Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp ngã cho đến chấp kiến giả?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán ngã cho đến kiến giả rốt ráo chẳng phải có. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh
ngã cho đến kiến giả bất khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên
xa lìa chấp ngã cho đến chấp kiến giả.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp đoạn?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tất cả pháp tánh chẳng thể dứt. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo
chẳng sanh, không nghĩa dứt vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa
chấp đoạn.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp thường?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tất cả pháp thường tánh chẳng phải có. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp
không sanh không diệt, chẳng phải đoạn thường vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên xa lìa chấp thường.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa tưởng tướng?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán pháp tạp nhiễm rốt ráo chẳng phải có. Sở dĩ vì sao? Vì pháp tạp nhiễm
bản tánh lìa vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa tưởng tướng.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp kiến?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
trọn chẳng thấy có tự tánh các thấy. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp bị thấy bất
khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp kiến.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp danh sắc?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh danh sắc đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì danh sắc chơn thật bất
khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp danh sắc.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp uẩn?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh các uẩn đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì tánh pháp chứa nhóm bất
khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp uẩn.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp xứ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh các xứ đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì tánh pháp sanh môn bất
khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp giới.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp đế?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh các đề đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì chẳng phải pháp hư dối
bất khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp đế.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp duyên khởi?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh duyên khởi đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì pháp vô minh thảy bất
khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp duyên khởi.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp trụ mắc ba cõi?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh ba cõi đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì pháp buộc ba cõi bất khả
đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp trụ mắc ba cõi.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp tất cả pháp?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh các pháp đều vô sở hữu. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh các pháp chỉ
giả thi thiết, đều như hư không bất khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên xa lìa chấp tất cả pháp.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp đối tất cả pháp đúng lý chẳng đúng lý?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tánh các pháp không có kẻ đúng lý chẳng đúng lý. Sở dĩ vì sao? Vì
các pháp như thế bất khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa
lìa chấp đối tất cả pháp đúng lý chẳng đúng lý.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp nương Phật thấy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
biết nương Phật thấy chẳng được thấy Phật. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp như
thế bất khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp đối
tất cả pháp đúng lý.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp nương Phật thấy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
biết nương Phật thấy chẳng được thấy Phật. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh chơn
Phật chẳng thể thấy được vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa
chấp nương Phật thấy.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp nương Pháp thấy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
biết nương pháp thấy chẳng được thấy pháp. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh chơn
pháp chẳng thể thấy được vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa
chấp nương Pháp thấy.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp nương Tăng thấy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
biết nương Tăng thấy chẳng được thấy Tăng. Sở dĩ vì sao? Vì tự tánh chơn
Tăng vô tướng vô vi chẳng thể thấy được vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên xa lìa chấp nương Tăng thấy.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp nương giới thấy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
biết tánh tội phước đều chẳng thật có. Sở dĩ vì sao? Vì hoặc tội hoặc
phước chỉ giả thi thiết, bất khả đắc vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường
nên xa lìa chấp nương giới thấy.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa chấp nương không thấy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán các pháp không đều vô sở hữu, chẳng thể xem thấy. Sở dĩ vì sao? Vì tự
tánh của không thấy phải hữu chẳng phải vô, chẳng thể thấy được vậy. Ðấy
là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa chấp nương không thấy.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên xa lìa tánh chán sợ không?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
quán tất cả pháp tự tánh đều không, chẳng phải không cùng không có chỗ
trái hại, nên việc chán sợ đều bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì các pháp hữu
tánh chẳng nên chán sợ vậy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên xa lìa tánh
chán sợ không.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn chứng vô tướng?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
chẳng suy nghĩ tất cả tướng. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn
chứng vô tướng.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn biết vô nguyện?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối pháp ba cõi tâm không chỗ trụ. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên
mãn biết vô nguyện.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn thanh tịnh ba luân?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
viên mãn thanh tịnh mười thiện nghiệp đạo. Ðâý là Bồ Tát Ma ha tát thường
nên viên mãn thanh tịnh ba luân.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn thương xót hữu tình và đối hữu tình không sở chấp
trước?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát đã
được đại bi và nghiêm tịnh cõi đều không sở chấp. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên viên mãn thương xót hữu tình và đối hữu tình không sở chấp
trước.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn thấy tánh bình đẳng đối tất cả pháp, và đối trong
ấy không sở chấp trước?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối tất cả pháp chẳng thêm chẳng bớt và đối trong ấy không lấy không trụ.
Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn thấy tánh bình đẳng đối tất cả
pháp và đối trong ấy không sở chấp trước.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn thấy tánh bình đẳng đối các hữu tình, và đối trong
ấy không sở chấp trước?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối các hữu tình chẳng thêm chẳng bớt và đối trong ấy không lấy không trụ.
Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn thấy tánh bình đẳng đối các
hữu tình và đối trong ấy không sở chấp trước.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn đối chơn lý thông suốt tới rốt ráo, và đối trong
ấy không sở chấp trước?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối tất cả pháp lý thú chơn thật, tuy như thật thông suốt, mà không chỗ
thông suốt, và đối trong ấy không lấy không trụ. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên viên mãn đối chơn lý thông suốt tới rốt ráo và đối trong ấy
không lấy không trụ. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn đối chơn
lý thông suốt tới rốt ráo và đối trong âý không sở chấp trước.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn trí vô sanh nhẫn?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
nhẫn tất cả pháp không sanh không diệt không tạo không tác, và biết danh
sắc rốt ráo chẳng sanh. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn trí vô
sanh nhẫn.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn nói tất cả pháp nhất tướng lý thú?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối tất cả pháp chẳng hành hai tướng. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên
viên mãn nói tất cả pháp nhất tướng lý thú.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn diệt trừ phân biệt?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối tất cả pháp không sở phân biệt. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên
viên mãn diệt trừ phân biệt.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn xa lìa các tưởng?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát xa
lìa tất cả tiểu tưởng, đại tưởng và vô lượng tưởng. Ðấy là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn xa lìa các tưởng.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn xa lìa các kiến?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát xa
lìa thấy Thanh Văn Ðộc giác thảy. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên
mãn xa lìa các kiến.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn xa lìa phiền não?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
vứt bỏ tất cả tập khí phiền não hữu lậu nối nhau. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên viên mãn xa lìa phiền não.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn khéo léo chỉ quán?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tu
nhất thiết trí, nhất thiết tướng trí. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên
viên mãn khéo léo chỉ quán.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn điều phục tâm tánh?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đối pháp ba cõi chẳng đắm chẳng vui. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên
viên mãn điều phục tâm tánh.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn vắng lặng tâm tánh?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
khéo nhiếp sáu căn. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn vắng lặng
tâm tánh.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn trí tánh vô ngại?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tu
được Phật nhãn đối tất cả pháp quyết rõ không ngại. Ðấy là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn trí tánh vô ngại.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn không sở ái nhiễm?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
năng đối sáu chỗ hãy khéo vứt bỏ. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên
mãn không chỗ ái nhiễm.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn tùy tâm chỗ muốn qua cõi chư Phật, ở chúng hội
Phật kia tự hiện nơi thân?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tu
được thắng thần thông qua cõi chư Phật vâng thờ cúng dường chư Phật Thế
Tôn, thỉnh xe quay pháp, nhiêu ích tất cả. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường
nên viên mãn tùy tâm chỗ muốn qua cõi chư Phật, ở chúng hội Phật kia tự
hiện nơi thân.
Thiện Hiện phải biết: Các Bồ Tát Ma
ha tát khi trụ đệ thất địa thường nên xa lìa hai mươi pháp trước và nên
viên mãn hai mươi pháp sau.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn ngộ vào tâm hành của tất cả hữu tình?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
nhất tâm cùng trí như thật biết khắp hành tướng tâm và tâm sở sai khác của
tất cả hữu tình. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn ngộ vào tâm
hành của tất cả hữu tình.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn du hý thần thông?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát du
hý các thứ thần thông tự tại, vì muốn gần gũi cúng dường Phật, nên từ một
cõi Phật đến một cõi Phật mà năng chẳng sanh tưởng dạo cõi Phật. Ðấy là Bồ
Tát Ma ha tát thường nên viên mãn du hý thần thông.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn thấy các cõi Phật, như đã được thấy mà tự nghiêm
tịnh các kiểu cõi Phật?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
trụ một cõi Phật năng thấy mười phương vô biên cõi Phật, cũng năng thị
hiện mà thường chẳng sanh tưởng cõi nước Phật. Lại vì thành thục các hữu
tình nên hiện ở ngôi vua Chuyển luân thế giới Tam thiên đại thiên mà tự
trang nghiêm, cũng năng nới bỏ không chỗ chấp đắm. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên viên mãn thấy các cõi Phật, như đã được thấy mà tự trang nghiêm
các kiểu cõi Phật.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn vâng thờ cúng dường chư Phật Thế Tôn, đối thân Như
Lai quán sát như thật?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát vì
muốn nhiêu ích các hữu tình nên đôí pháp nghĩa thú như thật phân biệt. Như
vậy gọi là đem pháp vâng thờ cúng dường chư Phật. Lại quán sát kỹ pháp
thân chư Phật. Ðấy là Bồ Tát thường nên viên mãn vâng thờ cúng dường chư
Phật Thế Tôn, đối thân Như Lai quán sát như thật.
Thiện Hiện phải biết: Các Bồ Tát Ma
ha tát khi trụ đệ bát địa đối bốn pháp này thường nên viên mãn.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn trí căn hơn kém?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
trụ Phật mười lực như thật biết rõ các căn hơn kém tất cả hữu tình. Ðấy là
Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn trí căn hơn kém.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn nghiêm tịnh cõi Phật?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đem vô sở đắc mà làm phương tiện nghiêm tịnh tâm hành tất cả hữu tình,
không điều chấp trước. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn nghiêm
tịnh cõi Phật.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn hằng vào các định như huyễn đẳng trì?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
trụ đẳng trì đây, dù năng thành xong tất cả sự nghiệp mà tâm đối pháp đều
không động chuyển. Lại tu đẳng trì cực thành thục, nên chẳng khởi gia
hạnh, mà được hằng hiện tiền. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn
hằng vào các định như huyễn đẳng trì.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn tùy các hữu tình căn lành đã chín, cố vào các cõi
tự hiện hóa sanh?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát vì
muốn thành thục các loại hữu tình căn lành thù thắng, tùy kia sở nghi, cố
vào các cõi mà hiện thọ sanh. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn
tùy các hữu tình căn lành đã chín cố vào các cõi tự hiện hóa sanh.
Thiện Hiện phải biết: Các Bồ Tát Ma
ha tát khi trụ đệ cửu địa đối bốn pháp này thường nên viên mãn.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn nhiếp thọ vô biên xứ sở đại nguyện, tùy có sở đại
nguyện đều khiến chứng được?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát vì
đã tu sáu thứ ba la mật đa cự viên mãn, nên hoặc vì nghiêm tịnh các cõi
nước Phật, hoặc vì thành thục các loại hữu tình, tùy tâm sở nguyện đều
được viên mãn không chỗ thiếu sót. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên
mãn nhiếp thọ vô biên xứ sở đại nguyện, tùy có sở nguyện đều khiến chứng
được.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn theo âm loại khác các trời rồng, nói rộng cho đến
người phi người thảy?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tu
tập thù thắng từ vô ngại giải, khéo biết hữu tình ngôn âm sai khác. Ðấy là
Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn trí theo âm loại khác các trời rồng,
nói rộng cho đến người phi người thảy.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn vô ngại biện thuyết?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát tu
tập thù thắng biện vô ngại giải, vì các hữu tình năng diễn thuyết vô tận.
Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn vô ngại biện thuyết.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn vào thai đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
tuy sanh tất cả chỗ thật hằng hóa sanh, mà vì muốn lợi ích hữu tình hiện
vào thai tạng, ở trong đầy đủ các việc thắng sự. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát
thường nên viên mãn vào thai đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn xuất sanh đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
khi xuất thai thị hiện các việc thắng sự hiếm có, khiến các hữu tình kẻ
thấy vui mừng được nhiêu ích lớn. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên
mãn xuất sanh đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn gia tộc đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
hoặc sanh đại tộc Sát đế lợi, hoặc đại tộc Bà la môn, chỗ bẩm thọ cha mẹ
không thể chê trách được. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn gia
tộc đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn dòng họ đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
thường sanh ở trong dòng họ các đại Bồ Tát quá khứ. Ðấy là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn dòng họ đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn quyến thuộc đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
thuần đem vô lượng vô số chúng Bồ Tát Ma ha tát mà làm quyến thuộc, chẳng
lộn tạp các loại khác. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn quyến
thuộc đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn sanh thân đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
khi mới sanh, nơi thân đầy đủ tất cả tướng tốt, phóng quang minh lớn soi
khắp vô biên thế giới chư Phật, cũng khiến các thế giới kia sáu thứ biến
động. Hữu tình kẻ gặp đều được lợi vui. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên
viên mãn sanh thân đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn xuất gia đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
với khi xuất gia vô lượng vô số trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng vây quanh
trước sau tôn trọng khen ngợi. Qua đến đạo tràng cắt bỏ râu tóc, mặc ba áo
pháp, nhận cầm bình bát, dẫn dắt vô lượng vô biên hữu tình cho cưỡi Tam
thừa mà đến viên tịch. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn xuất
gia đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thưòng nên viên mãn trang nghiêm cội bồ đề đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
căn lành thù thắng, nguyện lực rộng lớn, cảm được cội đại bồ đề như thế
này: ngọc lưu ly xanh lấy làm thân cây, vàng chơn kim làm gốc, nhánh lá
hoa quả đều dùng bảy báy thượng diệu làm thành. Cội ấy cao rộng che khắp
cõi Phật Tam thiên đại thiên, quang minh soi sáng thế giới chư Phật mười
phương như cát sông Căng già thảy. Hữu tình kẻ thấy không chẳng nhờ ích.
Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn trang nghiêm cội Bồ đề đầy đủ.
Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha
tát thường nên viên mãn tất cả công đức thành xong đầy đủ?
Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát Ma ha tát
đầy đặn tư lương phước huệ thù thắng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi
Phật. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát thường nên viên mãn tất cả công đức thành
xong đầy đủ.
Thiện Hiện phải biết: Các Bồ Tát Ma
ha tát trụ đệ thập địa rồi, đối sở tu thắng pháp các địa trước, đều được
viên mãn cùng các Như Lai nên nói không khác?
Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha tát này đã
viên mãn bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Ðã viên mãn bốn
tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Ðã viên mãn bốn niệm trụ cho đến
tám thánh đạo chi. Ðã viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Ðã viên mãn nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Ðã viên mãn chơn như
cho đến bất tư nghì giới. Ðã viên mãn khổ tập diệt đạo thánh đế. Ðã viên
mãn tám giải thoát, chín định thứ lớp. Ðã viên mãn tất cả đà la ni môn,
tam ma địa môn. Ðã viên mãn năm nhãn, sáu thần thông. Ðã viên mãn Như Lai
mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Ðủ nhất thiết trí, nhất
thiết tướng trí. Hoặc lại dứt hẳn tập khí nối nhau của tất cả phiền não
nữa, bèn trụ thập địa.
Bởi đây nên nói: Nếu Bồ Tát Ma ha
tát trụ đệ thập địa rồi, đối sở tu thắng pháp các địa trước đều được viên
mãn, cùng các Như Lai nên nói không khác.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa
Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ Tát Ma ha tát trụ đệ thập địa tới Như
Lai địa?
Phật bảo: Thiện Hiện! Bồ Tát Ma ha
tát này phương tiện khéo léo hành sáu ba la mật, tu bốn tĩnh lự, bốn vô
lượng, bốn định vô sắc, ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, nói rộng cho đến mười
tám pháp Phật bất cộng, đủ nhất thiết trí, nhất thiết tướng trí. Vượt Tịnh
quán địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ
hiện địa, Ðộc giác địa và Bồ Tát địa. Lại năng dứt hẳn tập khí nối nhau
tất cả phiền não, bèn thành Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, trụ Như Lai địa.
Thiện Hiện! Như vậy Bồ Tát Ma ha
tát trụ đệ thập địa tới Như Lai địa. Như vậy, Thiện Hiện! Ngang đây phải
biết các Bồ Tát Ma ha tát phát tới Ðại Thừa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi thứ đó
còn hỏi Ðại Thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào ấy. Thiện Hiện!
Phải biết Ðại Thừa như thế từ trong tam giới ra, đến trụ trong Nhất thiết
trí trí. Nhưng đem không hai mà làm phương tiện nên không ra không trụ. Sở
dĩ vì sao? Vì hoặc Ðại Thừa hoặc Nhất thiết trí trí, hai pháp như thế
chẳng hợp chẳng tan, phi có sắc phi không sắc, phi có kiến phi không kiến,
phi có đối phi không đối, đều đồng nhất tướng chỗ gọi vô tướng. Pháp vô
tướng không ra không trụ. Sở dĩ vì sao? Vì pháp vô tướng chẳng đã ra đã
trụ, chẳng sẽ ra sẽ trụ, chẳng nay ra nay trụ.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến chơn như, pháp
giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly
sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới
cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Chơn như cho đến bất tư nghì giới đều chẳng
năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí
trí. Vì cớ sao? Vì chơn như, tự tánh chơn như không; cho đến bất tư nghì
giới, tự tánh bất tư nghì giới không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến đoạn giới, ly giới,
diệt giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô diệt giới, vô tánh
giới, vô tướng giới, vô tác giới, vô vi giới, cũng có ra trụ. Sở dĩ vì
sao? Ðoạn giới cho đến vô vi giới đều chẳng năng từ trong tam giới ra,
cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì đoạn giới,
tự tánh đoạn giới không; cho đến vô vi giới, tự tánh vô vi giới không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ thời là muốn khiến sắc
không cho đến thức không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Sắc không cho đến
thức không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ
trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì sắc không, tự tánh sắc không
không; cho đến thức không, tự tánh thức không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhãn xứ không cho
đến ý xứ không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhãn xứ không cho đến ý xứ
không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong
Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nhãn xứ không, tự tánh nhãn xứ không
không; cho đến ý xứ không, tự tánh ý xứ không không vậy.
Thiện Hiện
phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn
khiến sắc xứ không cho đến pháp xứ không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Sắc
xứ không cho đến pháp xứ không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng
chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì sắc xứ không,
tự tánh sắc xứ không không; cho đến pháp xứ không, tự tánh pháp xứ không
không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhãn giới không cho
đến ý giới không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhãn giới không cho đến ý
giới không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ
trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nhãn giới không, tự tánh nhãn giới
không không; cho đến ý giới không, tự tánh ý giới không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến sắc giới không cho
đến pháp giới không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Sắc giới không cho đến
pháp giới không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến
trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì sắc giới không, tự tánh sắc
giới không không; cho đến pháp giới không, tự tánh pháp giới không không
vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhãn thức giới
không cho đến ý thức giới không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhãn thức
giới không cho đến ý thức giới không đều chẳng năng từ trong tam giới ra,
cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nhãn thức
giới không, tự tánh nhãn thức giới không không; cho đến ý thức giới không,
tự tánh ý thức giới không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhãn xúc không cho
đến ý xúc không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc không cho đến ý xúc
không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong
Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nhãn xúc không, tự tánh nhãn xúc không
không; cho đến ý xúc không, tự tánh ý xúc không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ không cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không cũng
có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không cho đến
ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không đều chẳng năng từ trong tam giới ra,
cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ không, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các
thọ không không; cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, tự tánh ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến địa giới không cho
đến thức giới không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Ðịa giới không cho đến
thức giới không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến
trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì địa giới không, tự tánh địa
giới không không; cho đến thức giới không, tự tánh thức giới không không
vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhân duyên không
cho đến tăng thượng duyên cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhân duyên không
cho đến tăng thượng duyên không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng
chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nhân duyên
không, tự tánh nhân duyên không không; cho đến tăng thượng duyên không, tự
tánh tăng thượng duyên không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến vô minh không cho
đến lão tử không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Vô minh không cho đến lão
tử không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ
trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì vô minh không, tự tánh vô minh
không không; cho đến lão tử không, tự tánh lão tử không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến cảnh mộng, việc
huyễn, vang, tượng, bóng sáng, ánh nắng, không hoa, thành tầm hương, việc
biến hóa cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Cảnh mộng cho đến việc biến hóa đều
chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết
trí trí. Vì cớ sao? Vì cảnh mộng không, tự tánh cảnh mộng không: cho đến
việc biến hóa, tự tánh việc biến hóa không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến bố thí ba la mật đa
không cho đến Bát nhã Ba la mật đa không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Bố
thí Ba la mật đa không cho đến Bát nhã Ba la mật đa không đều chẳng năng
từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì
cớ sao? Vì bố thí ba la mật đa không, tự tánh bố thí ba la mật đa không
không; cho đến Bát nhã ba la mật đa không, tự tánh Bát nhã ba la mật đa
không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nội không cho đến
vô tánh tự tánh không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nội không cho đến vô
tánh tự tánh tự tánh không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng
năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì nội không, tự tánh
nội không không; cho đến vô tánh tự tánh không, tự tánh vô tánh tự tánh
không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến khổ tập diệt đạo
thánh đế không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Khổ tập diệt đạo thánh đế
không cho đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ
trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì khổ tập diệt đạo thánh đế không,
tự tánh tự tánh khổ tập diệt đạo thánh đế không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến bốn niệm trụ không
cho đến tám thánh đạo chi không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Bốn niệm trụ
không cho đến tám thánh đạo chi không đều chẳng năng từ trong tam giới ra,
cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì bốn niệm
trụ không, tự tánh bốn niệm trụ không không; cho đến tám thánh đạo chi
không, tự tánh tám thánh đạo chi không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến bốn tĩnh lự không
cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Bốn tĩnh lự không đều chẳng năng từ trong
tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao?
Vì bốn tĩnh lự không, tự tánh bốn tĩnh lự không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến bốn vô lượng không
cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Bốn vô lượng không đều chẳng năng từ trong
tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao?
Vì bốn vô lượng không không, tự tánh bốn vô lượng không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến bốn định vô sắc
không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Bốn định vô sắc không đều chẳng năng
từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì
cớ sao? Vì bốn định vô sắc không, tự tánh bốn định vô sắc không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến không, vô tướng, vô
nguyện giải thoát môn không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Không, vô tướng,
vô nguyện giải thoát môn không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng
chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì không, vô
tướng, vô nguyện giải thoát môn không, tự tánh vô tướng vô nguyện giải
thoát môn không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến tám giải thoát
không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Tám giải thoát không đều chẳng năng
từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì
cớ sao? Vì tám giải thoát không, tự tánh tám giải thoát không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến chín định thứ lớp
không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Chín định thứ lớp không đều chẳng
năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí
trí. Vì cớ sao? Vì chín định thứ lớp không, tự tánh chín định thứ lớp
không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến Tịnh quán địa không
cho đến Như Lai địa không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Tịnh quán địa
không cho đến Như Lai địa không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng
chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì Tịnh quán địa
không, tự tánh Tịnh quán địa không không; cho đến Như Lai địa không, tự
tánh Như Lai địa không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến Cự hỷ địa không cho
đến Pháp vân địa không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Cự hỷ địa không cho
đến Pháp vân địa không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng
năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì Cực hỷ địa không, tự
tánh Cực hỷ không không; cho đến Pháp vân địa không, tự tánh Pháp vân địa
không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến tất cả đà la ni
môn, tam ma địa môn không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Tất cả đà la ni
môn, tam ma địa môn không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng
năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì tất cả đà la ni môn,
tam ma địa môn không, tự tánh đà la ni môn, tam ma địa môn không không
vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến năm nhãn, sáu thần
thông không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Năm nhãn, sáu thần thông không
đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất
thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì năm nhãn, sáu thần thông không, tự tánh năm
nhãn, sáu thần thông không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến Như Lai mười lực
không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì
sao? Như Lai mười lực không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đều
chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết
trí trí. Vì cớ sao? Vì Như Lai mười lực không, tự tánh Như Lai mười lực
không không; cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không, tự tánh mười tám
pháp Phật bất cộng không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến pháp vô vong thất,
tánh hằng trụ xả không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Pháp vô vong thất,
tánh hằng trụ xả không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng
năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì pháp vô vong thất,
tánh hằng trụ xả không, tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không
không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến nhất thiết trí, đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Nhất
thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không đều chẳng năng từ
trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ
sao? Vì nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không, tự tánh
nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến kẻ Dự lưu sanh ác
thú, kẻ Nhất lai hằng sanh lại, kẻ Bất hoàn sanh cõi Dục, các Bồ Tát sanh
tự lợi, A la hán Ðộc giác Như Lai sanh thân đời sau cũng có ra trụ. Sở dĩ
vì sao? Kẻ Dự lưu sanh ác thú cho đến Như Lai sanh thân đời sau đều chẳng
năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí
trí. Vì cớ sao? Vì kẻ Dự lưu sanh ác thú, tự tánh tự tánh kẻ Dự lưu sanh
ác thú không; cho đến Như Lai sanh thân đời sau, tự tánh Như Lai sanh thân
đời sau không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến Dự lưu không cho
đến Như Lai không cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Dự lưu không cho đến Như
Lai không đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng năng đến trụ
trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì Dự lưu không, tự tánh Dự Lưu không
không; cho đến Như Lai không, tự tánh Như Lai không không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến danh tự, giả tưởng,
thi thiết, ngôn thuyết cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Danh tự, giả tưởng,
thi thiết, ngôn thuyết đều chẳng năng từ trong tam giới ra, cũng chẳng
năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì danh tự, giả tưởng,
thi thiết, ngôn thuyết không, tự tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết, ngôn
thuyết không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ
muốn khiến pháp vô tướng có ra trụ, thời là muốn khiến vô sanh vô diệt, vô
nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi cũng có ra trụ. Sở dĩ vì sao? Vô sanh vô
diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi đều chẳng năng từ trong tam giới
ra, cũng chẳng năng đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì vô
sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi không, tự tánh vô sanh vô
diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi không vậy.
Thiện Hiện phải biết: Do nhân duyên
đây nên Ta tác thuyết này rằng Ðại Thừa như thế từ trong tam giới ra, đến
trụ trong Nhất thiết trí trí. Nhưng đem không hai làm phương tiện nên
không ra không trụ. Sở dĩ vì sao? Vì là pháp vô tướng không động chuyển
vậy, nên chẳng thể nói rằng có ra có trụ.