện giới, sanh vào chư thiên. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Cùng những người sáng suốt

Làm ba loại hành động

Chẳng làm ba điều ác

Dẫn đến sanh đạo đức

Đến khi chết đi rồi

Quyết định chẳng sầu não

Sẽ sanh vào đường lành

Sanh vào nơi thiên giới.

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Có 2 loại diệu trí. Đó là sự tu học về trí tuệ - có thể được những gì chưa có thể. Có thể gặp được những gì chưa gặp, có thể chứng được những gì chưa chứng, có thể mất đi sự lo nghĩ, có thể tiêu đi sự khổ não, có thể được chánh lý, có thể được nước cam lồ, có thể chứng được Niết Bàn. Sao gọi là hai ? Một là pháp trí, hai là loại trí. Lúc pháp trí sanh thì làm cho chẳng điên đảo, biến trí thành có nơi pháp hữu vi, khi biến tri rồi thì làm cho cảm thọ, sau đó nhờ nhân duyên sanh khởi nên tăng trưởng lớn dần. Khi loại trí sanh thì có thể làm cho như thật đoạn diệt vô minh. Khi diệt vô minh xong thì làm cho chẳng hí luận, khi chẳng hí luận rồi thì làm cho chẳng dò xét. Khi chẳng dò xét rồi thì làm cho chẳng dục lạc. Chẳng dục lạc rồi thì làm cho chẳng yêu mến. Khi chẳng yêu mến rồi thì làm cho chẳng keo kiệt. Khi chẳng keo kiệt rồi thì làm cho nhiều loại chẳng bị dao cắt, hại đến cãi cọ mà hỗ tương với nhau. Khi lời nói không thật hay làm cho ly gián, nói lời dơ uế làm cho vô lượng tội ác khởi lên trở thành pháp bất thiện. Khi bị các pháp bất thiện rồi thì tạo nên nghiệp, làm cho chẳng tăng trưởng. Sau khi thọ nghiệp chẳng tăng trưởng rồi thì các nghiệp diệt tận. Khi nghiệp đã diệt tận rồi thì các sự khổ sẽ diệt. Khi khổ diệt rồi thì đường sanh tử mất tuyệt. Đường nầy mất rồi thì làm cho tự biết lấy. Ta đã không còn sanh nữa và phạm hạnh đã lập rồi cũng đã làm xong. Chẳng thọ sanh nữa. Như thế có tên là 2 diệu trí, làm cho sanh ra chưa đắc được đắc, chưa gần được gần, chưa chứng được chứng. Có thể làm cho tiêu sầu lo. Hay diệt trừ những ưu khổ, hay làm cho chánh lý, hay làm cho ngọt ngào, có thể chứng Niết Bàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có hai loại diệu trí

Nên tu tập phát sanh

Hay được gì chưa được

Đó pháp trí loại trí

Khi pháp trí sanh ra

Biến trí thành hữu vi

Làm cho có tiếp theo

Nhơn chẳng sanh chẳng tăng

Nếu khi loại trí sanh

Vô minh được đoạn diệt

Do pháp nầy thay đổi

Chẳng sanh tử luân hồi

Tự biết ta hết sanh

Và phạm hạnh đã lập

Những gì đã làm rồi

Không cho sanh ra nữa.

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Có 2 loại diệu trí. Đó là ưng chánh tầm tư và ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát. Hay được những gì chưa được, hay gặp những gì chưa gặp, hay chứng những gì chưa chứng, hay tiêu sầu khổ, hay diệt ưu não, hay làm cho chánh lý, hay có vị ngọt, hay chứng Niết Bàn. Sao gọi là hai ? Nghĩa là thế gian trí và xuất thế trí. Thế gian trí nghĩa là sắc uẩn có thể hiểu biết rõ ràng. Đây là sắc uẩn. Nơi thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng lại như thế. Ở nơi địa giới hay biết rõ ràng đây là địa giới. Ở nơi nước, lửa gió và không thức giới lại cũng như thế. Ở nơi nhãn giới hay làm cho thấy biết rõ, đây là nhãn giới. Ở nơi sắc giới cho đến nhãn thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi nhĩ giới có thể làm cho biết rõ ràng đây là nhĩ giới. Ở nơi thinh giới cho đến nhĩ thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi tỉ giới hay làm cho biết rõ ràng đây là tỉ giới. Ở nơi hương giới cho đến tỉ thức giới cũng lại như vậy. Ở đây thiệt giới có thể làm cho thấy biết rõ ràng đây là thiệt giới. Ở nơi vị giới cho đến thiệt thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi thân giới hay làm cho thấy biết rõ ràng đây là thân giới. Ở nơi xúc giới cho đến thân thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi ý giới hay làm cho biết rõ ràng đây là ý giới. Ở nơi pháp giới cho đến ý thức giới cũng lại như vậy. Ở nơi những pháp thế tục như thế, như thị như thị, phải biết rõ như vậy, thấy nghe suy nghĩ, xem xét hiểu biết, khắp cùng hết rồi biết tên của thế gian cùng các Thánh đệ tử. Ở nơi thế gian trí nầy mà nói là: ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát. Đây là thế gian trí. Khi tu tập thì hay làm cho kia sánh pháp hữu tình xa rời sự sanh. Hay làm cho kia thoát khỏi nơi già trong chốn hữu tình. Với pháp bịnh và tử, sầu bi ta thán, ưu lo khổ não, bất an ổn lại cũng như vậy. Sau khi quan sát rồi lại nên biết rõ. Đó là thế gian trí. Khi tu tập thì chẳng làm cho kia sanh pháp hữu tình, quyết xa rời sự sanh. Chẳng làm cho kia, pháp già của hữu tình thoát khỏi già, pháp bịnh, pháp chết, pháp sầu, pháp thán, pháp ưu, pháp khổ, pháp bất an ổn cũng lại như vậy.

Vì sao thế ? Đây là trí thế gian. Chẳng phải pháp của hiền thánh. Chẳng thể xa rời, chẳng vui Niết Bàn, chẳng thể rời thú, chẳng thể xa lìa, chẳng hay đoạn diệt, chẳng thể yên lặng, chẳng trí huệ chánh, chẳng chánh đẳng giác, chẳng đến Niết Bàn. Đây là pháp thọ sanh, đây là sự cảm thọ của pháp già, pháp bịnh, pháp chết, pháp sầu, pháp thán, pháp ưu, pháp khổ, pháp chẳng an ổn. Nơi kia như vậy gọi là Tầm tư xưng lượng, thẩm quán sát nơi pháp thế gian, ở nơi sự sợ hãi. Ở nơi pháp xuất thế thì ở nơi an tịnh. Từ nơi thế gian sanh ra sợ hãi cũng chẳng chấp thọ cho đến chẳng chấp thọ rồi chẳng sanh khát yêu cho nên bên trong chứng được Niết Bàn cứu cánh. Khi chứng Niết Bàn rồi làm cho tự biết được, sự sanh ta đã tận, phạm hạnh ta đã lập rồi cho nên chẳng thọ lại nữa. Vì vậy có tên là thế gian trí, ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát.

Xuất thế gian trí nghĩa là ở nơi tất cả uẩn giới xứ hay biết rõ ràng. Đây là các pháp có tánh vô thường, tánh khổ, tánh bịnh, tánh sầu, tánh lo, tánh não, tánh hại, tánh sợ, tánh nóng, tánh hoại, tánh diệt, tánh tai, tánh ngang, có tánh bịnh, tánh hư, tánh ngụy, tánh không, tánh vọng, tánh không có ngã, tánh khó giữ lòng tin. Như thế đó ở nơi các tánh nầy hãy biết như thật, thấy nghe rõ ràng hiện xem giác ngộ, khắp các nơi rồi, có tên là xuất thế gian trí. Các Thánh đệ tử từ nơi nầy mà nói về trí xuất thế gian. Ưng chánh tầm tư, ưng thuận xưng lượng, ưng thẩm quán sát. Đây là trí xuất thế khi tu tập chơn chánh thì vì làm cho kia sanh pháp hữu tình, xa rời chẳng sanh. Vì có thể làm cho kia pháp già hữu tình xa rời chẳng già. Bịnh pháp, tử pháp, sầu pháp, thán pháp, ưu pháp, khổ pháp, bất an ổn pháp cũng lại như vậy. Khi quan sát rồi hay hiểu rõ đây là trí xuất thế gian, khi tu tập thì định làm cho kia rõ pháp sanh hữu tình xa rời sự sanh. Định làm cho kia pháp già hữu tình làm cho thoát già, pháp bịnh, pháp chết, pháp sầu, pháp thán, pháp ưu, pháp khổ, pháp chẳng an ổn cũng lại như vậy. Cho nên đây là trí xuất thế. Cũng là pháp của hiền thánh, có khả năng ra khỏi, đó là niềm vui Niết Bàn, xa rời cảnh thú, có thể vĩnh viễn xa rời. Có thể vĩnh viễn tiêu diệt, có thể vĩnh viễn yên tĩnh. Đó là trí huệ chơn thật. Đó là chánh đẳng giác,có thể chứng được Niết Bàn, chẳng thọ sanh nữa, chẳng già, chẳng bịnh, chẳng chết, chẳng sầu, chẳng than, chẳng lo, chẳng khổ, chẳng không an ổn.

Từ nơi ấy được gọi là Tầm Tư Xưng Lượng, khi quan sát sâu vào thì nơi pháp xuất thế ấy sanh ra ý nghĩ trân quý. Ở nơi thế gian pháp thì sanh tư tưởng thấp kém và đối với pháp xuất thế thì sanh trân bảo vậy. Sẽ sanh hoan hỷ; khi sanh hoan hỷ rồi, tâm nầy được an vui. Khi tâm an vui rồi thì thân được nhẹ nhàng. Khi thân nhẹ nhàng rồi thì thọ nhận những điều an lạc. Khi an lạc rồi thì tâm sẽ được tịch định. Khi tâm tịch định rồi thì có thể thấy được trí chân thật. Khi thấy được trí chân thật rồi thì vào sâu nơi sự chán ghét. Sau khi chán ghét rồi thì có thể ly dục chơn chánh. Khi ly dục chơn chánh rồi thì có thể giải thoát. Khi đã được giải thoát rồi thì liền tự biết đủ. Ta đã hết sanh, phạm hạnh đã lập, việc làm đã qua, chẳng thọ thân nữa, cho nên có tên là xuất thế trí, ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quan sát. Như thế có tên là 2 diệu trí.

Ưng chánh tầm tư, ưng thiện xưng lượng, ưng thẩm quán sát làm cho cái gì chưa được sẽ được, có thể gặp những gì chưa gặp, có thể chứng những gì chưa chứng, có thể tiêu lo buồn, có thể diệt khổ não, có thể được chánh lý, có thể có cam lồ, có thể chứng Niết Bàn. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Có hai loại diệu trí

Kẻ trí hay tìm hiểu

Nghĩa đời và xuất thế

Hay làm cho hết khổ

Hay xem trí thế gian

Phát sanh sự sợ hãi

Cả không cùng chấp có

Chuyển đổi đến Niết Bàn

Hãy xem trí xuất thế

Phát sanh ý trân quý

Do đây sanh hoan hỷ

Làm cho thân nhẹ nhàng

Nhẹ nhàng rồi vui vẻ

Vui vẻ rồi tâm yên

Do tâm đã được yên

Làm cho sanh giác ngộ

Giác ngộ xem chơn lý

Xa rời các lưới nghi

Hai căn hai phiền não

Hai hàng cùng hai giới

Hai việc làm chẳng làm

Hai trí cùng hai loại

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo vì muốn giả bộ cuồng si nơi chúng sanh, vì cầu danh dự, cầu lợi dưỡng hoặc cầu sự cung kính mà làm người xuất gia thì đó là kẻ chẳng chơn thật. Y nơi Như Lai mà tu hành phạm hạnh. Nếu có Tỳ Kheo vì hiểu biết, vì nhanh nhẹn mà làm kẻ xuất gia thì đây là chơn thật vậy. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Vì sao vậy ? Là các Tỳ Kheo vì sự hiểu biết, vì sự nhanh lẹ nên mới xuất gia vậy, làm cho trở nên như thật, thấu suốt hiểu biết, biết những gì đáng biết, có nghĩa là như thật, thông suốt nhiều điều, biết được điều biết, làm cho như thật, dứt trừ những gì đáng dứt trừ, tu những gì đáng tu, chứng những gì sẽ chứng, tức là có thể như thật trong việc đoạn, tu và chứng vậy. Lúc ấy sẽ rõ ràng biết rằng ta không còn sanh, phạm hạnh đã lập rồi và việc làm đã xong, chẳng thọ sanh nữa. Như thế nên có tên gọi là hiểu biết, là biến tri mà xuất gia vậy; nên có tên là chơn thật. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Vì giả cuồng, danh dự

Lợi dưỡng cùng cung kính

Chẳng phải tu phạm hạnh

Đó xuất gia chẳng thật

Vì hiểu biết chơn chánh

Mau chứng nghĩa tối thượng

Đó là chơn phạm hạnh

Chẳng hư vọng xuất gia

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo vì muốn giả cuồng trong chúng sanh để cầu danh dự, để cầu lợi dưỡng và cầu cung kính mà xuất gia thì đó gọi là chẳng chơn thật. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Nếu có Tỳ Kheo vì luật nghi, vì xả bỏ mà xuất gia thì kẻ ấy được gọi là chơn thật nương nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Vì sao vậy ? Nầy các Tỳ Kheo! Vì luật nghi, vì xả bỏ chơn chánh vậy. Khi xuất gia rồi làm cho như thật, bảo hộ 6 căn, chẳng phá giới và hay mau chứng được việc tối thượng khi đoạn lìa hư vọng để trở thành chơn chánh; nên gọi là như thật. Hộ trì 6 căn, chẳng phá giới và hay chứng được chánh tín, làm cho trở nên như thật, bỏ những gì đáng bỏ, tu những gì nên tu, chứng những gì nên chứng, tức đó là chơn thật. Khi đoạn, tu, chứng rồi liền làm cho sáng suốt. Sự sanh của ta đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân nữa, như thế có tên là vì luật nghi vậy. Vì dứt bỏ chơn chánh vậy, khi ấy xuất gia có tên là chơn thật. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Vì giả si, danh dự

Lợi dưỡng cùng cung kính

Chẳng phải tu phạm hạnh

Đó hư vọng xuất gia

Vì hay giữ luật nghi

Sớm chứng nghĩa vô thượng

Gọi phạm hạnh chơn chánh

Chẳng hư vọng xuất gia

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nếu có Tỳ Kheo vì muốn giả say trong chúng sanh để cầu danh dự, cầu lợi dưỡng và cầu sự cung kính để mà xuất gia thì có tên gọi là không chơn thật. Y nơi Như Lai mà tu hành phạm hạnh. Nếu có Tỳ Kheo vì cầu sự chán ghét, vì cầu ly dục mà xuất gia thì đó là kẻ chơn thật vậy. Y nơi Như Lai tu hành phạm hạnh. Vì sao thế ? Hỡi các Tỳ Kheo! Vì chán ghét rồi, vì ly dục rồi mà xuất gia cho nên có tên là như thật chán ghét ly dục. Khi ly dục rồi làm cho được giải thoát. Khi giải thoát rồi, làm cho được hiểu rõ. Ta sanh đã tận, phạm hạnh đã làm xong, việc làm đã làm, chẳng thọ thân nữa. Như thế nếu có kẻ vì chán ghét, vì ly dục mà xuất gia thì có tên là chơn thật. Y nơi Như Lai mà tu phạm hạnh. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Vì muốn giả, danh dự

Lợi dưỡng cùng cung kính

Chẳng phải tu phạm hạnh

Đó hư vọng xuất gia

Vì chán ghét, ly dục

Sớm chứng vô thượng nghĩa

Đó là chơn phạm hạnh

Chẳng hư vọng xuất gia

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Tất cả Như Lai, ưng chánh đẳng giác đã nói các pháp môn, lược nói có hai. Thế nào là hai ? Một là nương nơi ác rốt ráo, hai là xa lìa tất cả những sự ác nương vào Như Lai chánh đẳng giác. Lược nói như vậy có 2 pháp môn. Vì sao vậy ? Các người tu hành! Ở nơi pháp ác nên biết rằng từ nơi pháp ấy sinh chán ghét, khi chán ghét rồi thì hay sinh ly dục. Khi ly dục rồi làm cho được giải thoát và làm cho tự biết rõ ràng, ta đã chẳng sanh, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, chẳng thọ thân nữa, như thế hành giả xa rời ái dục và những trói buộc, chẳng điên đảo, quán sát sự khổ đến tận cùng. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Hãy biết các Như Lai

Nên biết kẻ chánh giác

Có lòng thương chúng sanh

Nói hai loại pháp môn

Để người ác cùng biết

Và chán ghét, ly dục

Tâm giải thoát tự tại

Hiểu rõ đến cùng khổ

Ta từ Đức Thế Tôn được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Có 2 loại pháp. Đó là tu và tập. Nếu tu tập nhiều có thể dứt trừ 2 pháp. Thế nào gọi là hai ? Nếu tu và tập. Nếu tu tập nhiều, hay đoạn trừ hai pháp. Nghĩa là quán bất tịnh và quán từ bi hay trừ tham dục cùng với sân si. Sao lại như vậy ? Tất cả những việc tham trong quá khứ hiện tại cho đến vị lai, tất cả đều do tác ý tư duy mà thành tướng. Tất cả sân hận trong quá khứ, hiện tại và vị lai đều do tác ý tư duy của sự sợ hãi làm tướng. Nếu đoạn được tham dục trong hiện tại và vị lai, tất cả đều do tác ý tu bất tịnh quán. Nếu đoạn được sân si của hiện tại và vị lai, tất cả đều do tác ý tu từ bi quán. Nơi bất tịnh quán, nếu tu tập, hoặc hành trì cẩn mật thì quyết định sẽ bỏ được tất cả những tham dục. Nơi từ bi quán, nếu có tu tập hoặc hành trì miên mật thì quyết định hay đoạn được tất cả sự sân hận. Nếu người muốn quyết định đoạn sự tham dục thì phải nên siêng năng tu bất tịnh quán. Nếu kẻ muốn quyết định đoạn trừ sân si thì nên siêng năng tu từ bi quán. Tu bất tịnh quán chẳng có tham dục, mà tu từ bi quán thì chẳng có sân hận. Đó có tên của 2 loại pháp. Nếu hay tu tập, hoặc hay dụng công thì có thể trừ được 2 pháp. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Tu tập hằng tu tập

Hai pháp trừ hai pháp

Đó bất tịnh từ bi

Đoạn tham dục sân si

Cho nên nơi người trí

Hãy xem để lợi lạc

Tu bất tịnh từ bi

Đoạn tham dục sân si

Ta từ Đức Thế Tôn đã được nghe như thế nầy. Các Tỳ Kheo nên biết! Nơi cảnh giới Niết Bàn, lược nói có 2 loại. Thế nào gọi là hai ? Một là Hữu Dư Y Niết Bàn, hai là Vô Dư Y Niết Bàn. Vì sao có tên là Hữu Dư Y Niết Bàn ? Là chư Tỳ Kheo đã chứng A La Hán các lậu tận đã hết, phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, những gì xả bỏ đã bỏ, những gì chứng đã tự chứng; những gì đã tận diệt đã được kết liễu. Những gì chơn chánh đã được giải bày, tâm lành giải thoát, đã có trí tuệ, lấy túc hạnh làm duyên, các căn nhanh lẹ, sống còn liên tục, các căn thành thục. Tiếp xúc với nhiều loại cảnh giới tâm linh tốt đẹp mà hay xả bỏ tất cả, chẳng hề chấp trước. Chẳng hề có tâm yêu giận bao vây tâm nầy. Những sự ràng buộc của si ái, tất cả đều được xa lìa. Nếu nương nơi sắc mà cầu để thấy thì chỉ có cách nhìn về các sắc mà chẳng phát khởi sự tham sân, chỉ có nơi nhãn căn mà có màu sắc tốt xấu; nên chẳng tham dục cùng chẳng sân hận. Vì sao thế ? Do si ái kết chặt, tất cả đã được đoạn trừ vậy. Nương nơi sự nghe, cầu được sự nghe thì chỉ có tai nghe được các âm thanh mà chẳng phát khởi sự tham sân si thì chỉ có lỗ tai mới nghe được sự tốt xấu; nên chẳng tham dục lại cũng chẳng sân si. Sao lại như vậy? Do sự kết chặt của si ái mà tất cả đã đoạn lìa, nương nơi mùi thơm cầu được mùi vị thì chỉ có lỗ mũi ngửi được các mùi hương mà chẳng phát khởi tham sân si thì chỉ có lỗ mũi mới biết được mùi tốt xấu, chẳng khởi tham dục cũng chẳng sân si. Sao lại như vậy ? Do si ái kết chặt và tất cả đã được đoạn trừ rồi. Nương nơi mùi vị để cầu mặn nhạt thì chỉ có lưỡi căn với các mùi vị mà chẳng phát khởi tham sân si thì phải có lưỡi mới biết được mùi tốt xấu, nhưng chẳng tham dục lại cũng chẳng sân si. Sao lại như vậy ? Vì si ái kết chặt nhưng tất cả đều đã bỏ đi rồi. Nương nơi các xúc để cầu đến sự cảm giác thì chỉ có thân nầy ở nơi va chạm mà chẳng phát khởi tham sân si, chỉ có nơi thân mới cảm nhận được sự tốt xấu, mà chẳng tham dục lại cũng chẳng sân si. Sao lại như thế ? Do ái si kết chặt mà tất cả đã được đoạn lìa vậy. Nương nơi các pháp để cầu sự hiểu biết, chỉ có nơi ý mới biết các pháp mà chẳng phát khởi tham sân si, lìa các tham dục chứng được cứu cánh tịch diệt Niết Bàn. Suy nghĩ như thế. Thế Tôn! vì sự bố úy mà có nơi A Lại Da Thức. Hay vì đoạn kiến nơi sự trói buộc làm cho các nghiệp quả chẳng mất đi. Khi nói chánh pháp, lúc thấy được làm cho sự thấy rộng ra. Người trí bên trong chứng được Nhứt Thiết Thế Gian chơn thật đối trị. Nghĩa là hay trừ diệt được kiêu mạn, khát ái làm hại A Lại Da, trừ những đường nhỏ, chứng vào chơn thật tánh, lìa các tham dục. Chứng được cứu cánh tịch diệt Niết Bàn. Như thế đó có tên là huệ nhãn, hay xem xét chánh đáng. Đó cũng có tên là hai loại làm cho trời người, một loại yếu kém, một loại mạnh mẽ, kẻ có huệ nhãn hay xem xét chánh đáng. Lúc ấy Đức Thế Tôn sâu vào nghĩa nầy mà nói kệ rằng:

Do hai loại trói buộc

Làm cho cả trời người

Một loại là yếu kém

Một loại là mạnh mẽ

Có huệ nhãn thanh văn

Hay quán sát như thật

Hay trừ mạn xa lìa

Cứu cánh chứng Niết Bàn

Lại hiểu biết như thật

Phật lại nói chánh pháp

Hay đoạn diệt thường kiến

Và hai ái vô dư

Có huệ nhãn long vương

Hay dùng mưa tưới khắp

Diệt các loại phiền não

Làm cho được thanh lương

 

Bổn Sự Kinh - Quyển ba

---o0o---


Quyển 1 | Quyển 2 |  Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5 | Quyển 6 | Quyển 7

---o0o---

Nguồn: www.viengiac.de
Trình bày: Linh Thoại

Cập nhật: 1-06-2008

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 墓 購入 激安仏壇店 ba phuong thuc giao duc tuoi tre phat giao bon phap xay dung doi song tai gia hanh phuc cáo big bang va ly thuyet vu tru cua dao phat 機十心 中孚卦 bay phap de xay dung mot hoi chung hung thanh æµæŸçåŒçŽ 栃木県寺院数 02 lời nói đầu เพรงดนต ฟ duc dalai lama va nhung cau noi dang suy ngam 唐安琪丝妍社 clip ve luat nhan qua lam chung ta phai suy ngam Vu lan 夜渡凡尘 削发更衣 cho đi và nhận lại 成绩不好检讨 chuong ix so tham ve hue lam va quan thien luan ธรรมะก บพระพ ทธเจ Chùa Linh Ứng Sơn Trà 牧牛 12 duong nhan qua anh huong den cuoc doi moi أبا درج nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu 欲漏 佛教中华文化 cúng sao giản hạn 桂花树下狸花猫 古诗词 nghiep bao tu viec an mac thieu kin dao khi le nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap nhân duyên vợ chồng nghe thuat hanh phuc trong the gioi phien nao Vai trò ngôi chùa trong việc giáo dục Tản mạn trà xuân ด หน ง 七佛灭罪真言全文念诵 Ngũ ấm ma trong chúng ta Món chay Cuốn diếp 楞嚴咒五大心咒 地藏十轮经 Ï Các món chay ngày Tết Để yêu thương mang lại hạnh phúc luu y ve giac ngu doi voi nguoi cao tuoi å æœ æ duc phat voi tuoi tho nhin tu tranh ve 元音老人全集