Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

 

Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm

 

Kế đây giải thích Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm. Phẩm này là đã thuộc về phần lưu thông kinh Pháp Hoa, là để hoằng dương Diệu pháp. Bởi vì Quán Âm hóa hiện 32 ứng hóa thân đâu chẳng là đối với căn cơ mà thuyết pháp. Nhân chứng bệnh mà cho món thuốc nghĩa là nên dùng thứ thân nào mà hóa độ được, tức liền hiện thân ấy mà vì nói Pháp. Tùy thân hiện ra có: Phật, Bồ Tát, bốn chúng đệ tử, đồng nam đồng nữ, trời rồng và tám Bộ v.v… chẳng đồng, nên Pháp nói ra cũng có: thông viên quyền thiệt đốn tiệm sai khác nhau, nhưng thảy đều vì Diệu pháp. Đức Bồ Tát Quán Âm đã chứng được Diệu Pháp viên thông, cho nên có thể tùy từng loại mà hiện thân thuyết pháp. Bọn chúng sanh ta luân hồi trong lục đạo mà sanh tử, tuy đầy đủ Diệu Pháp, nhưng bị phiền não che khuất chẳng hay hiển hiện được. Sở dĩ Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân khắp cửa khai đạo cho chúng sanh, từ bi giáo hóa đều khiến thoát khỏi trần lao mới được giải thoát. Cho nên mới có thuyết Quán Âm Phổ Môn Phẩm ra đời. Nay theo thứ lớp mà giảng giải.

Quán Thế Âm Bồ Tát là Nhân, Phổ Môn Phẩm là Pháp. Bởi vì Quán Âm đã chứng được Diệu pháp môn của Phổ Môn. Quán Thế Âm Bồ Tát là Người năng chứng. Mà Phổ Môn là Pháp bị người chứng. Sở dĩ Phẩm này lấy Nhân Pháp mà lập đề. Quán Thế Âm Bồ Tát đối với cõi Ta bà của chúng ta cơ duyên đã thuần thục, sở dĩ quý vị đều hiểu được Ngài và thường tụng niệm danh hiệu của Bồ Tát. Quán Thế Âm là biệt hiệu, mà Bồ Tát là thông hiệu.

Quán là trí năng quán, Thế Âm là cơ sở quán. Quán là dùng trí quán sát. Có Tạng-Thông- Biệt-Viên bốn Giáo pháp. Bên tạng giáo là Pháp quán chia chẻ; bên thông giáo là Pháp quán thể đạt, bên biệt giáo là Pháp quán thứ tự; bên viên giáo là Pháp quán thật tướng.

Quán có cạn có sâu: Quán tất cả các pháp sanh diệt vô thường cuối cùng chung qui về bại hoại tiêu tan. Đây là cách quán chia chẻ. Thể đạt muôn pháp đều trống không, tức nơi sắc là không. Đấy gọi là thể pháp không quán. Trước quán Không, kế quán Hữu, cuối cùng quán Trung đạo Không Hữu chẳng hai, tuần tự tiến dần tới. Đấy gọi là thứ đệ quán.

Kẻ phàm phu chấp Hữu nên lấy Không mà phá trừ. Tiến tới một bước nữa là không mà chẳng không tức là diệu hữu. Chẳng không mà không tức là chơn không. Chẳng không mà không, phi hữu mà hữu, không hữu chẳng hai. Đấy gọi là trung đạo quán.

Nếu viên quán thì: Một Không tất cả đều Không, một Hữu tất cả dều Hữu, một Trung tất cả đều Trung. Một tức là ba, ba tức là một. Viên tam quán về nơi nhất tâm. Pháp quán của Quán Âm tức là diệu quán ba, một chẳng hai bất tư nghì vậy.

Thế là thế gian: một, chúng sanh ở cõi Dục; hai, chúng sanh ở cõi Sắc; ba, chúng sanh ở cõi Vô sắc, đều là thế gian hữu lậu. Nhị thừa La Hán là thế gian vô lậu; Bồ Tát là thế gian Nhị biên, Phật thời là thế gian trung đạo.

Tam giới lục đạo thế gian hữu lậu tức là cõi Thánh phàm đồng cư. Thanh văn Duyên giác nhị thừa thế gian vô lậu tức là cõi phương tiện hữu dư. Bồ Tát thế gian nhị biên tức là cõi thật báo trang nghiêm. Phật thời là thế gian viên dung trung đạo tức là cõi thường tịch quang độ vậy. Cho nên Đức Quán Âm  bèn dùng mười pháp giới thế gian và bốn cõi mà làm cảnh thế gian sở quán vậy.

Âm là âm thanh. Trong mười pháp giới thế gian có hàng bao nhiêu tiếng tăm như: tiếng ác, tiếng thiện, tiếng hữu lậu, tiếng vô lậu, tiếng nhị biên và tiếng trung đạo đều là tiếng tăm bị quán. Quán là trí năng quán; thế gian tức là cảnh sở quán. Như trong Phẩm này nói: Nhất tâm xưng danh Quán Thế Âm  Bồ Tát tức thời quán sát tiếng tăm ấy đều được giải thoát. Nghĩa là Đức Quán Thế Âm quán sát tất cả tiếng tăm bị khổ não cầu cứu của mười cõi thế gian, liền lúc đó, khiến cho lìa khổ mà được vui. Và tiêu tai miễn nạn, nên có danh hiệu là Quán Thế Âm

Nhưng tiếng tăm phải dùng tai mà nghe chứ sao gọi là quán? Bởi vì sáu căn của Bồ Tát là Viên thông cho nên có thể dùng thay đổi nhau được, mà bọn phàm phu chúng ta là chẳng phải thế. Tai chỉ nghe tiếng mà chẳng hay xem sắc, mắt chỉ hay xem sắc mà chẳng nghe tiếng được. Nên kinh gọi: Mắt chẳng vượt khỏi sắc, tai chẳng vượt khỏi tiếng. Quán Thế Âm Bồ Tát quán tiếng tăm của mười pháp giới rồi đến giáo hóa cứu vớt chúng sanh, không khổ nào chẳng vớt, không nạn nào chẳng cứu, nên gọi là Quán Thế Âm

Thế gian phàm phu có 3 khổ, 8 khổ và vô lượng các khổ, cho đến khổ kiến tư phiền não, Quán Thế Âm Bồ Tát quán tiếng tăm trì danh cầu cứu khổ kia, liền được giải thoát. Kỳ dư như chúng sanh ở cõi đồng cư có khổ phân đoạn sanh tử, Thanh văn Duyên giác là nhị thừa chúng sanh có những khổ trần sa phiền não và khổ biến dịch sanh tử ở cõi phương tiện hữu dư; Bồ Tát là Đại đạo tâm chúng sanh, có những khổ vô minh phiền não và khổ biến dịch ở cõi thật báo trang nghiêm. Một phen xưng danh hiệu của Bồ Tát thời những khổ phiền não sanh tử của chúng sanh đang ở trong chín giới ba cõi đều khiến thoát ly, đều được thành Phật. Sở dĩ danh hiệu Quán Thế Âm chẳng những phàm phu nên niệm, mà La Hán Bồ Tát cũng cần niệm trì.

Đức Quán Âm không khổ não nào chẳng cứu vớt, không cõi nước nào chẳng hiện thân. Trí năng quán của Bồ Tát cùng với cảnh sở quán thế giới chúng sanh duy thị là nhất tâm, nên gọi Quán Thế Âm  Phải biết Quán Thế Âm Bồ Tát có bổn môn và tích môn: Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại bi nói Vị Bồ Tát này có sức oai thần bất khả tư nghì, ở vô lượng kiếp về trước đã thành Phật rồi, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai.- Đấy là bổn môn. Ngài đã thành Phật mà sao lại thị hiện Bồ Tát? Vì Đại bi nguyện lực để cứu khổ chúng sanh vậy. Đấy là Tích môn. Kinh Quán Âm tam muội nói: Xưa đã thành Phật hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai, Phật Thích Ca đã?7915;ng ở dưới Pháp tòa, sung vào trong đám đệ tử khổ hạnh để mà gần gũi . Ngày nay Đức Thích Ca thị hiện thành Phật thời Quán Thế Âm Bồ Tát trở lại làm đệ tử để mà gần gũi lại. Sở dĩ một Phật ra đời ngàn Phật phò trì.

Kinh Bi Hoa nói: Ngày xưa, vô lượng kiếp về trước, khi còn là phàm phu, có Đức Phật Bảo Tạng ra đời. Bấy giờ đệ nhất Thái tử của vua Chuyển Luân Thánh Vương phát tâm cúng dường Phật và Tăng thời gian ba tháng. Rồi Thái tử bèn ở trước Đức Phật Bảo Tạng phát bồ dề tâm và lập đại thệ nguyện rằng: Nếu có thế giới chúng sanh bị khổ não mà xưng niệm danh hiệu Ta và được thiên nhãn của Ta xem thấy, và thiên nhĩ nghe thấy, nếu kẻ?845;y chẳng được cứu thoát, Ta thề chẳng thành Phật. Ngay khi đó, Phật Bảo Tạng khen ngợi lời hoằng nguyện cứu khổ và cho vui chúng sanh, và Phật liền đặt cho Pháp danh là Quán Thế A⭮ Lại nữa trong kinh Lăng nghiêm Bồ Tát tự nói rằng: Tôi tự nhớ lại được, Tôi ở vô lượng kiếp về trước đã từng gần gũi. Đức Cổ Phật Quán Thế Âm và Tôi làm làm kẻ đệ tử Phật. Rồi được Đức Phật ấy dạy cho rằng ngươi nên từ nơi nhĩ căn mà bắt đầu tu, rồi do nghe, suy nghĩ và tu thời ngươi sẽ vào được chánh định. Ban đầu Tôi ở trong tánh nghe, rồi mới vào giòng mà quên nơi chỗ.

Thông thường, nhĩ căn chúng ta hướng ngoại, giong ruổi tìm tòi, theo tiếng mà trôi lăn. Nay chỗ dùng công phu của Quán Âm tức dùng nhĩ căn quay ngược căn cơ trở lại mà nghe tự tánh. Cho nên mới có thể bên ngoài vong lục trần; bên trong vong lục căn. Năng sở đều vong. Đã vong được Sở, tức vào giòng pháp giới, bèn chứng được quả viên thông bổng nhiên siêu vượt , được hai món thù thắng, cho nên mới có 32 ứng thân, 14 vô úy, bốn bất tư nghì, vô tác diệu đức. Đức Phật kia nhân vì Tôi mà thọ ký cho và đặt tên là Quán Thế Âm  Do đấy mà biết Đức Quán Thế Âm thuần do tự mình quay lại quán tính nghe tức là chiếu cố tánh sẵn có. Sau khi rổng phá ngũ uẩn là liền chứng được viên thông.

Nếu chuyên nghe bên ngoài, chẳng hay quay lại nghe tự tánh, tức là ngoài tâm cầu pháp. Cho nên Đức Quán Thế Âm nhờ chẳng quán tiếng chỉ dùng quán trí để quán tánh nghe liền được giải thoát. Đấy là y theo kinh Lăng Nghiêm ước về tự lợi mà giải thích Quán A⭮ Nếu y theo kinh Pháp Hoa ước phần lợi tha để giải thích Quán Âm , thì lợi tha là Bi mà tự lợi là Trí. Cho nên danh Hiệu Quán Âm có đức tự lợi lợi tha và công bi trí song vận vậy.

Sao gọi là Bồ Tát? Bồ Tát là lược xưng. Tiếng Phạn là Bồ đề Tát đỏa. Bồ đề dịch là giác, Tát đỏa dịch là hữu tình. Giác tức trên cầu giác ngộ Phật đạo, là tự lợi. Hữu tình tức dưới hóa độ chúng sanh hữu tình, là lợi tha. Cho nên có công thượng cầu hạ hóa và đức tự lợi lợi tha. Đấy là danh xưng của những người tu hành theo Đại thừa giáo. Người đời đều cho Thành hoàng, Thổ địa, Đông nhạc, Tài thần v.v… xưng là Bồ Tát-thật là sai lầm lớn lao. Vì những vị Thần vừa kể trên là thuộc về Đa Tài Quỷ trong loại Quỷ thần, gọi đó là Thần đạo. Mà Bồ Tát là ngôi vị ở trên Trời, người, La Hán và ở dưới Phật Đà. Còn Thần đạo thời ở dưới Trời, Người đâu được lạm xưng là Bồ Tát.

Hễ ai chưa thành Phật mà trước phát tâm độ người, đấy là cảnh giới Bồ Tát, như lội qua sông vậy. Người lội do bờ bên này đến bờ bên kia mà chiếc thuyền thời ở giữa giòng. Bờ bên nầy dụ sanh từ luân hồi, bờ bên kia dụ Niết Bàn Thánh địa. Bồ Tát tự mình đã xong sanh tử mà chẳng trụ ở sanh tử như chẳng trụ ở bờ bên này. Tuy đã chứng Niết Bàn, bất sanh bất diệt mà là chẳng trụ Niết Bàn, như chẳng trụ bờ bên kia, tức là cảnh giới Bồ Tát. Và cũng là chơn diện mục của Phật giáo tích cực cứu thế. Cùng với những kẻ tu Tiểu thừa chỉ biết tự độ mà chẳng cần lợi tha thật khác xa chẳng đồng.

Phải biết Bồ Tát quý vị đều có thể làm được cả. Chúng sanh ai ai cũng đều có bổn phận, như từ bi ích vật lợi sanh, như thế cứ mà làm đi, tức là nhục thân Bồ Tát. Sau khi quý vị nghe hiển, như tự lợi là Tiểu thừa. Nếu chẳng những tự lợi mà phát tâm vì chúng sanh nên nghe kinh. Sau khi nghe đi khuyến hóa tất cả quyến thuộc, thân thích bằng hữu khiến cho mọi người đều hiểu biết được, đều tu trì được-tâm đấy tức là tâm Bồ Tát. Như sáng lập Cư sĩ Lâm mỗi cá nhân đều mưu đồ quyền lợi, mong cầu danh vọng. Bề ngoài tuy làm sự nghiệp công chúng nhưng kỳ thật vẫn là cảnh giới Tiểu thừa. Nếu được quý vị đó vì mưu cầu hạnh phúc chung, khiến mọi người đều được nghe Phật pháp, có chỗ nương về. Dụng tâm như thế, thời không luận gì các chức viên trong ban đổng lý sự đều là Bồ Tát cả.

Bồ Tát trọng tại xả kỷ lợi nhân là tích cực cứu đời, như tu những hạnh phóng sanh, bố thí, phần hương lễ bái, tụng kinh niệm Phật. Rồi đem công đức ấy đều hồi hướng cho pháp giới tất cả chúng sanh và phổ cập đến đại chúng đều được lợi ích; hy vọng thế giới hòa bình, mọi người đều lìa khổ được vui. Đấy tức là pháp môn Bồ Tát vậy.

Như tu niệm Phật vì muốn độ thoát chúng sanh mà niệm Phật cầu sanh Tây phương. Niệm được nhất tâm bất loạn, khi lâm chung được vãng sanh và gần guĩ Đức Phật Di Đà, rồi mới trở lại cõi Ta bà mà độ sanh. Bề ngoài là cá nhân niệm phật in tuồng tư lợi, nhưng kỳ thiệt vì chúng sanh mà niệm Phật sanh Tây là tâm địa Bộ Tát, tức là một mặt niệm Phật, một mặt khuyến hóa chúng sanh đấy cũng là đạo Bồ Tát vậy. Nếu cao hơn nữa, cho rằng công phu tự mình hãy chưa thành tựu, mà vì muố?273;ộ sanh vậy nên cần ở nơi nhà tranh vách lá, đạm bạc bần hàn kham tu khổ hạnh. Thân tuy ở sơn lâm chẳng hề tiếp xúc với dân chúng, nhưng lấy đôanh làm tiền đề?ời cũng là một sự nghiệp của Bồ Tát vậy. Vì có làm thế mới đã phá được ngã kiến, hy sinh được tất cả. Sở dĩ mỗi khi động tĩnh đâu chẳng phải là đạo Bồ Tát?

Ngài Vĩnh Gia Đại sư có nói rằng: Nhị thừa tinh tiến chẳng đạo tâm, ngoại đạo thông minh không trí huệ. Như các tổ chức Đồng thiện xã?m thời hội, Lý môn, Vô vi, Tiên thiên v.v…tuy họ siêng năng khổ hạnh, hiểu biết mọi sự, nhưng chỉ được gọi là vô ích khổ hạnh, vì đấy là thế trí biện thông, với Phật đạo hãy còn xa xôi lắm. Đấy chính là không trí huệ, chẳng đạo tâmvậy. Người đời đối với thông minh và trí huệ thường lầm lẫn, họ chẳng phân biệt được, thật thì sai khác nhau như trời vực. Bởi thông minh chẳng hay liễu sanh tử được. Kể những khoa học, triết lý học, vật lý học, thanh quang, hóa, điện học v.v… đều là bác học thông đạt, đấy là thế gian thông minh, do lòng tham đắm mê muội nhận cho thật có trời dài đất lâu, nên đối với muôn pháp khám phá không nổi, chính là có thông minh mà không có trí huệ.

Ngược lại có những người chẳng biết các môn khoa học, không có học vấn, nhưng họ có thể hiểu rõ thế giới là huyễn hóa. Đối với tất cả họ khám phá được, nhận thức thấu đáo, và họ an bần lạc Đạo, chẳng mong cầu gì mà nhân phẩm tự nhiên cao khiết. Đấy là có trí huệ mà không thông minh. Nếu với thế gian có học thức rộng cao mà đem dùng hoằng dương Phật pháp tức chuyển thế gian thông minh thành trí huệ xuất thế. Cũng như Tiểu thừa La Hán, tuy chịu đựng khổ cực nhọc nhằn, nhưng chỉ có tinh tiến dũng mãnh mà không có đạo tâm. Và chỉ biết tự cố bản thân mà chẳng chịu nhở một mảy lông để làm lợi ích cho người, trời. Nếu ngược lại mà làm lợi cho kẻ khác, thế là có đạo tâm Bồ Tát vậy.

Sở dĩ quý vị đến đây nghe kinh, đa phần là Phật giáo đồ, phàm khi lễ Phật tụng kinh niệm Phật, cần phải phát tâm tích cực cứu đời, dù cho lực bất tùng tâm đi nữa, cũng nên phát quảng đại tâm, hễ có nguyện tất thành tựu có ngày. Được như thế mới là có tư cách Bồ Tát. Đức THÍCH CA và Bồ Tát QUÁN ÂM đều sớn thành Phật lâu rồi, nhưng vì tâm độ sanh tha thiết, sở?297; tái lai thị hiện ra đời. Quán Âm thị hiện 32 ứng thân, vì đối với cơ nghi nên hoặc hiện nam thân, hoặc hiện nữ thân, do đó mà người đời bảo Quán Âm là nữ nhân, kỳ thật chẳng phải vậy. Trên núi Ngũ Đài có đắp tượng Quán Âm  bằng một tướng thầy Tỳ kheo. Đức Quán Thế Âm có nhiều thị hiện: như tay xách giỏ cá, bồng con nít, mặc áo trắng, ngàn tay ngàn mắt, chân đạp rùa cá v.v… tuy đều là nữ thân, nhưng chỉ vì cứu độ một hạng nữ nhân nào đó nên phải thị hiện đó thôi, chớ kỳ thật đồng là một bản thể Quán Âm vậy.

Thuở xưa có một xứ, dân chúng chẳng chịu tin Phật pháp vì họ cho là mê tín. Bồ Tát Quán Âm vì muốn giáo hóa bọn chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng kia, nên hóa hiện một nữ nhân, tay xách giỏ tre, trong có đựng mấy con cá, đi vào thôn xóm rao bán. Người trong thôn xóm thấy cô bán cá mà sao dung nhan mỹ mạo đẹp đẽ dị thường, nên ai cũng lấp lẽm và tranh nhau muốn cưới. Người thì xin cưới về làm dâu, người thì muốn cưới làm vợ, và có ông đòi cưới cho kỳ được dắt về làm hầu. Người ta bu quanh nơi cô càng lúc càng đông, nhất là các cậu thanh niên mò theo sát gót. Cô đi đến đâu cũng như đến đấy, cả ngày, cá bán không được vì người ta ham mua nghười mà thôi. Thấy đã đến lúc, cô nói: Các ông là đông người, còn tôi chỉ có một mình tôi, làm sao làmvợ cho đủ? Nhưng tôi xin dưa ra một đìều kiện, nếu các ông bằng lòng, là ai đọc thuộc lòng phẩm kinh Phổ Môn nội trong ba ngày nhất định thời tôi làm vợ kẻ đó tức thì? Liền tức tốc người làng đi khắp xứ tìm phẩm Phổ Môn về đọc tụng. Sau ba ngày mãn hạn những người đọc thuộc lòng được bốn năm mươi người. Cô bảo: Các ông vẫn còn số nhiều, không nói chắc các ông cũng biết, một mình tôi mà làm vợ cho nhiều người bất tiện vì nhìều lẽ. Vậy tôi xin một lần nữa là ai đọc thuộc lòng quyển kinh Kim Cang nội trong một năm trời, tôi xin chân thành phụng sự người đó là chồng duy nhất của đời tôi. Thế là người ta một lần nữa phải khó khăn, vì văn tự của kinh này lặp đi lặp lại, trùng điệp điệp trùng, quần quấn rắc rối chứ chưa kể chi đến nghĩa lý Bát Nha Ba La. Thế nhưng nghiệp lực nó mạnh lắm. Mãn hạn năm ngày có được mười người trúng tuyển. Cô ta lên tiếng: Cũng vẫn bất tiện thưa các người: Pháp luật hiện hành và luân lý cổ truyền xứ ta, chính ngày hôm nay mà vẫn chưa cho phép một vợ mà mười chồng. Xin quý ngài một lần chót nầy nữa là nếu ai đọc thuộc lòng bộ kinh Pháp Hoa trong hạn bảy ngày chẵn, thời tiện thiếp xin trân trong tuyên bố đem danh dự của kẻ hàng tôm hàng cá ra mà đảm bảo giữ đúng lời hứa đã hứa mấy lần trước. Lần này người ta gặp phải cái khó đặc biệt là tìm cho đủ bẩy quyển và ngồi xếp bằng mà lật từng trang từ đầu chí cuối cho hết bộ kinh Pháp Hoa cũng đã mất bao ngày giờ, huống là học thuộc lòng. Một tuần lễ trôi qua, mãn hạn bảy ngày, vậy mà vẫn có một người đạt được mục đích cuối cùng, vẻ vang nhất đời, đó là chàng thiếu niên họ Mã. Chàng thông minh lịch sự, tiền nhiều, sang trọng. Dĩ nhiên cô bán cá phải giữ lời hứa. Sau một đêm hoa đăng rực rỡ, yến tiệc linh đình, tân nương bỗng phát cơn đau bụng bão dữ dội và chết luôn.

Ôi thôi!  Mã thiếu niên tội nghiệp cho chàng biết bao!  Chết, chết, đời ai tránh khỏi cái chết!  Mà chết như thế này là nghĩa làm sao ? Đời ai chẳng nên đáng sống!  Mà sống như thế này là sống để làm gì ? Chết sống như thế này phải có trời đất nào để nại cho thấu tai mới nghe!  Mã thiếu niên đã dùng hết tâm cơ ba khoa ứng thi đậu Hoàng giáp cả ba, phần thưởng xứng đáng nhất là được một mỹ nhân tuyệt thế. Đó là hạng phúc chứ gì ? Nhưng hạnh phúc đã chớp cánh bay bổng rồi. Bay đi mà không ngày đậu lại, cách biệt vĩnh viễn. Giờ đây và tại đây chỉ còn một giả danh hạnh phúc và một thây chết nằm cứng đờ như những thây chết khác không hơn không kém. Sau khi tống táng xong, chàng ta tự hận là mình bạc phước. Để tránh bạc phước ậy, chàng thề trọn đời chẳng màng cưới vợ nữa. Rồi chàng tự nhìên sang qua sống một đời sống của những kẻ thất tình; dẫn thân đây đó như kẻ si cuồng. Một hôm bất giác chàng đi tình cờ gặp một vị lão Tăng mặc áo tím, lão nhận thấy nơi anh ta có bộ dạng âu sầu khổ não nên Ngài mới gạn hỏi. Thì Mã quận đem hết đâu đuôi chuyện mới xảy ra mà thưa. Nghe xong Ngài bảo: Người nữ nhân ấy là Bồ Tát Quán Thế Âm hóa thân, vì Bồ Tát thấy bọn các ngươì chẳng tin Phật pháp nên mới thị hiện nữ nhân để giáo hóa đấy thôi. Ngài tiếp: Trong kinh Phật dạy: Trước lấy tình dục câu dắt nó, sau mới khiến vào Phật trí vậy. Mã quân trở về nhà và thuật lại việc mình vừa gặp lão Tăng bảo như thế cho bà con nghe. Nhưng họ chưa tin nên họ quật mồ cạy nắp quan thời trong quan không có chi cả. Do đó dân chúng mới tin, và Phật pháp cũng do đó mà được thịnh hành. Sau vụ nầy được minh bạch, Mã quân cho là mình làm người thế gian cũng không còn ý?ĩa gì nữa, nên ông xuất gia làm Tăng, rồi vào tu đạo trong một hang núi. Về sau người ta đặt tên hang nầy là Mã lang động, tức là hang động chàng họ Mã. Động ấy đến nay vẫn còn.

Quán Âm  mọi người đều đủ, đều có thể làm Bồ Tát được. Như niệm Quán Âm để cầu phước báo. Tức là người, trời Quán Thế Âm Bồ Tát. Nếu tu phước và huệ ba vô số kiếp, trăm phước tướng hảo, mà còn chấp tướng bố thí, năng thí, sở thí chẳng tiêu vong, tức là Tạng giáo thủ tướng Quán Thế Âm  Nếu thể đạt muôn pháp đều không, đương thể tức là chơn, tuy rộng tu lục độ mà thể của ba luân trống không: Ví như tu bố thí, chẳng thấy ta là người năng thí, cũng chẳng thấy vật là của sở thí, và trung gian cũng chẳng thấy có người thọ của thí. Thí như sáng lập Cư Sĩ Lâm đâu chẳng phải lợi sanh ích vật, lại như thi tác Phật sự, kiến lập đạo tràng nên coi đó là vầng trăng dưới nước, hoa đóm giữa hư không, huyễn hóa không thật, nên chẳng chấp lấy cho là thật có. Đây tức là Thông giáo Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Không là tiêu cực, mà quán Hữu là tích cực, quán Trung đạo là tiêu cực mà tích cực. Còn quán thứ lớp, trước Không, kế Hữu, sau Trung, tức là biệt giáo Quán Thế Âm Bồ Tát vậy. Nếu viên dung ba Quán đối với tiếng tăm của mười pháp giới đều là cảnh mà ta nhất quán: Chơn không chẳng phải không, diệu hữu chẳng phải hữu, duy là tam quán nhất tâm, tuyệt đãi viên dung. Sau khi đã chứng thấu triệt các nghĩa trên, mới từ thể trung đạo khởi dụng ứng hóa, tức là Viên giác Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tuy có Tạng – Thông – Biệt - Viên Quán Âm của Bổn giáo, nhưng kỳ thật đồng là một Quán Âm  không hai không khác, bất quá sở kiến của mỗi người nên mới có chẳng đồng mà thôi. Nên gọi là kẻ nhân thấy là nhân; người trí thấy là trí vậy. Như nước ở cõi này, người thấy là nước, mà ngạ quỷ thấy là lửa, cá ếch rùa trạnh thấy là nhà cửa chúng nó, mà trời xem thấy thời là ngọc lưu ly quý đẹp lắm. Tâm lượng nhỏ thấy Quán Âm nhỏ; tâm lượng lớn, thấy Quán Âm lớn. Tự như trống, chuông đánh lớn kêu lớn, thấy Quán Âm lớn. Tự như trống, chuông đánh lớn kêu lớn, đánh nhỏ kêu nhỏ. Bồ Tát tự mình không có chia rẽ lớn nhỏ nhân ngã gì hết. Bất quá căn cơ của chúng sanh chẳng đồng nên Quán Âm phải khắp cả pháp giới, nên có câu:

Xứ xứ trì trung hữu minh nguyệt,

Gia gia môn hội hữu Quán Âm

Nghĩa là:

Ao nào cũng có ánh trăng,

Nhà nào cũng có Quan Âm hiện hình,

Vì Quán Âm là Quán Âm ở trong tâm chúng sanh. Như tuy chúng sanh mê muội điên đảo, nhưng sáu căn năng duyên kiến phần, mà cái thể của nó nguyên là quán trí của Quán Thế A⭬ mà sáu trần là sở duyên tướng phần, thời cái thể nó thật là thế âm của Quán Thế Âm vậy. Quán tức là trí như như, Thế Âm tức là lý như như. Sáu căn dính khít sáu trần, căn trần tiếp nhau là tự tánh bị che khuất chẳng hiển hiện được.

Quán Thế Âm như trăng mát mẻ trên trời, thường du đi giữa hư không rốt ráo. Cũng thế, chỉ cần tâm nhơ bẩn của chúng sanh được rửa sạch; căn, trần nới thoát, thời ánh trăng Bồ Tát tự nhiên ứng hiện vào trong, như nước trong trăng hiện vậy, nên mới có nghĩa cảm ứng đạo giao mầu nhiệm. Phàm gặp các tai nạn giặc cướp nước lửa xảy đến thân thời chăm lòng chí mạng niệm Quán Âm  niệm được nhất tâm bất loạn, tâm thủy lóng trong thời tự tánh Quán Thế Âm hiển hiện là được giáng xuống cứu thoát. Bởi đó mới có thể biết rằng đạo lý niệm Quán Âm cứu khổ rất là bình thường giản dị chẳng có gì kỳ lạ quái gở, vì trong tự tâm sẵn đủ mầu nhiệm ấy vậy.

Nhưng đáng tiếc thay người đời mê muội chẳng chịu hồi đầu. Nay các ngươi là những người đến đây để nghe giảng kinh, tuy chẳng phải mỗi người là một Quán A⭬ nhưng tôi chẳng dám khinh dễ các người. Với hiện tại tuy tự mình biết mình chẳng được, vì còn trái với giác tánh, hợp với trần lao, nhận giặc làm con, mê cảnh theo vọng, chìm ngấm sát đáy. Nhưng quý vị vốn sẵn đủ Quán Âm chưa hề sứt mẻ chút nào. Đấy gọi là lý tức Quán Thế A⭮ Ngày nay thính kinh nghe pháp, hiểu Đạo rõ ràng, nhờ đó rồi dụng công tu hành, đem nỗi niệm soi tỏ tánh chơn thường, tiêu trừ trần lao vọng niệm huyễn cảnh. Như niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, cứ niệm niệm nối luôn ở nơi tự tâm mà chẳng trễ nhác, thời vọng kia tự dứt. Đấy gọi là quán hạnh tức Quán Thế Âm  Niệm được Sự nhất tâm bất loạn, chẳng khởi tư tưởng phân biệt, gặp cảnh giới tốt chẳng ưa, gặp cả?iới xấu chẳng nhàm. Chẳng tham, chẳng sân, dứt được kiến tư phiền não là sáu căn thanh tịnh, có tác dụng thần thông. Nhân vì sáu căn đã trở về nơi nguồn thanh tịnh, nên ánh sáng sạch thông. Đấy gọi là tương tợ tức Quán Thế Âm  Niệm được Lý nhất tâm bất loạn, tiếp theo phá được căn bản vô minh, thân kiến tự tánh Quán Thế Âm  Nhận thức được bản lai diện mục. Lúc bấy giờ mới có thể hóa hiện trăm đấng Phật Đà, phân đi khắp trăm đại thiên thế giới mà thị hiện tầm tướng thành đạo, rồi giáo hóa chúng sanh… Thần thông quảng đại, lại có 32 ứng hiện thân. Đấy gọi là phần chứng tức Quán Thế Âm  Cuối cùng dứt hẳn hai món sanh tử là phân đoạn và biến dịch, năm chỗ phiền não được rốt ráo thanh tịnh mà thành Phật đạo. Đến bây giờ đây mới gọi là Cứu cánh tức Quán Thế Âm  

Thành tâm niệm Quán Thế Âm  Niệm được nhất tâm bất loạn. Niệm cực tinh không, là Quán Thế Âm của Tạng Thông hai giáo. Niệm được tức không tức giả, trung đạo hiện tiền là Quán Thế Âm của Biệt Viên hai giáo.

 

Phổ Môn

Phổ Môn là khắp cả. Môn là cửa, là nghĩa năng thông. Mười cõi không có cửa, duy người tự tạo. Như địa ngục bởi tạo ngũ nghịch, thập ác mà làm cửa, đương thể của nó là lấy sân nhuế làm cửa. Ngũ nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá hòa hiệp Tăng, làm cho thân Phật chảy máu. Thập ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, ác khẩu, lưỡng thiệt, ỷ ngữ, tham dục, sân nhuế và ngu si. Mà người tu hành đã không có ác nghịch tức là chẳng đi thông vào được, nên chẳng phải Phổ Môn. Loại súc sanh như chim bay thú chạy, bò bay máy cựa tuy cũng do cửa tạo ngũ nghịch thập ác mà tiến vào, nhưng vì đương thể lấy ngu si làm cửa; ngu si là chẳng tin nhân quả, khởi các tà kiến. Ngạ quỷ tuy cũng do cửa ngũ nghịch thập ác mà đi thông vào, nhưng vì đương thể lấy xan tham làm cửa. Của cải mình có chẳng chịu bố thí cho ai một hào; trái lại tiền của của người ta, mình tham được chẳng nhàm. Cho nên bị quả báo làm loài ngạ quỷ chịu khổ não đồ uống ăn chẳng đầy đủ. Đấy là cửa ba ác đạo tham sân si, mà những người tu hành tức chẳng đi vào cửa ác này được vì không từ đâu mà thông đến vậy.

Đến như tam thiện đạo thì sao ? Nhân thân khó được, Thiên đạo lại chẳng dễ. Vì cần phải tu trì ngũ giới thập thiện mới có thể sanh vào trong hai đạo người, trời mà phải tu thiện đạo hai phẩm Trung và Thượng vậy.

Ngũ giới đối với ngũ thường bên Nho học gần gũi nhau: Nhân tức bất sát, Nghĩa tức bất đạo, Lễ tức bất dâm, Tín tức bất vọng ngữ và Trí tức là bất ẩm tửu. Đấy là xét về phần cạn cợt mà nói, chứ nói nghiêm khắc chơn thật mà luận thời, thời ngũ giới thật là cao hơn ngũ thường vạn vạn lần.

Nhưng đem sân tâm mà tu giới thiện là thành A Tu La, có phước như trời mà không đức như trời, bởi vì tu thiện đạo hạ phẩm vậy. Như vậy ba thiện đạo, phải lấy giới thiện đạo hạ phẩm vậy. Như vậy ba thiện đạo, phải lấy giới thiện làm cửa mà đi thông vào. Nhưng chúng sanh ở sáu đạo bị sanh tử luân hồi là cửa hữu lậu chẳng thể đi thông vào vô lậu đuợc, cho nên chẳng phải Phổ Môn, Thanh Văn Duyên Giác nhị thừa chấp không, lấy không làm cửa; đi lệch vào nơi thiên không niết bàn, ngưng trệ ở hóa thành, sanh tử phiền não chỉ liễu được một nửa mà thôi, biến dịch sanh tử chưa diệt trừ xong, nên cửa này chẳng gọi là khắp. Bồ Tát lấy không hữu nhị biên làm cửa, trong chuyên tu Không để tự lợi, ngoài giao thiệp Hữu cho lợi tha, nhưng vẫn còn chia biệt hai bên mà chẳng dung hội, cho nên cũng chẳng phải là cửa khắp. Vậy thời Phổ Môn đây là một Môn tất cả đều Môn, một Phổ tất cả đều Phổ, một Trung tất cả đều Trung, đấy là Trung đạo diệu môn. Y theo Nhất thiệt tướng trung đạo để khai ra có mười phổ Môn sau đây, tất cả các pháp đều lấy đây mà bình đẳng quán vào.

1) Từ Bi Phổ Môn: Từ hay cho vui, Bi hay cứu khổ. Tuy người đời ai cũng có từ bi, nhưng chênh lệch nơi ái kiến từ bi, như bố thí tiền của: người thì chia ra có thân, sơ, địa phương thì phân ranh giới xa gần, đồng hương đồng tỉnh, đồng quốc, đồng giống nòi là cứu cho, mà trái lại thời chẳng cần biết tới. Hơn nữa, đồng là nhân loại mà cứu vớt mà gà vịt heo dê v.v… cho là dị loài rồi cứ tàn sát để nhậu ăn cho khoái bổ. Sở dĩ gọi đó là ái kiến từ bi. Nên biết súc sanh nguyên là người biến hiện. Nó cũng biết đau khổ, lo tìm bảo tự mạng, cùng người đâu có khác chi ? Sở dĩ ái kiến của phàm phu có hạn lượng nên chẳng phải là Phổ Môn.

Kế đây là Pháp duyên từ bi. Như có một hạng người, hiểu biết tất cả các pháp, do duyên mà sanh; duyên sanh là vô tánh, nên mọi pháp đều trống không. Mà phàm phu cho là thật. Đối với các pháp cho là có, rồi nơi nơi chấp lấy, gặp gì cũng chấp chắc khư khư. Các loại như thế khó mà nói hết. Sở dĩ tất cả các khổ não do đấy mà phát sanh, vì chấp có ngã tướng vậy. Một ngày mai hậu, cảnh nghịch nó hiện đến thân, thời chẳng còn ngỏ nào tránh khỏi; phải đưa đầu ra mà hứng chịu mặc dù khó dễ tới mức nào!  Phải biết phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng. Thế giới quốc độ, sơn hà đại địa, đâu chẳng phải một bóng nước trong biển cả. Chúng ta sống bốn năm mươi năm ở đây, với trên cõi trời Tứ Thiên Vương chẳng một ngày đêm. Chúng ta bận rộn cho sự sống một đời, với trời ấy xem là triệu sanh mộ tử, đâu có đủ quý giá gì ư ? Thế giới là cái nhà trọ của chúng ta, ngày đêm là quá khách của trăm năm. Muôn pháp đã trống không, hà tất phải tranh cãi là phải là quấy, gây ra muôn ngàn tội ác!  Những kẻ sĩ đi ở ẩn đời xưa, phần nhiều là người đạo đức cao cả, họ đã khám phá nổi sự thật của thế giới bên ngoài. Mà còn đến thỉnh họ làm Đế làm Vương cho, thì họ lại cho lời ấy làm nhớp tai dơ gáy, rồi họ phải xuống sông cào rửa cái lỗ tai cho thật sạch mới chịu đành lòng!

Lại nhận thấy muôn pháp trong thế gian, thứ gì đâu có thật. Sở dĩ là người học Phật chẳng nên chấp tướng, thời tất cả khổ não tự nhiên tiêu diệt, vì không dựa vào đâu để tồn tại nữa vậy. Nên kinh dậy: muôn pháp từ duyên sanh, đương thể tức trống không. Đem lý duyên sanh chơn không này mà khai đạo cho chúng sanh, khiến nó được vui chơn không, mới giải thoát được khổ đau vì chấp hữu. Đấy là pháp duyên từ bi. Nhưng chỉ biết có không mà chẳng biết bất không. Cho nên vẫn chẳng phải là từ bi Phổ Môn.

Từ bi Phổ Môn là như thế nào?- Là phải vô duyên đại từ, đồng thể đại bi mới nhằm. Bởi chúng sanh là chúng sanh trong tâm ta; ta là ta trong tâm chúng sanh. Người tức là ta, ta tức là người. Người, ta tự tha nguyên là đồng thể. Người được giải thoát, tức ta giải thoát. Người khổ tức ta khổ, người vui tức ta vui. Nên nhà Nho: Vui cái vui của người, buồn cái buồn của người. Việc người tức việc mình, không chia rẽ tự tha và tướng nhân ngã chi hết. Có thế mới có thể xả hỷ tùng nhân được. Đến đây đã tiêu vong ngã tướng cũng không có nhân tướng, thời đâu còn có ngã năng duyên, nhân sở duyên. Được như thế tức thành Vô duyên đại từ, đồng thể đại bi vậy. Lại như vì muốn cứu vật sắp bị giết sống cho khỏi chết, mà tu hạnh phóng sanh, vì muốn cứu giúp loài quỷ đói nên mới thiết lập đàn phóng thí mông sơn chẩn tế để phổ độ chúng – tức là ý này vậy.

Nếu như còn có ta là hay duyên, ta hay cứu, người là được bị ta cứu; ta là hay độ, người là được ta độ, thời chắc chẳng phải Từ vô duyên, Bi đồng thể vậy. Lại như nhận chơn đươc giới sát sanh, ăn rau quả là chơn từ bi, vì đồng thể vậy. Trái lại thời trực tiếp là giết chúng nó mà kỳ thiệt gián tiếp là giết mình. Cho nên có câu:

Dục chi thế thương đao binh kiếp,

Đản thính đồ môn bán dạ thanh;

Dục miễn thế thượng đao binh kiếp,

Trư phi chúng sanh bất thực nhục.

Nghĩa là:

Muốn biết do đâu có chiến tranh,

Chỉ nghe hàng thịt tiếng nửa đêm;

Muốn khỏi chiến tranh sống hòa bình,

Khi nào loài người chẳng ăn thịt.

Cần phải biết vì khoái khẩu cho ba tấc lưỡi của ta mà khiến cho chúng nó chịu đau khổ, nỡ lòng dạ nào ? và lương tâm trắc ẩn mà ta thường nói tới – lúc đó có mặt nó hay không ? Cho nên phải cần đạt chúng với ta chẳng hai chẳng khác mà giới sát phóng sanh tức là đồng thể đại bi, vô duyên đại từ vậy. Đồng thể đại bi thông suốt thượng Thánh hạ phàm, tức thánh lục đạo, chín giống mười loài. Được như vậy mới thật là: Đại từ đại bi thương chúng sanh, đại hỷ đại xả cứu muôn loài. Điều này rất khẩn yếu. Cần phải gia tâm chú ý cho lắm vậy.

2) Hoằng thể Phổ Môn: Đã đầy đủ vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, tất nhiên phải có mục tiêu thực hành. Gì là mục tiêu ? – Là bốn hằng thệ nguyện vậy. Thường tụng:

Chúng sanh không ngằn, thệ nguyên độ,

Phiền nào không cùng, thệ nguyện dứt,

Pháp môn không lường, thệ nguyện học,

Phật đạo cao siêu, thệ nguyện hành.

Bốn đại nguyện này tức là Phổ Môn đại nguyện . Đã biết chúng sanh là chúng sanh ở trong tự tánh của ta, cho nên phải: thề nguyện độ tự tánh chúng sanh, thề nguyện dứt tự tánh phiền não, thề nguyện học tự tánh Pháp môn và thề nguyện thành tự tánh Phật đạo.

Như nay quý vị tại đây nghe giảng kinh xong, ra về khuyên người giới sát, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, tức là độ chúng sanh. Nếu chúng chẳng tin lời khuyên, thời nên niệm Phật, niệm Quán Âm cho chúng nghe, Khiến tiếng niệm chun vào tai, rồi xuống tận trong đám ruộng tám Thức của chúng để làm nhân đắc độ cho đời sau. Tâm độ sanh phải cần rộng lớn, không luận với bốn loài noản thai thấp hóa, đều nên khuyến hóa chúng, Không xứ nào chẳng phải là chỗ độ sanh, không thời nào là chẳng phải lúc độ sanh. Đấy là Phổ Môn độ sanh đại nguyện. Phiền não lắm nhiều, tóm lại có tám muôn bốn ngàn thứ. Như tham sân si, như ác độc xà tâm, mặt người tâm thú, bất trung, bất hiếu, bất tín, bất nghĩa, bại hoại tỳ khí, quen thói độc ác v.v… Chúng ta đã muốn lìa khổ được vui, quyết phải dứt phiền não và cũng cần phải khuyên mọi người dứt nó nữa mới song. Đấy là Phổ Môn dứt phiền não đại nguyện.

Pháp môn như Giới – Định - Huệ v.v… tám muôn bốn ngàn pháp. Ba tạng, mười hai bộ kinh, năm thời, tám giáo, đều cần nên học. Nhưng chúng ta căn cùng huệ cạn mà học khắp tất cả chắc không thể nào kết quả. Vậy nên do một môn nào đó mà học sâu vào. Cứ đi thẳng vào một, đừng trẽ hai. Sâu và lâu mãi, rỗng vậy thông suốt. Một môn đầy đủ, thời tất cả các môn đều đầy đủ vậy. Như khi đi vào một cửa tức vào mọi cửa, vào một đường thông tức thông mọi đường. Ban sơ khởi sự, bề ngoài tuy học một pháp, mà thật thời các môn đã đồng thời đều học. Trái lại nay học tánh tôn, mai học tướng tôn, triêu tam mộ tứ, rốt cuộkhông thành quả một môn nào cả mà tự phí công phu trọn đời. Vị Cổ Đức xưa dạy: Một câu Đi Đà dọc suốt năm thời, ngang trùm tám giáo. Ai năng già giặng niệm Phật tức đã học cả các pháp môn. Đấy tức là Phổ Môn học pháp môn đại nguyện. Phàm phu có phân đoạn sanh tử, La Hán, Bồ Tát có biến dịch sanh tử. Duy khi nào thành Phật mới rốt ráo diệt tận hai thứ sanh tử trên. Sở dĩ Phật đạo tuy là cao siêu vô thượng, nhưng phải thệ nguyện cho thành đạt mới xong. Đấy tức là đại nguyện Phổ Môn thành Phật đạo vậy.

Cho nên biết, Đức Quán Âm khi ban sơ hưng khởi Phổ Môn từ bi, rồi sau mới phát hiện Phổ Môn hoằng thệ. Mục đích Phật giáo chẳng chuộng nói suông mà cốt qui tại thật hành. Có hiểu có làm; hiểu là con mắt, làm là cái chân, Có hiểu không làm như có mắt không chân. Có làm không hiểu như có chân không mắt. Có mắt không chân thời không đi dược. Có chân không mắt, chắc sa hố hào. Thuở xưa có một gia đình mười nhân khẩu, mà chẳng may hai người phải một đui, một què đều là phế nhân . Hai người này chỉ ở nhà coi nhà và phụng dưỡng song thân mà thôi. Phần mấy người kia đi ra ngoài công tác lo việc sanh nhai. Một hôm nhà bếp bị phát hỏa cháy dữ dội. Cố nhiên người đui chẳng thấy biết, chẳng chạy ra. Người què tuy thấy nhưng cũng không chạy ra được. Khi lửa cháy lan tràn dữ dội hơn thời hai người bối rối. Trong khi cấp bách nguy hiểm mưu trí liền sanh là hai ta cùng nhau hợp tác: Ngưởi đui cõng đứa què. Què chỉ đường tắt. Đui y theo mà cõng nhau chạy ra khỏi khu nhà cháy. Đấy dụ cho ba cõi không yên y như nhà lửa. Tám khổ giao đốt, năm trược lộn cuồng. Chỉ biết mà chẳng đi cố nhiên chẳng ra khỏi ba cõi, cũng như đi mà chẳng biết tức dễ chạy lầm đường, Rời nhau đôi bên đều bị hại, hợp tác lại hai đứa an toàn. Nghe kinh mở trí huệ là hiểu, niệm Phật, niệm Quán Âm là tu. Hiểu và tu đều song tiến, như mắt chân đôi bên giúp lẫn nhau, mới có thể chứng được Diệu pháp, chứng được tự tánh Quán A⭮ Sở dĩ bộ Bách Luận có thí dụ đui què. Mâu Tử có nghĩa thuyết hành. Mong chư quý vị chú ý đừng coi nhẹ.

3) Tu hành Phổ Môn: Hiện nay chúng tôi giảng Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, được quý vị đồng đến nghe kinh niệm Phật tức là tu hành. Như có thể hiểu được đạo lý rõ ràng hơn là sự tu hành này cũng chỉ là phổ biến Phổ Môn vậy. Bồ Tát tu hành vẫn có thiên sai vạn biệt, tức gọi là Thánh, Phạm, Thiên, Bệnh, Anh hài v.v… năm món hành môn. Và với thí, giới, nhẫn, tấn, thiền và tri tức lục độ hành môn. Chúng ta tu hành, trừ ngoài nghe kinh niệm Phật, còn cần phải phát quảng đại tâm, tu bố thí để cứu tai, cứu nạn khắp lợi cho quần sanh. Những ai có nhiều sức mạnh, phải phát nguyện mạnh nhiều, dốc lòng mà thi hành đi!  Vã lại còn cần phải nghiêm chỉnh tu trì ngũ giới thập thiện, nhẫn nại tất cả những hoàn cảnh nghịch thuận nó chưa đến bây giờ. Tâm chúng ta vốn là từ bi, nên tu giới tu nhẫn được, tinh tiến dũng mãnh, chẳng nên có mảy may lùi bước.

Hôm nay trời rơi tuyết đầy đường, khí hậu rất lạnh mà quý vị đến đây nghe giảng kinh, đấy là tinh tiến dũng mãnh. Sở dĩ chúng tôi được biết hai ngày thứ nhất thứ hai thính chúng đông đảo là vì hâm mộ Đạo pháp mà đến. Tôi hồi tưởng lại cách đây mười năm, nhằm lúc tháng chạp, tôi đang ở lại Tô Châu, giảng kinh. Bấy giờ ngày ngày tuyết rơi dữ dội, thế mà các cư sĩ Tô Châu cứ mạo tuyết mà đến, mà về. Các cư sĩ lúc đó và quý vị hôm nay đến đây đều thuộc về những điều vạn năng vậy. Đấy chính tinh thần nghị lực tinh tiến dũng mãnh mà đến mà về. Và đấy là những điều mà những người học Phật pháp nên phải có đầy đủ vậy.

Ngày xưa, khi Đạt Ma Tổ Sư sang đến Trung Quốc, lúc đó có Thần Quang Đại sư đến cung kính lễ bái Tổ, mà Đạt Ma chẳng đoái hoài, vẫn ngồi yên trong chùa Thiếu Lâm, xoay mặt vào vách chẳng cần hỏi han gì hết. Đã lâu, đến một hôm, trời xuống tuyết quá nhiều, Sư Thần Quang vẫn y nhiên bình thản, từ khi mới đến tới giờ chỉ ân cần lễ bái để ra mắt Tổ mà chưa được, nên vẫn cung kính đứng sững mà chẳng hề lay động. Do sức tinh tấn dũng khí chẳng nản lòng thối chí, nên cảm động được Tổ Sư. Bất giác Tổ mới bật lời khen ngợi và hỏi: Ngươi cầu việc gì? Lúc đó Thần Quang liền làm lễ. Lúc đang cung kính thi lễ thì trong tâm Sư tự nghĩ: Ta đến đây đã lâu hơn hai tháng rồi. Hôm nay mới nhận được của Tổ một câu hỏi, chẳng cầm nổi cả mừng, lập tức mở lời cầu xin Tổ Sư phát lòng từ bi khai thị cho phương pháp dụng công và Phật pháp Diệu Đạo, Đạt Ma trả lời: Ngươi nên biết Diệu Đạo của các Đức Phật, nhiều kiếp tinh cần, phải làm được việc khó làm, phải nhẫn được điều khó nhẫn. Thậm chí có khi vì Pháp mà phải hy sinh đến thân mạng. Dễ đâu mà nói cho ngươi. Sau khi nghe trọn lời dạy ấy, Thần Quang lập tức chạy xuống nhà bếp lấy một con dao, rồi tự mình chặt đứt một cánh tay của mình mới trở lại quỳ trước Tổ Sư, cầu Ngài khai thị. Đạt Ma thấy Sư vì say sưa cầu Pháp mà đã chặt đứt trọn mất một cánh tay, đấy thật là vì Pháp vong thân, là kẻ đã có trí huệ khá lớn vậy. Nhân đấy Tổ đặt tên lại là Huệ Khả thay hai chữ Thần Quang. Lúc này tuyết xuống cao ngập đến ba thước hơn, máu trên cánh tay chảy xuống thấm vào trong tuyết; tuyết lại biến thành hồng, cho nên có câu: Hồng tuyết tề yêu nghĩa là tuyết đỏ nhẩy ngang lưng. Vậy mà Huệ Khả vẫn cố sức khẩn cầu lòng từ bi của Tổ Sư ban cho mình Pháp an tâm!

Đạt Ma hỏi: Tâm của người ở đâu, lấy đem đây, Ta sẽ thay ngươi mà an nó cho? Trong một giây lát Huệ Khả suy đi nghĩ lại, phản chiếu hồi quang, đương tức khắc vong tình không thức, trong ngoài lặng lẽ, liền mau giác ngộ tâm này trọn bất khả đắc. Chính lúc đó Sư Khả: trong vong thân tâm, ngoài quên thế giới, căn thoát xa trần, vong thân vong thể. Thân tâm hãy không có, thời đau nhức có ở đâu? Nên Khả liền đáp: Tôi tìm tâm tôi trọn bất khả đắc. Đạt Ma nói: Ngươi đã nói tâm ngươi tìm trọn bất khả đắc, thời Ta cũng đã ban cấp cho ngươi Pháp an tâm rồi vậy. Cứ theo ý nghĩa trên đây là tâm trọn bất khả đắc. Nó không ngằn không mé, đầy khắp cả pháp giới, không có chia ra chừng ngằn được. Đấy gọi là Phổ Môn tu tự tánh vậy. Người xưa đã nói: Nếm được khổ nhất trong các khổ, mới đáng làm người trên mọi người. Lại thường nói: Hoàng Thiên bất phụ khổ tâm nhân, nghĩa là ông Hoàng ông Thiên chẳng bao giờ bỏ những kẻ khổ tâm nhọc chí.

Cho nên là người học Phật, cần nếm khổ, cần chịu nhọc. Những người ngày nay đến đây là đã chí thành khẩn thiết, lại còn cần phải lặng lòng lóng nghe. Nếu tâm nhất động là có tư lường phân biệt, thời là tâm có sanh diệt chẳng thể phổ biến được, tức là chẳng thể nghe và lãnh thọ phổ biến pháp môn được. Sở dĩ cần yên lặng, phải dùng vô phân biệt trí mà quán sát, và buông thả tất cả phàm tình thánh giải, một mảy tơ chẳng rối loạn mà cứ niệm Phật, niệm Bồ Tát đi, lấy làm phương pháp tu hành thời các vọng hoặc đều bị tiêu vong. Giờ này mà chẳng phải chơn thật còn đợi lúc nào? Cho nên Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ước về phần tự hành và lợi tha đều dùng nhất tâm mà tu các công hạnh vậy. Nên không một công hạnh nào chẳng phổ biến. Cho nên gọi là tu hành Phổ Môn.

4)Đoạn hoặc Phổ Môn: Tinh tiến tu khổ hạnh mới có thể dứt các thứ phiền não được, dễ như cầm dao trảm mè chẻ măng, một dứt tất cả đều dứt. Những người có đại trí huệ, nhất công dụng công tu khổ hạnh thời các thứ phiền não hoặc nghiệp tự nhiên đoạn tuyệt. Quán Thế Âm Bồ Tát dùng trí viên thông phổ biến pháp giới, đoạn hoặc căn bản vô minh. Căn bản đã đoạn thời nhánh nhóc cũng phải tiêu diệt luôn. Chính là hiển trí phổ biến đoạn hoặc, nhất đoạn tất cả đều đoạn, không một hoặc nào chẳng bị đoạn. Nên gọi rằng đoạn hoặc Phổ Môn.

5) Nhập Pháp môn Phổ Môn: Chứng được đến Trung đạo vương Tam muội thời tất cả pháp môn Tam muội không một pháp nào chẳng viên chứng. Đức Quán Âm đã thân chứng đến nhĩ căn viên thông, rồi do nghe huân tập, do tu huân tập nơi Pháp môn Kim Cang Tam muội, và có bao nhiêu trăm ngàn Tam muội, hằng sa công đức mỗi mỗi đều phổ biến chứng nhập. Nên gọi là nhập Pháp môn Phổ Môn.

6) Thần thông Phổ Môn: Sau khi chứng được Pháp môn, sáu căn thanh tịnh, tức có sáu pháp thần thông. Sáu phép thần thông là: Thiên nhãn, Thiên nhĩ, Túc mạng, Tha tâm, Thần túc và Vô lậu là sáu thông. Phàm mắt người ta thấy trước mà chẳng thấy sau, thấy sáng mà chẳng thấy tối. Tai chỉ nghe gần mà chẳng nghe xa; chỉ nghe tiếng nói nhân loại mà chẳng hiểu tiếng nói phi nhân loại. Gặp gì cũng đều bị chướng ngại cho sự xem nghe. Nếu đủ Thiên nhãn thông thời xem trên trời dưới đất. Sáu đạo quần sanh, tam thiên đại thiên thế giới và tất cả sắc pháp trong mười pháp giới như xem trái xoài nằm trong lòng bàn tay, không chỗ nào chẳng thấy biết, không chỗ nào chẳng thấy hiểu. Nếu có Thiên nhĩ thông nghe được tất cả tiếng tăm mươì pháp giới, như ở một nhà chẳng cách xa gần. Chúng ta thường cho gió thuận tai thì nghe, mắt thấy được ngàn dặm cho là thần thông. Nhưng so sánh với Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông thời sai khác nhau nào những trời vực mà là gấp bội trăm ngàn vạn ức cũng chẳng kịp một phần. Người đời chẳng thể dụng công tu hành được, đều là vì không có Túc mạng thông, nên chẳng biết duyên do đời trước của mình. Nếu ai có đủ sáu phép thông này, mới có thể hiểu được mạng sống của mỗi đời quá khứ, đời nào sanh ở đâu và sanh vào trong đạo nào là trời hay người, hoặc súc sanh chẳng hạn đều biết hết. Hơn nữa, còn hiểu được túc mạng của các chúng sanh khác nữa là khác. Những người nào biết được túc mạng tức đã hiểu rõ thiền nhân hậu quả nhất định họ nghĩ đến việc tu hành ngay.

Nói về Tha tâm thông, tức là đối với tâm lý của ngàn vạn ức chúng sanh đều có thể hiểu biết hết, nên gọi là chưa bói mà biết trước, chẳng đi đâu mà vẫn hiểu hết. Quý vị đến đây nghe kinh: Hoặc có người thân tuy ở đây mà tâm bay đậu ở kia. Khởi tâm động niệm, vọng tưởng tạp niệm lăng xăng. Nếu quả thật ta biết được tâm người kia đang khởi vọng tưởng lăng xăng, hoặc họ chẳng chuyên tâm nghe tụng giảng kinh, tức là ta có đủ Tha tâm thông rồi vậy… Thần túc thông, tức là nhẹ bay đi xa, chẳng cần chuyến xe có thể bay đi cả thiên hạ, lên tận trời, xuống sát đất, xoi thủng núi, lội qua nước, được Thần thông tự nhiên, biến hóa vô cùng tận vậy. Năm phép Thông trên đây: Trời, người, quỷ, thần đều có thể có được, nhưng hãy chưa chứng được Vô lậu thông. Chúng ta là kẻ phàm phu, có bao phiền não hoặc nghiệp tức là hạt giống sanh tử. Sau khi dứt được kiến tư phiền hoặc mới chứng quả A La Hán mà chỉ xong được phân đoạn sanh tử thôi. Sanh tử lậu, phiền não lậu giống như cái bình bị nứt chẳng đựng nước được. Nay đã liễu được sanh tử phiền não, như chiếc bình hoàn hảo có thể đựng nước cam lồ cũng vẫn tốt. Nói cho đúng, phải chứng đến quả vị bất sanh bất diệt mới có được Vô lậu thông. Chúng ta ai ai cũng sẵn có đủ sáu phép thần thông này. Nhưng ngặt vì còn bị phiền não vọng tưởng chấp trước nên chưa chứng được đấy thôi. Nếu ai có thể buông thả muôn việc, dứt xong phiền não, chí thành dụng công, thần thông tự nhiên đầy đủ mà chẳng cần cầu mong bên ngoài làm chi vô ích. Nhưng phải biết, Phật pháp chẳng cho thần thông là quí, mà trọng yếu tại nơi giải thoát. Nếu chuyên dùng thần thông làm việc chính, thời dễ sa vào tà ma ngoại đạo mà chẳng phải là kẻ chơn thật hành trì đúng hướng vậy. Thần thông của Bồ Tát khác hơn thần thông La Hán. La Hán đối với trong lục đạo chỉ có thể thấy biết những sự vật trong phạm vi tám vạn kiếp mà thôi. Bồ Tát thời suốt thấy biết được tất cả trong phạm vi tam thiên đại thiên thế giới và thời gian cũng thấy biết vô tận. Quán Thế Âm là sau khi chứng Phật quả thị hiện lại tu nhân đại Bồ Tát do hóa thiền vô ký hóa mà khởi hó?ông vô ký hóa. Cho nên Thần thông của Quán Âm đương nhiên là rộng lớn vô biên. Sở dĩ gọi là thần thông Phổ Môn.

7) Phương tiện Phổ Môn: Phương là pháp, tiện là nghi, tức là dùng các thứ phương pháp, nhân cơ nghi tạo ra tiện hành mà làm lợi lạc để độ thoát tất cả chúng sanh vậy. Là phương pháp gì? Tức là hoặc hiện thân nam, hoặc hiện thân nữ, hoặc Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Cư sĩ, Tể quan các thứ thân tùy cơ duyên mà thị hiện bất nhất định. Không lúc nào chẳng dùng phương pháp đó, không chỗ nào chẳng dùng cơ nghi ấy vì là mong muốn phổ biến để giáo hóa. Cho nên gọi là phương tiện Phổ Môn. Nếu chẳng vậy thời như muốn độ thoát cho hạng người nào đó mà hiện ra thân người chẳng thích hợp với họ là bị trở ngại ngay, tức là chẳng phải phương tiện vậy.

8) Thuyết pháp Phổ Môn: Giáo pháp có Đại – Tiểu – Quyền – Thiện, mà quí hồ thay là tùy theo căn cơ cho lợi tiện mới nói ra, vì nói pháp đâu chẳng phải độ chúng sanh, khai trí huệ mà thành Phật đạo. Nên chỉ nói Đại pháp Thiện pháp mà chẳng hay nói Tiểu pháp Quyền pháp, hoặc nói Tiểu quyền mà chẳng nói Đại Thiệt thời chẳng phải phổ biến vậy. Đức Quán Thế A⭍ Bồ Tát đủ Đại thần thông không luận Đại – Tiểu – Quyền – Thiệt không một pháp môn nào chẳng thông thuyết như một trận mưa đều thấm nhuần, đều được nhờ lợi ích. Cho nên gọi là thuyết pháp Phổ môn.

9) Cúng dường Chư Phật Phổ Môn: Quán Thế Âm Bồ Tát, tự mình sớm đã thành Phật, nhưng lại là đáo xứ cúng dường chư Phật. Như tại Ta bà thế giới, tức cúng dường Thích Ca. Đến Tây phương Cực Lạc là cúng dường Di Đà và đến Đông phương thế giới lại cúng dường Phật A Sơ BệMười phương ba đời các Phật không một vị nào mà chẳng tận tâm cúng dường. Nên gọi là cúng Phật Phổ Môn.

10) Thành tựu chúng sanh Phổ Môn: Quán Thế Âm Bồ Tát vì phổ độ chúng sanh, nên sau khi thành Phật hiệu Chánh Pháp Minh Như Lai lại thị hiện Quán Thế Âm Bồ Tát, cho nên đáo xứ đều thành tựu chúng sanh, tức là mong muốn chúng sanh đều dụng công tinh tiến. Ở trong nhân đạo là hiện tướng của người, ở trong súc sanh đạo là hiện tướng súc sanh, ở trên chư thiện tức hiện tướng chư thiện. Sở dĩ 32 loại ứng hóa thân đều là để thành tựu chúng sanh. Không phân biệt kẻ dở người giỏi, kẻ ngu người trí, kẻ hiền đứa bất tiếu gì cả thảy đều hiện độ, tức chúng ta thường lập đàn chẩn tế là nguyên do Quán Thế A⭍ Bồ Tát hóa hiện làm loài quỷ đói tên là Diện Nhiên Sĩ Diệm Khẩu Quỷ Vương. Trong miệng các quỷ này là lửa thường cháy rực, chút nước cũng chẳng uống vào được, đói khát đau khổ phi thường. Khiến Ngài A Nan thấy vậy động lòng thương xót mà thưa với Phật. Phật liền dạy cho Chú pháp cúng thí ngạ quỷ Diệm Khẩu. Cho biết rằng Quán Thế Âm Bồ Tát là nơi nào cũng thành tựu, nơi nào cũng giáo hóa. Cho nên gọi là thành tựu chúng sanh Phổ Môn.

Mười điều tóm lại là: Từ bi, Hoằng thệ, Tu hành, Đoạn hoặc là nhân Quán Thế Âm tự hành. – Nhập pháp môn là quỷ tự hành: năm điều Phổ Môn này là thuộc tự hành. – Thần thông, Phương tiện, Thuyết pháp: ba điều Phổ Môn này thuộc về lợi tha. Cuối cùng cúng Phật là tự lợi mà thành tựu chúng sanh lại là lợi tha. Tuy có chia ra mười điều, nhưng tổng thị là Phổ Môn bao la vạn tượﮧ quảng đại vô cùng. Sở dĩ Quán Thế Âm Bồ Tát lại có hiệu nữa là Phổ Môn Đại Sĩ vậy.

 

Phẩm là phẩm loại.- Đại phàm đồng loại hợp lại làm một phẩm. Cho nên những việc mà quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn thị hiện nhóm nơi một phẩm từ đầu chí đuôi không ngoài hai đoạn vấn đáp gồm có mười nghĩa. Nay lại chia riêng ra để nói cho rõ.

1) Nhân Pháp: Đoạn trước vấn đáp là nói Quán Thế Âm Bồ Tát hay quán sát tiếng tăm thế gian để cứu bảy nạn, giải ba độc. Đấy là ước về Người bất tư nghì. Đoạn sau vấn đáp là nói thị hiện 32 ứng hóa thân, tức là Pháp Phổ Môn thị hiện bất tư nghì. Cho nên gọi rằng Nhân pháp nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

2) Từ Bi: Quán Thế Âm Bồ Tát tìm tiếng tăm cứu nạn, vớt khổ cho chúng sanh là Đại bi. Phổ Môn thị hiện lợi lạc cho chúng sanh là Đại từ. Cho nên gọi rằng Từ bi nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

3) Phước Huệ: Quán Thế Âm Bồ Tát đủ đại trí huệ mà thuyết pháp, đủ đại phước đức mà thị hiện. Huệ chỉ cho Quán Âm  Phước chỉ cho Phổ Môn. Cho nên gọi rằng Phước Huệ nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

4) Chơn Ứng: Cứu bảy nạn, giải ba độc, ứng hay cầu thảy đều chơn thân diệu lực Quán Thế Âm bất khả tư nghì. Mà Phổ Môn thị hiện 32 hoá thân là ứng thân bất khả tư nghì. Cho nên gọi rằng chơn ứng nhân duyên mà là Quán Thế Âm  Phổ Môn.

5) Dược Châu: Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn như cây thuốc Thọ Vương là Dược. Phổ Môn thị hiện, tùy theo cơ cảm mà ứng với sự cầu, như ngọc Như ý bảo châu là Châu. Cho nên gọi rằng Dược Châu nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn. Cây thuốc Thọ Vương và ngọc Như Ý Bảo Châu là hai thứ gì?- Thuở xưa có chàng Tiều phu, gánh củi vào chợ bán. Trong bó củi bỗng phát ra một ánh sáng dị thường. Vừa lúc đó ông thầy thuốc tên Kỳ Vức, xem thấy, cho là lạ, rồi ông mua cả bó củi đem về. Về nhà ông tìm được một nhánh Dược Thọ Vương trong bó củi ấy. Nhánh Dược Thọ Vương này đem đặt vào bên hông nơi thân người thời nó soi sáng thấu vào tạng phủ, trị được mọi bệnh, như lối soi điện ngày nay vậy. Vì trị được bệnh cứu khổ nên gọi là Dược Thọ Vương. Ngọc Như Ý Bảo Châu là nó có thể tùy theo ý muốn của người. Như người muốn có cơm áo, đồ dùng, chỉ cần trong tâm máy động lên một niệm muốn là ngọc kia tức khắc hóa ra cho người dùng, nên gọi là Như Ý Bảo Châu.

6) Minh Hiển: Minh là thầm. Thầm ứng là mắt ta tuy chẳng thấy được, nhưng chỉ cần nhất tâm bất loạn tinh tiến niệm Phật, thời trong chỗ âm thầm tự có sự lợi ích lớn lao, nên gọi là hiển cảm mà thầm ứng. Nếu ta thân thấy được thời đó là hiển cảm hiển ứng. Lại như có người trọn đời chẳng biết niệm kinh lễ Phật là gì, nhưng đến khi gặp tai nạn gấp rút lại được cảm ứng đến Bồ Tát cứu hộ, là vì đời trước họ đã có vun trồng căn lành cho nên nay được vậy, gọi là minh cảm mà hiển ứng vậy. Lại còn có trường hợp minh cảm minh ứng, cứ lệ theo đây là biết. Đoạn trước giải thích Quán Thế Âm cứu khổ là nói lợi ích trong chỗ âm thầm, mà đoạn sau giải thích Phổ Môn thị hiện là nói sự lợi ích rõ ràng. Cho nên gọi rằng Minh Hiển nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

7) Quyền Thiệt: Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp thân minh ích là thiệt tế. Phương tiện Phổ Môn thị hiện là quyền mưu. Cho nên gọi rằng Quyền Thiệt nhân duyên mà là Quán Thế Âm  Phổ Môn.

8) Bổn Tích: Quán Thế Âm Bồ Tát đáo xứ ứng hiện giáo hóa các loại chúng sanh, rõ ràng như trăng trên trời ánh hiện dưới nước ngàn sông mà thành mặt trăng ngàn sông. Trăng trên trời như Bổn Môn Pháp thân. Trăng dưới nước như Tích Môn ứng hóa. Cho nên Quán Âm là Bổn, Phổ Môn thị hiện là Tích. Cho nên gọi rằng Bổn Tích nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

9) Duyên Liểu: Chúng ta nghe giảng kinh khai trí huệ, nhất tâm niệm Quán Thế Âm là hạt giống Liểu Nhân Phổ Môn bố thí là công đức Duyên nhân. Cho nên gọi rằng Duyên Liểu nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

10) Trí Đoạn: Quán Thế Âm cứu khổ là trí đức trang nghiêm. Phổ Môn thị hiện là đoạn đức tức là phước đức trang nghiêm. Cho nên gọi Trí Đoạn nhân duyên mà là Quán Thế Âm Phổ Môn.

Mười pháp nhân duyên này nên kinh đề tổng quát mà gọi rằng Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm.

Giải thích xong đề kinh

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

æ²çå ä ƒäº ä å å น ยาม ๕ ç Š Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức 春播千亩道稻 对仗 下联 tịnh 今之儒者 自以为正心诚意之学者 Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào Ăn Tết Ăn văn hóa nt 丢失菩提心的因缘 総持寺 盆踊り bún 高級 霊園 爐香讚全文 å å ç ªä å ç ¾ 心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 墓 購入 激安仏壇店 ba phuong thuc giao duc tuoi tre phat giao bon phap xay dung doi song tai gia hanh phuc cáo big bang va ly thuyet vu tru cua dao phat 機十心 中孚卦 bay phap de xay dung mot hoi chung hung thanh æµæŸçåŒçŽ 栃木県寺院数 02 lời nói đầu เพรงดนต ฟ duc dalai lama va nhung cau noi dang suy ngam 唐安琪丝妍社 clip ve luat nhan qua lam chung ta phai suy ngam Vu lan 夜渡凡尘 削发更衣 cho đi và nhận lại 成绩不好检讨 chuong ix so tham ve hue lam va quan thien luan ธรรมะก บพระพ ทธเจ Chùa Linh Ứng Sơn Trà 牧牛 12 duong nhan qua anh huong den cuoc doi moi أبا درج nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu 欲漏 佛教中华文化 cúng sao giản hạn 桂花树下狸花猫 古诗词 nghiep bao tu viec an mac thieu kin dao khi le nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap