---o0o---
MỤC
LỤC
Phật
thuyết:
1.
PHÂN BIỆT VÔ SANH
KINH
2.
PHÂN BIỆT BỐ THÍ
KINH
3.
PHÂN BIỆT KINH
4.
MẠN PHÁP KINH
5.
BẦN CÙNG LÃO CÔNG
KINH
6.
THANH TỊNH TÂM KINH
7.
PHÁP ẤN KINH
8.
ÐẠI HỒI HƯỚNG KINH
LỜI TỰA
Phân biệt –
Vibhãjya – là tác dụng của ý thức. Chúng sanh do tâm và tâm sở phân biệt
hư vọng, chấp ngã, chấp pháp, nên mới có nghiệp nhơn khổ quả, ba cõi luân
hồi, đó gọi là hoặc phân biệt. Nếu đoạn trừ được hoặc phân biệt ấy thì
gọi là huệ vô phân biệt. Muốn chứng Phật trí, cần phải có huệ vô phân
biệt. Nhưng đạt được huệ vô phân biệt thì cần phải dùng trí phân biệt mà
quyết trạch thế nào là giả, thế nào là chơn, thế nào là nghiệp nhơn, thế
nào là khổ quả, thế nào là pháp ác cần đoạn, và thế nào là pháp thiện cần
tu, cũng như cái gì cần thủ, cái gì cần xả... Vì vậy Phật tuỳ căn tánh
phân biệt của chúng sanh mà nói các kinh PHÂN BIỆT. Sự hiện hữu của con
người, của thế giới, chúng sanh mở đầu do vô minh dẫn tới mười hai nhân
duyên tạo thành vòng móc xích dây chuyền mãi mãi. Nếu rõ được chiều lưu
chuyển của nó mà xoay ngược trở lại theo chiều hoàn diệt thì cắt đứt và
chấm dứt được sanh tử khổ đau. Ðó là mục đích chính mà PHẬT THUYẾT PHÂN
BIỆT DUYÊN SANH.Về phương diện tự lợi cũng như lợi tha của Bồ Tát hạnh thì
lấy bố thí làm đầu. Nhưng cần phải biết bố thí như thế nào cho đúng pháp,
mới là chơn bố và được nhiều phước quả. Ðó là ý nghĩa của kinh PHÂN BIỆT
BỐ THÍ. Trọng tâm của Phật pháp vẫn là nghĩa luân hồi, nhơn quả, biệt biệt
thọ báo, như bóng theo hình, như vang ứng tiếng, mà điển hình là ông già
Kỳ Thọ trong kinh BẦN CÙNG LÃO CÔNG. Muốn thành tựu phước đức không gì hơn
là tâm thanh tịnh và không khinh thường Phật pháp. Cuộc đời có muôn mặt,
lý thuyết có trăm chiều, biển Phật pháp bao la, lối vào có muôn vạn nẻo,
tuy cũng dễ đi vào, nhưng cũng dễ hiểu lầm đi lạc, đánh mất chánh kiến,
nên Phật dạy phải lấy PHÁP ẤN để làm kim chỉ nam. Công đức cao cả tối
thượng được tăng trưởng ở tâm hạnh đại hồi hướng. Như Phật đã dạy cho
Bồ-Tát Minh-Thiên. Nên người tu hành phải luôn luôn HỒI HƯỚNG về trí tuệ
và bình đẳng cho tất cả chúng sanh đồng được Chánh đẳng Chánh giác.Tóm
lại, những kinh mà dịch giả đã dịch từ đại tạng ra sau đây, tuy ngắn gọn,
nhưng đầy đủ, rõ ràng và tiêu biểu cho nghĩa nhơn quả, nhơn duyên sanh, là
nền tảng của đạo Phật. Hy vọng nó sẽ giúp ích rất nhiều và rất cần thiết
cho sự tự giác và giác tha, nhất là giữa buổi cách Phật quá xa, vàng thau
lẫn lộn. Phật ma hỗn đồng này. Chúng ta cần phải có trí phân biệt quyết
đoán để giúp cho sự tu hành xa lìa tội lỗi và khỏi đi vào con đường tà
kiến. Tôi xin tuỳ hỉ công đức ghi lại vài dòng để làm lời tựa.
Huế , đầu xuân Quý Sửu
Giáo thọ Thích Thiện Siêu
--- o0o ---
Mục lục
Chương 1 |
Chương 2 |
Chương 3 |
Chương 4
Chương 5 |
Chương 6 |
Chương 7 |
Chương 8
--- o0o ---
|
Thư
Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Vi tính :
Văn Hiếu
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày:
01-08-2002
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục