Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử,
thiện nữ nhân này làm sao nhận biết ở Tam thiên đại thiên thế giới đây và
mười phương vô biên thế giới kia, có bao trời Bốn đại vương chúng, trời Ba
mươi ba, trời Dạ ma, trời Đỗ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự
tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời
Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời
Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng,
trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời
Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh và kỳ dư vô
lượng có đại oai đức các rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ
trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người, phi người thảy đi đến chỗ ấy xem
lễ, đọc tụng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, do kia thơ tả, cúng dường cung
kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay quanh hữu vui mừng hộ niệm.
Bấy giờ, Phật
bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này
hoặc thấy chỗ an để Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế có ánh sáng lạ,
hoặc nghe chỗ ấy có mùi thơm tho khác thường, hoặc tiếng thiên nhạc, phải
biết lúc ấy có những đại oai đức thần lực xí thạnh của các thiên long
thảy, đi đến chỗ kia để xem lễ, đọc tụng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu do
kia thơ tả, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay quanh hữu
vui mừng hộ niệm.
Lại nữa, Kiều
Thi Ca! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này tu hạnh tịnh diệu, nghiêm sạch
chỗ ấy, thành tâm cúng dường Bát nhã Ba la mật đa như thế, phải biết lúc
ấy có những đại oai đức thần lực xí thạnh của các thiên long thảy đi đến
chỗ kia để xem lễ, đọc tụng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu do kia thơ tả,
cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay quanh hữu vui mừng hộ
niệm.
Kiều Thi Ca!
Tùy kia đủ đại oai đức thần lực xí thạnh của các thiên long thảy đi đến
chỗ ấy như thế, trong đây có bao tà thần ác ma kinh sợ lui tan, không dám
trú ở. Do nhân duyên này, các thiện nam tử thiện nữ nhân tâm thêm rộng
lớn, sở tu thiện nghiệp càng bội tăng trưởng, tất cả sở hành không có
chướng ngại. Vì cớ này, Kiều Thi Ca! Nếu Bát nhã Ba la mật đa đây tùy ở
chỗ nào, chung quanh phải dọn dẹp các vật bất tịnh, quét lau xoa trị, nước
hương rảy rưới, thiết trải bảo tòa mới an để lên; đốt hương rải hoa, treo
tràng lụa dây, tràng phan, chuông gió treo xen lẫn bên trong, y phục, anh
lạc, vàng bạc, đồ báu, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, vô
lượng đồ văn vẻ trang hoàng chỗ ấy. Nếu được như thế cúng dường Bát nhã Ba
la mật đa, thời có vô lượng các thiên long thảy đủ đại oai đức thần lực xí
thạnh đi đến chỗ kia xem lễ, đọc tụng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu do kia
thơ tả, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chấp tay quanh hữu vui
mừng hộ niệm.
Lại nữa, Kiều
Thi Ca! Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, nếu được như thế cúng dường
Bát nhã Ba la mật đa, thân tâm không mỏi: thân vui, tâm vui, thân nhẹ, tâm
nhẹ, thân điều hòa, tâm điều hòa, thân yên ổn, tâm yên ổn. Buộc tâm nơi
Bát nhã Ba la mật đa, khi đêm ngủ nghĩ không có ác mộng, duy được thiện
mộng. Nghĩa là thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, thân sắc chơn kim đủ ba
mươi hai tướng đại trượng phu, tám mươi tùy hảo viên mãn trang nghiêm,
phóng đại quang minh soi khắp tất cả, Thanh văn, Bồ Tát vây quanh trước
sau. Thân ở giữa chúng nghe Phật vì nói bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba
la mật đa, an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật
đa, bát nhã Ba la mật đa là pháp tương ưng. Nghe Phật vì nói nội không,
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không là pháp tương ưng. Nghe Phật vì nói chơn như, pháp giới, pháp
tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh,
pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới là pháp
tương ưng. Nghe Phật vì nói khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo
thánh đế là pháp tương ưng. Nghe Phật vì nói bốn tĩnh lự, bốn vô lượng,
bốn vô sắc định là pháp tương ưng. Nghe Phật vì nói tám giải thoát, tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ là pháp tương ưng. Nghe Phật vì
nói bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn năm lực, bảy đẳng
giác chi, tám thánh đạo chi là pháp tương ưng. Nghe Phật vì nói không giải
thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn là pháp tương
ưng. Nghe Phật vì nói năm nhãn, sáu thần thông là pháp tương ưng. Nghe
Phật vì nói Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi,
đại hỉ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là pháp tương ưng. Nghe Phật
vì nói pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là pháp tương ưng. Nghe Phật vì
nói nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí là pháp tương ưng.
Nghe Phật vì nói tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn là pháp tương
ưng. Nghe Phật vì nói tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát là pháp tương ưng. Nghe
Phật vì nói chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề là pháp tương ưng.
Lại nghe phân
biệt pháp nghĩa tương ưng của bố thí Ba la mật đa, tịnh giới Ba la mật đa,
an nhẫn Ba la mật đa, tinh tiến Ba la mật đa, tĩnh lự Ba la mật đa, Bát
nhã Ba la mật đa. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của nội không,
ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của chơn như, pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.
Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của khổ thánh đế, tập thánh đế,
diệt thánh đế, đạo thánh đế. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của
tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Lại nghe
phân biệt pháp nghĩa tương ưng của bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần
túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa
tương ưng của không giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, vô nguyện
giải thoát môn. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của năm nhãn, sáu
thần thông. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của Phật mười lực, bốn
vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám pháp
Phật bất cộng. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của pháp vô vong
thất, tánh hằng trụ xả. Lại nghe phân biệt pháp nghĩa tương ưng của nhất
thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Lại nghe phân biệt pháp
nghĩa tương ưng của tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn. Lại nghe
phân biệt pháp nghĩa tương ưng của tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Lại nghe
phân biệt pháp nghĩa tương ưng của chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Hoặc ở trong
mộng thấy cội Bồ đề thân tượng cao rộng, các báu trang nghiêm, thấy đại Bồ
tát tới cội Bồ đề ngồi xếp tréo chân hàng phục ma oán, chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng sanh. Lại thấy vô
lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức Bồ tát Ma ha tát chung nhóm luận nói các
môn pháp nghĩa, nghĩa là nên như vầy mà thành thục hữu tình, nên như vầy
mà nghiêm tịnh cõi Phật, nên như vầy mà hàng phục ma quân, nên như vầy mà
tu hạnh Bồ tát, nên như vầy mà nhiếp lấy Nhất thiết trí trí.
Hoặc lại mộng
thất vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức Phật ở phương Đông, cũng như nghe
tiếng tăm, nghĩa là thế giới nào đó, danh hiệu Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng
Giác đó, có bao nhiêu trăm ngàn trăm ức muôn ức Bồ Tát Ma ha tát, bao
nhiêu trăm ngàn răm ức muôn ức đệ tử Thanh văn cung kính vây quanh mà vì
nói pháp. Phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên dưới cũng lại như vậy. Hoặc
lại mộng thấy vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức Phật ở phương Đông vào
Đại niết bàn. Thấy mỗi mỗi Phật vào Niết bàn rồi, đều có thí chủ vì cúng
dường Thiết lợi la của Phật, nên đem bảy báu nhất đều khởi xây vô lượng
trăm ngàn trăm ức muôn ức số các bảo tháp. Lại ở chỗ mỗi mỗi bảo tháp đều
đem vô lượng thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh
lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn
sáng, trải qua vô lượng kiếp cúng dường, cung kính, tôn trọng ngợi khen.
Phương Nam, Tây, Bắc, bốn góc, trên dưới cũng lại như thế.
Kiều Thi Ca!
Các thiện nam tử thiện nữ nhân này, thấy tướng các loại thiện mộng như
thế, hoặc ngủ, hoặc thức thân tâm an vui, các thiên thần thảy tăng thêm
tinh khí cho kia, khiến kia tự cảm giác thân thể nhẹ nhàng. Do nhân duyên
này chẳng nhiều tham nhiễm ăn uống, thuốc men, áo mặc, đồ nằm, đối bốn món
cúng dường tâm kia nhẹ ít. Như thầy Du già vào định thắng diệu, do sức
định thấy thân tâm tươi nhuận, sau khi xuất định đối các món ăn mỹ thiện
tâm họ nhẹ ít. Đây cũng như vậy. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Các thiện nam
tử, thiện nữ nhân này, do vì nhờ thế giới Tam thiên Đại thiên đây và mười
phương vô biên thế giới khác, tất cả Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác,
Thanh Văn, Bồ Tát, long, thiên, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ
trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người, phi người thảy là những kẻ đủ
đại thần lực thắng oai đức, từ bi hộ niệm, đem diệu tinh khí thầm rót vào
thân tâm khiến kia ý chí dũng mãnh, thân thể sung thạnh vậy.
Kiều Thi Ca!
Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, muốn được công đức đời hiện này như
thế, nên phát tâm Nhất thiết trí trí, đem vô sở đắc làm phương tiện, đối
Bát nhã Ba la mật đa đây chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng
tu học, như lý suy nghĩ, giải nói thơ tả, rộng khiến lưu khắp. Này Kiều
Thi Ca! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân này, tuy đối Bát nhã Ba la mật
đa chẳng thể lắng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy
nghĩ, rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp, mà chỉ thơ tả, các báu trau
dồi. Lại đem các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y
phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ
nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen,
cũng được công đức như trước đã nói. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Các thiện nam
tử thiện nữ nhân này, năng làm lợi ích an vui vô lượng cho các chúng sanh
vậy.
Lại nữa, Kiều
Thi Ca! Nếu thiện nam tử thiện nữ nhân, đem tâm tương ưng Nhất thiết trí
trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối Bát nhã Ba la mật đa đây chăm
lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng
vì hữu tình tuyên nói lưu khắp, hoặc lại thơ tả, các báu trau dồi. Lại đem
các thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc,
bảo tràng, phan lọng, các ngọc báu diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng,
hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Các thiện nam tử
thiện nữ nhân này, do nhờ nhân duyên đây được phước vô lượng, trọn một đời
sống đem vô lượng thức uống ăn thượng diệu, áo mặc, đồ nằm, thuốc men, đồ
dùng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen mười phương thế giới tất
cả các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử. Cũng hơn mười
phương Phật và đệ tử sau khi vào Niết bàn, có kẻ vì muốn cúng dường Thiết
lợi la nên đem bảy thứ báu nhất khởi xây bảo tháp cao rộng, lộng lẫy; lại
đem vô lượng tràng hoa trời quý đẹp, hương xoa, hương bột thảy, y phục,
anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn
sáng, trọn một đời sống cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì các Phật mười phương và chúng đệ tử đều bởi Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà xuất sanh vậy.
Bấy giờ, Phật
bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Giả sử Thiết lợi la Phật đầy rẫy
châu Thiệm bộ đem làm một phần, thơ tả Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như
thế lại làm một phần. Trong hai phần đây, ngươi lấy phần nào? Khi ấy Thiên
Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Dù có Thiết lợi la Phật đầy rẫy
châu Thiệm bộ này đem làm một phần, thơ tả Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
như thế lại làm một phần. Đối trong hai phần, ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la
mật đa như thế. Vì cớ sao? Vì tôi đối chỗ Thiết lợi la của các Đức Phật
chẳng phải chẳng tín thọ, chẳng phải chẳng hớn hở vui mừng, cúng dường
cung kính, tôn trọng ngợi khen. Nhưng Thiết lợi la đều nhân Bát nhã Ba la
mật đa mà xuất sanh vậy, đều là công đức thế lực của Bát nhã Ba la mật đa
đã huân tu vậy, mới được tất cả thế gian trời, người, a tố lạc, thảy đem
vô lượng thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh
lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn
sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen.
Bấy giờ, Xá
Lợi Tử bảo Thiên Đế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật đa như thế
đã chẳng khá lấy, vì vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô
tướng; làm sao ngươi lấy được! Sở vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa như thế
vô thủ vô xả, vô tăng vô giảm, vô trụ vô tán, vô ích vô tổn, vô nhiễm vô
tịnh. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng pháp chư Phật, chẳng bỏ pháp
Dị sanh; chẳng cùng pháp Bồ Tát, chẳng bỏ pháp Dị sanh; chẳng cùng pháp
Độc giác; chẳng bỏ pháp Dị sanh; chẳng cùng pháp Thanh văn, chẳng bỏ pháp
Dị sanh; chẳng cùng vô vi giới, chẳng bỏ hữu vi giới. Bát nhã Ba la mật đa
như thế chẳng cùng bố thí Ba la mật đa, chẳng cùng tịnh giới, an nhẫn,
tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Bát nhã Ba la mật đa như thế
chẳng cùng nội không, chẳng cùng ngoại không, nội ngoại không, không
không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh
không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng
không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Bát nhã Ba la mật đa như thế
chẳng cùng chơn như, chẳng cùng pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh,
bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật
tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng
cùng khổ thánh đế, chẳng cùng tập diệt đạo thánh đế. Bát nhã Ba la mật đa
như thế chẳng cùng bốn tĩnh lự, chẳng cùng bốn vô lượng, bốn vô sắc định.
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tám giải thoát, chẳng cùng tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bát nhã Ba la mật đa như thế
chẳng cùng bốn niệm trụ, chẳng cùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn,
năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Bát nhã Ba la mật đa như
thế chẳng cùng không giải thoát môn, chẳng cùng vô tướng giải thoát môn,
vô nguyện giải thoát môn. Bát nhã Ba mật đa như thế chẳng cùng năm nhãn,
chẳng cùng sáu thần thông. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng Phật
mười lực, chẳng cùng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại
hỉ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Bát nhã Ba la mật đa như thế
chẳng cùng pháp vô vong thất, chẳng cùng tánh hằng trụ xả. Bát nhã Ba la
mật đa như thế chẳng cùng nhất thiết trí, chẳng cùng đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tất cả đà la ni
môn, chẳng cùng tất cả tam ma địa môn. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng
cùng Dự lưu quả, chẳng cùng Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán quả. Bát nhã Ba
la mật đa như thế chẳng cùng Độc giác Bồ đề. Bát nhã Ba la mật đa như thế
chẳng cùng hạnh Bồ tát Ma ha tát. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ Thiên
Đế Thích trả lời Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Thật như lời vừa nói.
Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế thật chẳng khá lấy, vì vô sắc,
vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la
mật đa như thế vô thủ vô xả, vô tăng vô giảm, vô tụ vô tán, vô ích vô tổn,
vô nhiễm vô tịnh. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế, chẳng cùng
pháp chư Phật, chẳng bỏ pháp Dị sanh; chẳng cùng pháp Bồ tát, chẳng bỏ
pháp Dị sanh; chẳng cùng pháp Độc giác, chẳng bỏ pháp Dị sanh; chẳng cùng
pháp Thanh văn, chẳng bỏ pháp Dị sanh; chẳng cùng vô vi giới, chẳng bỏ hữu
vi giới. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bố thí Ba
la mật đa, chẳng cùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba
la mật đa. Bạch Đại đức! Bát nhã ba la mật đa như thế chẳng cùng nội
không, chẳng cùng ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không,
hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến
dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết
pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự
tánh không. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng chơn
như, chẳng cùng pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh,
bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới,
bất tư nghì giới. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng
khổ thánh đế, chẳng cùng tập diệt đạo thánh đế. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba
la mật đa như thế chẳng cùng bốn tĩnh lự, chẳng cùng bốn vô lượng, bốn vô
sắc định. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tám giải
thoát, chẳng cùng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bạch Đại
đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng bốn niệm trụ, chẳng cùng bốn
chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh
đạo chi. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng không giải
thoát môn, chẳng cùng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bạch Đại đức!
Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng năm nhãn, chẳng cùng sáu thần
thông. Bạch đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng Phật mười
lực, chẳng cùng bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỉ,
đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Bạch đại đức! Bát nhã Ba la mật đa
như thế chẳng cùng pháp vô vong thất chẳng cùng tánh hằng trụ xả. Bạch Đại
đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng nhất thiết trí, chẳng cùng
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa
như thế chẳng cùng tất cả đà la ni môn, chẳng cùng tất cả tam ma địa môn.
Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng Dự lưu quả, chẳng
cùng Nhất lai, Bất hoàn, A La Hán quả. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa
như thế chẳng cùng Độc giác Bồ đề. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa như
thế chẳng cùng hạnh Bồ tát Ma ha tát. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật đa
như thế chẳng cùng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bạch Đại đức!
Nếu đối Bát nhã Ba la mật đa năng biết được như thế, đây là chân thật lấy
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, cũng là chân thật tu hành Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng tùy hai
hạnh, vì không hai tướng vậy. Như vậy tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh
giới, bố thí Ba la mật đa cũng chẳng tùy hai hạnh, vì không hai tướng vậy.
Bấy giờ, Phật
khen Thiên Đế thích rằng: Hay thay, hay thay, như lời người vừa nói. Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng tùy hai hạnh. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu không hai tướng vậy. Như vậy tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn,
tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng chẳng tùy hai hạnh. Vì cớ sao? Vì tĩnh
lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa như thế cũng không
hai tướng vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến chơn như cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu cùng chơn như không hai, không hai phần vậy. Kiều
Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố
thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến chơn như cũng có hai
tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới,
bố thí Ba la mật đa cùng chơn như không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng. Vì cớ
sao? Kiều Thi ca! Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng pháp giới không
hai, không hai phần vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh
tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn
khiến pháp giới cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự,
tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cùng pháp giới không
hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến pháp tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu cùng pháp tánh không hai, không hai phần vậy. Kiều
Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố
thí Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là muốn khiến pháp tánh cũng
có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh
giới, bố thí Ba la mật đa cùng pháp tánh không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến bất hư vọng tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng bất hư vọng tánh không hai, không hai
phần vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn,
tịnh giới, bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến bất hư
vọng tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh
tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cùng bất hư vọnhg tánh không
hai, không hai phần vậy. 51/2
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến bất biến dị tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng bất biến dị tánh không hai, không hai
phần vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn,
tịnh giới, bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến bất biến
dị tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến,
an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cùng bất biến dị tánh không hai,
không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến bình đẳng tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng bình đẳng tánh không hai, không hai
phần vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn,
tịnh giới, bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến bình đẳng
tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an
nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cùng bình đẳng tánh không hai, không
hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến ly sanh tánh cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng ly sanh tánh không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới,
bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến ly sanh tánh cũng có
hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh
giới, bố thí Ba la mật đa cùng ly sanh tánh không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến pháp định cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu cùng pháp định không hai, không hai phần vậy. Kiều
Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố
thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến pháp định cũng có hai
tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới,
bố thí Ba la mật đa cùng pháp định không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến pháp trụ cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu cùng pháp trụ không hai, không hai phần vậy. Kiều
Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố
thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến pháp trụ cũng có hai
tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới,
bố thí Ba la mật đa cùng pháp trụ không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến thật tế cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu cùng thật tế không hai, không hai phần vậy. Kiều Thi
Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba
la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến thật tế cũng có hai tướng. Vì
cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba
la mật đa cùng thật tế không hai, không hai phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến hư không giới cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng hư không giới không hai, không hai phần
vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh
giới, bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến hư không giới
cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn,
tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cùng hư không giới không hai, không hai
phần vậy.
Kiều Thi Ca!
Các kẻ có muốn khiến Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu có hai tướng, thời là
muốn khiến bất tư nghì giới cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu cùng bất tư nghì giới không hai, không hai
phần vậy. Kiều Thi Ca! Các kẻ có muốn khiến tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn,
tịnh giới, bố thí Ba la mật đa có hai tướng, thời là muốn khiến bất tư
nghì giới cũng có hai tướng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì tĩnh lự, tinh
tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cùng bất tư nghì giới không
hai, không hai phần vậy.
Bấy giờ, Thiên
Đế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế, thế
gian, trời, người, a tố lạc thảy đều nên chí thành lễ bái quanh hữu, cúng
dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Sở vì sao? Vì tất cả chúng Bồ Tát Ma
Ha Tát đều nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế tinh siêng tu học,
đã được, sẽ được, hiện được Vô thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Bạch Thế Tôn! Như
tôi khi ngự trên tòa Thiên đế trong điện Thiện Pháp tại cung trời Ba mươi
ba, vì các thiên chúng tuyên nói Chánh pháp. Khi ấy có vô lượng các thiên
tử thảy đi đến chỗ tôi nghe tôi thuyết pháp, cúng dường cung kính tôn
trọng ngợi khen, quanh hữu lễ bái, chắp tay mà lui. Khi tôi chẳng ngự đó,
các thiên tử thảy cũng đến chỗ này, tuy chẳng thấy tôi như khi tôi ngự,
vẫn cung kính cúng dường và đều nói lên rằng: Chỗ đây là tòa Thiên Đế
Thích vì các thiên chúng thảy thường ngự thuyết pháp, nay chúng ta đều nên
coi như có Thiên chủ ở đây, cúng dường, quanh hữu lễ bái mà lui. Bạch Thế
Tôn! Như vậy, Bát nhã Ba la mật đa nếu có kẻ thơ tả, thọ trì, đọc tụng,
rộng vì hữu tình tuyên nói lưu khắp, phải biết chỗ ấy hằng có cõi này và
mười phương vô biên thế giới khác, vô lượng, vô số trời, rồng, dược xoa,
kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người,
phi người thảy đều đến nhóm họp. Mặc dù không có thuyết giả, vì kính trọng
pháp nên cũng ở chỗ ấy cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, lễ bái
mà lui. Vì cớ sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nhân Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà được sanh vậy. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha
tát, Độc giác, Thanh văn và các hữu tình có đồ lạc thượng diệu, đều nương
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà được sanh vậy. Thiết lợi la Phật
cũng do Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, công đức huân tu được cúng
dường vậy.
Bạch Thế Tôn!
Như vậy Bát nhã Ba la mật đa cùng các hạnh Bồ tát Ma Ha tát và sở chứng
được Nhất thiết trí trí là nhân, là duyên, là sở nương tựa, là năng dẫn
phát. Bạch Thế Tôn! Do duyên cớ này nên tôi tác lên thuyết đây: Dù có
Thiết lợi la Phật đầy rẫy châu Thiệm bộ lấy làm một phần, thơ tả Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu như thế lấy làm một phần. Trong hai phần này, ý tôi
thà lấy Bát nhã Ba la mật đa như thế!
Bạch Thế Tôn!
Tôi nếu khi đối Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, thọ trì đọc tụng, chân
chính nghĩ nhớ, tâm khế hợp với pháp nên đều chẳng thấy các tướng sợ hãi.
Sở vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch Thế Tôn!
Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy
nên tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật đa cũng vô
tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa
đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên nội không, ngoại
không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi
không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị
không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp
không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh
không cũng vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát
nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên chơn
như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng
tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư
nghì giới cũng vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do
Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên
khổ thánh đế, tập thánh đế, diệt thánh đế, đạo thánh đế cũng vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch Thế Tôn!
Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy
nên bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định cũng vô tướng, vô trạng, vô
ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đây vô
tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết vậy nên tám giải thoát, tám thắng xứ,
chín thứ đệ định, mười biến xứ cũng vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô
thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô
ngôn, vô thuyết, vậy nên bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi cũng vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba La Mật đa đây vô
tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên không giải thoát môn, vô
tướng giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn cũng vô tướng, vô trạng, vô
ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên năm nhãn, sáu thần thông cũng vô tướng,
vô trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch thế Tôn!
Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy
nên Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỉ,
đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô
thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô
ngôn, vô thuyết, vậy nên pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả cũng vô
tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa
đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên nhất thiết trí, đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí cũng vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô
thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô
ngôn, vô thuyết, vậy nên tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn cũng
vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch Thế Tôn!
Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy
nên hạnh Bồ Tát Ma Ha Tát cũng vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô
thuyết, vậy nên chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề cũng vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch Thế Tôn! Do Bát nhã Ba la mật đa đây vô
tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, vậy nên tất cả pháp cũng vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch Thế Tôn!
Nếu Bát nhã Ba la mật đa đây hữu tướng, hữu trạng, hữu ngôn, hữu thuyết,
chẳng phải vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết ấy, là Như Lai Ứng Chánh
Đẳng Giác chẳng nên biết tất cả pháp vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô
thuyết chứng được Vô thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, vì tất cả hữu tình nói tất
cả pháp vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết. Bạch thế Tôn! Do Bát nhã
Ba la Mật đa đây vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, chẳng phải hữu
tướng, hữu trạng, hữu ngôn, hữu thuyết,vậy nên Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác
biết tất cả Pháp vô tướng, vô trạng, vô ngôn, vô thuyết, chứng được Vô
thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, vì các hữu tình nói tất cả pháp vô tướng, vô
trạng, vô ngôn, vô thuyết.
Bạch Thế Tôn!
Vậy nên Bát nhã Ba la mật đa đáng thọ tất cả thế gian, trời, người, a tố
lạc thảy, đem vô lượng thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột
thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ,
kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi
khen.
Bạch Thế Tôn!
Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, đối Bát nhã Ba la mật đa chăm lòng
lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, như lý suy nghĩ, rộng vì
hữu tình tuyên nói lưu khắp, hoặc lại thơ tả, các báu trau dồi, đem vô
lượng thứ thượng diệu tràng hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh
lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn
sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen. Các thiện
nam tử thiện nữ nhân này, quyết định chẳng đọa lại nơi địa ngục, bàng
sanh, quỷ giới hoặc trong chốn biên thùy, kẻ bất tín Phật pháp và ác kiến;
chẳng đọa Thanh văn và bậc Độc giác mà quyết đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề, thường thấy chư Phật, hằng nghe Chánh Pháp, chẳng lìa bạn lành, nghiêm
tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình. Từ một nước Phật đến một nước Phật
cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen các Phật Thế Tôn và các chúng Bồ
tát Ma ha tát. Năng đem vô lượng thượng diệu tràng hoa, hương xoa hương
bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu trân kỳ quý
lạ, kỹ nhạc, đèn sáng mà vì cúng dường.
Bạch Thế Tôn!
Giả sử Thiết lợi la Phật đầy rẫy những nơi Tam thiên đại thiên thế giới
này đem làm một phần, thơ tả Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế lại làm
một phần. Trong hai phần này, ý tôi thà lấy Bát nhã Ba la mật đa như thế.
Vì cớ sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác và Thiết lợi la Phật
trong tam thiên giới đều từ Bát nhã Ba la mật đa mà xuất sanh vậy. Lại
nữa, Thiết lợi la Phật tam thiên giới đều do công đức thế lực Bát nhã Ba
la mật đa huân tu, nên được các cõi trời, người, a tố lạc thảy cúng dường
cung kính, tôn trọng ngợi khen. Do nhân duyên đây, các thiện nam tử thiện
nữ nhân cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Thiết lợi la Phật, quyết
định chẳng đọa lại ba ác thú, thường sanh trời người hưởng các khoái lạc,
giàu sang tự tại, tùy tâm sở nguyện cưỡi pháp Tam thừa mà tới Niết bàn.
Bạch Thế Tôn!
Hoặc thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hoặc thấy chỗ tả Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu, hai công đức này bình đẳng không khác. Vì cớ sao? Vì Bát nhã
Ba la mật đa như thế, cùng các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bình đẳng không
hai, không hai phần vậy.
Bạch Thế Tôn!
Nếu có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ ba phen chỉ dẫn, vì các hữu tình
tuyên nói Chánh pháp, chỗ gọi Khế kinh, Ứng tụng, Biệt ký, Phúng tụng, Tự
thuyết, Nhân duyên, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ và
Luận nghĩa. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân đối Bát nhã Ba la mật đa
đây thọ trì đọc tụng, rộng vì kẻ khác mà thuyết, hai công đức này bình
đẳng không khác. Vì cớ sao? Vì nếu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hoặc ba
phen chỉ dẫn, hoặc đã tuyên thuyết mười hai phần giáo, đều nương Bát nhã
Ba la mật đa mà xuất sanh vậy.
Bạch Thế Tôn!
Nếu tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương thế giới như hằng hà
sa, trụ ba phen chỉ dẫn, vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp, chỗ gọi Khế
Kinh, Ứng tụng, Biệt ký, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Bổn sự, Bổn
sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ và Luận nghĩa. Nếu các thiện nam tử
thiện nữ nhân, đối Bát nhã Ba la mật đa đây thọ trì đọc tụng, rộng vì kẻ
khác mà thuyết, hai công đức này bình đẳng không khác. Vì cớ sao? Vì tất
cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương thế giới như hằng hà sa, hoặc
ba phen chỉ dẫn, hoặc đã tuyên thuyết mười hai phần giáo, đều nương Bát
nhã Ba la mật đa mà xuất sanh vậy.
Bạch Thế Tôn!
Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân, đem vô lượng thứ thượng diệu tràng
hoa, hương xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các
ngọc diệu trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường
cung kính, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười
phương thế giới như hằng hà sa. Lại có thiện nam tử thiện nữ nhân thơ tả
Bát nhã Ba la mật đa, cũng đem vô lượng thứ thượng diệu tràng hoa, hương
xoa, hương bột thảy, y phục, anh lạc, bảo tràng, phan lọng, các ngọc diệu
trân kỳ quý lạ, kỹ nhạc, đèn sáng, hết các sẵn có cúng dường cung kính,
tôn trọng ngợi khen, hai công đức này bình đẳng không khác. Vì cớ sao? Vì
các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật đa mà xuất
sanh vậy.
Nguồn: www.quangduc.com
So Lường Công Đức
Thứ 30 – 25