Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 17

Quyển Thứ 402

Hội Thứ Hai

Phẩm Hoan Hỷ
Thứ 2

 

Bấy giờ, Thế Tôn biết các thế giới, các chúng hữu duyên, tất cả đến nhóm là: trời, ma, phạm, hoặc các Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc kiền đạt phược, hoặc a tố lạc, hoặc các long thần, người phi người thảy, hoặc chúng các Bồ tát Ma ha tát trụ thân rốt sau nối ngôi tôn vị, đều đến nhóm hội, bèn bảo cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối tất cả pháp đẳng giác tất cả tướng, nên học Bác nhã Ba la mật đa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử vui mừng nhảy nhót, tức từ tòa dậy, đảnh lễ hai chân, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, chấp tay cung kính mà thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát muốn đối tất cả pháp đẳng giác tất cả tướng, nên học Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Các Bồ tát Ma ha tát nên đem vô trụ mà làm phương tiện, an trụ Bát nhã Ba la mật đa, sở trụ năng trụ chẳng khá được vậy.

Nên đem vô xả mà làm phương tiện, viên mãn bố thí Ba la mật đa, kẻ thí kẻ nhận và vật đem thí chẳng khá được vậy.

Nên đem vô hộ mà làm phương tiện, viên mãn tịnh giới Ba la mật đa, tướng phạm không phạm chẳng khá được vậy.

Nên đem vô thủ mà làm phương tiện, viên mãn an nhẫn Ba la mật đa, tướng động không động chẳng khá được vậy.

Nên đem vô cần mà làm phương tiện, viên mãn tinh tiến Ba la mật đa, thân tâm siêng nhác chẳng khá được vậy.

Nên đem vô tư mà làm phương tiện, viên mãn tĩnh tự Ba la mật đa, có ý vị không ý vị chẳng khá được vậy.

Nên đem vô trước mà làm phương tiện, viên mãn Bát nhã Ba la mật đa, tướng các pháp tánh chẳng khá được vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi. Ba mươi bảy Bồ đề phần pháp này chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập không tam ma địa, vô tướng tam ma địa, vô nguyện tam ma địa. Ba đẳng trì này chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tĩnh lự, vô lượng và vô sắc định chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến sứ. Giải thoát, thắng xứ thảy đến biến xứ chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập chín thứ tưởng là: tưởng đầy rán, tưởng mủ nát, tưởng khác đỏ, tưởng xanh bầm, tưởng mỡ muốt, tưởng lìa tan, tưởng hài cốt, tưởng thiêu đốt, tưởng diệt hoại. Các tưởng như thế chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập mười tùy niệm là: tùy niệm Phật, tùy niệm Pháp, tùy niệm Tăng, tùy niệm giới, tùy niệm xả, tùy niệm trời, tùy niệm thở vào ra, tùy niệm nhàm, tùy niệm chết, tùy niệm thân. Các tùy niệm này chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập mười thứ tưởng là: tưởng vô thường, tưởng khổ, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng tất cả thế gian chẳng đáng vui, tưởng nhàm ăn, tưởng dứt, tưởng lìa, tưởng diệt. Các tưởng như thế chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập mười một thứ trí là: khổ trí, tập trí, đạo trí, diệt trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, như thuyết trí. Các trí như thế chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập tam ma địa có tầm có tứ, tam ma địa không tầm có tứ, tam ma địa không tầm không tứ. Ba tam ma địa này chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn đủ biết. Ba căn vô lậu này chẳng khá được vậy.

Đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên tu tập quán chỗ bất tịnh, quán chỗ khắp đầy, nhất thiết trí trí, xa ma tha, tỳ bát xá na, bốn nhiếp sự, bốn thắng trụ, ba minh, năm nhãn, sáu thần thông, sáu Ba la mật đa, bảy của thánh, tám đại sĩ giác, chín hữu tình cư trí, đà la ni môn, tam ma địa môn, mười địa, mười hạnh , mười nhẫn, hai mươi tăng thượng ý lạc, Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng, ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi tùy hảo, pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, tất cả tướng vi diệu trí, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và bao nhiêu vô lượng vô biên Phật Pháp. Các pháp như thế chẳng khá được vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn mau chứng được Nhất thiết trí trí, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn mau viên mãn nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn mau viên mãn tất cả hữu tình tâm hành tướng trí, tất cả tướng vi diệu trí, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn nhổ tất cả tập khí phiền não, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn vượt Thanh văn và bậc Độc giác, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn trụ bậc Bồ tát chẳng quay lui, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn được sáu thứ thần thông thù thắng, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn biết tất cả hữu tình tâm hành chỗ đến sai khác, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn hơn trí tuệ tác dụng của Thanh văn, Độc giác, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn được đà la ni môn, tam ma địa môn, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn tất cả Thanh văn, Độc giác có bao nhiêu bố thí, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn tất cả Thanh văn, Độc giác có bao tịnh giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn tất cả Thanh văn, Độc giác định, huệ giải thoát, giải thoát tri kiến, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn đem một niệm tâm tùy hỷ vượt hơn tất cả Thanh văn, Độc giác tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí và các thiện pháp khác, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn đem một niệm sở tu thật pháp vượt hơn thiện pháp tất cả dị sanh, Thanh văn, Độc giác, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn hành phần ít bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, vì các hữu tình phương tiện khéo léo, hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, bèn được vô lượng vô biên công đức, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn cho sở hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, lìa các chướng ngại mau được viên mãn, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn được đời đời thường thấy chư Phật, hằng nghe Chánh pháp, được Phật giác ngộ, nhờ nghĩ nhớ dạy bảo dạy trao, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn được thân Phật đủ ba mươi hai đại trượng phu tướng, tám mươi tùy hảo, viên mãn trang nghiêm, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn được đời đời thường nhớ tâm đại Bồ đề đời trước trọn chẳng quên mất, xa lìa bạn ác, gần kề bạn lành hằng tu hạnh Bồ tát Ma ha tát, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn được đời đời đủ đại uy lực, xô các ma oán, dẹp các ngoại đạo, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn được đời đời xa lìa tất cả phiền não nghiệp chướng, thông đạt các pháp tâm không quái ngại, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn được đời đời thiện tâm thiện nguyện, thiện hành nối nhau, thường không biếng bỏ, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn sanh nhà Phật, vào bậc đồng chơn, thường chẳng xa lìa chư Phật Bồ tát, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn được đời đời đầy đủ tướng tốt đoan nghiêm chư Phật, tất cả hữu tình kẻ thấy vui mừng, phát khởi tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mau năng thành xong công đức bậc Phật, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn đem các thứ sức thắng thiện căn, tùy ý năng dẫn đồ cúng thượng diệu, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, khiến các thiện căn mau được viên mãn, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn viên mãn tất cả hữu tình sở cầu: uống ăn, áo mặc, giường ghế, đồ nằm, bệnh duyên chữa thuốc, các thứ hương hoa, đèn sáng, xe cưỡi, vường rừng, nhà cửa, của lúa, ngọc báu, nghiêm cụ, kỹ nhạc và bao nhiêu các thứ đồ vui thượng diệu, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn khéo an lập hết hư không giới, pháp giới, thế giới tất cả hữu tình đều khiến an trụ bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn được phát khởi một niệm thiện tâm chỗ được công đức cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng chẳng cùng tận, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn được mười phương thế giới chư Phật, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Chánh Giác các Bồ tát chung cùng ngợi khen, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn một khi phát tâm tức năng khắp đến mười phương cõi đều chư cát Căng già cúng dường chư Phật, lợi vui hữu tình, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn phát một tiếng tức năng khắp đầy mười phương cõi đều như cát Căng già ngợi khen chư Phật, dạy bảo hữu tình, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn trong một niệm an lập tất cả hữu tình thế giới chư Phật mười phương Căng già sa thảy đều khiến tập học mười thiện nghiệp đạo, thọ tam qui y, thọ trì cấm giới, tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, được năm thần thông, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Muốn trong một niệm an lập tất cả hữu tình thế giới các Phật mười phương Căng già sa thảy, khiến trụ Đại thừa, tu hạnh Bồ tát, chẳng hủy các thừa khác, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn nối giống Phật khiến chẳng dứt tuyệt, hộ nhà Bồ tát khiến chẳng quay lui, nghiêm tịnh cõi Phật khiến mau thành xong, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn an trụ nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn an trụ tất cả pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn giác biết tất cả pháp hết tánh sở hữu, như tánh sở hữu, không điên đảo, không phân biệt, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn giác biết tất cả pháp nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, vô sở hữu, bất khả đắc, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn giác biết tất cả pháp như huyễn như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như không hoa, như thành tầm hương, như việc biến hóa, dụng tâm sở hiện, tánh tướng đều không, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn biết Tam thiên đại thiên thế giới mười phương Căng già sa thảy, đại địa hư không, các núi, biển cả, sông hà, ao bàu, khe hang, vũng hồ, đất nước lửa gió, các lượng cực vi, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chẻ một lông ra làm trăm phần, lấy một phần lông cử hết nước trong Tam thiên đại thiên thế giới biển cả, sông hà ao bàu, khe hang vũng hồ để bỏ phương khác vô biên thế giới mà chẳng tổn hại hữu tình trong ấy, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát thấy kiếp lửa khởi khắp đất Tam thiên đại thiên thế giới, trời đất cháy suốt, muốn đem một hơi thở khiến tắt liền, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát thấy kiếp gió khởi Tam thiên đại thiên thế giới chỗ nương phong luân đánh bay vọt lên, sắp thổi Tam thiên đại thiên thế giới, núi Tô mê lô, núi Luân vi thảy, các vật sở hữu nát bầy như hèm, muốn đem một ngón tay ngăn sức gió kia khiến tác chẳng khởi, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn ở Tam thiên đại thiên thế giới, một ngồi kiết già đầy rẫy hư không, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đem một lông bao lấy Tam thiên đại thiên thế giới, núi chúa Diệu cao, núi Luân vi thảy các vật sở hữu ném khỏi thế giới phương khác, vô lượng vô số vô biên mà chẳng tổn hoại hữu tình trong ấy, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đem một thực, một hoa, một hương, một tràng, một lọng thảy, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen mười phương đều như các cõi Căng già sa, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và chúng đệ tử, không ai chẳng đầy đủ, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn bình đẳng an lập hữu tình các loại mười phương đều như cõi cát Căng già, khiến trụ nhóm giới, nhóm định, nhóm huệ, nhóm giải thoát, nhóm giải thoát tri kiến; hoặc trụ quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề; cho đến hoặc khiến vào cõi Vô dư y Niết bàn, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa năng như thật biết bố thí như thế được đại quả báo, nghĩa là như thật biết bố thí như thế được sanh đại tộc Sát đế lợi, hoặc sanh đại tộc Bà la môn, hoặc sanh đại tộc Trưởng giả, hoặc sanh đại tộc Cư sĩ. Bố thí như thế được sanh trời Bốn đại vương chúng, hoặc sanh trời Ba mươi ba, hoặc sanh trời Dạ ma, hoặc sanh trời Đổ sử đa, hoặc sanh trời Lạc biến hóa, hoặc sanh trời Tha hóa tự tại.

Nương bố thí đây được sơ tĩnh lự, hoặc đệ nhị tĩnh lự, hoặc đệ tam tĩnh lự, hoặc đệ tứ tĩnh lự. Nương bố thí đây được định Không vô biên xứ, hoặc định Thức vô biên xứ, hoặc định Vô sở hữu xứ, hoặc định Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Nương bố thí đây khởi bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi; được quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề, hoặc được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Năng như thật biết tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa như thế được đại quả báo cũng lại như thế.

Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa năng như thật biết bố thí phương tiện khéo léo như thế năng mãn Bố thí Ba la mật đa. Bố thí phương tiện khéo léo như thế năng mãn tịnh giới Ba la mật đa. Bố thí phương tiện khéo léo như thế năng mãn an nhẫn Ba la mật đa. Bố thí phương tiện khéo léo như thế năng mãn tinh tiến Ba la mật đa. Bố thí phương tiện khéo léo như thế năng mãn tĩnh lự Ba la mật đa. Bố thí phương tiện khéo léo như thế năng mãn bát nhã Ba la mật đa. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh tự, bát nhã phương tiện khéo léo như thế, đều năng viên mãn sáu Ba la mật đa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, năng như thật biết bố thí phương tiện khéo léo như thế, năng mãn bố thí cho đến bát nhã ba la mật đa? Tịnh giới cho đến bát nhã ba la mật đa, phương tiện khéo léo như thế năng mãn tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa?

Phật nói: Xá Lợi Tử! Vì đem vô sở đắc làm phương tiện vậy. Nghĩa là Bồ tát Ma ha tát khi hành bố thí rõ thấu tất cả kẻ thí, kẻ thọ, tướng vật đem thí chẳng khá được vậy, nên năng mãn bố thí Ba la mật đa. Tướng phạm, không phạm chẳng khá được, nên năng mãn tịnh giới Ba la mật đa. Tướng động, chẳng động chẳng khá được, nên năng mãn an nhẫn Ba la mật đa. Tướng thân tâm siêng nhác chẳng khá được, nên năng mãn tinh tiến Ba la mật đa. Có loạn không loạn chẳng khá được, nên năng mãn tĩnh lự Ba la mật đa. Tánh tướng các pháp chẳng khá được, nên năng mãn Bát nhã Ba la mật đa. Đấy là Bồ tát Ma ha tát khi hành bố thí phương tiện khéo léo năng mãn sáu món Ba la mật đa.

Như vậy, Bồ tát Ma ha tát khi hành tịnh giới phương tiện khéo léo, năng mãn sáu món Ba la mật đa. Cho đến khi hành bát nhã phương tiện khéo léo, năng mãn sáu món Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được công đức chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đến bờ kia tất cả các pháp hữu vi vô vi, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đạt các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, vô sanh, thực tế, quá khứ, vị lai, hiện tại, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn cùng ngằn mé sanh chẳng sanh quá khứ, vị lai, hiện tại, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn cùng tất cả Thanh văn, Độc giác mà làm dẫn đầu, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn cùng tất cả Như Lai kẻ thị giả gần, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn cùng tất cả Như Lai làm nội quyến thuộc, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được đại quyến thuộc, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Bồ tát thường làm quyến thuộc, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn tiêu tín thí cúng dường, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn xô đè tâm xan tham, chẳng khởi tâm phạm giới, trừ bỏ tâm giận dữ, xui đuổi tâm biếng nhác, lặng dứt tâm tán loạn, xa lìa tâm ác huệ, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn an lập tất cả hữu tình nơi việc thí tánh phước nghiệp, việc giới tánh phước nghiệp, việc tu tánh phước nghiệp, việc cấp thí phước nghiệp, việc có nương phước nghiệp, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được năm nhãn, chỗ gọi nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dùng thiên nhãn thấy hết thế giới chư Phật mười phương Căng già sa thảy, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn dùng thiên nhĩ nghe hết chư Phật thuyết ra pháp yếu thế giới mười phương Căng già sa thảy, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn như thật biết pháp tâm, tâm sở tất cả chư Phật mười phương cõi đều như Căng già sa, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được nghe hết mười phương thế giới chư Phật thuyết pháp, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng dứt tuyệt, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn thấy tất cả cõi nước chư Phật mười phương quá khứ, vị lai, hiện tại nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối quá khứ, vị lai, hiện tại mười phương chư Phật đã thuyết: Khế kinh, Ứng tụng, Thọ ký, Phúng tụng, Tự thuyết, Nhân duyên, Bổn sự, Bổn sanh, Phương quảng, Hy pháp, Thí dụ, Luận nghị; các Thanh văn thảy chưa từng được nghe, đều năng thọ trì thông lợi rốt ráo, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối quá khứ, vị lai, hiện tại mười phương chư Phật đã thuyết pháp môn, tự đã thọ trì thông lợi rốt ráo, lại năng vì người như thật rộng nói, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối quá khứ, vị lai, hiện tại mười phương chư Phật đã thuyết pháp môn, tự năng thực hành, lại năng khuyên người như thật tu hành, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối mười phương Căng già sa thảy thế giới tối tăm, hoặc thế giới trung gian, nhật nguyệt chỗ năng soi được vì làm ánh sánh, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối mười phương Căng già sa thảy vô lượng thế giới, hữu tình trong ấy thành tựu tà kiến, chẳng nghe danh Phật, danh Pháp, danh Tăng, mà năng khai hóa khiến khởi chánh kiến nghe danh Tam Bảo, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối mười phương Căng già sa thảy thế giới hữu tình, dùng oai lực mình khiến kẻ mù năng thấy, kẻ điếc năng nghe, kẻ câm năng nói, kẻ cuồng được nhớ, kẻ loạn được định, kẻ nghèo được giàu, kẻ trần được áo, kẻ đói được ăn, kẻ khát được uống, kẻ bịnh được trừ lành, kẻ xấu được đẹp xinh, kẻ hình tàn được đầy đủ, kẻ căn khuyết được đầy đủ, kẻ mê ngất được tỉnh ngộ, kẻ mệt mỏi được an thái; tất cả hữu tình đẳng tâm hướng nhau như cha, như mẹ, như anh, như chị, như em, như bạn, như thân; nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối mười phương Căng già sa thảy thế giới hữu tình, dùng oai lực mình khiến kẻ ở ác thú đều sanh thiện thú, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối mười phương Căng già sa thảy thế giới hữu tình, dùng oai lực mình khiến kẻ tập ác nghiệp đều tu thiện nghiệp, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn đối mười phương Căng già sa thảy thế giới hữu tình, dùng oai lực mình khiến kẻ phạm giới đều trụ nhóm giới, kẻ chưa được định đều trụ nhóm định, kẻ có ác huệ đều trụ nhóm huệ, kẻ không giải thoát đều trụ nhóm giải thoát, kẻ không giải thoát tri kiến đều trụ nhóm giải thoát tri kiến, kẻ chưa thấy đế được quả Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Độc giác Bồ đề, hoặc được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nên học Bát nhả Ba la mật đa.

Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn học oai nghi thù thắng chư Phật, khiến các hữu tình xem thấy không nhàm, dứt tất cả ác sanh tất cả thiện, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được như voi chúa đi xem, dung nghi nghiêm nghị, vì chúng thuyết pháp". Muốn nên việc này nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được thân ngữ ý nghiệp tùy trí huệ hành đều được thanh tịnh?". Muốn nên việc này nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được chân đi chẳng bén đất, lượng cao chừng bốn ngón tay, tự tại mà đi?". Muốn nên việc này nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, dẫn theo vây quanh đến cội Bồ đề?". Muốn nên việc này nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, nơi dưới cội Bồ đề đem thiên y làm tòa?". Muốn nên việc này nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được ngồi tréo mu chân dưới cội Bồ đề, đem các diệu tướng trang nghiêm nơi tay mà vỗ đại địa, khiến cho địa thần và các quyến thuộc đồng thời vọt lên?". Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ rằng: "Chừng nào ta được ngồi cội Bồ đề hàng phục chúng ma, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?". Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được thành Chánh Giác rồi, đi đứng nằm ngồi tùy địa nơi chỗ đều thành kim cương?". Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta xả quốc xuất gia, ngày ấy liền thành Vô thượng Chánh giác; cũng tức ngày ấy lại hiện quay xe diệu pháp, liền khiến vô lượng vô số hữu tình xa trần lìa cấu, sanh tịnh pháp nhãn; lại khiến vô lượng vô số hữu tình hết hẳn các lậu, tâm huệ giải thoát; cũng khiến vô lượng vô số hữu tình đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui?". Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được Vô thượng Bồ đề, vô lượng vô số Thanh văn, Bồ tát làm chúng đệ tử, thuyết một thời pháp khiến vô lượng vô số chúng hữu tình chẳng khởi nơi tòa được quả A la hán; lại khiến vô lượng vô số hữu tình cũng chẳng khởi nơi tòa đối Vô thượng Bồ đề được chẳng quay lui?" Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được thọ lượng vô tận, vô biên quang minh, tướng hảo trang nghiêm, kẻ xem không chán; dù lúc bước đi, hoa sen ngàn tép thường đỡ nơi chân mà khiến trên đất hiện ngàn dấu tròn; cất bước dạo đi đại địa rung động mà chẳng tổn hại hữu tình trên đất; khi muốn ngó lui cả thân đều chuyển theo; chỗ chân đi dậm tận mé kim cương như lượng bánh xe, đất cũng tùy chuyển?". Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Chừng nào ta được cả thân lóng đốt đều phóng quang minh, soi khắp mười phương vô biên thế giới, tùy soi chỗ nào vì các hữu tình làm đại nhiêu ích?". Muốn nên việc này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Khi tôi được Vô thượng Chánh đẳng giác, nguyện cõi chỗ ở không có tất cả tham dục, giận dữ, ngu si các danh, hữu tình trong ấy trọn nên diệu huệ. Do sức huệ này chóng khởi nghĩ đây: bố thí, điều phục, an nhẫn, dũng tiến, vắng lặng, quán kỹ, lìa các buông lung, tu hành phạm hạnh, từ bi hỷ xả, chẳng não hữu tình như cõi Phật khác, đâu chẳng lành thay!" Muốn mãn nguyện này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa khởi suy nghĩ này: "Khi tôi được Vô thượng Chánh đẳng giác, việc giáo hóa đã chu toàn, sau khi vào Niết bàn Chánh pháp không có thời kỳ diệt tận, thường vì hữu tình làm lợi vui lớn". Muốn mãn nguyện này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khởi suy nghĩ này: "Khi tôi được Vô thượng Chánh đẳng giác, nguyện cho thế giới mười phương Căng già sa thảy, kẻ hữu tình nghe danh tôi quyết được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề". Muốn mãn nguyện này, nên học Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát nếu muốn trọn nên vô lượng vô biên công đức này thảy, nên học Bác nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, đã năng thành xong công đức như thế. Bây giờ, Tam thiên đại thiên thế giới bốn Đại thiên vương đều rất vui mừng, đồng khởi nghĩ này: Chúng ta ngày nay nên đem bốn bát phụng Bồ tát này, như xưa Thiên vương phụng bát Phật trước.

Khi ấy, Tam thiên đại thiên thế giới trời Ba mươi ba, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại đều rất vui mừng đồng khởi nghĩ này: Chúng ta đều phải cấp hầu Bồ tát như vậy, khiến cho hung đảng A tố lạc tổn giảm, để các chúng trời người được thêm nhiều.

Khi ấy, Tam thiên đại thiên thế giới, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh đều vui mừng hớn hở, đồng khởi nghĩ này: Chúng ta nên thỉnh Bồ tát như thế mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp, lợi vui tất cả.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa, tăng ích sáu thứ Ba la mật đa. Khi ấy, các thế giới kia các thiện nam tử thiện nử nhân thảy đều rất vui mừng, đồng khởi nghĩ này: Chúng ta nên vì Bồ tát như thế làm cha mẹ, anh em, vợ con, quyến thuộc, quen biết, bạn bè.

Khi ấy, thế giới kia, trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh vui mừng may mắn, đều khởi nghĩ này: "Chúng ta phải thiết lập các thứ phương tiện khiến Bồ tát này lìa phi phạm hạnh, từ sơ phát tâm cho đến thành Phật, thường tu phạm hạnh". Sở dĩ vì sao? Vì nếu nhiễm sắc dục, sanh nơi Phạm thiên hãy năng bị chướng, huống được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Bồ tát nào đoạn dục, xuất gia tu phạm hạnh, năng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chẳng phải kẻ chẳng đoạn.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát vì quyết định có cha mẹ vợ con, các thân hữu ư?

Phật nói: Xá Lợi Tử! Hoặc có Bồ tát Ma ha tát có đủ cha mẹ vợ con, quyến thuộc, mà vẫn tu hạnh Bồ tát Ma ha tát. Hoặc có Bồ tát Ma ha tát không có vợ con, từ sơ phát tâm cho đến thành Phật, thường tu phạm hạnh, chẳng hoại đồng chơn. Hoặc có Bồ tát Ma ha tát phương tiện khéo léo, thị hiện thọ năm dục, nhàm bỏ xuất gia, mới được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Xá Lợi Tử! Ví như thầy huyễn, hoặc học trò y, giỏi nghề huyễn thuật, huyễn làm năm dục, với trong tự lung chung nhau khoái lạc. Nơi ý hiểu sao? Làm ra huyễn này là có thật chăng?

Xá Lợi Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng thật.

Phật nói: Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế, phương tiện khéo léo, vì muốn thành thục các loại hữu tình nên hóa thọ năm dục. Nhưng Bồ tát Ma ha tát này, với trong năm dục rất sanh nhàm ngán, chẳng bị năm dục làm nhiễm ô. Mà dùng vô lượng môn quở chê các dục: Dục là lửa dữ đốt thân tâm vậy; dục là uế ác dơ mình người vậy; dục là đầu sỏ ở cả ba đời thường làm hại vậy; dục là oán địch, đêm dài rình tìm làm suy tổn vậy; dục như cỏ đuốc; dục như quả đắng; dục như gươm nhọn; dục như đống lửa; dục như đồ độc; dục như huyễn gạt; dục như giếng tối. Bồ tát Ma ha tát dùng vô lượng môn tội lỗi quở mắng các dục. Đã khéo biết rõ tội lỗi các dục, lẽ đâu chơn thật thọ việc các dục. Chỉ vì làm nhiêu ích hữu tình được giáo hóa, phương tiện khéo léo thị hiện thọ các dục.

 

Hội Thứ Hai

Phẩm Quán Chiếu
Thứ 3-1

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát nên làm sao tu hành Bát nhã Ba la mật đa.

Phật nói: Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa nên quán như vầy: Thật có Bồ tát, chẳng thấy có Bồ tát, chẳng thấy danh Bồ tát; chẳng thấy Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy danh Bát nhã Ba la mật đa; chẳng thấy hành, chẳng thấy chẳng hành. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Tự tánh Bồ tát không, danh Bồ tát không. Sở dĩ vì sao? Tự tánh sắc không, chẳng do không vậy. Sắc không chẳng phải sắc; sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Tự tánh thọ tưởng hành thức không, chẳng do không vậy. Thọ tưởng hành thức không, chẳng phải thọ tưởng hành thức; thọ tưởng hành thức chẳng lìa không, không chẳng lìa thọ tưởng hành thức; thọ tưởng hành thức là không, không tức là thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao?

Xá Lợi Tử! Đây chỉ có danh rằng là Bồ đề, đây chỉ có danh rằng là Tát đỏa, đây chỉ có danh rằng là Bồ tát. Đây chỉ có danh rằng đó là không. Đây chỉ có danh rằng đó là sắc thọ tưởng hành thức. Tự tánh như thế vô sanh vô diệt vô nhiễm vô tịnh. Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, chẳng thấy sanh, chẳng thấy diệt, chẳng thấy nhiễm, chẳng thấy tịnh. Vì cớ sao? Chỉ giả lập khách danh, phân biệt nơi pháp mà khởi phân biệt. Giả lập khách danh tùy khởi ngôn thuyết, như như ngôn thuyết, như vậy, như vậy, sanh khởi chấp trước.

Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa đối như vậy thảy chẳng thấy tất cả. Do chẳng thấy nên chẳng sanh chẳng trước.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, nên quán như vầy: Bồ tát chỉ có danh, Phật chỉ có danh, Bát nhã Ba la mật đa chỉ có danh. Sắc chỉ có danh, thọ tưởng hành thức chỉ có danh, tất cả pháp khác chỉ có danh.

Xá Lợi Tử! Như ngã chỉ có danh rằng đó là ngã, thật chẳng khá được. Như vậy hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, khiến tác giả, khởi giả, khiến khởi giả, thọ giả, khiến thọ giả, tri giả, kiến giả cũng chỉ có danh rằng là hữu tình cho đến kiến giả, thật chẳng khá được, vì chẳng khá được nên không vậy. Chỗ tùy thế tục giả lập khách danh, các pháp cũng vậy, chẳng nên chấp trước. Vậy nên, Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy có ngã cho đến kiến giả, cũng chẳng thấy có tất cả pháp tánh.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, trừ huệ chư Phật, huệ tất cả Thanh văn, Độc giác chỗ chẳng năng kịp, vì chẳng khá được không vậy. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này đối danh, sở danh đều vô sở đắc, vì chẳng quán thấy, vô sở trước vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành Bát nhã Ba la mật đa như thế, tên là khéo hành Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Giả sử ngươi và Đại Mục Kiền Liên đầy châu Thiệm bộ như lúa mè tre lau mía rừng thảy, sở hữu Bát nhã sánh Bát nhã của Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa, trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, trăm ức phần chẳng kịp một, ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn ức phần chẳng kịp một, trăm ngàn trăm ức phần chẳng kịp một, số phần, toán phần, kế phần, dụ phần, cho đến cực số phần chẳng kịp một. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Bồ tát Ma ha tát này năng khiến tất cả hữu tình vào Niết bàn. Bát nhã tất cả Thanh văn, Độc giác chẳng được như thế vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa ở trong một ngày sở tu Bát nhã, Bát nhã của tất cả Thanh Văn, Độc giác chỗ chẳng kịp vậy.

Xá Lợi Tử! Thôi châu Thiệm bộ, giả sử ngươi và Đại Mục Kiền Liên đầy bốn đại châu, như lúa mè tre lau mía rừng thảy, sở hữu Bát nhã sánh Bát nhã của Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát Bát nhã này năng khiến tất cả hữu tình tới vào Niết bàn, tất cả Thanh văn, Độc giác Bát nhã chẳng được như thế vậy.

Lại Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa ở trong một ngày sở tu Bát nhã, Bát nhã tất cả Thanh văn, Độc giác chỗ chẳng kịp vậy.

Xá Lợi Tử! Thôi bốn đại châu, giả sử ngươi và Đại Mục Kiền Liên đầy một Tam thiên đại thiên thế giới, như lúa mè tre lau mía rừng thảy, sở hữu Bát nhã sánh Bát nhã của Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần cũng chẳng kịp một. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát Bát nhã này năng khiến tất cả hữu tình tới vào Niết bàn, tất cả Thanh Văn, Độc giác Bát nhã chẳng được như thế vậy.

Lại Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa ở trong một ngày sở tu Bát nhã, tất cả Thanh Văn, Độc giác Bát nhã chỗ chẳng kịp vậy.

Xá Lợi Tử! Thôi một Tam thiên đại thiên thế giới, giả sử ngươi và Đại Mục Kiền Liên đầy rẫy thế giới chư Phật mười phương Căng già sa thảy, như lúa mè tre lau mía rừng thảy, sở hữu Bát nhã sánh Bát nhã của Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa trăm phần chẳng kịp một, ngàn phần chẳng kịp một, trăm ngàn phần chẳng kịp một, cho đến cực số phần chẳng kịp một. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát Bát nhã năng răn khiến tất cả hữu tình tới vào Niết bàn. Tất cả Thanh văn, Độc giác Bát nhã chẳng được như vậy.

Lại Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa ở trong một ngày sở tu Bát nhã, tất cả Thanh văn Độc giác Bát nhã chỗ chẳng kịp vậy.

--- o0o ---

Mục Lục Tập 17

Quyển thứ:  | 401  | 402  | 403  |  404  | 405

406  | 407  | 408  | 409  | 410  | 411  | 412  | 413  | 414  | 415

 416  | 417  | 418  | 419  | 420  | 421  | 422  | 423  | 424  | 425

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Phước Sơn Trần Minh
Cập nhật: 01-01-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

人生七苦 Quảng Ăn chay đúng cách একব র Nghệ 四十二章經全文 น ท 佛语不杀生 七五三 小山 Vượt thoát trầm luân tiếp theo và 忿怒相 お寺との付き合い 檀家 祓郷婦人会会則 地风升 栃木県 寺院数 எதன ந ன வ Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh DÃƒÆ lá ÿ æåŒ 河南有专属的佛教 ngay via phat a di da 工作证明 长寿和尚 塩谷八幡宮 Ï æŠ æ³ 星雲大師全集 合祀墓と合葬墓の違い 高級 霊園 大一学期改进措施与下学期计划 Ç dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan tận thuyết hay thuyết tận 五痛五燒意思 the 七佛灭罪真言全文念诵 Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ å æžœ æˆåšæ ส ะนนะ お寺 護持会 住所 ๆ ภขง 曹洞宗 お参りの仕方 人生是 旅程 風景 地藏十轮经 xuân về nơi cửa phật рикна çšˆä¾ çš æ æ chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua cac ban tre thoi nay nhin cuoc doi nhu the nao an chay doi voi gioi tre æ ²æ¼ 大安法师讲五戒