NHỮNG KINH DO TĂNG GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH

Hán dịch: Phù Tần, Kế Tân, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng

Việt dịch: Thích Chánh Lạc 

--- o0o ---

Quyển  Hạ

 

Bấy giờ đức Thế Tôn nói về đạo tích như thế nào?

- Khi Ngài nói về đạo tích, giống  như con đường lớn của nhà vua thì gọi đó là Vương-Lộ , đối với tinh tú  thì gọi là đường đi của tinh tú. Ở đây cũng  như vậy, đi đế Niết Bàn. Ðó là đẳng kiến xứ sở , đẳng chí, đẳng ngữ, đẳng mạng, không có sai khác, đẳng phương tiện không khuyết lậu, đẳng niệm vô lượng, đẳng Tam muội, sắc không đổi khác. Duyên nơi đó, hoặc bao nhiêu sắc, không có dâm dục cũng không có trần cấu, vĩnh viễn không khởi kiết sử nữa, không có ái trước sắc, cũng không có các gai nhọn, vì muốn diệt ái cho nên cũng không có bùn lầy, vì muốn trừ bỏ tà kiến cho  nên đầy đủ đẳng kiến (chánh kiến) vì đẳng diệt các kiết sử cho nên chúng không còn khởi lên nữa. Nhờ có quả vi diệu  ấy cho nên hiện các thứ nghĩa, vì muốn trừ bỏ hy vọng cho nên không có các tưởng, vì muốn cầu giải thoát an lạc cho nên các quả thành tựu, vì không chấp vào sự giải thoát nên bình đẳng độ các danh sắc. Vì du hành trong đó nên đạo này là một chứ không có hai, đều được đến chỗ đệ nhất nghĩa, lấy đó làm sở duyên. Vì một lần đến với đạo, tự tâm thệ nguyện, gọi đó là Nhất Nhập.

Bấy giờ đức Thế Tôn dùng đệ nhất biện luận để biết đạo, hay nhờ tự giác tri nên không bại hoại, nhờ đã làm các nghiệp tốt nên không có loạn tưởng, quả báo đã thành tựu, được các căn lành, hay giác ngộ các chúng sanh,  Ngài nói đạo này để khiến chúng sanh được đến Vô Vi.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

Hưng khởi các chúng sanh

Bằng đạo pháp cam lồ

Phật có  công đức này

Là đệ nhất thế gian

Ngày nay con tự được

Ðủ cấm giới thanh tịnh

Nói cho người Tu luân

Cho nên con đảnh lễ.

Bấy giờ đức Thế Tôn biết nay cần phải giáo hóa Ương Khuật Man. Ngay khi ấy Ngài không có ngôn luận với Ác tri  chính thức, khi đã giác ngộ liền đến  với đạo. Chỉ có một người  tồn tại, máu chảy như sông, ngập đường, mọi người đều biết chim quạ, chim Thứu nơi nơi bay đến để ăn thịt. Khi ấy Ương Khuật Man đi nhanh như gió. Nếu lúc y giở chân lên thì bầy nai, chim chóc đều hoảng hốt bỏ chạy.

Bấy giờ Ương Khuật Man ở trong vườn Xà Lê, ngó bên tả liếc bên hũu chẳng thấy ai cả, chỉ thấy có đức Thế Tôn đoan chánh vô song, sắc thân vàng tía, lưng Ngài thẳng  đứng thân thể rất mềm mại, thong dong tản bộ, Ương Khuật Man dùng hết sức đuổi theo sau đức Như Lai. Khi ấy đức Thế Tôn vẫn  đi thong thả như ông vẫn không đuổi kịp.

Bấy giờ đức Thế Tôn liền biến mặt đất này trở thành hầm hố gai góc, vì  vậy cho nên ông ta không đuổi theo kịp Ngài, hoặc có chỗ nói: " Chân Ngài bước nhẹ  trên mặt đất mà ông ta không thể theo kịp  đức Thế Tôn ". Hoặc có chỗ nói: " Ngài hóa  Tứ đại vô sắc cho nên nhãn thức không thể thấy được ". Hoặc có chỗ nói: " Công đức của Phật không thể nghĩ lường, dù sức  của Ương thuật Man có như voi hung  cũng không thể địch nổi. Song oai lực của Phật thì không thể nghĩ bàn được. Dù cho một ức, trăm ngàn con Thần Long có  sức mạnh của đại lực sĩ cũng không thể gần đức Như Lai được.

Bấy giờ Ương Khuật Man khen rằng:

- Thật là chưa từng có, liền bạch đức Phật:

- Ý của Ngài rất là kỳ đặc, Ngài không có ý sân hận, giết hại.

Ông suy nghĩ rằng:

- Ðây là ân đức của ai? Ðây chắc là thần Nhân chăng? Giống như trong đời ác  thế này lại được sự tốt đẹp. Giống như đói khác mà có lợi. cũng như sanh ra ý nghĩ thương yêu. Song ta không thể chạy theo kịp Ngài. Vị này chắc chắn là Thiện Tri Thức. Nay ta đứng một cách mệt  mỏi ! Từ xa  ông nói với Thế Tôn:

 

Hãy vì thân của con

Thế gian khó nghe thấy

Nay con thấy đức ngày

Xin dừng lại giây lát.

Ðức Thế Tôn bảo rằng:

- Tự ngươi không đứng, lại nói ta đứng.

Khi ấy Ương Khuật Man bạch đức Phật:

- Tự Sa môn không đứng

Tôi đứng bảo không đứng

Sao bảo tôi không đứng

Xin Thế Tôn nói rõ.

Bấy giờ đức Phật bảo:

- Không làm ác là đứng

Trì giới che  chở người

Như đệ  tử Ca Diếp

Vì vậy ngươi không đứng.

Bổn hạnh của Ương Khuật Man có chút ít, vĩnh viễn bỏ các điều ác, như làm máu chảy ô uế thân thể. Ông liền bỏ kiếm xuống, đứng qua một bên, bạch đức Phật:

Nay Ngài là Thầy con

được gặp Thánh sư này

Con xin làm đệ tử

Không phạm cấm giới ngài. 

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo rằng:

- Thiện lai Tỳ kheo.

Rồi Ngài nói bài kệ:

Giống như nước biển cả

Cũng sanh khói lửa nóng

Ai chưa được hàng phục

Nay nghe ta giáo hóa

Ai đã khéo hàng phục

Thanh tịnh mà đắc độ

Ðã là  đệ tử ta

như vậy không thọ hữu

Ai thấy cũng sợ  hãi

Và các yêu  quỷ thần

Là chỗ các quỷ thần

Ðấng tối thắng đến đó.

Bấy giờ quỷ A La Bà nghe quỷ Yết Ðà  Phi nói bừng bừng tức giận, sắc mặt đổi khác, lửa sân hận nổi lên làm cho mắt như đồng đỏ, tiếng nói như sấm sét, rất tức giận, xí thạnh, lắc đầu, bậm môi, chấn động thân  thể, liền nói rằng:

- Ta ở thế gian cũng không thấy ai đến chỗ ở của ta được, nó mới hồ nghi rằng: " Tại sao người này đến được chỗ ta  ? "

Các quỷ thần tên là Ba Ða, Lê Hê Ma Phi Ðà làm thượng thủ (2 Thiện ly) sứ nói với đại quỷ thần kia rằng:

- Ðừng nói lời ấy. Ðức Phật Thế Tôn đối với người chưa hàng phục  thì  Ngài  có thể hàng phục . Ngài có thể làm cho chúng sanh đạt được đạo vô  thượng, Ngài khiến cho chúng  sanh hữu hình được ủng hộ. Ngươi làm như  vậy là không tương  ưng  với phước điền. nay ngươi  nói lời thô ác ấy là  không  phù hợp với Ngài.

Khi ấy quỷ này càng tức giận  bừng  bừng hơn lúc  trước. Bấy giờ quỷ A La Bà với hơi thở rất gấp giống  như  lửa nóng, trông rất hung ác, liền bỏ cảnh giới của quỷ, bị sân hận tấn công,  làm cho thân thếch nó rất đen đúa, sắc mặt thay đổi không giống lúc bình thường, miệng nhe bốn răng, tóc vàng như vàng ròng, trên dưới giao nhau, máu  người chảy làm hình dáng nó ô uế , ướt lẹp nhẹp không khô, nó mặc da  sư tử, da voi, da dê ngưu, vòng hoa lớn trên đầu nó giống như vòng  lửa lớn nóng bức, tay cầm dao kiếm, khua dưới đất mà đi. Nó đập bể núi đồi, dời núi rừng, chặt đứt cây. Hoặc nó nối mây lớn che khuất ánh sáng mặt trời, lấy nước  rưới trên như  không, tiếng giống như sấm sét, nó liền đến (chỗ đó) muốn làm thương hại đức Thế Tôn,  các loại cây cối thảy đều đốt cháy, sắc  mặt thay đổi, tay cầm bánh xe, sấm sét đùng, nó sân hận như vậy, quán sát đức Như Lai, làm các thứ biến hóa, chờ đợi đức Như  Lai, làm các thứ biến hóa, chờ đợi đức Như Lai phản ứng.

Bấy giờ đức Phật nói bài kệ:

Chúng sanh có lòng sợ

Tâm ta không di động

Nay được phép giải thoát

Không còn tâm sợ hãi

Lửa không làm lửa sợ

Cũng lại không sợ nước

Ngươi ôm các niệm ác

Làm sao hại được ta?

Bấy giờ quỷ  A La Bà nghe đức Thế Tôn nói liền tự dứt tâm, không thể phá hoại,  nơi ấy là chỗ hãi hùng, con người không đến đó, nó liền làm một trận mưa đá trên đức Như Lai, nhưng những hạt mưa đá ấy không rơi xuống đất, chúng đều tan đi ở chỗ khác, hoặc  có hạt rơi trên thân đức Như Lai, chúng đều hóa  thành những hoa Mạn Ðà La.

Bấy giờ vua Quỷ thần thấy năng lực của Như Lai, nó khen là chưa từng có liền phát ý hoan hỷ, đến chỗ đức Như lai nói rằng:

- Sa môn đi ra mau.

Ðức  Thế Tôn liền đi ra.  Khi ấy con quỷ này muốn thử  đức Thế Tôn, liền nói rằng:

- Sa môn hãy vào lại .

Song đức Thế Tôn vẫn không có tâm oán hận, Ngài liền trở vào. Như vậy cho đến ba lần, nói rộng như trong khế kinh! Bấy giờ đức Thế Tôn liền nói bài kệ:

Ðế Thích và Phạm Thiên

Không động ta sợi lông

Huống chi sức của ngươi

Làm sao hại được ta?

Nay ngươi bỏ sân hận

Có điều nghi cứ hỏi

Ngươi có điều do dự

Ta sẽ giải thích cho.

Bấy giờ con quỷ kia liền hỏi rằng:

- Con người vì sao được ở trên? Nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ ở  trong hiện pháp, chỗ đức Như Lai, quỷ phát tâm hoan hỷ mà nói bài  kệ này:

Chưa từng thấy điều này

Như vị sa môn đó

Ai bỏ được đại hải

Lấy nước dưới chân trâu

Xin hãy vì thân tôi

Mà nói về việc này?

Ai không uống vị này

Mà bỏ cam lồ đi

Như có người lực sĩ

Thấy người chìm dưới nước

Cứu kẻ đó thoát nạn

Ðể nơi bờ vô vi

Sắc đẹp không ai bằng

Người trí hãy quan sát

Sở dĩ có nghĩa này

Ðều nói ra pháp ấy

Ta nay quy y Phật

Tam Bảo rất tối tôn

Nếu ai cần điều gì

Tất cả được tế độ.

Nghe như vầy, Ðại thần Ngủ Ðịa ngụ tại thành La Duyệt thuộc nước Ma Kiệt, Ðại Thế La Tha ủng hộ nhân dân có xe cộ thật nhiều, đất đai phì nhiêu, Hiền Thánh nhân dân đều ở trong đó, nhưng không bằng vị này, ăn như cam lồ, ba việc vi diệu, cũng không có các phiền não. Giống như vườn Hoàn của Nan Ðà là bậc nhất trong chư Thiên.

Bấy giờ đức Thế Tôn rất tối tôn không ai sánh bằng. Khi ấy Ðiều Ðạt ở chỗ đức Thế Tôn thường ôm lòng sân hận, chưa hề dừng nghỉ, ông làm phi pháp. Do vì lòng sân hận, ông leo lên núi Kỳ Xà Quật, nơi ấy có nhiều viên quán, cây cối sầm uất, nguồn suối trong vắt, tay ông cầm đá muốn ném vào đức Như Lai, ông liên đôi đá. Khi ấy cục đá là vật vô tình mà còn tự mình có thể kềm chế từ từ rơi xuống đất.

Vì Ðiều Ðạt có việc làm phi nghĩa này, cho nên tất cả bọn quỷ thần giữ cục đá lại muốn cho cục đá không rơi xuống đất. Còn quỷ Kim Tỳ La, đang ở trong núi Kỳ Xà Quật, dùng sức lực của chính mình, khi thấy cục đá sắp rơi liền nghĩ rằng: " Viêc đó tuy là nghiệp ác, song bọn Dạ Xoa chúng ta, thà lấy thân mình để hứng lấy cục đá ấy, để cho đức Thế Tôn được hưởng trăm ngàn sự an lạc. Vậy ta nên làm việc này, liền nói bài kệ:

Tâm thanh tịnh không uế

Khởi lên bao nhiêu nghĩa

Nay ta thà mất mạng

Không hại bậc tối thắng!

Bấy giờ Ðiều Ðạt liền dùng đá đôi lên đức Thế Tôn. Khi ấy, ở trên núi, con quỷ kia dùng tay để chụp cục đá, có một mảnh đá rơi trúng đức Như Lai làm cho ngón chân của đức Phật chảy máu. Vì thọ lấy quả báo này cho nên Ðiều Ðạt đã chịu vô lượng tội. Do quả báo này mà ông ta phải đọa vào địa ngục.

Ngay khi cục đá rơi xuống đất, lúc ấy chư Thiên cõi trời thứ 33 rải hoa cúng dường đức Phật bằng không, giải thoát, khi tung hoa đầy cả hư không, ngang nơi giảng đường Thọ Hóa, dưới cây Trú Ðạt Thọ ở cõi trời thứ 33.

Ðức Phật phóng luồng ánh sáng chiếu xa, không có lòng kiêu mạn, từ bi với chúng sanh.

Khi ấy Phả La Ðọa, Phạm Chí dùng 500 việc để chửi mắng đức Thế Tôn.

Tôn giả Xá Lợi Phất, bằng cơ xá... Các Tỳ kheo khen ngợi đức Như Lai.

Bấy giờ đức Như Lai dù bị hủy nhục, Ngài vẫn không lấy đó làm buồn, hoặc lúc được khen ngợi Ngài vẫn không lấy đó làm vui.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Khi khổ, tâm không dời,

An minh, tâm không động

Dứt ý, thật kiên cố.

Cho nên lạy Thần Tiên

Ngài vì các chúng sanh

Nên công đức vô lượng

Như người cha yêu con

Ai mà chẳng lạy Ngài.

Từng nghe như vầy:

- Ðức Thế Tôn ở tại nước Ma Kiệt. Bấy giờ đức Thế Tôn có đầy đủ công đức vô lượng, đến giờ đắp y ôm bát, có đại chúng đanh vây, các căn đầy đủ Ngài quán sát thân mình, Ngài cũng không có các não loạn, bước đi vững vàng, thong thả hướng dẫn vô số chúng Tỳ kheo, muốn đưa họ đến bỉ ngạn.

Ngay lúc bấy giờ Quốc vương Ma Kiệt có một con voi tên là Ðàn Na Ba La, hình mạo đoan chánh, trên đầu sanh ra 3 cục (bứu) thịt dư, tiếng rống trong trẻo, đâu cũng nghe, ý muốn thành tựu, khó ai có thể  chế ngự được. Nếu nghe tiếng lạ nó liền tức giận, nếu nó tự ngoái lại xem hình nó ở dưới nước, nó cũng  tức giận, không ai dám đứng trước nó, mà đuột như ý. Nếu khi  chiến đấu nó cũng không mất sức , cũng không yếu đi chút nào.

Bấy giờ đức Thế Tôn đi vào thành ấy, trong thành có đầy đủ lầu, gác tường, hào để ngăn chận quân địch, nhân dân đông đúc, hoặc có người buồn  rầu, hoặc có người vui mừng, họ đề sợ đức Như Lai bị hại,  họ muốn thân cận đức  Như Lai.

Khi ấy Ðề Bà Lạt Ða cho con voi uống rượu say rồi thả voi ra, khi Ðiều Ðạt thả voi  say ra rồi, liền nói bài kệ:

Tự xưng có đại lực

Và thân có 10 lực

Ngày nay đã tập hội

Bị tiêu diệt ở đây.

Bấy giờ đức Thế Tôn không hề có sợ hãi, liền nói bài kệ:

Có ngàn Y La bát (Long vương)

Cũng không thắng được ta

Huống con trùng nhỏ này

Muốn hại bậc cao  tột.

Ngay khi ấy Ngài cũng không có tư tưởng, nên liền nói bài kệ này:

Sức mạnh của vô  dục

Chúng  sanh có lòng dục

Ta trừ quả báo dục

Cũng không có loạn tưởng.

Lại nói bài kệ này:

Nay ta tuy phá hoại

Voi lớn rất kiên cố

Nay ta hàng phục nó

Bậc vô thượng ngàn đời.

Bấy giờ con voi Ðàn Ðà (?) Ba La nhìn kỹ hình sắc đức Như Lai rất là đen, thấy Ngài là con voi có cánh, có  đuôi thân vuông vức, ngay thẳng, thấy xong nói liền sợ hãi, chạy về hướng đức Như Lai .

Bấy giờ các Tỳ kheo nhờ thần lực đức Như Lai, theo lời dạy của đức Như Lai, nên tránh xa con voi ác này, họ liền chạy xa chỗ đức Như Lai, chỉ có tôn giả A Nan là đứng sau đức Như Lai. Vì tôn giả trong vô số đời thường ở chung  với đức Như Lai nên hôm nay tuy không nhớ những thân mạng trước nhưng vẫn không bỏ đức Như Lai mà đi.

Khi ấy con voi Ðàn Na Ba La bị lửa  sân thiêu đốt trong  thân dữ dội, nó muốn hại  đức Như Lai. Bấy giờ lửa sân hận của nó từ từ lắng xuống. Nói rộng như trong khế kinh. Khi ấy Ngài dùng bàn tay có tướng bánh xe hết sức vi diệu không ai sánh bằng, lúc đó đức Như Lai đưa bàn tay đặt lên trên đầu con voi, ngài dùng  lòng từ bi, không có tâm sân hận. Con voi nghe đức Thế Tôn nói, nó liền rơi nước mắt nó gục đầu, mặt trên chân đức Như Lai, lấy lưỡi liếm chân Ngài, không di động. Bấy giờ con voi ôm lòng sợ hãi, thân thể bất giác không  còn sức lực, nghị lực nào. Sau  đó đức Thế Tôn, vì lòng Hiền Thánh, liền nói bài kệ:

Không có dục kiêu mạn

Thế Tôn không trần cấu

Khi phát tâm từ  bi

Sẽ được sanh thiên xứ.

Bấy giờ đức Thế Tôn dùng âm hưởng (tiếng vang) này, càng thêm hoan hỷ, nhan sắc hòa duyệt, ngay nơi chỗ đức Như Lai con voi dùng trán, mũi, chạm vào chân Như Lai rồi trở về bổn quốc. Có nhiều nhân dân thấy việc này cho là chưa từng có. Con voi nhờ được hàng phục, nên có tâm hoan hỷ, không sợ hãi,  đều có lòng tín nhạo đối với đức Như Lai .

Bấy giờ liền nói bài kệ  rằng:

Như núi không di động

Huống chiến thắng sân hận

Ðể chiến thắng oán địch

Như rồng Y La Bát

Có công đức như vậy

Sức lực không ai bằng

Hùng sư tử giữa người

Con mãi mãi cuối lạy

Chúng sanh loại như vậy,

Không có tâm ngu si

Ba cõi phục danh Ngài

Giác ý không ai bằng.

Chúng sanh loại như vậy,

Có tai hoạn sân hận

Tâm Ngài đã chấm dứt

Lòng kiên cố bay khắp

Trí tuệ như An lạc

Tâm tịnh không đám trước

Thập lực đều đầy đủ

Cho nên con cúi lạy.

Bấy giờ nhà vui giống như mặt trăng trên hư không, không có các trần cấu, tịch tịch mọi việt đều thành tựu, có bảy thần tiên đều là ngọc anh lạc cũng không có trần cấu, ngôi sao chính là ngọc anh lạc, giống như con rồng Y La Bát, đi đấng đâu là có mây bay theo sau, có  các thứ anh lạc để trang nghiêm thân. Ðối với những người đã nghe danh  vua giống như con voi thần ấy du hành, có ngọc báu, cũng không có hồ nghi, có Ðàn Na Ba La loại binh chủng, nhân dân tự vây quanh, vua ở trên con voi ấy đốt  lửa, vòi voi nắm đuốc.

Bấy giờ đức Thế Tôn ở tại thành La Duyệt Kỳ, nhà vua muốn thấy đức Như Lai, hiện đi đến chỗ đức Thế Tôn. Khi ấy đức Thế Tôn thấy nhà vua ở đó, thống xuất vô số  binh chủng doanh vây, nhà vui liền suy nghĩ rằng:

- " Từ xa đến đây, ta nên  tự giữ mình  ". Khi đã nghĩ như vậy, nhà vua liền bảo Kỳ Bà rằng: - Ngươi không hại ta chứ?.

Bấy giờ nhà vua, trong khoảnh khắc nhan sắc đoan chánh không ai bằng, đứng trước mọi người, như hoa trái tươi tốt, cũng không có các trần cấu, ba bộ đầy đủ, giống như ong chúa, có tiếng van náo động.

Khi ấy ở viên quán, các Tỳ kheo Tăng trước sau đoanh vây, từ xa nhà vua muốn thấy đức Như Lai, thấy vậy rất đông người quay lại nhìn  Kỳ Bà, bảo rằng:

- Cái vật ở ngay chính giữa đỉnh Ngài đó là cái gì?

Lúc đó Kỳ Bà tâu với vua rằng:

- Cái đó gọi là nhục kế vậy.

Bấy giờ nhà vua lại hỏi:

- Cái nhục kế ấy là tự nhiên hay chẳng tự nhiên?

Kỳ Bà tâu với vua:

- Cái đó là do thành quả của đức Phật đã gieo,chứ không phải ngày nay mới tạo ra.

Vua lại hỏi:

- Lại do cái quả gì mà thành Bồ - Tát? Từ đó sanh ra đã thai, đã tạo hạnh, đã tạo ra thân? Nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ nhà vua lại nói bài tụng này:

Giống như mặt trời sáng

Hoặc có bao nhiêu loại

Không gì hơn nhục kế

Huống lại có các tướng

Nhan sắc đã hòa  duyệt

Năng nhân không khiếp nhược.

Ðã phóng ánh sáng này

Chiếu khắp 10 phương cõi.

Bấy giờ nhà vua liền đến chỗ đức Phật, đức Phật bảo Kỳ Bà rằng:

- Tại sao nhà vua lại nói lời ấy?

Kỳ Bà tâu với vua:

- Ở đây nếu đại vương  có thể hàng phục được tánh kiêu mạn, thì đại vương liền được sanh đến chỗ hào quý. Người có tánh  kiêu mạn phải sanh đến chỗ ty tiện.

Khi ấy nhà vua liền tự dứt ý, tư duy lời nói ấy, liền nói rằng:

- Ðây là ruộng phước, ta nên thực hành nghiệp này chăng? Nhưng ta là bật tôn  quý, tại sao lại hướng đến vị ấy mà lễ bái? Vị ấy không có phục  sức, còn ta thì mặc áo vua, đội mão trời, vị ấy tuy đoan chánh, tâm đã đừng nghỉ, đầy đủ các tướng, không có xấu xa thô lậu, tướng vị ấy rất vi diệu, giống như hòn núi không thể di động. nghĩ như vậy xong, nhà vua liền đến trước cửa, sanh tâm hoan hỷ,  lông trong người đều dựng đứng . Nhà vua nhờ có tâm xuất yếu, nên có tưởng vô dục, lấy đầu mặt lạy dưới chân đức Thế Tôn, liền nói như vầy:

- Giống như đức Thế Tôn , có sắc tướng như vậy, tâm  ý được ngay thẳng, tất cả đều thành tựu. Mong đức Phật và Tỳ kheo Tăng hãy khiến cho thái tử Ưu Ðà Da Ðà La của con cũng được như vậy.

Nhà vua liền hỏi ý nghĩa ấy nên hoan hỷ như vậy, và nói bài kệ:

Như biển không có bờ

Gió thổi nên nước động

Thánh Tôn  không di động

Nay xem bậc thượng nhân

Ðế Thích  đến bái lạy

Kể cả chúng Phạm thiên

Con nay xin tôn kính

Tự quy mạng Thế  Tôn.

Bấy giờ Phạm  Chí Xà Ðề Tô Ni, giống như hoa trắng tinh cỡi lên xe ngựa, có đệ tử vây  quanh, ra khỏi nước Xá Vệ, muốn đến thử đức Như Lai, mới đến chỗ để xe, ông ta cỡi lên xe ngựa  ra đi, đến chỗ đức Phật liền xuống xe, đi bộ vào trong vườn, cùng đức Như Lai thong thả đàm luận ý nghĩa lý, rồi ngồi qua một bên.

Bấy giờ  ngay chỗ ở  của đức Thế Tôn, Phạm Chí không thấy vật sở hữu. Phạm Chí thấy nhan sắc của đức Như Lai hết sức vi diệu không ai sánh bằng, ý nghĩ cũng không khiếp nhược, có tướng của chuyển-luân-thánh-vương, Phạm Chí thấy thân thể  Ngài, mắt nhìn biết pháp như vậy, như pháp của  đức Thế Tôn, thậm  thâm vi diệu, phạm hạnh cũng vô xứ  sở, Ngài có đại công đức như vậy, được người trí khen ngợi. Ngài nói:

- Ái dục không có lâu bền, là thứ hư vọng.

Bấy giờ Phạm Chí liền hỏi rằng:

- Tại sao đức Thế Tôn tự biết thực hành phạm hạnh? Chẳng phải thực hành phạm  hạnh mà có các căn như vậy, không thể lường được?

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo rằng:

- Nếu nói tất cả lời ấy, cũng không có khuyết lậu, chẳng phải không có sức mạnh, cũng không có các hành, tu phạm hạnh  rất thanh tịnh, không tỳ vết. Nếu có người nói chúng ta có lời đó: " nghĩa  ấy thế nào? " Nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ Phạm Chí Xà Ðề Thư Ni lại hỏi đức Thế Tôn:

- Sao gọi là khuyết? Sao gọi là lậu?  Sao gọi là hành? sao gọi là chẳng phải không có sức mạnh? sao gọi là các hạnh rất thanh tịnh. Có phạm hạnh này không ai sánh bằng?

Bấy giờ đức Thế Tôn  bảo rằng:

- Lúc ấy, này ba la môn nên làm như vậy để cầu ái dục cánh lạc, hoặc có vị phạm hạnh mà tự giác trí khổ, lạc, mắt xem sắc, phạm hạnh như vậy, ban đầu nên cầu phạm hạnh như vậy. Giả sử khởi lên ý tưởng đám trước thì  gọi là khuyết.

- Chấp vào các chúng số ấy gọi là lậu.

- ý giác tri gọi là có sức mạnh.

- Không có trần cấu, ý dong ruổi trong ấy mà khởi lên ý bất tịnh, gọi là  cấu uế của phạm hạnh. Cho nên gọi phạm hạnh. Nói rộng như trong khế kinh. Bà la môn đối với ta , hãy trong da chứa đầy đồ bất tịnh, lựa chọn để thấy sắc đáng yêu trong thân của ta đã  chấm dứt, lại đối với con mắt mà quán nhãn sắc sao? Song ta xem xúc (cánh lạc) của  bà la môn cũng không có hành, há lại có  xúc sao? Dục nhiễm trước đối xúc, thọ lãnh sự trơn mịn này. Này, bà la môn, ta quán tất cả đều vô thường, há lại có ý muốn không  chấm dứt, lại có nhiễm trước sau? - Nếu Bà la môn đối với các pháp này, ta cũng không quán điều đó, hoặc người nam hay người nữ ta đều phân biệt tất cả, làm sao phải khởi lên dục tưởng của người nữ rồi dong ruổi đám trước  họ. Nếu lại Bà la môn, kẻ ấy không  có  dục  tưởng về người nam, lại không  có tương ưng  với tướng của người nữ, mà khởi lên dục tưởng sao? - Giống như Bà la môn có kỳ hạn bình đẳng, được cái vui xuất yếu, sao lại phải nhớ những việc đã tạo từ trước sao?

Sau  đó, Bà la môn, nếu sanh ra các điều phi nghĩa, muốn bạt  tế khổ não, xuất gia học đạo, vì có thệ nguyện này nên tu hành phạm hạnh. Vì có 7 việc này nên không tương ưng với phạm hạnh, không khuyết lậu, cũng không có các hành. Nói rộng như trong khế kinh. Hoặc lại, Bà la môn, chúng sanh có loạn tưởng , đám trước , không lìa ái dục. Ðối với các chúng sanh ấy, làm sao để quán như vậy? các chúng sanh có tưởng thanh tịnh, đối với trong thân này là chỗ chứa  đầy vật hôi thúi, thì  dục tâm liền hết. Giống như, này Bà la môn,  lấy nước hòa với sữa. Giống như biết có sữa này, sự hiệp hội ái dục ấy cũng lại như vậy. Hãy quán sát như vầy: Gân cốt nối liền, bên trong  chứa đầy vật hôi thúi, vậy có gì để tham luyến. Giống như, này Bà la môn, những đứa tiểu nhi,  trước tiên cho nó uống vị ngọc vào miệng, sau cho nó uống đồ đắng. Ðiều này cũng vậy, vì hiệp hội nên khởi ra dục tưởng, nó có thể chịu đựng tướng khổ của dục vô số có cả  trăm loại. Giống như trâu nghé mới chết, thấy bầu sữa  của mẹ có nhiều sữa. (lúc mới sinh con, trâu nghé bị chết, người ta lấy da đùm cỏ như hình của con trâu con để trước trâu mẹ, nên trâu mẹ nghỉ rằng con đang sống cho nên sữa không cạn). Ðiều này cũng giống như vậy. Các cảnh giới chết đều đã vượt qua, kẻ ấy quán sát tướng mạo, liền khởi lên ý nhiễm trước. Giống như, này Bà la môn, người đói khác mộng thấy được đồ ăn ngon ngọt, khi ăn xong liền hoan hỷ nhảy nhót, song người đó vẫn không có ăn. Ở đây cũng vậy, những người ngu si tham trước dục lạc giống như người trong mộng  ấy không khác.Hiệp hội sanh ra ý niệm. song người ấy thật không hướng đến thiện hạnh, hoặc người nam, hoặc người nữ, hoặc có các sự biến dị.

Bấy giờ liền nói bài kệ  này:

Ðó chẳng phải pháp chơn

Sao lại tham dục, sân

Phạm Chí nên khéo quán

Gốc khổ khó nhổ sạch

Thân cận đạo tối yếu

Nên đoạn ý ái dục

Tám đạo phẩm Hiền Thánh

Mới đến được thiện xứ.

Bấy giờ có năm người từ xa thấy đức Như Lai, thấy xong liền cùng nhau chào hỏi, đến chỗ đức Như Lai, vì họ vốn có làm việc thiện, nay cũng không cần nói rõ, thấy nghe rộng rãi, tùy ý muốn ăn gì cũng được, không có cấm kỵ khó khăn, làm các thứ siêng năng, khổ hạnh mê hoặc, chưa thành đạo thuật, nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ đức Thế Tôn liền nghĩ rằng:

- Xót thương bọn người ngu si mê hoặc này, tự làm sự cấm chế, sự cấm chế của họ, không có tâm cung kính đối với đức Như Lai.

Bấy giờ đức Thế Tôn đi đến chỗ họ, ngồi ngay trên đất thanh tịnh, sự trói buộc do cái gì sanh ra, sao lại muốn trị làm bệnh? Khi ấy đức Thế Tôn nói với năm người ấy:

- Vì sao các ngươi nói lời như vậy?, cùng nhau khất thực, cùng nói pháp sâu xa?

Khi ấy họ không nhận sự giáo giới của Ngài. Vì pháp này rất khó để hiểu biết.

Bấy giờ họ nói với đức Thế Tôn:

- Ngài vốn sáu năm cần khổ học đạo, một ngày ăn một hạt mè hay một hạt lúa, mà còn không đắc đạo thay. Huống chi ngày nay Ngài tùy ý, miệng tự buông lung mà nói là đã đắc đạo sao? Ăn uống đồ ngon ngọt, mặc y phục trân bảo, tùy theo ý muốn để nuôi thân mình.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo rằng:

- Tại sao, này  các Tỳ kheo, quán xem nhan sắc của Như Lai có biến đổi chăng? Các căn tâm của ta vắng lặng nhan mạo đoan chánh. Như sắc mặt của ta hiện nay so với trước kia đâu khác nhau?

Các vị ấy đáp:

- Như nay Ngài đoan chánh không có ai bằng.

Ðức Thế Tôn bảo rằng:

- Nếu ta vốn không được cam lồ này, ai có thể đối với ba ngàn đời này mà được cam lồ? Ta cũng nghe trời, A Tu Luân, đáy núi Tu Di ở trong đại hải mà được cam lồ. ở đây cũng vậy, Ta đối với ba ngàn đời này, dùng ý dũng mãnh mà được mùi vị cam lồ. Ðiều này hết sức kỳ đặc, thế gian chưa từng có, ví ta trong trăm ngàn kiếp đã tạo hạnh tịch tịnh (dứt tâm) rất  là mầu nhiệm, xa lìa danh sắc, giải thoát tự tại, mùi vị cam lồ rất sâu xa, Ta vì các chúng sanh mà nói pháp này. Ta kham nhẫn cần lao chưa từng mệt mõi, vì tất cả kiết sử cho nên ta không khởi ra trần lao, vì muốn khai mở tâm  trí cho nên ta ở trong thai mẹ, vì sự sanh tử này, nên rốt ráo cội nguồn, vì không biến mất cho nên không cùng tận, vì hữu thường cho nên pháp không giải đơn độc, vì không buồn rầu cho nên ăn lạc, vì muốn diệt trừ các trói buộc, cho nên không tạo ra lỗi mới. Ta được chúng đại thần tiên khen ngợi rằng các chúng của ta thành tựu. Song ta đã tu hành cần khổ, vì tất cả mầm móng chủng loại, cho nên ta thuyết pháp.

Bấy giờ đức Thế Tôn, thân tỏa ánh sáng 7 thước, nhan sắc như núi An Minh, được ba đời tôn trọng, bậc nhất thiết trí đã thuyết không hề chướng ngại.

Này các Tỳ Kheo! Như vậy gọi là vì gốc của khổ, nên thành tựu A Duy Tam Phật. Nói rộng như trong khế kinh, được Thiên Nhân tán thán, hào quang vô cùng tận.

Khi ấy mặt trời bị che khuất không hiện, vì người này xuất hiện, hoặc thân mặc y phục vi dịu, đi đến chỗ đức Thế Tôn, hoặc mặc y phục cõi trời đi đến chỗ đức Thế Tôn, họ đều cởi mão trời xuống, có nhiều màu sắc không đồng hoặc cỡi ngọc anh lạc bỏ xuống đất, họ đói khát vị cam lồ của đức Thế Tôn.

Khi ấy liền nói bài kệ này:

Thế Tôn cũng vô sanh

Lợi ích chúng Trời, người,

Như ăn vị cam lồ

Quyết không còn đói khát

Hôm nay đấng thập lực

Lúc sanh đời khen ngợi

Uống pháp vị thâm diệu

Ðã được giải thoát giới.

Bấy giờ, các hành như vậy quán sát khổ Hiền Thánh Ðế, các khổ lúc mới thọ thai là từ đâu sanh ra? mà mãi ở trong chỗ u tối không thấy đèn sáng? Vì vậy cho nên nói sanh là rất khổ. Quán tướng sanh của khổ này là sự lâu dài, không thể chịu nỗi, mãi bị nghiệp khổ, ngay khi có có sức lực,  có cái khổ hy vọng, ý không bao giờ nhàm chán và biết đủ, muốn có cầu mong mà không được cho nên là khổ, hy vọng không thành nên khổ, khởi ra biết bao phương tiện muốn khiến cho của không mất, vì vậy nên gìn giữ, song dần dần nó bị tiêu  diệt cho nên khổ, biết bao thứ khổ não đều đến. Ngài đã được vượt qua bỉ ngạn, cái nạn có người tròng ngoài cùng đấu tranh  nhau cho nên là khổ,  thân tộc tiền tài đều bị bán tậm, tiếc nhớ không nguôi cho nên gọi là khổ, không lìa khỏi ái dục, bị các kiết sử sai khiến cho nên phải khổ, dục là khổ bậc nhất, vì chưa diệt dục cho nên sân hận là khổ. Vì hành động tội ác chưa diệt cho nên ngu si là khổ bậc nhất. Vì không có ánh sáng trí tuệ chiếu soi, nên kiêu mạn là khổ, vì do ý đốt cháy nên tự đại là khổ. Vì không có ý tôn ty, cho nên đối với bạn bè là khổ, vì tâm không có phân ly, cho nên ái là rất khổ, đắm trước vị ngọt không dứt cho nên bị tham lam tật đố làm khổ, vì tâm không khai mở, không có giới nên khổ, do tâm thay đổi hối hận, cho nên sở kiến là khổ, vì không thấy chơn đế, song có các thứ tự sắc trói buộc nên bị khổ, vì không có chỗ nương tựu nên khổ, vì cầu quả báo nên khổ. Các thứ cây cỏ và vật do tứ đại tạo thành, cùng  nhau trói buộc, khởi ra các nhân duyên, sự khổ của tứ đại bên trong nhiều thứ biến quái, các ấm níu kéo, nên khổ. Do tự nhiên nên các nhập là khổ, vì không lìa các sở y nên cảnh giới làm khổ, chạy theo sắc bên ngoài, bị khổ thống làm khổ. Vì hình thể bị thiêu đốt, bị lạc thống (thọ) làm khổ, do khổ mà sanh, vì không khổ không lạc nên khổ. Do cảnh giới sanh ra tưởng cho nên rất khổ. Do chúng sanh có hành động nên thức là rất khổ, duyên vào đó mà sanh ra già, nên các căn bại liệt, bệnh là rất khổ. Bốn đại không hòa, chết là rất khổ, lại thọ lãnh hình dạng khác nhau, oán tắng bội là khổ, có tâm thân cận nhau, sở dụng không được, điều này rất khổ, thâm khổ.

Nói tóm lại ngủ  ấm là khổ, phải gánh lấy gánh nặng vì nó phải đi đến các cõi, địa ngục là khổ, vì thiêu đốt thân hình. Súc sanh là khổ, vì ăn nuốt lẫn nhau, ngạ quỷ là khổ, vì bị đói khát bức bách thân thể, thân người là khổ, vì có các thứ hành động phi pháp. Cõi trời là khổ vì hết phước thì phải bị rơi rớt, tùy theo cảnh giới mà đọa vào ba đường ác, dục giới là khổ vì ái dục trói buộc, sắc giới, vô sắc giới,  cũng như vô hữu trí, tất cả đều là khổ. Như vậy là ba khổ bức bách, thảy đều nhiếp trì trong đó.

Bấy giờ vì hành động của thân ý, hoặc vì một hành động mà tạo khổ, hành động  đã tạo ra thảy đều là khổ, như vậy các khổ không bao giờ dừng nghỉ, nhân duyên không cùng tận. Nên  biết rõ sắc là như vậy, do kẻ  ngu tạo ra. Song vị Tu Ðà Hoàn đã nghiên cứu cùng tận căn nguyên của nó. Vị Tư Ðà Hàm không còn sót một mảy may nào mà không chấm dứt. A Na Hàm thì trừ hết, Cho  đến A La Hán  đã chấm dứt, sự khổ không còn sót lại, vì đời mà hiện ra ánh sáng.

Bấy giờ đức Thế Tôn Tam Da Tam Phật, làm sự che chở cho tất cả chúng sanh loại, liền nói bài kệ này:

Vô số trăm loại hạnh

Thường tạo nghiệp khổ  não

Vì ôm giữ sắc này

Hiện tại có chứng ngộ

Nó vốn là vô thường

Hiểu sắc vốn là không

Tự nhiên an lập pháp

Thường phải tự giác tri.

Khi ấy tại sao lại sanh ra khổ này?

- Ðó là cảnh giới của tự tướng, đầy đủ ngủ căn. Nếu cảnh giới tự tướng của vị ấy tương ưng với trí hồi chuyển thì sẽ được hết sức thanh tịnh. Người ngu không học, không tương ưng với trí huệ. Có người lợi căn gọi là kẻ ngu si là mù lòa tăm tối.

Ðức Thế Tôn cùng các Thanh văn vốn đã tạo hạnh trí huệ, thiện căn, tự tướng hiệp hội như điều sở tu, đối với khổ Hiền Thánh Ðế thảy đều quan sát.

Sao là phải quán sát cái khổ sanh tử này?

- Biết có khổ Hiền Thánh Ðế, thảy đều vô thường, cực nhọc, gìn giữ mà không xả bỏ, thảy đều đồng nhất, khởi tâm như vậy, đối với khổ mà quán khổ. Ðiều ấy rất mầu nhiệm, đối với khổ, quán là không, sự vi diệu đầu tiên, thảy đều vượt qua bờ kia. Ngay khi với khổ quán không, nó là pháp phân tán, tự nhiên quán sát như vậy, đối với khổ quán là vô ngã, trí và tín của vị ấy đã thành, ban đầu có sự khéo tăng ích của đảnh pháp này luôn luôn cầu phương tiện, đẳng trí, công đức, không có hy vọng, rừng Tam muội không có khuyết lậu, trần lao bên ngoài vĩnh viễn chấm dứt, cũng không đắm trước, dùng tưởng tư duy nên trừ khử hết trần cấu, tất cả cảnh giới khổ, không có bại hoại, trừ khử hữu ái, cũng không sợ hãi, cũng không bạo loạn, nhan sắc hòa duyệt, tự quán sát cảnh giới, với Ngài hiện ra ánh sáng, đối với ba đời khởi lên ngọn đèn cực sáng, với dục hại, các kiết sử bạt tế con đường ác, vì các chúng (sanh) nên không có tâm, bỉ thử, cũng không giãi đãi, được vị cam lồ, phân biệt chương cú. Vì vượt qua  sanh tử, cho nên lưu chuyển 4 cảnh giới, vì muốn chiếu sáng các chúng sanh, nên siêng hành khổ hạnh, châu biến tất cả, cũng không xứ sở, cũng không điên đảo, Ngài trừ khử điên đảo, rất khó suy lường.

Bấy giờ liền nói bài kệ:

Nếu khi biết có khổ

Niệm thanh tịnh vô lượng

Không vị, rất tươi sáng

Ðược người đời khen ngợi

Ngài có trí như vậy

AÂm hưởng cùng vui thích

Quán 10 lực của Phật

Cứu chúng sanh ở đời

Như ai thấy cấm giới

Như Lai được tăng ích

Giữ chí như Kim Cang

Phân biệt tất cả không

Nếu nhổ gốc rễ ái

Cũng không các khổ não

Nên con đảnh lễ Ngài

Bậc tối thắng trên hết.

+ Làm sao để quán sát thế  gian?

- Ðó là có trí tuệ vô lậu như vậy, vị ấy quán chỗ đạo tràng, cũng có sức mạnh của cái thấy. Vì đời nên quán ánh sáng của đời, ngay ở trung gian có tu khổ hạnh, thảy đều quán sát, tất cả chúng sanh, quán tân từ bi, muốn khiến cho họ được an ổn, vị ấy có khổ hạnh vô lượng, quán khổ hạnh như vậy, đối với cảnh giới khác cũng tự quán sát. Ở trong đại chúng quán đức Như Lai thuyết pháp vi diệu, khiến cho nghĩa lý được phân bố quán pháp nắm giữ, hoặc pháp nhãn thanh tịnh, cũng quán pháp thân vị ấy, không có cái tưởng về chúng sanh. Nếu lại quán như vậy cũng không nói cấm giới.

Ta từng nghe tôn giả tên là Ưu Ba Tư, có người đệ tử tên là Bát Ma Ca, đi đến dừng nghỉ trong cảnh giới của Ma Thâu La. Khi đến đó, vị này ôm y cầm bát. Nói rộng như trong khế kinh. Người ta chưa bao giờ thấy, không hiểu được oai nghi của vị này. Vị này liền vào trong thôn của dâm nữ. Người dâm nữ thấy vị Tỳ Kheo này tuổi trẻ, đoan chánh thân không có trần cấu, thấy xong cô ta sanh tâm hoan hỷ, ý dục bừng bừng.

Lúc đó vị Tỳ kheo liền vào nhà của dâm nữ, quán sự kiết sử như vậy, không muốn  tạo ra kiết sử, sự ô uế như vầy, giải thoát pháp, để mau được quả pháp.

Bấy giờ vị Tỳ kheo liền nói lời này: 

Dục giống như thuốc  độc

Dục là hạnh bất tịnh.

Dục bị sắc dâm hoại

Ðưa  người vào đường ác.

Nói lời ấy xong, liền bước ra và bỏ đi.

Người dâm nữ lúc ấy dục ý bừng cháy,  liền dùng chú thuật Chiên Ðà Lê để buộc vị Tỳ kheo đó, nàng nói lên ý nghĩa của chú thuật Chiên Ðà Lê như vậy.

" Bấy giờ nhờ chú Chiên Ðà Lê làm trang nghiêm thân của nữ nhân, hóa làm nơi thôn xóm, đặt nơi chỗ Tỳ kheo đi đến, nàng quán sát chỗ ấy giống như  là cung điện của Ðế Thích hoàn nhân không khác, nhà cửa cao rộng, không có gì sánh bằng, ngọa cụ trang nghiêm có nhiều màu sắc trải dưới sàn nhà, trên chỗ ngồi ấy có những tấm thảm để ngồi, thêu vẽ đẹp đẽ, xem trên chỗ đất ấy có nhiều loại hoa hương rải lên trên, đâu đâu cũng tràn đầy, có nhiều hoa sen xanh, phương lan thơm phức, sanh ở bên trong ", quán như vậy xong liền kết thần chú, nói với Tỳ kheo rằng:

- Nơi đây rất kỳ diệu, chúng ta hãy cùng nhau vui chơi.

Bấy giờ Tỳ kheo Bát Mặc (Ma Ca) bảo rằng:

- Ta quán khắp nơi này, cũng sẽ quán chỗ khác.

Chiên Ðà Lê hỏi:

- Chỗ khác là cái gì?

Bát Mặc nói bài kệ: 

Nay ta xem quả thật

Dục là khổ số một

Sau phải vào địa ngục

Chịu vạc sôi khổ  não.

Khi ấy Chiên Ðà Lê nói rằng:

- Thôi đi, thôi đi, này Tỳ kheo, đừng nói với   tôi những lời ấy!

Tỳ kheo Bát Mặc nói rằng:

- Lời nói của nàng là dục huyễn  ngu sì làm mê hoặc ta, ta không giống như ngươi.

Nàng Chiên Ðà Lê thấy vậy liền hóa làm một hầm lửa lớn không có trần uế (bụi bặm). Khi ấy Tỳ kheo Bát Mặc bảo rằng:

- Ta đã thấy hầm lửa này rồi.

Bấy  giờ Chiên Ðà Lê nói:

- Nếu không muốn thân cận với người nữ , chi bằng hãy nhảy vào hầm lửa này mà chết đi.

Khi ấy vị Tỳ kheo này liền nghĩ:

-  Ngọn lửa này tuy rất đáng sợ. Nếu ta tránh ngọn lửa này mà thân cận với dục, thì dục còn cháy dữ hơn ngọn lửa lớn. Nếu phạm về dục về sau phải bị tội báo vô lượng. Thà hôm nay ta nhảy vào hầm lửa này mà không phạm dục. Song thầy của ta thần thông không ai bằng, làm sao ta có thể trái lời Thầy dạy? Vì vậy cho nên ta thà nhảy vào lửa mà chết chứ  quyết không phạm dục mà sống. Nay ta bỏ cả hai việc, tại sao ba đời đức Như Lai lập cấm giới mà nay ta lại vi phạm? Vì vậy cho nên ta nhảy vào hầm lửa mà chết.

Suy nghĩ như vậy xong, vị ấy muốn đem y Tăng già lê và bình bát cho người khác (cô ta?)

Bấy giờ Chiên Ðà Lê hỏi  rằng:

- Dùng y bát này để làm gì?

Tỳ kheo Bát mặc nói:

" Nay các ngươi phạm hạnh

Nhận y bát ta cho

Các  vị tụ tập lại

Ðem lời ta nói nàng "

" Tỳ kheo tên Bát Mặc

Gặp chỗ ách nạn này

Nhảy hầm lửa mà chết

Không  cùng nàng ái dục."

cho đến... hai người này đồng xuất gia học đạo, nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ lại nói bài kệ này:

Người đời tu thiện ít

Tư duy mãi không quên

Cũng không hưởng dục lạc

Vì độ thoát chúng sanh

Huống lại mở cam lồ

Thế Tôn rất vi diệu

Vì sao tạo công đức

Kẻ trí tùy thời thí.

Bấy giờ đức Thế Tôn làm sao đi khắp nơi, qua lại giác tri gốc của sanh?

- Ðó là bấy giờ đẳng ngữ có hai loại: Tâm ý biết được hình thể công đức của gió. Ðó là hai loại gió- Hình thể của loại gió ấy, sanh ra các ái niệm mà ý biết được, giống như hoa nở, tươi sáng sạch sẽ, giống như  loại gió ấy, quán kiến giải thoát, việc làm thù thắng, giống như tuyết thành nước, mây của tâm này cũng lại như vậy, nhiếp trì cảnh giới nội ngoại, có luồng gió mát thổi lên, biết rõ ý ấy, nó gìn giữ tất cả (chủng tử) không phá hoại, có 6 cảnh cơ quan, bên ngoài bị 6 đại sai sử, đại căn lực trói buộc, nó có luồng gió nhu nhuyễn thổi lên, dần dần có trí sanh, giống như khi Ngài cất chân lên đều do công đức của bổn hạnh, không mất cái tướng đạt ra. Xương gót chân khi bước tới bước lui đều có lửa bốc lên, tất cả khớp xương hoặc cong, thẳng, nắm lại, mở ra, gân, mạch, hòa hưỡn, có sự hy vọng. nếu lại quan sát lúc mở mắt, căn thân bên trong có sự cảm xúc, dần dần đốt cháy tùy theo ngài đến hoặc đi, hoặc lại khi ăn hay nuốt các khớp xương cong lại hay thẳng ra, mở hay đóng, đều do hình thể tạo ra, và các tâm hạnh đã tạo, dựa vào gió ấm mà trừ khử, luồng gió điên đảo cũng thôi âm hưởng làm rách môi, gảy răng. Bốn ý đã tạo tất cả pháp chủng tử, song chỗ phát xuất luống gió ấy mạnh hơn, nên đều có lời nói như vậy, có tiếng vang như vậy, người ấy nói lên lời ấy, không  phải vì làm phước, tại sao không bị trói buộc? Còn ta nói lời này có động cơ này: bên ngoài có sự  phá hoại, bên trong có các hành.

Bấy giờ nếu không tạo tác liền có hữu tận, liền có trưởng dưỡng. Giống như chiếc xe có trí, ngay nơi đó mà thấy sức chở của nó! Nhờ duyên vào pháp hào quý như vậy, dựa vào cái tưởng điên đảo lúc ấy, liền nói bài kệ này:

Ðiều này rất kỳ đặc

Giác tri không, vô trí

Dần dần nương tựa nhau

Bộ máy rất trọng yếu

Cũng không xúc vào ý

Thân ý đã nương nhau.

Có các việc như vậy

Huyễn hoặc rất vi tế.

Bấy giờ đức Thế  Tôn tu hành phạm hạnh, vì sao thanh tịnh không loạn, không theo người khác để học, du hành một mình không bạn lữ?

- Ðối với loài người, Ngài có công đức oai nghi hết sức vi diệu, không đắm trước với tất cả chúng sanh, những nghiệp đã làm, không ai bì kịp, chúng sanh vô hạn lượng, nương tựa vào tất cả pháp vi diệu. Vì pháp tự nhiên cho nên nhất thiết trí không hủy hoại, thành Ðại yếu đạo, ý muốn thành tựu, chắc chắn chứng quả đầy đủ các công đức, có Thanh Văn vây quanh, sanh ra tất cả đức, tất cả vi diệu.

Bấy giờ đức Thế Tôn đối với chung sanh, hình thể Ngài vi diệu bậc nhất, thành tựu các đức, trừ tối tăm cho đời, vô sở trước, không đắm trước ba đời, bỏ các kiết sử, được đại từ bi, tâm không loạn tưởng, đã vượt qua sự lo âu sợ hãi, đến chỗ an ổn, luôn luôn hàng phục tâm mình, tự mình truyền thọ. Khi ấy liền nói bài kệ này:

Phạm hạnh rất vi diệu

Thành tựu công đức từ

Nếu ai nghe Ngài dạy

Trời người đều lễ  bái

Với chánh pháp không hai

sự an lạc cũng vậy

Ngài là bậc Hiền Thánh

Cho nên con đảnh lễ.

Bấy giờ đức Thế Tôn Tam Da Tam Phật, tâm nhẫn nhục của Ngài rất vi diệu, trừ các kiết sử, cũng không còn đắm trước, lửa không thể đốt cháy, việc giác ngộ hơn cả gió, cũng có công đức thù thắng, vô úy, thành tựu đại chúng, gánh nặng cho mọi người, hết sức tương ưng, không thể nghĩ lường. Giống như con sư tử không có tâm khiếp nhược. Nhan sắc hòa duyệt vì các người ngoại học nên đã tu không đắm trước, giống như hoa sen không bị nhiễm ô, vì tự nương vào chúng, cho nên tự bị phá hoại, ý có mong cầu, cũng có thể thành tựu, vì bạt trừ các kiết sử cho nên rất mầu nhiệm, với mọi người càng nhiều sự tương sanh, cho nên sự thọ nhận mầu nhiệm, Nếu tự cầu đối với tất cả đời sống, nên mầu nhiệm, ta nên kính lạy bậc phước điền tối thượng, người bảo vệ nhân dân, Vua là bậc nhất. Không quán như vậy, nghĩa ấy thậm thâm, xả các pháp ô uế, mặt trăng là bậc nhất, phân biệt các pháp, tỳ sa môn là bậc nhất, âm vang lan khắp trong trẻo, tiếng rống của sư tử là bậc nhất, muốn trồng hạt giống vào ruộng phước tốt, có tăng thượng học, bỏ tất cả việc đồng áng, Thích Ðế Hoàn Nhân là bậc nhất; với tất cả thế gian công đức Ngài là bậc nhất; ngài thị hiện con đường Niết- bàn cũng là hơn cả, thương xót che chở tất cả chúng sanh mở tất cả trói buộc, mầu nhiệm như vậy. Khi ấy liền nói bài kệ này:

Công đức của Như Lai

Tung rải khắp tất cả

Sống như nhà họ Thích

Như biển có nhiều  báu

Và các chúng Phật pháp

Sung mãn cả ba cõi

Muốn đến được bỉ ngạn

Phải theo học Như Lai.

Bấy giờ đức Thế Tôn là bậc hùng sư tử trong loài người, hy vọng đối với nhất thiết trí, nhan sắc hòa duyệt. Công đức yết hầu của Ngài không ai sánh bằng, công đức Phật pháp có bốn thần túc, lời nói rất rõ ràng, xa lìa lời nói thô ác, thân ngay ý chánh, các trí đầy đủ, con mắt là căn mầm của sự thanh tịnh, phân biệt các pháp, xưng dương công đức, kẻ trí khó biết như mưa cam lồ, khó có thể cản trở phá hoại, đầy đủ thập lực, dũng mãnh vượt lên tất cả, biết rõ tất cả sự ưa thích mọi người nên đến để cứu tế, đại từ bi, thiền, giải thoát tứ đẳng (Tứ vô lượng tâm), chưa từng thiếu xót, cũng không có mùi ái dục, quán đồ ăn rồi mới ăn, được vô sở úy, hàng phục các chúng khác. Ngài giống như sư tử, nai chúa, khi kêu, rống lên, ai nghe tiếng ấy cũng đều bỏ chạy tứ tán, ở trong hang chạy đến hang, ở trong lỗ, chạy đến lỗ như chim bay trên hư không, điều  này cũng như  vậy. Nếu nghe tiếng " Vô thường ". Ở đây người phàm phu đối với sự ưa thích trường thọ, đều ôm lòng sợ hãi, đối với thân kiến đều chạy mãi không ngừng. Giống như con rồng, con voi nghe tiếng rống của sư tử, bất giác hoảng hốt, hoặc bứt đứt dây cương, xiềng xích bỏ chạy. Sự trường thọ của chúng sanh, Chư Thiên cõi sắc giới cũng lại như vậy, nghe lời dạy về vô thường, họ yêu thích mùi vị đã đắm trước, họ  đều có cái tâm luyến ái này.

Bấy giờ đức Thế Tôn là sư tử, nai chúa, tâm Ngài hoàn toàn không sợ hãi, đã thành đạo quả, cũng không thối chuyển, ai thấy Ngài cũng đều hoan hỷ, được chỉ quán vi diệu, biết công đức của Ngài không có ngu hoặc.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

- Giống như sư tử rống

Ai nghe cũng kinh ngạc

Dùng trí phân biệt pháp

Mỗi mỗi có tên riêng

Nơi sanh từ hãi hùng

Phật đức không thể nói

Cho nên lạy sư tử

Sư tử vua các vua.

Bấy giờ đức Thế Tôn là đấng  voi hùng trong loài người, thảy đều có đầy đủ tất cả trí tuệ, tất cả chi tiết trong người đều tương xứng với phần đầu của Ngài. Ðó gọi là đầu trí tuệ, nhân trí tuệ mà có niệm, niệm là cái đầu, nương vào chỉ quán là bụng, lấy sự đình chỉ giải thoát để biểu thị sự học của Ngài là không có thầy. Tự nhiên thành tựu đầy đủ, lấy tín căn làm diệu pháp, dùng tín lực mà trói, có sức lực như vậy, lấy sự giữ gìn thanh tịnh  làm nanh vuốt, để trừ bỏ đường ác; lấy sự hổ thẹn làm giàu có, nhờ đó mà thân được vi diệu, thân Phật pháp trùm khắp, cũng không có ý hại mà tu hành phạm hạnh, cứu cánh cội nguồn, tìm cầu  phương tiện, dõng mãnh bất thôi, tất cả các đời đều vi diệu, không ai hơn được công đức của Ngài. Giống như núi An Minh, tập tu thiền định, giống như dao bén, giác ý tự tại, bảy chỗ an tường, vô thường, khổ, không, tu tất cả pháp, thảy đều vô ngã. Niết bàn là Diệt Tịnh, đã hành trì như cam lồ, thập lực, có thế lực, ai thấy Ngài cũng đều hoan hỷ, Ngài đã phá hoại tánh kiêu mạn, quả báo giải thoát, đã nương vào cam lồ, không còn tính toán  vào chỗ đắm trước mà bổn ý đã tạo ăn, món ăn cam lồ giải thoát, giống như cam lồ sẽ được lợi dưỡng, trừ  bỏ các  điều uế trược, được món ăn cũng không dự trữ. Vì đối với 91 kiếp Ngài đã khéo tự hàng phục nên bây giờ liền có định tâm này, không có các náo loạn. Khi ấy liền nói bài kệ này:

- Hòa duyệt không loạn tưởng

Ý định, rất thanh tịnh

Cúi lạy vô lượng đức

Là voi Chúa, người Hùng

Là chúng sanh có đức

Phá hoại các sắc tướng

Mắt sạch không bụi dơ

Lạy bậc giác tối thắng.

Ðức Tam Da Tam Phật có công đức như vậy, có sự tự giác tri như vậy, có sự thậm thâm rất vi diệu, không ai sánh bằng như vậy, bên trong tự giác các pháp.

Giả sử lại có người phỉ báng Ngài, kẻ ấy hoặc có thinh tánh cùng tương ưng, có  sự hữu dư như vậy, như có người nói rằng:

- " Có các sa môn xuất gia hoặc Bà la môn thông minh biệt huệ, hoặc ở trên cõi trời, hoặc ma hoặc trời ở  cõi dục giới, hoặc phạm thiên, sắc giới vi diệu, làm như vậy để thuyết pháp, ta cũng không thấy tướng của họ, cũng không nhân duyên như họ đã nói. Hoặc lại không thấy tướng mạo, vì sao họ chẳng phải đẳng chánh giác, cũng nói như vậy, thấy họ mà thuyết pháp,  đến chỗ an ổn  mà tự  vui thích, họ là đẳng chánh giác, cũng đến chỗ vô úy, và giống các bậc vô trước khác. Nói rộng như trong khế kinh. Ngài rất mầu nhiệm, không đắm trước chỗ không điều động, không có các danh từ, đang chuyển pháp luân thanh tịnh. Ðức Thế Tôn thanh tịnh đang chuyển pháp này.  Ðó là con đường 8 phẩm đạo của hiền thánh.

+ Phải chuyển pháp ở chỗ nào?

Hoặc nói như vầy, ngay nơi chúng này chuyển pháp mầu nhiệm, ngay nơi chúng này mà rống lên tiếng rống của sư tử cũng không sợ hãi. Lại nói như vầy:- Vì muốn hàng phục chúng kia cho nên trước tiên Ngài không sợ hãi.

+ Thứ hai là các lậu chưa hết, nghĩa ấy thế nào?

- Ðó là ở trong lậu chướng có các sự sợ hãi, hoặc lại đầy đủ đoạn trí.

 Ðây là lần thứ hai, thứ ba ta đã nói đạo pháp. Ðiều này có ý nghĩa gì?

- Ðó là sự thật như vầy, vì chúng sanh mà cầu. Ngài nói như vầy: Ở đây tạo các nội nhập, điều thứ  ba, thứ tư có sự trói buộc. Nó có 10 việc, người nào đã tu hành, ở trước mọi người không sợ hãi, kẻ kia hoặc không có tâm cung kính , như vậy không có oai nghi, cho nên đối với đại chúng ôm lòng sợ hãi. Tuy lại tạo tâm cung kính, trí huệ sáng suốt như thật, có oai nghi, kẻ ấy vẫn có sự sợ hãi, đối với mọi người tuy có lòng cung kính với họ tuy vô úy, với giáo nghĩa có sự ngu si, tuy lại có tâm thừa sự, cung kính cúng dường, song không luôn luôn tu hành, tuy lại tu hành, cũng không qua thời gian lâu, trong  đó cũng có tâm sợ hãi. Với người tuy có tu hành lâu, ý không muốn cho mau có kết quả, trong đó vẫn có sự sợ hãi; tuy có ý muốn cho mau cũng không thân cận, do đó trong tâm vẫn lo sợ. Kẻ ấy tuy có thân cận nhưng không thật lòng  nương tựa, trong đó cũng có tâm lo sợ. Ý tuy nương nơi điều thiện, tự mình không có điều thiện ấy, cho nên ở trong chúng vẫn có tâm sợ hãi. Nếu lại có biến khắp ý này, nhưng không có phương tiện thiện xảo, cho nên ở trong chúng vẫn có tâm sợ hãi.

Ðức Thế Tôn khi làm Bồ- tát, tôn thờ thầy dạy và  mọi người, với ba cõi Ngài dựng lọng báu vũng chắc; từ lúc Phật Ðịnh Quang đến nay, Ngài thành Tam Da Tam Phật (chánh giác), biết bao nhiêu kiếp Ngài hết sức thanh tịnh, không có tỳ vết, không có chỗ tối tăm nào mà không rọi ánh hào quang đến, nhờ giác ý ấy, nên Ngài có hình loại như vậy, việc làm thành tựu. Vì đi con đường ấy nên 91 kiếp Ngài đã tạo thành.

Bấy giờ đức Thế Tôn đã được danh hiệu, Khởi lên trí huệ siêu tuyệt như vậy, nên đã thành Phật, cùng tương ứng với trí tuệ, tâm ý đã giác ngộ, nương theo thiện ý ấy, nên tất cả đều thành tựu; với tất cả, ý không đắm trước. Ngài là người không nhiễm ô bậc nhất, cũng không ôm lòng sợ hãi, cho nên đức Thế Tôn, thường trụ như vậy, hằng nhập Tam muội với người có trí thì Ngài có trí hơn, Ngài vượt trên mọi người trong số đời. Quán sát như vậy nếu có ai nạn vấn, Ngài cũng không do dự, có đầy đủ văn tự để đối đáp.

Bây giờ liền nói bài kệ:

- Thân như sư tử chúa

Muốn  đến nơi Viên- quán

Muôn thú đều sợ hãi

Ðều chạy đông chạy tây

Bậc vô trước như vậy

Dõng mãnh trước mọi người,

Không thích gốc sanh tử

Lấy pháp độ nhân thiên.

Bấy giờ đức Thế Tôn quán tất cả thế gian giống như cây cỏ.Vậy làm sao để thí nghiệm?

Loại đầu tiên có năm hạnh, giống như cây cỏ bên ngoài ở đó sao lại có năm loại? Lại nói rằng:

- Vì sao các cây ấy triển chuyển nương nhau. Sanh ra các thứ  trói buộc? khổ đế đã đoạn. Bên ngoài cũng có sanh ra năm chủng hạnh. Quán chỗ  đất phát sanh ra khổ ấy, đều nương nơi bên ngoài mà sanh. Vậy đối với bên trong làm sao để  sanh? Có chỗ nói rằng: " Ðối với nội thức xứ... có sự quán ấy. Như vậy trụ bên ngoài tuy chủng loại liền sanh, trong đó có người cho rằng: " Như mặt trời, mặt trăng hiện không có ánh sáng, chúng mỗi mỗi nương nhau ". Có chỗ  cho rằng: " Nương bên ngoài cũng  sanh ". nghĩa ấy thế  nào? - Ðáp rằng: " Ngay bây giờ nếu không nương nhau để ăn, bị nước trôi, bị lửa cháy, an xử hình thể, hoặc bị gió thổi. Giống như  mặt đất sanh ra cây cối, tùy theo gió mà đến mà đi, trong đó đều biết rõ. Gió trong thân đã xúc vào lỗ tai thì có sự nghe, lúc đó cũng có thể hay biết. Bảo rằng:

- Ðó là vật trơn mịn vậy; nếu kiên cố nương tựa bên ngoài kẻ ấy chẳng phải là người trí chăng?

- Loạn tưởng như vậy, hoặc do quả bên ngoài sanh ra, thảy đều quán sát bên ngoài duyên bên trong.

Trong đó có chỗ nói: - Tất cả đều chẳng tư duy sắc tưởng, không quán như vậy. Như quán sát tứ đại. Cảnh  giới như vậy thảy đều quán sát; hoặc quán một quả nhãn thức sanh biết bao quả; lấy thức làm đầu, cho nên bại hoại, đối với trong đó nói như vậy, bên ngoài cũng có tạo bao nhiêu quả. Giống như màu sắc nửa xanh nửa vàng, giống như cây đồng  một gốc sanh bao nhiêu là quả là củ, mùa thu thì không có quả, hoặc tùy thời mà sanh, sự sanh tử của cái cây cũng lại như vậy. Thân chính là cội gốc, gốc sanh cành lá. Giống như cảnh giới Tam muội. Cho nên thức sanh ra quả là chính. Như vậy mà giác tri, lấy  con mắt dụ như cái cây kia. Nếu nhãn thức có sắc sở nhiếp, gốc của nó là sắc, làm sao để thành?

- Ðó là như đã nói về sự quán chiếu. Quán thì liền thấy mầu nhiệm. Nó hiện như vậy. Ngay khi hiện ra, đó là sanh ra chủng tử, từ từ tăng trưởng, ngay khi sanh mà thành quả. Như tùy thời mà cây bị héo, quả của cây ấy không có sở nhân... để có quả. Ðó là do tâm cấu nhiễm, đối với trong đó mà nói vậy, nhãn thức đều biết rõ, ngay lúc đó mà nói vậy, không phải ngay trung gian. Giống như sắc kia duyên nơi quả kia mà sanh, như vậy duyên ý thức mà có cái  cây sanh tử  ấy. Nhãn thức là dẫn đầu, ở trong đó mà nói vậy. Giống như bào thai dần dần tăng trưởng, nơi đó sanh nhãn thức, như vậy có nhãn thức, ở trong đó nói như vậy. Không phải ngay nơi nhãn thức, nếu khoảng trung gian đó mà chết, không có thân căn, nên nhãn căn không thể tạo ra. Vì sao vậy? - Hoặc là bên ngoài không nương vào gốc của căn quả, hoặc là quả đồng ảnh. Ở đó, tại sao nói...Tất cả thân căn, vì quá khứ không dựa vào vô căn, vì gốc của cây cỏ, quả, có sự  bại hoại.

Lại có sự  hiểu biết này: Bên ngoài không có hữu tình, nhưng bên trong là hữu tình, trong đó nói như vậy, tại sao loài có tình  tưởng lại có thật quả? - Giống như hoa trái ở bên ngoài. Ở đây gieo quả cũng lại như vậy, do đó hoặc là có tình, hoặc lại cùng đồng tình, trong đó quả thật có  sự vô ngại.

+ Sao gọi là đang có niệm? - Trong kinh nói như vậy, nghĩa ấy thế nào? - Hoặc có chỗ nói vậy, nơi kia không có trụ xứ?

Ðáp rằng:

- Giống như vị kia không xứ sở, liền có sự thanh tịnh, bên ngoài không bại hoại, liền có nhân duyên ấy. Trong kinh nói như vậy. Tứ đại ấy tằng tượng, như sở y có quả, việc này chẳng phải vậy, nó lại là sở tri, những nghiệp đã làm ở bên ngoài không hiện ra. Giống như bên trong có vật sở hữu mà không đến nên gọi là cây. Nếu có đến thì không gọi là cây. Trong kinh nói như vậy.

Tại sao trong đất đó không bị bại hoại? - Ðất đó cũng không có khí ấm, nếu y vào sự hữu ấy, thì hữu có tướng kiên cố, bị gió thổi, liền có thể biết được. Ở đây  cũng vậy, nhưng bên ngoài có dược thảo, cây cối, bị vô thường, đoạn tuyệt, cùng tương ưng với sự bại hoại. Phải luôn luôn quán sát như vậy. Nhân duyên vô thường, khổ, không, vô ngã cũng lại như vậy. Song ngoại- không thì vô sở hữu, chúng sanh cũng như vậy. Giống như vô ngã, nội quán cũng như vậy, huống ngay bên trong có tạo tư tưởng bên trong. Chúng đều là ở bên ngoài. Giống như khi hạt giống ẩm thấp liền sanh cây, Ở đây cũng vậy. Căn cứ đã dạy giống như thân tâm nương nơi pháp qua lại, châu biến. Ở đây đều không có sự nương tựa. Giống như tuổi thọ là nhờ hơi ấm, mạng căn và thức. Ở đây cũng vậy, không có bắt đầu và kết thúc.

 - Quán chí tánh  chúng sanh

Bên ngoài đến cây cỏ

Thật không, vô quả thật

Với pháp nên phân biệt

Nó vốn có bại hoại

Với thân thảy, tư duy

Ðể diệt trần lao, kết

Năm căn cũng không còn.

Bấy giờ tôn giả Ðại Ca Diếp, siêng tu khổ hạnh  nên nhàm chán thân thể. Ngay nơi viên quán mà tự vui thích, thờ lửa không giải đãi, đồ chúng vây quanh, Y tăng-ca-lê đã rách, tóc và móng tay rất dài. Các căn thuần thục, bên trong đã hàng phục dâm, kinh hành qua lại để quán sát Ngài đều đã biết rõ, thích ở chỗ an nhàn, danh tiếng đồn xa, cho nên tôn giả được tâm đại từ bi, vượt hơn các vị tôn đức, người trời cúng dường. Ngài là đại phước điền, nên  mọi người càng thêm cung kính lễ bái. Các người gặp sự khốn ách đều được Ngài độ thoát,  vượt qua sanh tử, tuyến bố pháp tướng, hiển hiện sự hoan lạc, ủng hộ che chở chúng sanh như thờ cha mẹ không khác gì cả. Ngài đã cúng dường như hòn núi không thể di động, vui mừng nhảy nhót, tôn giả muốn quán sát đức Như Lai, muốn một mình ở chỗ an nhàn vắng vẻ, đi đến chỗ đức Thế Tôn, ưa thích được nghe pháp lạ. Tôn giả  đầu mặt lạy dưới chân đức Thế Tôn rồi ngồi qua một bên.

Bấy giờ đức Thế tôn muốn khen ngợi đức tính thiểu dục, liền bảo tôn giả Ðại Ca Diếp rằng:

- Này Ca Diếp! Nay ngươi thân hình già nua,  tuổi lớn không còn khỏe mạnh như lúc thiếu niên nữa, thân của trưởng lão không còn kham nhận nữa, dần dần suy yếu, ý mạnh mẽ không còn, lại không đắp y nặng đã may sẵn được dâng cúng, có thể hiện nay thân ngươi không thể mặc nổi y nặng, vì tuổi ngươi đã quá già. Có các trưởng giả mang y đến cúng dường thì hãy nên thọ nhân.

Bấy giờ tôn giả Ðại Ca Diếp có đầy đủ tâm cung kính các pháp tưởng đối với Như Lai, liền từ tòa ngồi đứng dậy, quỳ dài bạch đức Thế Tôn rằng:

- Sanh tử lâu dài, ý nghĩa đều không chơn, thọ nạp sự vui khổ này, tâm con thường sầu lo. Các vị quý tộc trưởng giả, con cũng không thích đến nhà họ, để tự con được ở nơi không tịch (một trong mười hai hạnh đầu đà) con lại khen ngợi đức tính không tịch, tự mình thiểu dục lại khen ngợi đức tính thiểu dục. Song xin đức Thế Tôn, Chư Thiên chứng tri cho, nay con đối với quả đời này hoặc có lực hay không có lực, con thảy đều đội lên trên đầu,  huống chi ngày hôm nay thân con không có dâm, nộ, si, kiêu mạn đã hết sạch, thanh tịnh không tỳ vết, xuất ly thế gian không tương ưng cùng thế  gian. Con đã được những điều như vậy, hôm nay vì sao con lại bỏ y phục thô xấu này?

 Bấy giờ đức Thế  Tôn bảo rằng:

- Ðó là lý do tại sao... nói rộng như trong khế kinh.

Khi ấy tôn giả Ðại Ca Diếp thưa rằng:

- Vì hai nghĩa cho nên con ở chỗ nhàn cư, hoặc lại có lời khen ngợi đức nhàn cư, tự ở trong hiện pháp muốn được hoan lạc, vì người đời sau nên chói sáng tung rãi các đức như vậy, lấy đó để siêng tu khổ hạnh vậy.

Ðức Thế Tôn bảo:

- Lành thay, lành thay, này Ðại Ca Diếp, phải thường ưa thích sự nhàn cư. Nói rộng như  trong khế kinh.

Bấy giờ liền nói bài kệ  này:

- Người được tự tại gì

Ðệ tử  tu khổ  hạnh?

Thanh tịnh không phiền não

Như trăng sáng giữa sao?

Như nay không hồ nghi

Người có đức lớn này

Nên gìn giữ chánh pháp

Trừ sạch các ô uế.

Bấy giờ tôn giả Xá Lợi Phất tự nương nơi trí huệ rất thậm thâm, không ngằn mé, như đại hải không có bờ, có thể kham nhận luận nghi cùng kẻ ngoại học, Ngài đều hàng phục tất cả, xưng dương thiện pháp, mà không làm mất lòng đối phương, Ngài đã được giải thoát đối  với ái dục, ý đã rõ biết sanh tử, đã chấm dứt nguyên nhân luân hồi các thú, liền đi đến chỗ đức Thế Tôn, Ðầu mặt lại dưới chân đức Thế Tôn bạch rằng:

- Con khởi lên  ý nghĩa, thảy đều kiên cố như vầy.Con đã ở các nơi của ngoại đạo dị học. Nay con đến đây là muốn được uống nước cam lồ để trừ tất cả trói buộc, ý của con cũng  không đắm trước đối với chỗ ở của mình. Ðức Thế Tôn đã vì con mà nói ý nghĩa như vậy, để trừ tai hoạn khổ não. Thế Tôn thuyết nghĩa như vậy xong, các người phàm phu đều ôm lòng sầu lo, học giả cũng ôm lòng sầu lo, các người không có sự hồ nghi, thảy đều muốn được nghe,

Bấy giờ đức Thế Tôn tư duy trong giây lát bảo tôn giả Xá Lợi Phất rằng:

- Các hành này đều là hữu vi.

Bấy giờ tôn giả Xá Lợi Phất thường thích ở chỗ không nhàn, ưa thích nơi pháp, đảnh lễ đối với pháp, nhiễu quanh ba vòng, liền đứng ngay thẳng quán sát thân đức Như Lai, rồi đến trong thôn Na La Ðà, lấy cỏ trải dưới đất, nhập vào Tam muội sư tử phấn tấn. Khi đã nhập vào định này rồi, dùng phương tiện ở chỗ đức Như Lai, ngay nơi đó mà nhập Niết Bàn.

Bấy giờ Sa Di Quân Ðầu, thường cung cấp những vật dụng cho tôn giả Xá Lợi Phất, đang cùng Ngài chuyển bánh xe pháp tôn quý, tu hành Phật sự, là bậc Thanh văn tối đại, tất cả người đời, không ai là không cúng dường, đem bình bát và ba pháp y của tôn giả Xá Lợi Phất cúng dường cho đức Như Lai và tôn giả A Nan. Khi đến xong liền thưa với tôn giả A Nan:

- Vị thầy mà con tôn thờ nay đã diệt độ !

Tôn giả A Nan hỏi Sa Di Quân Ðầu:

- Thầy của ngươi là ai? Tên là gì?

Thưa rằng:

- Thầy của con tôn thờ tên là Ưu Ba Ðề Xá, nay đã Bát Niết- Bàn. Ðó chính là tôn giả Xá Lợi Phất vậy.

Khi ấy tôn giả A Nan nghe lời ấy xong, liền ôm lòng sầu lo, bị lưới ngu si bao phủ, bị tâm ý thương nhớ tôn giả Xá Lợi Phất mê hoặc, không còn hay biết gì nữa. Sầu phiền trong giây lát như vậy liền  dẫn Sa Di Quân Ðầu đi đến chỗ đức Thế Tôn, lấy lời trên bạch đầy đủ với Thế Tôn rằng:

- Hôm nay thân con đau đớn vì nghe tôn giả Xá Lợi Phất đã nhập Bát Niết- Bàn, nói rộng như trong khế kinh.

Ðức Thế Tôn bảo:

- Vị ấy đã trì- giới- thân mà mất chăng? Và cũng đem theo pháp mà ta đã giác ngộ mà mất chăng? Ðó là 4 ý chỉ, nói rộng như trong khế kinh, nhưng, này A Nan, các hành không thể bảo trì lâu dài được, tất cả đều phải bại hoại. Này A Nan, các hành vô thường, không có thường tồn, cũng không phải vì vậy mà không quán sát thiện hạnh.

Này A Nan, các hành là cái không thể nương tựa.

Này A Nan, nó làm hưng khởi khổ , cánh lạc, ôm lòng điên đảo. Này A Nan, hành là vô ngã, không được tự tại. Này A Nan, các hành khó có thể xả bỏ, thường thọ hữu giáo. Này A Nan, hành có sự nguy hại thảy đều không tịch. Này A Nan, nên xa lìa các hành gấp,  vì nó khởi lên các tưởng khổ lạc.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo Sa Di Quân Ðầu rằng:

- Ngươi hãy đem các vật của tôn giả Xá Lợi Phất để trong bàn tay của ta.

Khi ấy Sa Di Quân Ðầu liền dâng cho đức Như Lai.

Bấy giờ đức Thế Tôn duỗi cánh tay rất mềm dịu, có sắc vàng rồng, nhận lấy. Khi ấy đức Thế Tôn nhận xá lợi của  tôn giả, rất thanh tịnh, không có tỳ vết, tâm ý hoan hỷ, ai xem cũng vui mừng, đem để ở chỗ kín đáo.

Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỳ kheo rằng:

- Này các Tỳ kheo, hãy đảng lễ xá lợi của tôn giả Xá Lợi Phất, rồi tự tán thán, danh văn của tôn giả truyền xa, là bậc tối tôn diệu trong hàng thanh  văn. Chỉ có một vật tồn tại ngoài ra tất cả đều đã biến mất, các loài hữu tình đều muốn cái vui ấy, tôn giả hiện ra thần túc để trừ bỏ cấu trược, tôn giả  lại có ánh sáng ấy, thảy đều trùm khắp, giả như đang có sắc ấy, phải nên lễ bái trí huệ của tôn giả. Ngài có danh xưng, tất cả thế gian thảy đều làm cho sung mãn. Ðó là tôn giả Xá Lợi Phất, đối với ba cõi thân được tự tại, hương lành huân ướp, cho  nên cần phải lễ bái vị có công đức như vậy. Tôn giả vì đời hiện ra ánh sáng, có nhiều công đức, phải học giải thoát, để đến bờ bên kia.

Khi ấy đức Thế Tôn cũng sắp xả bỏ tuổi thọ.

Bấy giờ đại địa chấn động lớn, bốn phương sấm chớp nổi lên, chư thiên đứng nghẹt cả hư không, ca xướng kỷ nhạc, có một luồng ánh sáng lớn, không nơi nào mà không được  chiếu sáng, mây và sương mù bao phủ đất trời, làm cho lửa cháy vẫn không có ánh sáng, có lời truyền rao như vậy rằng: " Tất cả người trí nên thủ lấy sự diệt độ ".

Bấy giờ tôn giả A Nan, vào lúc sáng sớm, từ tòa đứng dậy, đi đến chỗ đức Thế Tôn, đầu mặt lạy dưới chân đức Thế Tôn, đứng qua một bên hỏi đức Thế Tôn rằng:

- Do nhân duyên gì khiến cho mặt đất chấn động mạnh, mà tâm Thế Tôn vẫn không di động?

Ðức Thế Tôn liền bảo rằng:

- Này A Nan, có 8 nguyên nhân làm cho quả đất chấn động mạnh.

Lại nữa, này A Nan, nếu có vị Thanh Văn đệ nhất thập  Bát Niết- Bàn, đức Như Lai cũng sẽ nhập Bát Niềt- Bàn, nên có sự ứng điềm lành như vậy.

Tôn giả A Nan bạch đức Phật:

- Hôm nay đức Thế Tôn cũng sẽ bỏ tuổi thọ sao?

Ðức Thế Tôn đáp rằng:

- Ðúng vậy, này A Nan, ta cũng sẽ bỏ tuổi thọ.

Bấy giờ tôn giả A Nan tự nhào xuống đất. Nói rộng như trong khế kinh. Bạch đức Thế Tôn rằng:

- Chính con nghe từ kim khẩu đức Như Lai nói rằng:

- Nếu có các Tỳ kheo tu  4 thiền thần túc, có thể sống ở đời một kiếp cho đến vô  số kiếp. Nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ đức Thế Tôn ý Ngài không di động, nói những lời ngôn giáo như vầy rằng:

- Thế nào A Nan, chẳng phải ta đã 2,3 lần báo với ngươi rồi sao?

Bấy giờ tôn giả A Nan biết đức Thế Tôn không bao giờ nói hai lời, cho nên tôn giả im lặng mà đứng. Giống như ghe thuyền trong đại hải nếu bị vỡ thì không làm sao có thể đến bờ bên kia được, nên bạch đức Thế Tôn rằng:

- Từ đức Tùy Diếp Thế Tôn đến nay, cảnh giới của đức Tam Da Tam Phật ấy nhân dân thảy đều được thành tựu. Hôm nay cảnh giới của đức Như Lai, Ngài đã tu hành rất cần khổ, tinh tấn, huệ thí, không có hạn lượng. Nhưng như hôm nay thọ mạng của chúng sanh thì ngắn ngủi, sự giáo hóa chúng sanh vẫn chưa hoàn tất?

Khi ấy đức Thế Tôn bảo:

- Nay ngươi làm thế nào để thế gian được hòa bình, thịnh vượng, không có sự  sợ hãi khổ nạn? Khi có vị pháp vương xuất thế, vị chuyển luân thánh vương lấy pháp để giáo hóa, cây cối thảo dược không  sao kể hết, tất cả lao ngục, giam cầm đều được phóng thích, hoặc lại có các đảnh nước sôi ở thế gian, như chuyển luân thánh vương, tất cả các lao ngục giam cầm thảy đều được giải thoát, không bị các khổ ách. Ngài có ân từ đối với các chúng sinh.

+ Sao gọi là Ngài có ân từ đối với các chúng sanh?

Bấy giờ tôn giả A Nan bạch đức Thế Tôn:

- Ðức pháp vương là bậc nhất, xuất hiện ở thế gian, những ai gặp nguy ách khổ não, Ngài có thể giải thoát khỏi khổ não. Ðức Phật dạy:

- Giống như, này A Nan, thời thái bình có chuyển luân thánh vương, ở thời đức Phật Tùy Diếp xuất thế cũng lại như vậy. Giống như lao ngục kiên cố đều được độ thoát. Này, A Nan, như thọ mạng của ta hôm nay rất ngắn, xuất hiện ở thế gian, các chúng sanh ấy, giống như người sanh trong kiếp đao kiếm, cái ác kiếp ấy có các kiết sử sâu dày, chưa thể lìa khỏi kiết sử ấy, họ nương vào các thứ tà kiến, có kiết sử tà kiến, vì dục phi pháp cho nên có dục kiết sử ngay khoảng giữa của các chúng sanh ấy, sanh ra các thứ như vậy. Vì cuộc đời ác trượt cho nên sự giáo hóa rất ít, nên chúng sanh ấy  cần phải siêng tu hạnh này.

Này A Nan, Lúc ta chưa đắc đạo thì ta là con khỉ. Ta không tiếc thân mạng, khiến cho đồng loại của ta đều được độ thoát, không ai mà  không được độ.

Lại nữa, khi xưa lúc ta làm con sư tử thì ta đã độ  thoát đoàn  người thương nhân khi họ vượt qua ác đạo, nhờ  ta tu  phạm  hạnh đã lâu rồi.

Bây giờ  nầy A Nan, trong các cảnh giới ta sanh đến không có chúng sanh nào không được ta cứu độ.

Này A Nan ! ngay khi ấy ta lại làm thân người ở trong nước Ma Kiệt, cứu vớt mọi người.

Lại khi ta làm chim Thanh Tước, đã độ thoát vô số thương nhân.

Ta lại làm Ðại Tiên Nhân độ thoát vô số Phạm Thiên. Ngay lúc ta được tám tuổi ta thệ nguyện ý không thối chuyển, thân mặc áo cỏ, cần tu khổ hạnh, ở nơi nhàn tịnh để tu hành, đều được hộ trì. Thế nào A Nan, ta đối với thiên hạ của cuộc đời mê hoặc này làm một trận mưa pháp. Khi ấy Thích Ðề Hoàn Nhân liền cho đổ mưa.

Bấy giờ, này A Nan, khi ta chưa sanh, thương yêu chúng sanh như con một.

Lại nữa này A Nan, ta vì các chúng sanh nên trong một kiếp, ta thế họ mà chịu sự khổ trong địa ngục, vì các chúng sanh mà chịu sự  khổ như vậy.

Lại nữa, này A Nan, nay thân của Ta do cha mẹ sanh ra, không có oán địch nào cói thể hại thân Ta được. Thân ta là Kim Cang Tam muội, phân biệt các thứ Tam muội. Nếu sau khi ta diệt độ, nếu ai cúng dường xá lợi thì nhỏ như hạt cải đi nữa, thì công đức ấy cũng vô cùng.

Bấy giờ liền nói bài kệ này:

- Từ lúc mới phát ý

Việc Ngài làm bậc nhất

Ngài là bậc thượng nhơn

Ai có thể bằng Ngài

Hoặc cha mẹ vợ con

Ðời nay được tự tại

Mạng chung liền bỏ thân.

- Này A Nan, nay ngươi hãy vì đức Như Lai đến giữa cây Song thọ.Nói rộng như trong khế kinh.

Bấy giờ tôn giả A Nan, vâng theo lời Phật dạy, liền suy nghĩ rằng:

- Hôm nay đức Thế Tôn niết- bàn thật sao?

Tôn giả liền sầu não, song không dám trái lời Phật dạy, liền sợ hãi, đi đến giữa cây ấy, đều là do túc mạng cùng theo đuổi, nên mới cần khổ như vậy,  muốn trình bày ý nghĩ mình, nhưng lại hồ  nghi, làm sao đễ trình bày điều này, liền bạch đức Thế Tôn:

- Con đã làm xong.

Bấy giờ đức Thế Tôn liền đi đến chỗ ấy, khi đức Thế Tôn cất bước muốn đi. Lúc ấy tâm ý của tôn giả A Nan bị thiêu đốt, liền sanh ra tâm  này:

- Ðây là huyễn mộng chăng? Hay là  sự  thật chăng? Tôn giả suy tư,  do  dự như  vậy xong, liền trở lại tâm chơn chánh. Ðó gọi là Vô thường. Chúng sanh  lưu chuyển mà không thoát khỏi tai hoạn này.

Khi ấy đức Thế Tôn từ từ đi đến giữa cây Song thọ, ở khoảng giữa đó, có chư thiên đứng đầy cả hư không. Có người thì ca hát, kỷ nhạc, nhan sắc không thay đổi. Có người thì khóc lóc, rơi lệ, các chúng A tu luân nhiều vô số. Họ hy vọng đối với giáo  pháp, cung  kính đối với giáo pháp.

Bấy giờ  họ liền nói bài  kệ rằng:

- Bậc tôn quý bậc nhất

Vì các loại chúng sanh

Pháp Ngài cũng vô thượng

Nay Ngài sắp diệt độ

Bấy giờ đức Thế Tôn đi đến ngồi giữa cây Song thọ, khi ấy ở giữa cây Song thọ chư thiên cùng bải nhau rằng:

- Ðối với cuộc đời tao loạn, bậc nhất thiết trí sắp diệt độ,  tại sao Ngài lại bỏ tất cà nhân dân, mà lại diệt độ?

Bấy giờ  liền nói bài kệ:

 - Nếu ai vì nghĩa mầu

Ban hưởng cam lồ vị

Ngài có năng lực này

Nhưng nay phải diệt độ

Như bánh xe kim cang

Nhân dân đều khen ngợi

Bánh xe có thể  hư

Thế Tôn khó bị hoại

Ở khoảng giữa đó, Ngài dốc lòng tu pháp quán Vô thường, sức mạnh tinh tấn không thể phá hoại. Các chàng trai trũng đều vô thường. Các đức Phật Thế Tôn cũng diệt độ, tai hoạn này rất khổ não, liền nói bài kệ này:

- Phải tư duy cho kỹ

Sắc tượng phải luân chuyển

Do cảnh lạc trói buộc

Thọ các sự khổ não

Trong đó hoặc có người nói bài kệ:

- Khởi thủy sanh là khó

Do ấm mà có danh

Không sanh thì không hoại

Có ai thoát nạn này?

Trong đó hoặc có người nói bài kệ, vô thường do đó mà sanh

- Khi giác ngộ ban đầu

Tất  cả niệm đều thành

Ngài có sắc như vậy

Chư Phật không thường trụ

Hôm nay chúng nên tu nghiệp gì?

Bấy giờ đức Thế Tôn thuyết bài pháp này lần cuối cùng. Cho nên cần phải siêng năng tu tâm, bậc phước điền cũng không thể giữ lại sắc thân này , mà phát tâm hoan hỷ.

Bấy giờ ở trong vườn Bà La, chư thiên thảy đều đảnh lễ đức Thế Tôn, tung lên biết bao hoa Mạn Ðà La, họ đều khóc lóc rơi lệ, liền nói bài kệ này:

- Ai quan sát Như Lai

Ngày đêm không giãi đãi

Khi Ngài sắp diệt độ

Bỏ thân hình tứ đại

Cần khổ là đức Ngài

Chưa từng sai chánh Pháp

Ðể vượt biển sanh tử

Nay phải bỏ ấm, Nhập

Bấy giờ đức Thế Tôn lúc sắp nhập niết bàn, Ngài bảo các Tỳ kheo:

- Này các Tỳ kheo, ai  có hồ nghi gì, hãy đến hỏi ngay. Cho đến tất cả hành đều không có tịnh  thường.Vì sao. Tôn giả A Na Luật, đức Thế Tôn nhập niết bàn thật sao? 

Khi đó các vị Phật Tích, Kim Cang, lực sĩ đứng sau đức Như Lai, quan sát nhan sắc, gân cốt chi tiết trong người của Ngài, thảy đều kiên cố có thể kham nhậm chịu đựng được, Ngài cũng có thể còn sức để thuyết pháp vi diệu. Họ liền khóc lóc mà nói bài kệ rằng:

 - Không bẩn không tỳ vết

Ai che chở thế gian

Giống như sắc vàng tía

Nay phải bỏ thân này

Giống như ở thế gian

Tuổi già thì phải chết

Thích Ca Văn, họ Thích

Vô tưởng hằng tịch diệt.

Trong đó hoặc có người nói:

- Thôi đi, thôi đi, đừng nói lời ấy.

Khi ấy họ ôm lòng ảo não, liền nói rằng:

- Tự nhớ đức Thế Tôn từ cõi trời Ðâu Thuật giáng thần, sanh xuống nhân gian, nhớ Ngài có ngàn vạn chư Thiên, nhờ công đức của Ngài mà họ đều mặc áo xanh, có oai thần lực, cho nên sức mạnh không thể phá hoại Ngài được, có 500 vị không thối  chuyển. Lại có 12 đại quỷ thần, ai thấy cũng đều hoảng sợ, đều muốn đến hộ vệ đức Như Lai. Họ tư duy như vậy, lại nói rằng:

- Mỗi chi thể  của  đức Như Lai đều phát ra hòa quang sáng rạng, và bảo chúng tôi rằng: - Hãy ra lệnh chư  Thiên như vầy: " Bảo thần Hộ thế đến đây ". Ngay chỗ ấy họ nói rằng:

- Chúng ta hoan hỷ, thừa sự cúng dường như khi Ngài còn ở trong thai, trong khi mộng mị cũng không xa lìa. Chúng ta nhiễm trước chúng sanh đời này kiên cố, do đó mà có cái tưởng khổ, vui, có tưởng cha và mẹ, có tưởng tất cả thế gian đều vô thượng,  vi diệu do Hộ Thế tạo ra, có tưởng anh em, vì thọ nhận của tín thí cho nên có tưởng là phước điền, vì tâm không tà vậy, nên  có tưởng chế ngự. Vì bị dục trôi dạt cho nên có tưởng là Thuyền trưởng. Vì bất khả đắc, cho nên có tường là của báu, vì đại từ bi cho nên có tưởng là che chở thế gian. Như thân kim cang của Ta ngày nay, không thể phá hoại thành trăm mảnh được.

Hoặc có chỗ nói: " Thân này chắc chắn phải có quả báo. Vì sao vậy? - Vì cúng dường đức Như Lai vậy".

Bấy giờ, Mật Tích Kim Cang lực sĩ liền nói:

- Việc này thế nào? Khi Thái tử cỡi xe ngựa ra khỏi thành. Khi trở về 7 ngày không ăn, sanh ở cõi trời thứ 33. Huống chi nay chúng ta, tôn thờ vâng lời dạy của đức Như Lai để vào trong lổ tai,  rồi đọc tụng, tất cả đều  học tập, độ thoát  chúng sanh vô lượng. Nếu lại có cái biển châu báu, ta phải mong cầu chứ?

Bấy giờ  Mật Tích Kim Cang lực sĩ có hai vị Hiền thánh luận thuyết kệ rằng: 

- Ngay nơi chỗ Thần Long

Kim-Cang hiện ở biển

Vì sao phải ủng hộ

Sư tử rống như vậy.

Khi ấy họ suy tư, lại nói kệ:

- Giống như biển thâm sâu

Không ai hơn đức  Ngài

Ở đời tu tinh tấn

Ðức lớn không bến bờ.

Bấy giờ đức Thế Tôn ở nước Ba La Nại, Ngài chuyển pháp luân, lúc mới chuyển pháp luân,  làm lợi ích cho chúng sanh rất nhiều. Ngài ở đó tọa hạ an cư làm lợi ích cho quốc vương nước Ma Kiệt. Lần thứ hai, ba và thứ tư Ngài thuyết pháp ở đảnh núi Linh Thứu,  lần thứ năm ở Tỳ Thư Ly. Lần thứ sáu ở núi Ma Câu La cho Mẹ Ngài nghe. Lần thứ bảy ở cung trời thứ 33. Lần thứ tám ở cõi quỷ thần. Lần thứ chín ở nước Câu Khô ùTỳ. Lần thứ mười ở trong núi Chi Ðề. Lần thứ mười một lại nói ở cõi quỷ thần. Lần thứ mười hai ở chỗ nhàn cư của Ba Già Ðà. Lần thứ mười ba lại thuyết ở cõi quỷ thần. Lần thứ mười bốn ngay chỗ đức Phật đang tu hành ở tại vườn ông Cấp Cô Ðộc, rừng cây ông Kỳ Ðà, nước Xá Vệ. Lần thứ mười lăm ở trong thôn dòng họ Thích, thuộc nước Ca Duy La Vệ, Lần thứ mười sáu lại thuyết ở nước Ca Duy La Vệ. Lần thứ mười bảy ở thành La Duyệt. Lần thứ  mười tám lại ở thành La Duyệt. Lần thứ mười chín ở trong núi Cha Lê. Lần thứ hai mươi tọa hạ an cư ở lại thành La Duyệt. Thứ hai  mươi mốt, lại ở trong núi Cha Lê, trong cõi quỷ thần, không đi các nơi khác, liên tục bốn mùa an cư.

Trong 19 năm không qua chỗ khác, Ngài tọa hạ an cư ở nước Xá Vệ. Như vậy đức Như Lai khi tọa hạ an cư lần cuối cùng, trong nước Bạt Kỳ, tọa hạ ở trong thôn Tỳ Tướng.

Ðức Thế Tôn đã vượt qua hang sâu ái dục,  như vậy. Thuở xưa chư Phật đã làm huệ thí, lợi căn đều đã thành tựu. Các hạnh đầy đủ, kẻ chí tánh nhu hòa đã được độ thoát tất cả tiếp theo độ hạng trung căn. Rồi độ cho hạng hạ căn. Khiến họ dần dần được quả Tu-đà-Hoàn, cùng diễn thuyết cho kẻ ngoại học, Ðức Thế Tôn đã độ tất cả, bấy giờ liền nhập Niết bàn. Khi ấy liền nói bài kệ:

- Muốn độ kẻ ngoại học

Ðại giác không ai bằng

Tự giác rồi độ người

không chìm trong hang thẳm

Trải qua các thứ vui

Cùng lúc thêm ích lợi 

Bấy giờ sanh hoan hỷ

Ðều được đến bỉ ngạn.

Như nay Ngài thanh tịnh, không có chút ô uế nào, những chỗ sanh ra thường gặp chỗ lành, việc làm đã thành tựu, cũng không có các ngạo mạn, nhờ các công đức đều được thành tựu. Nhờ cảnh giới ấy cho nên tương ưng thành tựu. Vì ân cần cho nên sự sanh thảy đều thành tựu, vì cứu tế bạt trừ khổ ách, nên được thành tựu đến chỗ vô vi, nếu sanh ở nhà hào quý thì cư gia thành tựu, nhờ sắc thân vi diệu cho nên thân thuộc thành tựu cho nên. Vì việc làm đầy đủ, cho nên chỗ vô vi thành tựu. Vì có hạn lượng cho nên làm việc gì cũng thành. Vì đoạn trừ  các thứ kiết sử cho nên thành tựu sự hàng phục. Vì đã hưng khởi hạnh nghiệp cho nên thành tựu thệ nguyện. Vì trồng các công đức chưa từng vi phạm, cho nên việc làm thành tựu. nhờ thành tựu oai nghi, nên thành tựu các công đức luật nghi. Nhờ thành tựu việc diễn thuyết bốn ý chỉ của oai nghi, nên thành tựu phân biệt ngôn giáo cảnh  giới, nhờ thành tựu việc hưng khởi, trí tuệ tập chúng đã xả các hữu thành tựu các giới ba cụ túc luật nghi, nhờ trí chuyên tâm cũng không dựa vào thiền, nên thành tựu  Tam  Muội, nhờ phân biệt như thật về cảnh giới ấy, nên thành tựu trí tuệ, Nhờ đoạn trừ các kiết sử, cho nên thành tựu giải thoát. Nhờ đoạn trừ các sự ngu si, cho nên thành tựu giải thoát kiến huệ. Nhờ tập hợp các công đức, nên thành tựu tất cả. Nhờ đã được tịch diệt, nên thành tự chỉ quán. Vì vậy con đảnh lễ bậc Thập lực. Bấy giờ liền nói bài kệ:

- Sắc Ngài khó nghĩ bàn

Ðức Phật đã giác ngộ

Ba đời đều xưng dương

Thần tiên đến bỉ ngạn

Với đời đã chấm dứt

Vĩnh viễn không khởi diệt,

Ðại trí thông bậc nhất

Tất cả được tự tại.

Nghe rằng:- Ðức Như Lai sau khi Niết- Bàn 100 năm, bậc nhất Thiết Trí thấy  xuất hiện ở thế gian. Ở thành Khi La Lê có một vị vua  tên là A Thúc, oai đức vòi vọi, giống như vị vua cõi Trời không khác, vua có  đại oai đức, thông minh trí tuệ tuyệt đỉnh, có thể  luận nghị với bất cứ ai,  xem dân  như con đẻ. Nhà vua buổi tối lúc sắp đi ngủ, liền suy nghĩ rằng:

- Nay nguyện ta đã thành cũng không có mong cầu, nên ủng hộ nhân dân, nay nên làm phương tiện gì và làm việc gì nên hưng khởi việc gì, để nhân dân ở đời được nhờ vào oai đức của ta?. Khi vua suy nghĩ như vậy xong liền đi ngủ, ở trong giấc mộng liền nghe bài kệ:

- Quán sát thật vi diệu

Ba đời đều kính thờ

Ngài rộng thí xá lợi

Bậc tối thắng diệt độ.

Khi nghe lời nói ấy rồi, nhà vua liền tỉnh giấc. Khi nhà vua đã tỉnh rồi, liền than rằng:

- Lành thay chúng sanh kia

sau khi đã diệt  độ

Trời xá lợi đã truyền

Chúng con phải kính lạy.

Lời  khẩu truyền, khi tai đã được nghe, bấy giờ  đại vương triệu tập quần thần đại chúng, đem nghĩa này để hỏi rằng:

- Ta nên dùng điều gì để cảm hóa nhân dân?

Các quần thần và nhân dân đều tâu rằng:

-  Hoặc là cúng dường xá lợi của Như Lai, hoặc là tế tự thờ cúng Thần trời.

Bấy giờ Nhà vua liền nói rằng:

- Nên dùng lời chí thành để ủng hộ pháp này. Ðêm qua trong giấc mộng ta có nghe lời ấy, suy nghĩ đến xá lợi của Phật hết sức quí giá,  ví đời này cho nên chúng ta nên ủng hộ nhân dân của thế gian, tự mình đã được phước, chúng sanh lại được độ thoát, công đức vô lượng, nên thực hành oai nghi, ân từ, đều khiến mọi người  thấy được ánh sáng. Ở trong mộng,  ta có nghe lời nói ấy. Lại nói bài kệ:

- Nếu nghe âm vang ấy

Ðạo tràng, tự hay biết

Ngài là Thích sư tử

Nên cúng dường Xá Lợi.

Bấy giờ  nhà vua mời các Tỳ kheo lại lấy nghĩa trên để  hỏi. Các Tỳ kheo bảo: " Lấy chánh pháp để  chỉ giáo "

Khi ấy nhà vua lại nói với các Tỳ kheo:

- Chư Hiền đã nói về giấc mộng mà tôi thấy, chắc là đời trước tôi đã trồng gốc đức.

Khi ấy nhà vua thọ bát quan trai trong  8 ngày, mặc toàn vải trắng, đánh chuông, gõ trống, tấu kỹ nhạc, khảy đờn cầm, đờn sắc, đánh trống, thổi tù và, đốt các thứ hương, ở trong thành La Duyệt mà mong được xá lợi. Nhà vua nghe trong thành ấy có quyển sách bằng vàng vua đã thấy được hình dạng của quyển sách ấy, là do nhà vua đời trước đã bố thí nên mới thấy được sách ấy. (Từ khi vua  nghe trở xuống là lời của các Tỳ kheo).

Nhà vua suy nghĩ giây lát liền nói:

- Ðiều ấy chắc chắn phải được quả báo vi diệu. Thật ra tôi muốn mở cái trắp đồng để thấy lời văn trong đó, nhà vua liền mở ra và thấy có quyển sách bằng vàng và thấy lời văn trong trắp đó. (Quyển sách đó do vua A Xà Thế ghi chép lời huyền ký  của đức Phật là có vua A Thúc ra đời).

Nhà vua thấy sự chứng nghiệm ấy liền cùng mọi người đọc bản văn này: " Trong thành La Duyệt của nước Ma Kiệt có một vị trưởng giả tên là Ba La Mật Ða  La, ông ta có một người con trai tên là Tỳ Xà Da Mật Ða La. Người trưởng giả thứ hai tên là Ba Tu Ba Ðà La có một người con trai tên là Ba Tu Ðạt Ma. Hai người con của hai trưởng giả này đang vui chơi ở đầu ngã tư đường. Trong khi họ đang vui chơi, thì con của trưởng giả tên là Tỳ Xà Da Mật Ða La trong lòng hoan hỷ, mới lấy tay bụm đất dâng cúng (đức Phật), lại có tâm giúp đỡ những ngước tâm hoan hỷ (làm việc ấy). Sau khi đức Như Lai nhập Niết- Bàn một trăm năm, thì Tỳ Xà Da Mật Ða La sẽ xuất hiện ở thế gian.  Nhờ công dức lấy đất cúng dường cho đức Phật, nên có một vị vua tên là A Thúc sanh trong giòng họ Một Da ". Khi ấy nhà vua đọc văn tự này, liền hoan hỷ khen là chưa từng có, do đó vua ra lệnh các quần thần cùng đọc quyển sách vàng ấy, thì cũng  giống  như vua đã đọc không khác. Lời ký rằng: " Người sẽ thống lĩnh toàn nhân dân của thế giới này, nhưng Ngài không khen ngợi Ba Tu Bạt Ma ". Khi ấy nhà vua than rằng:

- Lành thay, bậc đại phước điền, làm một chút bố thí mà được công đức to lớn, tâm được hoan hỷ.

Hoặc có chỗ  nói rằng:

- Ta lấy Xá Lợi của 7 tháp, phân bố rộng rãi để  hóa độ thế  giới.

Lành thay, nhà vua lúc đó thật là bậc trí  tuệ chưa từng có, đã hoan hỷ lấy xá lợi của ta.

Ở trong hư không nghe tiếng nói của Thần Thánh,  mới nói bài kệ này:

- Nên phát tâm hoan hỷ

Ðức lành khó nói được

Nên tung rãi công đức

Ðem xá lợi giáo hóa.

Vị Thiên Vương đối với Xá Lợi của Ngài, mưa biết bao thứ  hoa.

Bấy giờ nhà vua dựng 8 vạn 4 ngàn cái tháp, hoàn thành trong một ngày. Khi ấy nhà vua bảo quần thần:

- Ngài có ngôn giáo chơn đế như vậy, được thế gian khen ngợi, phân bố xá lợi của đức Phật khi Ngài đã diệt độ cho thế  giới, cũng không có các kiết sử, thân thanh tịnh như vàng ròng, cũng giống như tuyết trắng, quán xem mặt đất này chưa từng khởi lên điều ác, Ngài cũng như thế, thấy mặt đất này đã che chở muôn loài, điều Ngài giáo thọ, trí không lay động, ở trong hang cốc trên đỉnh  núi cao, không vô hạn lượng, huống đang thống lĩnh tất cả, tất cả mặt đất là phước điền, đấng Thập lực quán sát chúng sanh loại đã dựng tháp chùa, không  có tăng  giảm.

Bấy giờ Xá Lợi của đức Thế Tôn chỉ vì tất cả chủng  loại, mỗi mỗi tạo ra bao nhiêu luận thuyết.

Khi ấy nhà vua nói rằng:

- Giống như sức mạnh của vô số Kim Cang Tam Muội này làm cho nát xương mà tự được xả, an tịnh. Làm sao để độ chúng?

 

CÁC KINH DO TỲ KHEO  TĂNG  GIÀ LA SÁT TẬP THÀNH

QUYỂN HẠ HẾT.

--- o0o ---

Bài tựa & quyển thượng | Quyển trung | Quyển hạ  

--- o0o ---

Cập nhật ngày 01-03-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hon bỏ vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao 地天泰 å æžœå žå¾ video so luoc tieu su ht thich tri tinh dot từ dung bien minh thanh cong cu cua tro bao luc ะกะพ ถ พ こころといのちの相談 浄土宗 dung de nam thang troi qua trong hoi tiec thé åƒäæœä½ dau doc bau khi quyen bang niem tin mu quang 河南有专属的佛教 ä½ æ æ Ÿæƒ công đức bố thí chuong ii thoi ky truyen ba va hoi nhap 烹佛祖 chiem nguong tuong phat bang dong cao nhat the 白骨观 危险性 chua global vipassana ky quan kien truc the ky xxi рикна nhung dieu phat tu da ket hon va chuan bi ket 义云高世法哲言 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ con người cao ở bai hoc kinh nghiem tu vu viec chua bo de ha noi çŠ 天眼佛教 เพรงดนต ฟ con oi tam su cua mot nguoi me tre pha thai บทถวายส งฆทานสด Người xuất gia مبروكككككك اسمعني في اشياء luãæn Thu Giải thoát trong lòng tay chốn Trà sen đất Việt tap tho mua xuan toan ven ว ดโพธ 新学期新展望内容怎么写 g an va tam cong thuc bao hieu">noi ve tu trong an va tam cong thuc bao hieu 簡単便利戒名授与水戸 Tt ï½ ni ว ดพระเชต พนว มลม viên สโตร ส รา 人生七苦