Giảng sư
Thanh Nguyên giảng tại Niệm Phật đường Linh Nham Sơn,
Tô Châu - Trung Quốc
Thích Nữ Liên Nghiêm dịch
Kinh “Vu lan bồn” là một bộ “Hiếu kinh” trong Phật giáo, cũng có thể nói laø “kinh Báo AÂn”, báo đáp ân đức cha mẹ. Ai sanh ra trên đời này mà không có cha mẹ ? Ðã có cha mẹ thì cần phải báo ân. Bộ kinh này không dài, nhưng ý nghĩa của nó rất thâm sâu. Nay chúng ta không giảng về ý nghĩa thâm sâu của kinh, vì giảng sâu cũng không dễ hiểu, để cho những người sơ phát tâm dễ hiểu, ở đây giảng cạn một chút, từ cạn vào sâu, trước từ hiếu đạo bước vào, để biết Phật giáo không phải không chú trọng về chữ Hiếu. Chữ Hiếu trong Phật giáo không phải là chữ Hiếu bình thường, mà là đại hiếu. Cha mẹ đối với con cái có ân, có ân thì phải báo đáp. Vậy phải báo đáp như thế nào. Bộ kinh này sẽ dạy cho chúng ta phương pháp báo ân.
Trước khi giảng kinh, đầu tiên giảng về đề kinh. Ðề kinh là tổng cương của một bộ kinh, nói rõ tổng cương thì có thể hiểu rõ đại ý của bộ kinh, vì thế trước giải thích đề kinh. Theo cách giải thông thường, năm chữ “Phật thuyết Vu lan bồn” là tên riêng, vì tên của kinh này và tên của các bộ kinh khác không giống nhau, vì thế gọi là biệt đề. Chữ “kinh” là thông đề, phàm là kinh tạng đều có tên là kinh, vì thế gọi là thông đề. Ðó là ý nghĩa thông biệt của bộ kinh này. Dưới đây sẽ giải thích từng phần :
“Phật thuyết” : Là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết ra. Tại sao Ðức Phật thuyết bộ kinh này ? Vì Tôn giả Mục Kiền Liên, sau khi đắc được lục thông, muốn tìm cách báo ân nuôi dưỡng của cha mẹ, bèn dùng đạo nhãn, nhìn thấy cha đã sanh thiên, nhìn thấy mẹ đang đọa lạc trong đường ngạ quỷ :
Da khô bọc lấy xương gầy,
Tuyệt nhiên cơm nước hình hài ốm o.
Mục Liên buồn bã âu lo,
Bát cơm dâng mẹ mong cho đỡ lòng.
Mẹ vừa tiếp bát cơm xong,
Tay lo che đậy tay hòng bốc ăn.
Than ôi ! Nghiệp quả tiền căn,
Cơm đưa tới miệng lửa bừng cháy cao.
Mẹ không dùng được nghẹn ngào,
Mục Liên than khóc kêu gaøo thảm thương. ([i])
Vì thế, Tôn giả Mục Liên buồn thương khóc lóc trở về chỗ Phật cầu xin phương pháp giải cứu mẫu thân. Ðây là nguyên nhân phát khởi của bộ kinh này, vì thế Phật thuyết bộ kinh này.
“Vu lan bồn” : Vu lan là Phạn ngữ, Tàu dịch là “Cứu đảo huyền”. Vì sự đau khổ trong ba đường ác đạo thực không có cách nào giải thoát, chỉ đành mượn “đảo huyền” để làm ví dụ. Ðảo huyền là cái khổ bị treo ngược. Kỳ thực cái khổ trong ba đường ác đạo còn khổ hơn cái khổ bị treo ngược nhiều, nhưng cái khổ này có cách nào để giải cứu ? Vì thế Phật thuyết pháp “Vu lan bồn”. Bồn là chỉ cho đồ đựng thức ăn thức uống, tất cả chén bát đều gọi là bồn, cũng chính là thực cụ dùng để ăn cơm của chúng ta. Nhưng thực cụ này có thể cứu cái khổ treo ngược chăng ? Chỉ dùng thực cụ thì không thể cứu cái khổ treo ngược, cần phải dùng đồ ăn trăm món trái cây trăm màu đựng trong bồn này để cúng dường Tăng chúng có giới đức thanh tịnh đã trải qua kỳ an cư kiết hạ Tự tứ. Tại sao cần phải cúng dường Tăng chúng ? Vì trong ba tháng Kiết hạ an cư :
Thánh Tăng ngày ấy tựu tề,
Nào người ẩn náu sơn khê định thiền,
Nào người tứ quả hiện tiền,
Nào người thọ hạ cần chuyên kinh hành
Nào người giáo hóa môn sinh,lk
Lục thông chứng đắc phép linh cao vời.
Nào người Bồ tát nhiều đời,
Kiếp này quyền hiện làm Thầy Tỳ kheo.
Các Ngài từ mười phương vân tập cùng nhau kiểm thảo, trong thời gian này giới luật có tinh nghiêm không ? Có người giới luật thanh tịnh, không có mảy may vi phạm, có người phạm giới trước mặt đại chúng thành tâm sám hối, cũng có người tuy phạm giới, nhưng mình không biết vì thế tự nguyện để cho tùy ý người khác cử tội ra, nên gọi là Tự tứ. Sau khi Tự tứ, mỗi người đều trước mặt đại chúng theo luật sám hối, sau khi sám hối, mới được thanh tịnh.
Vì thế, ngày 15 tháng 7 gọi là ngày Tăng Tự tứ, cũng gọi là ngày Phật hoan hỷ. Vì Tăng chúng sau ngày kiết hạ, sau ngày Tự tứ, có người đắc đạo, có người giới luật thanh tịnh, tu hành tinh tấn, giới đức trang nghiêm, vì thế Phật rất hoan hỷ. Nên biết Ðức Phật không có gì là hoan hỷ hay không hoan hỷ, Ngài không giống như phàm phu chúng ta có phiền não có vui buồn, Ngài là người mà các lậu hoặc đã tận, trí huệ đã viên mãn. Nhưng Phật tùy thuận chúng sanh cũng có lúc hoan hỷ. Vì thế, trong ngày này đem các đồ ăn ngon ngọt ở thế gian cúng dường Phật Pháp Tăng Tam bảo, nương vào công đức cúng dường Tam bảo, nương vào uy thần của Tăng chúng, thì có thể cứu được cái khổ treo ngược của chúng sanh đang đọa lạc trong ba đường khổ. Không những khiến cho cha mẹ hiện đời sống lâu trăm tuổi, không bệnh không khổ không phiền não, mà cho đến cha mẹ bảy đời cũng được lìa khổ được vui. Vì thế kinh này còn gọi là “Kinh báo ân”, báo ân bú mớm nuôi dưỡng của cha mẹ. Không những người xuất gia phải báo ân, mà người tại gia, phàm là ai có cha mẹ đều phải cần báo ân báo hiếu.
Có người nói : “Người xuất gia thì không còn nhà nữa”, câu nói này cũng đúng cũng không đúng. Nói người xuất gia không có nhà, là nói không có nhà vợ con trói buộc, đó là đúng. Nhưng cha mẹ vẫn còn, như cha mẹ còn sống, thậm chí không có anh chị em lo lắng, cha mẹ tuổi già rồi, chẳng lẽ xuất gia rồi không quan tâm đến sao ? Vẫn phải lo lắng đến. Nhưng đó là hiếu thế gian, chỉ có thể lo lắng săn sóc đời sống hiện nay của cha mẹ. Như cha mẹ đã qua đời, muốn biết cha mẹ đang hưởng vui hay là thọ khổ thì phải nhờ công phu tu hành, sau khi đắc đạo mới biết được. Tôn giả Mục Kiền Liên là một tấm gương soi sáng cho chúng ta. Sau khi theo Phật xuất gia tu học, không biết cha mẹ qua đời đã sanh vào đâu, nên y theo lời Phật dạy bảo dụng công tu hành, quả nhiên công phu không phụ người có chí, khi vừa đắc được thần thông, thì nhìn thấy mẹ đang bị thọ khổ, nhưng không ngờ thần thông mà mình đắc được, chỉ có thể nhìn thấy mẹ mình “tội căn thâm kết” đang chịu khổ mà không có sức cứu độ, vì thế Phật nói : “Một ngươi khó được cứu an”. Nếu không có thần thông thì làm sao có thể nhìn thấy được ? Vì thế không thể nói không nhìn thấy thì không có việc này. Chúng ta vì không có thần thông, nhìn không thấy, thường lầm cho rằng “người chết như đèn tắt”, kỳ thực cách nói này không chính xác. Có người làm việc xấu phạm pháp, y theo pháp trừng phạt, đó là ác nhân chiêu cảm ác quả. Nếu không bị người phát hiện, không thể nói rằng không có tội. Ðã có tội, tuy ở nhân thế không bị phát hiện, nhưng sau khi lâm chung vẫn phải bị hình phạt. Vì thế, có nhân gì thì gặt quả báo nấy, như bóng theo hình, không mảy may sai chạy.
Tôn giả Mục Liên nếu không
đắc đạo, có nghĩa là không thể nhìn thấy mẹ mình đang chịu khổ, nhưng
không thể vì không nhìn thấy mà nói mẹ mình không bị khổ đau, điều đó
không hợp với sự thật, may mà Tôn giả Mục Liên đắc đạo báo ân, nếu không
mẹ đang thọ khổ con không hay biết, đó thật là điều đáng hận biết bao !
Làm con cần nên hiểu được đạo lý này. Cha mẹ hiện đời không thể khoâng
quan tâm, nên biết đó là hiếu đạo ở đời này. Nếu cha mẹ làm những ác
nghiệp thì con cái nên giảng đạo lý cho cha mẹ nghe và hướng dẫn cha mẹ
sửa đổi bỏ ác làm lành để trở về con đường hướng thượng. Cha mẹ và con có
tình cốt nhục, con khuyên cha mẹ thì sẽ có hiệu quả, nhưng cũng có lúc
không phải lập tức có hiệu quả ngay, lúc đó làm con phải có lòng nhẫn nại,
dùng đủ mọi cách khéo léo nhắc nhở, cuối cùng thì cũng sẽ khuyên được cha
mẹ. Ðiều này còn cao hơn đối với việc lo lắng cuộc sống hiện đời của cha
mẹ. Lo lắng cuộc sống hiện tại chỉ là việc một đời, khuyên nhắc cha mẹ làm
việc thiện lành là việc dài lâu. Tôn giả Mục Liên trước khi theo Phật xuất
gia, không biết thế nào là nhân quả, mẹ làm ác cũng không biết khuyên nhắc,
khi Tôn giả Mục Liên xuất gia, hiểu được đạo lý nhân quả, mẹ đã qua đời.
Vậy phải làm sao đây ? Chỉ có cách nỗ lực tu hành đeå chứng quả chứng đắc
thần thông, đó là cách tích cực báo ân nuôi dưỡng của cha mẹ.
Câu chuyện “Mục Liên cứu mẹ”, trong dân gian lưu truyền rất rộng, đã phổ thành kịch, cải lương, đưa lên sân khấu để giáo dục con người, vì thế rất nhiều người biết câu chuyện này.
Ðại ý quan trọng của bộ kinh này, chính là “Mục Liên dùng pháp Vu lan bồn cứu mẹ”. Pháp Vu lan bồn không những cứu được cha mẹ hiện đời, mà còn có thể cứu được cha mẹ bảy đời. Không phải cứu một lần mà xong, cần phải :
Mỗi năm tháng bảy ngày Rằm,
Ðem lòng hiếu tử niệm ân sanh thành.
Vu lan thiết lễ trai thanh,
Cúng dường chư Phật kính thành chư Tăng.
Phàm là người đệ tử Phật giáo phải tu hạnh hiếu thuận, cần phải :
Phải nên tưởng niệm chuyên cần,
Nhớ ơn cha mẹ sanh thân đời này,
Mẹ cha thất thế xa dài,
Nguồn xưa cội cũ ơn dày kỉnh khâm.
Ðó là lời dạy bảo của Ðức Phật. Nếu không thường nhớ nghĩ ân đức cha mẹ, không những bất hiếu với cha mẹ mà còn làm trái với lời Phật dạy. Kinh Phạm Võng nói : “Hiếu gọi là giới, cũng gọi là năng lực chế ngự đình chỉ mọi sự tội lỗi, sự hiếu thuận đối với cha mẹ, sư trưởng, Tam bảo, là pháp hiếu thuận phù hợp chánh pháp chí thượng”.
Có thể thấy không hành hiếu đạo cũng là phạm giới, tội này rất lớn, là người đệ tử của Phật cần nên vâng theo lời dạy của Ðức Phật để tránh phạm tội.
Ở Trung Quốc có nơi hiểu lầm ngày Rằm tháng bảy “Pháp hội Vu lan bồn” là ngày phóng diệm khẩu ([i]), cũng có người dùng giấy làm thuyền lớn, đốt thuyền, thả đèn hoa sen v. v... Kỳ thực, đó không hiểu ý nghĩa Vu lan bồn, không hợp với ý kinh. Khi cúng dường “Vu lan bồn”, Phật dạy rằng :
Bấy giờ lời Phật truyền ban,
Mười phương Tăng chúng các hàng dạy qua.
Trước nên chú nguyện đồng hòa,
Cầu cho thí chủ mẹ cha bảy đời,
Hành thiền định ý không lơi,
Sau rồi thọ thực sau rồi niệm Kinh,
Có thể thấy pháp Vu lan bồn này không chỉ là cúng dường thức ăn, mà trước khi cúng dường thọ thực, mà cần phải “chú nguyện”, “hành thiền định ý”, đó chính là pháp, không có pháp này làm sao có thể cứu được cái khổ treo ngược ? Chú nguyện và hành thiền là pháp chủ yếu nhất của Vu lan bồn, không thực hành pháp này, Vu lan bồn chỉ là một hình thức.
Do vì tuân theo lời Phật dạy như pháp thưïc hành, sau khi chú nguyện hành thiền :
Mục Liên nghe dạy mừng vui,
Và chư Bồ tát nghe rồi hân hoan.
Mục Liên cảm thấy nhẹ nhàng,
Khổ sầu đau đớn tiêu tan tức thì
Mừng vui cái gì ? Không phải mừng vui vì được ăn ngon, mà là mừng vui :
Cúng dường xong mẹ thoát ly khổ hình.
Nếu không “chú nguyện hành thiền”, làm gì nhanh chóng khiến cho mẹ của Ngài Mục Liên lìa khổ được vui. Vậy thì sức uy thần của “chú nguyện hành thiền” này tại sao lại lớn như thế ? Vì pháp này là sau ngày kiết hạ Tự tứ, mười phương Tăng chúng mới có công đức bất khả tư nghì như thế. Trên là giảng về ba chữ Vu lan bồn, cũng chính là đại ý của bộ kinh này, sau đây sẽ giảng về chữ kinh.
“Kinh”
là thông đề, thông với kinh tạng. Ý nghĩa của kinh là con đường, đi theo
con đường mà kinh đã chỉ, thì có thể khiến người đi trên con đường cải ác
hướng thiện, có thể khiến cho người đi trên con đường bỏ phàm thành Thánh,
có thể khiến cho người hướng trên con đường bỏ mê quay về giác ngộ, mục
đích cuối cùng là có thể khiến cho con người đi từ sanh tử đến Niết bàn.
Ðó là ý nghĩa của chữ kinh. Kinh còn có nghĩa là khế kinh. Khế laø khế hợp,
đạo lý trong kinh nói ra trên khế hợp với diệu lý chư Phật, dưới khế hợp
với cơ nghi chúng sanh, khế lý khế cơ đó gọi là kinh.
Cách giảng như thế thì kinh và con đường không giống nhau. Trong xã hội cũng có rất nhiều kinh, nhưng có kinh chỉ có thể khiến cho người bỏ ác làm thiện, không thể khiến cho người chuyển phàm thành Thánh, cũng không thể khiến cho người bỏ mê quay về giác ngộ, lại càng không thể khiến cho người chuyển từ sanh tử đến Niết bàn. Có bộ kinh nào nói đến việc đoạn trừ phiền não, lại có bộ kinh nào nói về vấn đề liễu thoát sanh tử ? Chỉ có kinh Phật mới nói đến các vấn đề này. Vấn đề này không phải là vấn đề nhỏ, mà là vấn đề lớn có liên quan đến sự sanh tử của con người. Nên biết được thân này không phải là chuyện dễ dàng, được thân người mà có thể nghe được Phật pháp càng là một chuyện không phải dễ dàng, không có thiện căn đời trước thì không thể nghe được Phật pháp, dù có nghe đến cũng không có lòng tin tưởng. Có người không những không tin tưởng mà còn hủy báng. Ðó chứng minh mỗi người đều có thiện căn không giống nhau, người có thiện căn đã nghe được Phật pháp thì nên quý trọng nhân duyên tốt đẹp này. Phật Ðà giáo hóa chúng sanh chính là vì đại sự nhân duyên này mà xuất hiện giữa đời. Tôn giả Mục Liên vì muốn cứu cái khổ treo ngược của Mẹ, thỉnh cầu Ðức Phật thuyết pháp giải cứu, Phật đại từ đại bi vì chúng sanh mà thuyết bộ kinh Vu lan bồn này.
Nguyên văn :
Tây Tấn Tam Tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch.
Dịch :
Ðời Tây Tấn Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch.
Giảng :
Ðây là tên người phiên dịch, vì bộ kinh này vốn là tiếng Phạn cần phải phiên dịch mới có thể đọc hiểu. “Tây Tấn” là thời đại phiên dịch bộ kinh này, cũng chính là sau thời Tam Quốc, Tư Mã Viêm làm hoàng đế hiệu là Tấn Vũ Ðế, khoảng thời gian từ năm 265 - 290. “Tam Tạng” là kinh luật luận Tam Tạng. “Pháp sư” là người lấy tam tạng làm Thầy, lại là người có thể hoằng dương Tam tạng. “Trúc Pháp Hộ” là pháp danh của vị Pháp sư. “Trúc” là người nước Nguyệt Thị Thiên Trúc. Pháp sư học thức uyên bác, phẩm hạnh thanh cao, tinh cần khổ hạnh, đến Trung Quốc hoằng pháp lợi sanh. “Dịch” là phiên dịch, Pháp sư phiên dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Hán, công đức rất lớn, vì thế đặt trước bộ kinh này để làm kỷ niệm. Nên biết lúc đó giao thông không phương tiện, đường sá xa xôi, Pháp sư không ngại gian nan hiểm trở, vượt núi trèo non từ ngàn dặm đến Trung Quốc, vì pháp quên mình, chuùng ta hôm nay có thể đọc được bộ kinh này nên cảm niệm ân đức của Pháp sư.
Nguyên văn :
Văn như thị, nhứt thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên.
Dịch :
Thế Tôn thuở nọ trụ yên,
Tại thành Xá Vệ Kỳ Vieân tinh đàng.
Giảng :
Trước khi giảng kinh văn, đầu tiên giảng về pháp chia kinh “tam phần”. Kinh văn chia thành tự phần, chánh tông phần và lưu thông phần, bắt đầu từ Pháp sư Ðạo An đời Ðông Tấn. Lúc đó có rất nhiều người không đồng ý với cách phân chia này, sau đó bộ “Luận Phật địa” của Bồ tát Thân Quang được dịch thành tiếng Hán, trong bộ luận cũng có 3 phần, chứng minh sự phân chia kinh văn của Pháp sư Ðạo An là đúng, cho nên sau naøy giảng kinh đều dựa vào pháp tam phần chia kinh của Ngài Ðạo An. Tự phần lại chia thành Chánh tín tự và Phát khởi tự. Chánh tín tự chính là tín, văn, thời, trụ, xứ, chúng. Ðây là sáu thời thành tựu, chứng minh bộ kinh naøy đáng được tin, cho nên gọi là Chánh tín tự.
Phần Chánh tín tự của nhiều bộ kinh bắt đầu đều là “Như thị ngã văn”, nhưng bộ kinh này thì bắt đầu “Văn như thị”. Kỳ thực thì cũng giống như vậy, lấy chữ “Văn” đặt ở phía trước, thiếu một chữ “Ngã”, điều này chứng minh Tôn giả A Nan đã chứng đắc vô ngã, chữ “Văn” này là Văn thành tựu. “Như thị” chính là chỉ bộ kinh này, là chính bản thân Tôn giả A Nan nghe Ðức Phật thuyết ra, không thể sai, đó là Tín thành tựu. “Nhất thời” là thời gian thuyết kinh này, nhưng không thể chỉ định rõ ngày tháng, vì niên lịch của mỗi nước không giống nhau, chỉ có thể dùng nhất thời để nói thời gian bắt đầu và kết thúc thuyết bộ kinh này, đây chính là “Thời thành tựu”. “Phật” là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, là thuyết pháp chủ, là Chủ thành tựu. “Tại Xá Vệ quốc Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên”, đây là nơi Ðức Phật thuyết pháp. Xá Vệ là Phạn ngữ, có nghĩa là Phong Ðức. Vì ở đó có tài bảo phong phú, lại có đức giải thoát, nên gọi là Phong Ðức. Ở Trung Ấn Ðộ, Xá Vệ là đô thành của nước Kiều Tát La. Tại sao lấy tên đô thành mà gọi là tên nước ? Vì có một nước đồng tên với nước Kiều Tát La, để tránh cùng tên với nước láng giềng, cho nên lấy tên đô thành gọi là nước Xá Vệ. “Kỳ” là Thái tử Kỳ Ðà, “Cấp Cô Ðộc” là trưởng giả Cấp Cô Ðộc. Có một câu chuyện về hai vị này. Trưởng giả vì hôn lễ của con trai đến thành Xá Vệ, được diện kiến Ðức Phật, ông phát đại tâm, muốn xây một ngôi Tịnh xá tại thành Xá Vệ, thỉnh Ðức Phật đến đó thuyết pháp, vì thế Ðức Phật bèn kêu Xá Lợi Phất theo trưởng giaû đến thành Xá Vệ tìm chỗ xây Tịnh xá. Trưởng giả nhìn thấy vườn hoa của Thái tử Kỳ Ðà vô cùng thích hợp bèn muốn mua. Thái Tử nói giỡn một câu :
- Nếu ông trải vàng khắp mặt đất ta sẽ bán cho ông.
Trưởng giả cho raèng Thái tử nói thiệt, bèn cho người chở vàng đem đến trải đầy mặt đất, Thái tử nhìn thấy Trưởng giả thật sự đem vàng trải đầy mặt đất, cảm thấy Trưởng giả thật có lòng thành không tiếc vàng bạc, từ đó suy đoán biết Phật nhất định là một người phi thường. Vì thế hai người thương lượng cùng làm công đức này. Thái tử Kỳ Ðà cúng cây trong vườn, Trưởng giả Cấp Cô Ðộc mua vườn hoa, vì thế gọi là Kỳ thọ Cấp Cô Ðộc viên (rừng cây Thái tử Kỳ Ðà, vườn của Trưởng giả Cấp Cô Ðộc). Phật ở trong vườn này thuyết bộ kinh Vu lan bồn, gọi là Xứ thành tựu. Lại có Chúng thành tựu. Ở đây tuy không nói rõ, nhưng trong kinh có nói “Thập phương Tăng chúng”, “Tứ boái đệ tử”, đều là Chúng thành tựu. Có sáu loại thành tựu này thì chứng minh bộ kinh này đáng được tin tưởng, thực do Ðức Phật nói ra, chứ không phải là ngụy tạo. Sáu loại thành tựu này, phàm là kinh do Ðức Phật nói ra đều có, vì thế lại gọi là thông tự. Dưới đây giảng về Phát khởi tự, thuyết minh Ðức Phật thuyết pháp không phải không có nhân duyên. Trước khi thuyết pháp nhất định có người phát khởi. Sự phát khởi của kinh này không giống với các kinh khác, vì thế lại gọi là biệt tự.
Nguyên văn :
Ðại Mục Kiền Liên thủy đắc lục thông.
Dịch :
Mục Liên đạo hạnh rỡ ràng,
Lục thông vừa đắc vẹt màn vô minh.
Giảng :
Từ chỗ này cho đến “toại bất đắc thực” là Phát khởi tự, có thể cho người biết tại sao Ðức Phật thuyết bộ kinh này. Ma Ha Mục Kiền Liên là Phạn ngữ, Tàu dịch là Ðại Thái Thúc Thị, là họ của Tôn giả. Do vì tổ tiên của Ngài trên núi tu hành, chỉ haùi các loại đậu nuôi sống, “Thúc” là tên chung các loại đậu, vì thế lấy đó làm họ. Tên của Tôn giả là Ni Câu Luật Ðà, là tên của một loại cây, vì cha mẹ của Ngài cầu khẩn với thần cây này mà sinh ra Ngài, vì thế laáy tên cây đặt tên cho Ngài. Mục Liên thuộc chủng tộc Bà la môn, là bạn thân của Xá Lợi Phất. Một ngày kia Xá Lợi Phất đi trên đường gặp Tỳ kheo Mã Thắng, nghe Ngài Mã Thắng nói :
Chư pháp tùng duyên sanh,
Duyên tạ pháp hoàn diệt.
Ngã sư Thích Ca văn,
Thường tác như thị thuyết.
Dịch :
Các pháp do duyên sanh,
Duyên hết pháp hoàn diệt.
Thầy tôi Phật Thích Ca,
Thường thường thuyết như thế.
Vì thế Xá Lợi Phất trở về nói cho Mục Liên nghe, hai người cùng nhau thương lượng, đồng thời phát tâm, đem theo hai trăm năm mươi đồ đệ theo Phật xuất gia, làm vị Tỳ kheo. Sau khi nghe Ðức Phật thuyết pháp, y pháp tu hành, chứng đắc quả A la hán. Sau khi chứng quả đắc được lục thông, lục thông là :
1. Thiên nhãn thông : Dù núi cao biển cả cũng không ngăn cản được tầm mắt, xa đến đâu cũng có thể nhìn thấy.
2. Thiên nhĩ thông : Thính giác cũng không bị chướng ngại, xa đến đâu cũng có thể nghe được.
3. Tha tâm thông : Những việc suy nghĩ trong tâm người khác đều có thể biết.
4. Túc mạng thông : Có thể biết được những việc quá khứ.
5. Thần túc thông : Muốn đi đâu thì đi đó.
6. Lậu tận thông : Không đến tam giới hữu lậu thọ sanh. Thần thông này nhất định chứng đến tứ quả mới có.
Sáu loại này đều không có chướng ngại, nên gọi là thông.
Nguyên văn :
Dục độ phụ mẫu, báo nhũ bộ chi ân.
Dịch :
Cù lao dốc báo ơn sanh,
Nguyền đưa phụ mẫu thoát vành trầm luân.
Giảng :
Tôn giả Mục Liên tha thiết mong muốn báo ân cha mẹ, vừa đắc được lục thông bèn muốn cứu độ cha mẹ, báo ân nuôi nấng dưỡng dục. Nhũ bộ là mẹ cho bú mớm. Không những là bú mớm mà còn giặt rửa các đồ nhơ bẩn, đói no ấm lạnh, y phục bốn thời, đều nhẫn nại lo lắng vô cùng châu đáo, từng chút từng chút dưỡng dục cho đến khi trưởng thành. AÂn đức cha mẹ lớn hơn núi cao, sâu hơn biển rộng, làm con cần phải biết ân báo ân :
Công Cha như núi Thái sơn,
Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ Mẹ kính Cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Nguyên văn :
Tức dĩ đạo nhãn, quán thị thế gian
Dịch :
Nhãn quan vận dụng phép thần,
Thế gian khắp cõi kiếm tầm luống công.
Giảng :
“Ðạo nhãn” là thiên nhãn. Thiên nhãn nhân đắc đạo mà được. “Thế gian” là chỉ tam giới : dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Tôn giả Muïc Liên trên dưới khắp nơi kiếm tìm, nhìn thấy cha được sanh thiên, đang hưởng phước ở cõi trời, tức sanh nơi cõi vui, không nên quấy rầy.
Nguyên văn :
Kiến kỳ vong mẫu sanh ngạ quỉ trung, bất kiến ẩm thực, bì cốt liên lập.
Dịch :
Nào hay ngạ quỷ mắc vòng,
Thấy ra vong mẫu lao lung đọa đày.
Da khô bọc lấy xương gầy,
Tuyệt nhiên cơm nước hình hài ốm o.
Giảng :
Khi nhìn thấy mẫu thân thì than ôi ! Mẹ sanh trong ngạ quỷ, đói muốn ăn, nhưng không nhìn thấy đồ ăn thức uống. Tại sao không nhìn thấy đồ ăn thức uống ? Ðó là do ác nghiệp quá khứ của mình chiêu cảm, dù cho nhìn thấy đồ ăn thức uống, thì đồ ăn thức uống cũng biến thành than lửa, vì thế không theå ăn uống được. Vì không thể ăn uống được nên da bọc lấy xương, ốm o gầy mòn như que củi, hình dung vô cùng xấu xa.
Nguyên văn :
Mục Liên bi ai, tức dĩ bát thạnh phạn, vãng hướng kỳ mẫu.
Dịch :
Mục Liên buồn bã âu lo,
Bát cơm dâng mẹ mong cho đỡ lòng.
Giảng :
Tôn giả Mục Liên nhìn thấy cảnh đó làm sao không buồn thương bi ai được ? Vì thế lập tức lấy bát của mình đựng đầy bát cơm dâng cho Mẹ. Ở đây có thể đưa ra thắc mắc : Tôn giả Mục Liên đã đắc được lục thông, chẳng lẽ Ngài vẫn không biết nghiệp chướng của ngạ quỷ sao ? Trả lời vấn đề này có ba cách :
1. Theo thế tình, Mục Kiền Liên tha thiết báo ân, nhìn thấy mẹ đang chịu cảnh đau khổ như thế, lòng nóng như lửa, tình cảm mẹ con không phải là thứ tình cảm tầm thường có thể sánh được, nhất là người con hiếu, đã nhìn thấy cảnh như thế, nên bất chấp tất cả lập tức mang đầy bát cơm dâng lên cho Mẹ, đó là thường tình của con người, lý nên như thế.
2. Lấy sự cảnh tỉnh người : Tôn giả Mục Kiền Liên là bậc Thánh Tăng đã chứng quả đắc lục thông, Ngài biết người thường đều cho rằng không nhìn thấy thì cho rằng không có. Tình cảnh của mẹ, Mục Liên không phải nằm mộng, cũng không phải huyễn tưởng, mà do chứng quả đắc thần thông mà thấy được, là việc xác thực, lấy việc này để cảnh tỉnh người đời, không nên tạo nghiệp ác, để tránh cái khổ treo ngược.
3. Bài xích tiểu thừa : Tứ quả A la hán là bậc Thánh nhân đã ra khỏi tam giới, đã đắc thần thông đối với phàm phu mà nói là một việc phi thường, nhưng vẫn không phải là quả vị cứu cánh. Thiên nhãn tuy thông suốt, không có chướng ngại, nhưng không bằng pháp nhãn có thể chiếu kiến tất cả các pháp, lại không bằng Phật nhãn như trăm ngàn mặt trời có thể phổ chiếu khắp mọi nơi.
Tóm lại, Tôn giả Mục Liên dù có biết nghiệp chươùng của ngạ quỷ, không thể thọ thực, mà vẫn dâng bát cơm cho mẹ, đó là việc nên làm.
Nguyên văn :
Mẫu đắc bát phạn, tiện dĩ tả thủ chướng bát, hữu thủ sủy thực, thực vị nhập khẩu, hóa thành hỏa thán, toại bất đắc thực.
Dịch :
Mẹ vừa tiếp bát cơm xong,
Tay lo che đậy, tay hòng bốc ăn.
Than ôi ! Nghiệp quả tiền căn,
Cơm đưa tới miệng, lửa bừng cháy cao.
Giảng :
Mẹ Tôn giả nhìn thấy con mình đem đến bát cơm, vội vàng lập tức lấy tay trái che bát, tay phải bốc cơm ăn. Không ngờ cơm chưa đưa vào miệng, đã hóa thành than lửa, không thể ăn được. Ðó là nghiệp chướng hiện tiền. Do vì quá khứ nghiệp nặng, tập quán cũ khó sửa đổi, chỉ nhìn thấy hành động của bà thì có thể nhìn ra được : “Tay trái che bát” là sợ người khác cướp giựt của mình, “tay phải bóc ăn” là chỉ biết có mình, không biết người khác, hành động đó là do quá khứ quen thói tham lam bỏn xẻn. Nếu thay bằng một hành động khác, nhìn thấy con đem lại bát cơm, bụng mình rất đói, nghĩ đến các ngạ quỷ khác cũng đói như mình, đem bát cơm này cho ngạ quỷ khác ăn trước, hoặc là chia một phần cho các ngạ quỷ khác, như thế trước vì người sau vì mình, biến bỏn xẻn tham lam thành bố thí, thì cơm sẽ không hóa thành than lửa. Mọi người đều được ăn thì hay biết bao nhiêu ! Nhưng tâm không theo ý mình, đến lúc đó hành động tự nhiên sẽ biểu lộ ra, lực lượng naøo cũng không ngăn cản được, đó là nghiệp chướng. Ðến đây toàn bộ Tự phần đã giảng xong, dưới giảng về Chánh tông phần là trung tâm của bộ kinh, là chỗ quan trọng nhất.
Nguyên văn :
Mục Liên đại khiếu, bi hiệu đề khaáp, trì hoàn bạch Phật, cụ trần như thử.
Phật ngôn : Nhữ mẫu tội căn thâm kiết.
Dịch :
Mẹ không dùng được nghẹn ngào,
Mục Liên than khóc kêu gào thảm thương.
Trở về bạch Phật tỏ tường,
Cầu phương giải thoát khỏi đường ngục lao.
Phật rằng : tội chướng thâm sâu,
Mẹ ngươi tạo kết từ lâu dẫy tràn.
Giảng :
Ðức Phật nghe Mục Liên nói xong, bèn bảo Mục Liên rằng :
- Mẹ của ông gốc rễ tội chướng rất sâu dài.
Do vì gốc rễ sâu dài nên trên rễ lại sanh rễ, rễ và rễ đan kết lại với nhau. Tại sao rễ này vừa sâu vừa dài, lại kết vào một chỗ ? Vì thời gian lâu dài, đời đời kiếp kiếp thân khẩu tạo nghiệp. Ðó chính là “tội”. Ý thức là nhân tạo nghiệp, đó chính là “căn”. Thời gian càng lâu tạo nghiệp càng nhiều, đó là “sâu”. Tạo nghiệp nhiều rồi, tập tánh khó sửa, đó chính là “kết”. Phật nói câu đó là có căn cứ, từ biểu hiện của mẹ Ngài “tay lo che đậy tay hòng bốc ăn”, thì có thể đoán định ác tập tham lam bỏn xẻn của bà khó sửa đổi, vì thế nói “tội căn thâm kết”.
Nguyên văn :
Phi nhữ nhất nhơn lực sở nại hà !
Dịch :
Một ngươi khó được cứu an.
Giảng :
Tôn giả Mục Kiền Liên là bậc thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Ðức Phật. Tuy thần thông của Ngài rất lớn, nhưng không thể cứu được định nghiệp của mẹ, đó chính là định nghiệp không thể chuyển, thần thông lớn cũng cứu không được. Mỗi người đều có định nghiệp của mình, không ai thay thế được cho ai, dù cho mẹ con thân nhất, cũng không thể thay thế được, vì thế Ðức Phật nói : “Một ngươi khó được cứu an”. Tôn giả Mục Liên đã chứng đắc Thánh quả A la hán, chẳng lẽ không có sức oai thần cứu mẹ hay sao ? Nên biết A la hán thuộc về tiểu thừa, chỉ có thể tự lợi, mà không có sức lợi tha, vì thế không thể cứu mẹ được.
Nguyên văn :
Nhữ tuy hiếu thuận, thanh động thiên địa, thiên thần, địa kỳ, tà ma, ngoại đạo, đạo sĩ, tứ thiên vương thần, diệc bất năng nại hà !
Dịch :
Dầu ngươi hiếu thuận tiếng vang ai bì.
Ðộng tâm thần thánh, địa kỳ,
Tà ma, ngoại đạo, bốn vì thiên vương.
Cùng là đạo sĩ tứ phương,
Cũng không cứu nỗi nghiệp ương nặng phần.
Giảng :
Phật nói :
- Với sức một mình ông không thể cứu được mẹ. Tuy lòng hiếu ông rất tha thiết, khóc vô cùng thương tâm, tiếng kêu rất lớn, có thể kinh thiên động địa. Nhưng dù có cảm động đến thiên thần địa kỳ cũng không thể cứu được.
“Tà ma” là không phải đi trên con đường chánh, Phạn ngữ là “Ma la”, Tàu dịch là “phá hoại”. Tà ma thì chuyên môn phá hoại việc lành. “Ngoại đạo” là ngoài tâm cầu pháp, là một đạo khác. Ðạo sĩ là người tu đạo, ở Trung Quốc chỉ cho Ðạo giáo. Tứ thiên vương thần là tứ đại thiên vương : Trì Quốc Thiên vương ở phương Ðông, Tăng Trưởng Thiên vương ở phương Nam, Quảng Mục Thiên vương ở phương Tây, Ða Văn Thiên vương ở phương Bắc. Bốn vị thiên vương này trấn giữ cửa núi. Những thần ma ngoại đạo này, tuy số lượng không ít, nhưng cũng không thể làm gì được. Vậy thì sức một người yếu kém không thể cứu độ, rất nhiều lực lượng tập trung tại một chỗ tại sao cũng không thể cứu được ? Vì những thần ma này không thể cứu được bản thân mình, làm gì có thể cứu được người khác ? Vì thế đều không thể cứu được. Phật trước đem những lực lượng này so sánh, sau đó mới giảng ra lực lượng có thể cứu độ.
Nguyên văn :
Ðương tu thập phương chúng Tăng oai thần chi lực, nãi đắc giải thoát.
Dịch :
Ngươi mong cứu mẹ khỏi căn,
Phải nhờ Taêng chúng hiệp thần độ an.
Giảng :
Thập phương chúng Tăng chính là lực lượng năng cứu, là lực lượng cần thiết cần phải có. “Thập phương” là Ðông, Tây, Nam, Bắc, Ðông Nam, Ðông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên, dưới ; chúng Tăng là người tu hành dụng công đoạn trừ phiền não liễu thoát sanh tử. Như thế nào là Tăng ? Người thường chỉ biết Tăng là Hòa thượng, không hiểu “Tăng” có ý nghĩa gì, thậm chí đối với ngoại đạo cũng xưng hô là “Tăng lưõ”, đó thật là vàng thau lẫn lộn, vì thế chúng ta không thể không phân biệt một chút : Trên ba người mới có thể gọi là Tăng. Tăng già là tiếng Phạn, Tàu dịch là hòa hợp chúng, có sự hòa hợp và lý hòa hợp. Trước giaûng về sự hòa hợp, sự hòa hợp có sáu loại :
1. Thân hòa đồng trụ, sống tập thể cùng nhau lo lắng giúp đỡ.
2. Khẩu hòa vô tránh : mười phương Tăng chúng từ năm sông bốn biển, vân tập một chỗ, không tranh cãi lẫn nhau.
3. Ý hòa đồng duyệt : về tư tưởng đôi bên không có ngăn cách, tâm tình vui vẻ.
4. Giới hòa đồng tu : mọi người đều thọ tam đàn đại giới, sách tấn lẫn nhau, cùng giữ giới luật.
5. Kiến hòa đồng giải : Kiến giải cần phải nhất trí, phải chánh tri chánh kiến.
6. Lợi hòa đồng quân : làm việc tuy không giống nhau, như vị thứ không có cao thấp, lợi dưỡng không có khác nhau, tất cả đều bình đẳng.
Sáu loại hòa hợp này gọi là sự hòa hợp.
Như thế nào gọi là lý hòa hợp ? Tức là đồng liễu thoát sanh tử, cùng chứng Niết bàn, cùng chứng trạch diệt vô vi. Sự hòa hợp đã có thể gọi là thanh tịnh Tăng, gọi là Tăng bảo, có thể khiến cho chánh pháp cửu truï. Tại sao chúng Tăng có uy thần lực ? Vì sau khi Phật diệt độ, mạng mạch Phật pháp toàn nương vào Tăng truyền, chúng Tăng có sáu loại hòa hợp, vì thế sức oai thần rất lớn. Nay đã hiểu ý nghĩa một mình Ngài Mục Liên khoâng thể cứu độ được Mẹ, thần ma nhiều người cũng không thể cứu, cần phải nhờ vào sức uy thần của chúng Tăng mười phương, mới có thể khiến cho Mẹ của Ngài thoát khỏi cái khổ treo ngược. Vì mẹ của Ngài “tội căn thâm keát”, chỉ có nương vào sức của chúng Tăng, mới có thể nhổ được cội gốc tội lỗi, mở nút tội chướng, vì thế nói “nãi đắc giải thoát (mới được giải thoát)”
Nguyên văn :
Ngô kim đương vi nhữ thuyết cứu tế chi pháp, linh nhứt thiết nạn giai ly ưu khổ, tội chướng tiêu trừ.
Dịch :
Nay ta nói pháp cứu nàn,
Tiêu ma tai ách, giải tan khổ sầu.
Giảng :
Trên đã nói về người không thể cứu, và người có thể cứu, nhưng cách cứu như thế nào vẫn chưa nói đến, vì thế nay Ðức Phật nói : “Nay ta nói pháp cứu nàn”. Pháp này khi nói ra có thể khiến cho tất cả những người đang đau khổ, đang gặp phải tai nạn đều có thể thoát ly khổ nạn. “Nhất thiết” bao gồm rất rộng lớn, không những là mẹ của Ngài Mục Liên, phàm là tất cả chúng sanh trong ba đường ác đều bao gồm trong đó. “Ưu” là ưu sầu, thuộc về cái khổ tư tưởng. “Khổ” là đau khổ, thuộc về cái khổ đau thân thể. Tất cả những ưu sầu đau khổ của thân tâm đều có thể xa lìa.
Nguyên văn :
Phật cáo Mục Liên : Thập phương chúng Tăng, thất nguyệt thập ngũ nhật, Tăng Tự tứ thời.
Dịch :
Ngày Rằm tháng bảy từ lâu,
Ngày Tăng Tự tứ đâu đâu qui hồi.
Giảng :
Ðây là thời gian và người của pháp cứu tế. Người là thập phương Tăng chúng, thời gian là ngày 15 tháng 7. Tại sao chỉ có lúc này ? Vì ngày này là ngày Tăng Tự tứ, từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 7 gọi là thời gian “kiết hạ an cư”, dụng công tu học, không được đi các nơi, phải vân tập tại một chỗ tu học, cùng nhau thúc liễm thân tâm trau giồi giới định huệ.
Thời gian ba tháng viên mãn, đến ngày 15 tháng 7 gọi là ngày giải hạ Tự tứ. Trong ngày này cùng nhau kiểm thảo giúp đỡ. Như biết mình phạm giới, chủ động sám hối ; nếu phạm giới mà không biết, thì tự nguyện để cho tùy ý người khác cử tội ra. Bất luận là thấy phạm giới, hay là nghe phạm giơùi, hoặc là không có thấy không có nghe, nhưng trong tâm nghi ngờ người nào đó phạm giới (đó gọi là kiến văn nghi), đều có thể tùy ý cử tội ra. Nếu thừa nhận có phạm giới thì trước mặt chúng Tăng như pháp sám hối. Tự giác hoặc không tự giác sám hối như thế rồi thì được giới thể thanh tịnh, trở thành thanh tịnh Tăng.
Qua ngày này thì có thể khắp nơi tham học hành đạo. Ðây là mười phương Tăng chúng, trải qua ba tháng an cư kiết hạ, và trong ngày 15 tháng 7 giải hạ Tự tứ, thông qua sám hối, trở thành người thanh tịnh. Phật trước quy định người và thời gian, sau đó nói rõ cụ thể phương pháp cứu tế.
Nguyên văn :
Ðương vị thất thế phụ mẫu, cập hiện tại phụ mẫu ách nạn trung giả.
Dịch :
Vì cha, vì mẹ bảy đời,
Vì cha, vì mẹ hiện thời nạn tai.
Giảng :
Hai chữ “đương vị” là nói rõ cách báo ân có nặng nhẹ, nhanh, chậm, như cha của Ngài Mục Kiền Liên đang hưởng phước trên cõi trời, thì có thể chậm, mẹ Ngài thì đang chịu khổ trong đường ngạ quỷ, thì nên nhanh gấp. Cho nên “đương vị” này chính là nên giải cứu những người đang gặp cảnh khổ ách, hoặc là cha mẹ đang trong cảnh nạn tai. Thất thế phụ maãu là cha mẹ bảy đời quá khứ, cha mẹ hiện đời không chỉ là đã qua đời mà còn bao gồm những người đang sống, bất luận là khỏe mạnh hay mang bệnh, cùng với những người tâm buồn thân khổ, phàm là những người đang chịu cảnh ách nạn bị khổ đau, đều bao gồm ở trong, phạm vi này rất rộng.
Nguyên văn :
Cụ phạn bách vị, ngũ quả, cấp quán bồn khí, hương du, đính chúc, sàng phu ngọa cụ, tận thế cam mỹ, dĩ trước bồn trung, cúng dưỡng thập phương đaïi đức chúng Tăng.
Dịch :
Thức ăn trăm món thanh trai,
Trái cây năm thứ, sắm bày lễ nghi.
Cùng là hương, nến, trầm, kỳ,
Giường nằm, chiếu lót, bát, y, thau, bồn.
Phải là thức quý, vật ngon,
Hồng trần tuyệt phẩm lòng son, tâm vàng.
Sắp vào trong tiệc Vu lan,
Cúng dường Tăng chúng mười phương hội về.
Giảng :
Ðây chính là phương pháp thiết cúng “Vu lan bồn”, chuẩn bị cơm là đồ ăn chính, trăm vị là đồ ăn phụ. “Bách vị” là nói đồ ăn có đủ thứ mùi vị ; ngũ quả là các thứ trái cây. “Cấp quán bồn khí” là các dụng cụ đựng nước và đựng thức ăn ; “hương du, đính chúc” là các lễ phẩm cúng dường ; sàng phu ngọa cụ là các thứ giường nằm, chiếu lót đơn giản, đó là các thứ chuẩn bị cúng dường trong lễ Vu lan bồn, cùng với các thứ sau ngày an cư kiết hạ sử dụng trong hằng ngày. “Tận thế cam mỹ” là chỉ các đồ ăn ngon ngọt đã nói ở trên, đem hết sức mình làm các thứ ăn ngon ơû thế gian, có thể làm được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, có thể làm ngon bao nhiêu thì làm ngon bấy nhiêu, quý nhất là phải có lòng thành tâm. Ðựng các thứ ăn ngon ngọt này trong bồn (chén bát) cúng dường mười phương đaïi đức Tăng chúng. Chúng Tăng xưng là đại đức là chỉ chúng Tăng sau ngày giải hạ Tự tứ được thanh tịnh giới, hoặc đã chứng đắc chánh quả có vô lượng công đức đáng gọi là phước điền của thế gian. Dưới đây sẽ giảng công đức của chúng Tăng.
Nguyên văn :
Ðương thử chi nhật, nhứt thiết Thánh chúng, hoặc tại sơn gian thiền định, hoặc đắc tứ đạo quả, hoặc tại thọ hạ kinh hành.
Dịch :
Thánh Tăng ngày ấy tựu tề,
Nào người ẩn náu sơn khê định thiền.
Nào người tứ quả hiện tiền,
Nào người thọ hạ cần chuyên kinh hành.
Giảng :
Ðó là ngày 15 tháng 7, tất cả Tăng chúng tu Thánh hạnh chứng chánh quả, có người trong núi tu thiền định, có người đắc được tứ quả, (tứ quả là sơ quả Tu đà hoàn, là kiến đạo vị ; nhị quả Tư đà hàm ; tam quả A na hàm là tu đạo vị ; tứ quả A la hán là vô học đạo vị. Do tu pháp tứ đế chứng bốn quả đạo vị này). Lại có các vị dưới gốc cây kinh hành, hoặc tham thiền, hoặc niệm Phật, hoặc tu chỉ quán. Ðây là nói tất cả Tăng chúng trong ngày Tự tứ đều đang dụng công tu đạo.
Nguyên văn :
Hoặc lục thông tự tại giáo hóa Thanh văn, Duyên giác, hoặc thập địa Bồ Tát đại nhơn, quyền hiện Tỳ kheo tại đại chúng trung, giai đồng nhất tâm thọ bát hòa la phạn, cụ thanh tịnh giới, Thánh chúng chi đạo, kỳ đức uông dương.
Dịch :
Nào người giáo hóa môn sinh,
Lục thông chứng đắc, phép linh cao vời.
Nào người Bồ tát nhiều đời,
Kiếp này quyền hiện làm Thầy Tỳ kheo.
Ở trong đại chúng đông nhiều,
Nhứt tâm thọ bát, giới điều tịnh thanh.
Các vì Thánh chúng hạnh lành,
Ðạo cao, đức rộng, nhơn sanh kính nhường.
Giảng :
Ngoài các bậc Thánh chúng đã nói ở trên, lại còn có các vị đã đắc được lục thông, lục thông trước đó đã giảng qua, vì đã đắc được lục thông nên có thể vô ngại tự tại, có thể giúp đỡ đồng đạo, đệ tử cùng với các hàng hậu tấn tu Tứ đế, Mười hai nhân duyên, nên nói giáo hóa Thanh văn Duyên giác. Có Bồ tát đã chứng đắc thập địa quả vị ([i]). Chứng đắc quả vị này có thể phá từng phần vô minh, chứng từng phần pháp thân, vì theá gọi là “đại nhân”. Vì để giáo hóa chúng sanh, các Ngài có thể phân thân ứng hiện, trong đại chúng thị hiện Tỳ kheo. Như Ngài Phổ Hiền, Văn Thù thị hiện Hàn Sơn, Thập Ðắc ([ii]), Bồ tát Di Lặc thị hiện Hòa thượng Bố Ðại ([iii]). Tỳ kheo là trụ trì Tăng bảo, trách nhiệm của các Ngài là hoằng dương Phật pháp, giáo hóa chúng sanh.
Tất cả các bậc Thánh chúng trước ngày này, ở các nơi “an cư”, hôm nay vân tập một chỗ, thắng hội khó gặp, “Tự tưù” đã xong, cử hành pháp hội “Vu lan bồn”, đều nhất tâm thọ bát. “Nhất tâm” là cùng sanh tâm thương xót cứu cái khổ treo ngược. Mọi người đều cùng một tâm này, đối với đồ ăn thức uống bất luận ngon dở đều vô trước vaø vô tham. Bát hòa la là Phạn ngữ, tàu dịch là “Tự tứ thực”. Tất cả Thánh chúng thọ “Vu lan bồn” này đều là các bậc thanh tịnh Tăng, đạo cao đức trọng, đầy đủ Tam học giới định huệ, đạo đức của các Ngài mênh mông như biển lớn vậy.
Nguyên văn :
Kỳ hữu cúng dưỡng thử đẳng Tự tứ Tăng giả, hiện thế phụ mẫu, lục thân quyến thuộc, đắc xuất tam đồ chi khổ, ứng thời giải thoát, y thực tự nhiên.
Dịch :
Những ai phát nguyện cúng dường,
Chứ Tăng Tự tứ mười phương hội này.
Thì cha mẹ khuất đời nay,
Cùng hàng quyến thuộc thoát ngay tam đồ.
Ðược phần vui sướng khỏi lo,
Tự nhiên y thực sẵn kho vô lường.
Giảng :
Ðây là nói về những người con hiếu thảo, vì để báo ân cha mẹ, phát tâm cúng dường các bậc đại đức cao Tăng, khiến cho cha mẹ đã qua đời cùng với lục thân quyến thuộc đều được an lạc giải thoát. (Lục thân thì có lục thân của cha : chú bác, anh, em trai, chị, em gái ; lục thân của mẹ : cậu, dì, anh, anh, trai, chị, em gái. Quyến thuộc bao gồm rất rộng, có ông bà nội, ông bà ngoại, vợ chồng, cô thím, thân thích bên thông gia). “Tam đồ” là địa ngục ngạ quỷ súc sanh, ba đường này đều chịu cái khổ đồ thán, vì thế gọi là tam đồ. Khi cúng Phật cập Tăng, thì cha mẹ đã quá vãng và lục thân quyến thuộc đều được giải thoát, có đồ ăn thức uống, y phục tự nhiên đầy đủ an vui.
Nguyên văn :
Nhược phụ mẫu hiện tại giả, phước lạc bách niên.
Dịch :
Mẹ cha hiện tại kiện khương,
Thọ lên trăm tuổi, lòng thường vui yên.
Giảng :
Cha mẹ qua đời có thể lìa khổ được vui, còn cha mẹ hiện tiền, do lễ “Vu lan bồn”, cũng được tăng phước tăng thọ, phước lạc trăm năm.
Nguyên văn :
Nhược thất thế phụ mẫu sanh Thiên, tự tại hóa sanh, nhập thiên hoa quang.
Dịch :
Mẹ cha thất thế sanh thiên,
Hóa sanh tự tại, nhập miền hoa quang.
Giảng :
Không những coù thể báo đáp ân cha mẹ một đời, mà còn có thể khiến cho cha mẹ quá khứ bảy đời được sanh thiên, không chịu cái khổ bào thai, tự tại hóa sanh vào cung trời, hưởng thọ sự vui trên cõi trời. Như thế không những độ được cha mẹ mà còn có thể độ được lục thân, không những cứu được khổ ngã quỷ, mà còn có thể cứu được cái khổ tam đồ ; không những siêu độ người chết, mà còn có thể lợi ích cha mẹ hiện tại. Ðây thật là một việc làm maø được nhiều lợi ích, công đức vô lượng vô biên.
Nguyên văn :
Thời Phật sắc thập phương chúng Tăng, giai tiên vị thí chủ gia chú nguyện, thất thế phụ mẫu, hành thiền định ý, nhiên hậu thọ thực.
Dịch :
Bấy giờ lời Phật truyền ban,
Mười phương Tăng chúng, các hàng dạy qua.
Trước nên chú nguyện đồng hòa,
Cầu cho thí chủ mẹ cha bảy đời.
Hành thiền định ý không lơi,
Sau rồi thọ thực, sau rồi niệm Kinh.
Giảng :
Thời là lúc cúng dường, Phật dạy mười phương Tăng chúng trước vì các nhà thí chủ “chú nguyện”. Thí chủ là người cúng dường. Cúng Phật cập Tăng vốn vì báo ân cha mẹ, cho nên trước vì họ chú nguyện. “Chú” là mật ngữ của mật tông. Dùng chú để gia trì, “nguyện” cha mẹ của thí chủ lìa khổ được vui.
Tại sao trước không cầu nguyện cho cha mẹ hiện đời, mà cầu nguyện cho cha mẹ bảy đời ? Vì cha mẹ bảy đời qua đời trước, có người đang hưởng phước an vui trên cõi trời, phước báo hết thì phải đọa lạc, khó tránh thọ khổ, có người có thể đang ở trong ác đạo chịu khổ lâu dài, cho nên trước cầu nguyện cho cha mẹ bảy đời lìa khỏi cảnh khổ. Cho đến cha mẹ hiện tại cũng tự nhiên lìa xa cảnh khổ. “Hành thiền định ý” là công phu thiền định của Hiển giáo. Thiền định là nhiếp tâm quán tưởng. Tất cả các vị xuất gia, khi ăn cơm đều phải quán tưởng Tam đề ngũ quán :
Nhất kế công đa thiểu lưỡng bỉ lai xứ.
Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng.
Tam phòng tâm ly quá tham đẳng vi tâm.
Tứ chánh sự lương dược vị liệu hình khô.
Ngũ vị hành đạo nghiệp phương thọ thử thực.
Nguyện đoạn nhất thiết ác.
Nguyện tu nhất thiết thiện.
Nguyện độ nhất thiết chúng sanh.
Dịch :
Bát cơm tín chủ biết bao công,
Ðức hạnh đầy vơi tự xét lòng.
Thỏa miệng thích tình tham quấy bỏ,
Nuôi thân hành đạo thuốc lành dùng.
Toan vun chánh pháp cho thành tựu,
Nguyện dứt ác duyên thoáng sạch không.
Nguyện các việc lành làm tất cả,
Nguyện xin độ tận chúng sanh chung.
Khi thọ lễ cúng dường “Vu lan bồn”, không những thực tồn ngũ quán, mà còn phải “chú nguyện hành thiền”, đó là Hiển Mật song tu. Khi chú nguyện cần phải hành thiền, khi “hành thiền” cũng cần phải “chú nguyện”.
Nguyên văn :
Sơ thọ thực thời, tiên an tại Phật tiền, tháp tự trung Phật tiền, chúng Tăng chú nguyện cánh, tiện tự thọ thực.
Dịch :
Trước khi thọ thực chí thành,
Cúng dâng phẩm thực, trai thanh Phật tiền.
Chúng Tăng chú nguyện kiền thiền,
Xong rồi mới thọ trai diên ngọ thời.
Giảng :
Phật bảo tối cao, vì thế đầu tiên cúng dường Ðức Phật, chú nguyện hành thiền là Pháp bảo, mười phương Tăng chúng là Tăng bảo. Tam bảo đầy đủ, công đức sẽ rộng lớn. Ðầy đủ thanh tịnh giới, là giới học, thiền định là định học, chú nguyện là huệ học. Mười phương Tăng chúng đầy đủ tam hoïc, nên sức oai thần rất lớn. Chư Tăng “chú nguyện” xong mới thọ trai, đó không phải là tham đồ ăn ngon mỹ vị, mà vẫn là “hành thiền”, khi thọ thực vẫn phải quán tưởng năm điều.
Nguyên văn :
Thời Mục Liên Tỳ kheo cập đại Bồ Tát chúng, giai đại hoan hỉ, Mục Liên bi đề khấp thanh, thích nhiên trừ diệt.
Dịch :
Mục Liên nghe dạy mừng vui,
Và chư Bồ tát nghe rồi hân hoan.
Mục Liên cảm thấy nhẹ nhàng,
Khổ sầu đau đớn tiêu tan tức thì.
Giaûng :
“Thời” là sau khi mười phương Tăng chúng đã “chú nguyện” xong, khi đang thọ thực, đều hoan hỷ, Mục Liên cũng cảm thấy nhẹ nhàng, không còn lo buồn nữa. Tại sao vậy ? Do vì mỗi mỗi đều ôm lòng báo ân, cùng sanh tâm thương xót “chú nguyện hành thiền”, sở nguyện đã thành tựu, đây là pháp hỷ, đồng thời lại biết mẹ của Mục Liên lìa khổ được vui, vì thế pháp hỷ xen lẫn với sự hỷ.
Nguyên văn :
Thời Mục Liên mẫu, tức ư thị nhựt, đắc thoát nhất kiếp ngạ quỉ chi khổ.
Dịch :
Liền vâng phép Phật hành y,
Cúng dường xong, mẹ thoát ly khổ hình.
Giảng :
“Thời” này là chỉ lúc mọi người đang hoan hỷ. Mẹ của Mục Liên trong ngày này “được thoát cái khổ một kiếp ngạ quỷ”, kiếp là thời gian rất dài, có thể thoát cái khổ lâu dài như thế, đây là hiển lộ ra pháp lực bất khả tư nghì, pháp âm mới có thể tuyên dương, quả báo lập tức tiêu diệt. Vốn là “tuyệt nhiên cơm nước hình hài ốm o”, nay có thể “tự nhiên y thực sẵn kho vô lường”.
Ðến chỗ này Chánh tông phần đã giảng xong. Ðây là pháp “Vu lan bồn” do Phật nói ra. Toàn văn không có một chỗ nói về phóng diệm khẩu ; nếu cho rằng ngày 15 tháng 7 là ngày lễ quỷ, thì không đúng. “Pháp hội Vu lan bồn” không những vì cha mẹ quá khứ, lìa khổ được vui, cũng có thể khiến cho cha mẹ hiện đời, phúc lạc trăm năm, vì thế phàm là người con hiếu không nên quên ngày baùo ân này.
Nguyên văn :
Mục Liên phục bạch Phật ngôn : Ðệ tử sở sanh mẫu, đắc mông Tam Bảo công đức chi lực, chúng Tăng oai thần chi lực cố.
Dịch :
Mục Liên bạch Phật sự tình,
Nhờ ơn Tam Bảo, thân sinh thoát nàn.
Giaûng :
Từ chỗ này đến “hoan hỷ phụng hành” là Lưu thông phần. “Lưu” là lưu truyền trong ba đời quá khứ hiện tại vị lai. Thông là thông đến thập phương, Ðông, Tây, Nam, Bắc, Ðông Nam, Ðông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên, dưới. Ba đời là thời gian, thập phương là không gian. Bất luận là thời gian hay không gian, lưu thông kinh này đến vĩnh viễn vô tận. Ðến lúc này, lời thỉnh cầu của Mục Liên Tôn giả đã được thành tựu, tâm nguyện cứu mẹ đã đạt đến mục đích. Mẹ của mình tuy đã lìa khổ được lạc, nhưng chúng sanh đời vị lai, ai cũng đều có cha mẹ, làm theo pháp “Vu lan bồn” này, có thể được không ? Vì thế, “phục bạch Phật ngôn” nhân cơ hội này lại thưa hỏi Ðức Phật. Khi thưa hỏi Phật, trước nói mẹ của mình đã có thể thoát ly cái khổ treo ngược, toàn là nương vào công đức Tam bảo, oai thần chúng Tăng. Vốn Tam bảo đã có Tăng bảo, tại sao lại nói thêm oai thần chúng Tăng. Vì Phật phaùp phải nhờ Tăng truyền, mới hiện thị được công đức Phật pháp, cần phải có Tăng bảo tu trì, nếu pháp “Vu lan bồn”, không có thanh tịnh Tăng “chú nguyện hành thiền”, thì bất cứ cái khổ treo ngược nào cũng cứu không được, vì thế sức oai thần chúng Tăng rất lớn. Thần này không phải quỷ thần, cũng không phải là thần tiên mà là thần diệu. Khi chúng Tăng “chú nguyện”, “hành thiền”, thì cái khổ treo ngược có thể giải thoát. Ðây là sức thần diệu bất khả tư nghì.
Nguyên văn :
Nhược vị lai thế nhất thiết Phật đệ tử, diệc ưng phụng Vu lan bồn, cứu độ hiện tại phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu, khả vi nhĩ phủ ?
Dịch :
Ðời sau Phật tử các hàng,
Có nên theo phép Vu lan bồn này.
Cứu an cha mẹ đời nay,
Bảy đời cha mẹ, bạch Thầy được chăng ?
Giảng :
Ðây là câu hỏi của Ngài Mục Liên đưa ra. Ngài muốn lưu truyền pháp “Vu lan bồn” đến đời vị lai, “nhất thiết” chỉ cho phạm vi rất rộng, không những đệ tử Phật ở Ấn Ðộ, mà còn các đệ tử Phật ở quốc gia khác, Trung Quốc cũng bao gồm trong đó. Không những có Tỳ kheo, mà còn có Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, phàm là người tin Phật đều bao gồm ở trong. Dạy họ phụng hành pháp “Vu lan bồn”, cứu độ cha mẹ hiện tiền và cha mẹ bảy đời quá khứ có thể được chăng ?
Nguyên văn :
Phật ngôn : Ðại thiện khoái vấn ! Ngã chánh dục thuyết, nhữ kim phục vấn.
Dịch :
Bấy giơø Ðức Phật khen rằng :
Ta vừa muốn nói, ngươi phăng mở đường.
Giảng :
Ðức Phật nói : “Hay lắm ! hay lắm ! Ngươi hỏi hay lắm. Ta vừa muốn nói vấn đề này, nay ông đã hỏi đến”.
Chữ “khoái” này không phải là “khoái mạn” (nhanh chậm), mà là hỏi rất nhẹ nhàng vui vẻ, tại sao Ðức Phật tán thán như thế ? Vì câu hỏi này trên khế hợp với tâm chư Phật nên gọi là khoái, dưới khế hợp với căn cơ chúng sanh, nên gọi là thiện. Ðức Phật đang muốn nói vấn đề này, Mục Liên lập tức thưa hỏi, khế hợp với tâm của Phật, nên gọi là khoái vấn. “Thiện” có nghĩa là hay tốt lành.
Nguyên văn :
Thiện nam tử ! Nhược Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, quốc vương, thái tử, đại thần, tể tướng, tam công, bách quan, vạn dân thứ nhơn, hành từ hiếu giả, giai ưng tiên vị sở sanh hiện tại phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu, ư thất nguyệt thập ngũ nhật, Phật hoan hỉ nhật, Tăng Tự tứ nhật, dĩ bách vị phạn thực an Vu lan bồn trung, thí thập phương Tự tứ Tăng.
Dịch :
Thiện nam tử ! Khá nghe tường,
Tỳ kheo nam, nữ, quốc vương, đại thần,
Tam công, tể tướng, hoàng thân,
Bá quan, lê thứ, vạn dân chí thành.
Theo gương từ hiếu thực hành,
Trước vì cha mẹ sở sanh hiện thời.
Sau vì cha mẹ bảy đời,
Ngày Rằm tháng bảy là thời Vu lan.
Là ngày Tăng chúng hiệp đoàn,
Là ngày hoan hỷ Phật ban vui vầy.
Sắm sanh các thức đủ đầy,
Cơm canh bá vị, sắp bày Vu lan.
Cúng dường Tăng chúng mười phương.
Giảng :
Ðây chính là điều Ðức Phật muốn nói, cũng là câu trả lời câu hỏi của Ngài Mục Liên. “Thiện nam tử” là chỉ cho Tôn giả Mục Liên, với lòng hiếu thiết tha, vì thế Ðức Phật khen ngợi Ngài là “Thiện nam tử”. Trước khi trả lời câu hỏi, trước kêu “thiện nam tử” để nhắc nhở Tôn giả cần phải chú ý nghe. Bất luận là người xuất gia tại gia, không phân phú quý bần tiện, trên cho đến Vua chúa, dưới cho đến những người dân bình thường, ai ai cũng đều do cha mẹ sanh ra, ai mà không nên báo đáp ân dưỡng dục của cha mẹ ? Ở đây tuy không nói đến Ưu bà tắc (cư sĩ nam) và Ưu bà di (cư sĩ nữ) là những người đã quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới, nhưng nhất định cũng bao gồm ở trong đó, vì những người không tin Phật cũng đều được nhắc đến, chẳng lẽ hai chúng đệ tử tại gia không ở trong sao ? “Hành từ hiếu giả”, hiếu thuận đối với cha mẹ thì cần phải làm, nhưng tại sao phải hành từ ? Từ ở đây cũng bao hàm lòng bi. Bi có thể cho vui ; từ có thể cứu cái khổ, cho vui ắt phải cứu khổ, cứu khổ cũng phải ban vui, vì thế từ và bi đi liền với nhau. Nhưng hiếu thuận mà khoâng hành từ là tiểu hiếu (hiếu nhỏ). Như vừa hiếu thuận lại vừa thực hiện lòng từ bi mới là đại hiếu, như Tôn giả Mục Liên dùng đạo nhãn nhìn thấy mẹ đang chịu khổ, thỉnh Ðức Phật thuyết pháp giải cứu, đó là vừa có hiếu thuận vừa có lòng từ bi, cuối cùng mẹ được giải thoát, đây là tấm gương thực hành lòng hiếu lòng từ.
Nguyên văn :
Nguyện sử hiện tại phụ mẫu, thọ mạng bách niên, vô bệnh, vô nhất thiết khổ não chi hoạn, nãi chí thất thế phụ mẫu, ly ngạ quỉ khổ, sanh Nhơn Thiên trung, phước lạc vô cực.
Dịch :
Cầu cho cha mẹ bình an thọ trường.
Khỏi điều bịnh hoạn nhiễu nhương,
Khỏi điều khổ não bi thương cơ cầu.
Bảy đời cha mẹ xa lâu,
Lìa nơi ngạ quỷ khổ sầu truân chuyên.
Ðược sanh về cõi nhơn thiên,
Hưởng điều phước lạc vô biên vô vàn.
Giảng :
Không những có thể khiến cho cha mẹ đã qua đời lìa khổ được vui, mà cha mẹ hiện đời cũng có thể sống lâu trăm tuổi, sống đến trăm tuổi cũng có thể gọi là trường thọ, trong trăm tuổi không có bệnh khổ, đó là hạnh phúc nhất của con người. Có bệnh dù là bệnh nhẹ cũng là đau khổ, huống chi là bệnh nặng ? Không những cái chết, không người thay thế, mà là bệnh cũng không ai có thể thay thế được, bất cứ người nào cũng đều như thế, dù cho là tỷ phú, vàng bạc cũng không thay thế được cái bệnh cái chết. Ngoài cái khổ sanh lão bệnh tử, còn có caùi khổ biệt ly, oán tắng hội, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh v. v... các thứ khổ này, không ngoài hai cái khổ thân và tâm, các thứ khổ như thế ai có thể tránh được ? Sống đến trăm tuổi không bệnh, đó là hạnh phúc không gì bằng, nhưng những sự khổ não khác thì không thể tránh được. Thực hành pháp “Vu lan bồn” này thì có thể tránh khỏi, vì thế nói : “Khỏi điều khổ não bi thương cơ cầu”, đó là sự lợi ích đối với cha mẹ còn sống, như cha meï đã qua đời, nhục nhãn nhìn không thấy, cần phải dùng đạo nhãn mới có thể nhìn thấy ; nhưng đạo nhãn cần phải tu hành mới có thể đắc được, không tu đạo làm sao có được đạo nhãn ? Nên biết từ vô thủy kiếp đến nay, chuùng ta đời đời kiếp kiếp có vô số cha mẹ, tại sao chỉ nói bảy đời cha mẹ ? Số bảy trong con số Ấn Ðộ vốn tiêu biểu cho con số nhiều, bảy đời cũng chính là nhiều đời. Ba đường ác đều có cái khổ treo ngược, tại sao chỉ noùi đến cái khổ ngạ quỷ ? Vì nói ngạ quỷ cũng bao gồm địa ngục và súc sanh, và đưa ra trường hợp xx mẹ của Tôn giả Mục Liên đang chịu khổ trong đường ngạ quỷ, nói ngạ quỷ khiến người dễ dàng gieo trồng lòng tin. Lìa cái khổ ngạ quỷ là lòng từ cứu khổ, sanh lên thiên giới hưởng phước lạc vô cùng, là sức của lòng từ ban vui. Như thế từ bi và hiếu thuận đối với cha mẹ đều không thể thiếu, vì thế làm con có lòng hiếu thảo, cần phải có thêm lòng từ bi.
Nguyên văn :
Thị Phật đệ tử tu hiếu thuận giả, ưng niệm niệm trung thường ức phụ mẫu, nãi chí thất thế phụ mẫu, niên niên thất nguyệt thập ngũ nhật, thường dĩ hiếu từ ức sở sanh phụ mẫu, vị tác Vu lan bồn, thí Phật cập Tăng, dĩ báo phụ mẫu trưởng dưỡng chi ân.
Dịch :
Môn sinh Phật tử các hàng,
Biết tu hiếu thuận, nhớ đàng nghĩa ân.
Phải nên tưởng niệm chuyên cần,
Nhớ ơn cha mẹ sanh thân đời này.
Mẹ cha thất thế xa dài,
Nguồn xưa, cội cũ, ơn dày kỉnh khâm.
Mỗi năm tháng bảy ngày Rằm,
Ðem lòng hiếu tử, niệm ân sanh thành.
Vu lan thiết lễ trai thanh,
Cúng dường chư Phật, kính thành chư Tăng.
Báo ân sanh dưỡng nhọc nhằn,
Giảng :
Là đệ tử của Phật thì phải tu hiếu thuận, nếu không tu hiếu thuận thì không phải là đệ tử của Phật. Phàm là người tu hiếu thuận, trong mỗi niệm thường phải nhớ tưởng đến cha mẹ, cho đến bảy đời cha mẹ. Làm cha mẹ không lúc nào không nhớ nghĩ con cái, nhưng làm con có mấy khi nghĩ đến cha mẹ ? Như khi con nghĩ đến cha mẹ, cũng chính là cha mẹ đang nhớ nghĩ đến con. Ðó là nói đến cha mẹ còn sống, như cha mẹ qua đời đang đọa vào ba đường ác, chịu cái khổ treo ngược, thì càng mong muốn có người đến cứu ; người đầu tiên nghĩ đến chính là con của mình. Như con không hiếu thuận, không có lòng từ bi, quên đi cha mẹ, khiến cho cha mẹ thất vọng, thành ra đứa con bất hiếu. Vì thế nói, mỗi năm ngày 15 tháng 7 lấy lòng từ hiếu tưởng nhớ đến cha mẹ, vì cha mẹ thiết pháp “Vu lan bồn”, cúng Phật cập Tăng. Chỉ có Phật và Tăng chúng y theo pháp tu trì, mới có thể cứu được cái khổ treo ngược. Vì thế cúng Phật cập Tăng chính là nương vào công đức của Tam bảo, đồng thời cũng khiến cho mình xả bỏ lòng tham lam bỏn xẻn, thực hành bố thí. Do đó cũng để báo đáp công ân dưỡng dục và lòng từ yêu thương của cha mẹ đối với con cái.
Nguyên văn :
Nhược nhứt thiết Phật đệ tử, ưng đương phụng trì thị pháp.
Dịch :
Hỡi chư Phật tử khá vâng pháp này !
Giảng :
Ðây là lúc Ðức Phật nhiều lần khuyến khích, dặn dò, phó chúc. Như thế nào goïi là phụng trì ? “Phụng” là tín phụng, tin tưởng. “Trì” là thọ trì, lãnh thọ. “Thị pháp” chính là pháp “Vu lan bồn” này. “Nhất thiết Phật đệ tử” bao gồm rất rộng, chủ yếu là chỉ bốn chúng đệ tử của Phật. Ðều “ưng đương phuïng trì thị pháp”, là Phật hết lời khuyên bảo, đinh ninh dặn dò, chúng ta là đệ tử của Phật, cần phải nghe lời Ðức Phật dạy bảo, phụng trì pháp “Vu lan bồn”.
Nguyên văn :
Thời Mục Liên Tỳ Kheo, tứ bối đệ tử, văn Phật sở thuyết hoan hỉ phụng hành.
Dịch :
Phật vừa nói dứt Kinh đây,
Mục Liên, tứ chúng vui vầy phụng cung.
Giảng :
Ðây chính là lúc Ðức Phật dặn dò phó chúc. “Tứ bối đệ tử” : “Tứ bối” là tứ chúng, bao gồm hai chúng xuất gia Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, và hai chúng tại gia là Ưu bà tắc, Ưu bà di. Kỳ thực cũng bao gồm Sa di, Sa di ni và Thức xoa ma na ni. Tóm lại, tất cả đại chúng trời người trong pháp hội, nghe Ðức Phật thuyết pháp “Vu lan bồn” naøy, đều rất hoan hỷ. Bất luận đang lúc đó, hay là vị lai, đều có thể y pháp này mà báo đáp ân đức cha mẹ, vì thế mọi người đều hoan hỷ phụng hành.
Phật học viện Mân Nam – Hạ Môn - Trung Quốc
Ngày 15.7.2002
[i]. Mười quả vị tu chứng của các vị Bồ Tát. Có nhiều hệ thống khác nhau nhưng theo Bồ Tát địa và Thập địa kinh thì Thập địa gồm :
1) Hoan hỉ địa : Ðắc quả này Bồ Tát rất hoan hỉ trên đường Giác ngộ (bodhi). Bồ Tát đã phát Bồ đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả các chúng sinh thoát khỏi Luân hồi, không còn nghĩ tới mình, Bố thí không cầu phúc và chứng được tính Vô ngã của tất cả các Pháp.
2) Li cấu địa : Bồ Tát giữ Giới và thực hiện thiền định.
3) Phát quang địa : Bồ Tát chứng được qui luật Vô thường, tu trì tâm Nhẫn nhục khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sinh. Ðể đạt đến cấp này, Bồ Tát phải diệt trừ Ba độc là tham, sân, si, thực hiện được bốn cấp định an chỉ của Bốn xứ và chứng đạt năm thành phần trong Lục thông.
4) Diệm huệ địa : Bồ Tát đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ, Bát nhã và 37 Bồ đề phần.
5) Cực nan thắng địa : Bồ Tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu ngộ Tứ diệu đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ Tát tiếp tục hành trì 37 giác chi.
6) Hiện tiền địa : Bồ Tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lí Mười hai nhân duyên và chuyển hóa trí phân biệt thành trí bát nhã, nhận thức tính Không. Trong xứ này, Bồ Tát đã đạt đến trí huệ Bồ đề và có thể nhập Niết bàn thường trụ. Vì lòng từ bi đối với chúng sinh, Bồ Tát lưu lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết bàn vô trụ.
7) Viễn hành địa : đạt tới cảnh giới này, Bồ Tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện để giáo hóa chúng sinh. Ðây là giai đoạn mà Bồ Tát tùy ý xuất hiện trong một dạng bất kì.
8) Bất động địa : trong giai đoạn này, không còn bất kì cảnh ngộ gì làm Bồ Tát dao động. Bồ Tát đã biết lúc nào mình đạt Phật quả.
9) Thiện huệ địa : Trí huệ Bồ Tát viên mãn, đạt Mười lực, Lục thông, Bốn tưï tín, Tám giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp.
10) Pháp vân địa : Bồ Tát đạt Nhất thiết trí, đại hạnh. Pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn. Ngài ngự trên tòa sen với vô số Bồ Tát chung quanh trong cung trời Ðâu suất. Phật quả của Ngài đã được chư Phật ấn chứng. Những Bồ Tát đạt cấp này là Di Lặc, Quán Thế AÂm và Văn Thù. (Từ điển Phật học – Ðạo Uyển).
[ii]. Một dị nhân trong Phật giáo Trung Quốc đời Ðường. Ông thường được nhắc đến cùng với Thập Ðắc và Thiền sư Phong Can. Cả ba vị đều là những nhân vật độc đáo trong lịch sử Thiền tông, tạo thành một trong những đề tài hấp dẫn của lối vẽ tốc họa bởi các nghệ sĩ thiền. Những bài thơ của Hàn Sơn khắc trên vách đá được sưu tầm và lưu truyền dưới tên Hàn Sơn thi.
Ông là một thi sĩ sống ẩn dật cơ hàn trong một hang đá núi Thiên Thai, thường đến viếng Thiền sư Phong Can ở chùa Quốc Thanh. Nơi đây ông gặp Thập Ðắc, một người phụ bếp trong chùa. Thập Ðắc có nghĩa là “lượm được”, hay để dành thức ăn còn sót lại trên bàn của chư tăng cho ông. Ông thường đi tới đi lui ở hành lang, thỉnh thoảng kêu to một mình rồi tự than : “Khổ quá! Khổ quá! Họ cứ lăn trôi mãi trong tam giới”, và khi bị đuổi đi thường vỗ tay cười lớn rời chùa.
Về Thập Ðắc thì cũng không ai biết gì, chỉ rõ là ông bị bỏ rơi lúc còn nhỏ trong rừng, được Phong Can - vị trụ trì tại chùa Quốc Thanh - tìm thấy và bồng về chùa nuôi dưỡng. Phong Can thì nổi danh vì sư cảm hóa được cả cọp, xung quanh am của sư có cọp dữ qua lại và vì vậy, sư thường được trình bày dưới dạng cưỡi cọp trong các bức tranh.
Một hôm Thập Ðắc quét sân chùa, vị sư trụ trì hỏi : “Chú tên là Thập Ðắc vì Phong Can mang chú về. Vậy chú tên họ là gì? ở đâu đến?”. Thập Ðắc nghe hỏi vậy liệng cây chổi và đứng khoanh tay trước ngực. Sư trụ trì không hiểu. Hàn Sơn chợt đi ngang qua, đấm ngực kêu : “Ối! Ối!” Thập Ðắc hỏi : “Làm gì thế, huynh?” Hàn Sơn bảo : “Chú có biết nói : ‘Nhà hàng xóm chết, người hàng xóm chia buồn, không?’” Rồi cả hai cùng nhảy muùa, vừa la vừa cười bỏ đi.
Trong lời dẫn của tập Hàn Sơn thi, Lưu Khâu Dận - một vị quan mộ đạo tại Ðài Châu - có ghi lại chút ít về Hàn Sơn và Thập Ðắc. Khi được Phong Can chữa khỏi bệnh, ông hỏi : “Vùng này có vị nào maø tôi có thể theo học được chăng?” Phong Can đáp : “Ai nhìn họ thì không nhận ra, ai mà nhận ra họ thì không cần nhìn. Nếu ông muốn yết kiến thì không nên tin vào cặp mắt thịt - và sẽ nhận ra họ. Hàn Sơn là Văn Thù, ẩn cư trên chùa Quốc Thanh, Thập Ðắc là Phổ Hiền, trông giống như một gã ăn xin, phong cách như cuồng...”
Nghe như vậy, Lưu Khâu liền đến chùa Quốc Thanh tìm hai vị. Vừa thấy mặt, ông làm lễ cung kính. Việc này làm các vị sư trong chùa ngạc nhiên, hỏi : “Ðại nhân sao lại lễ các gã ăn xin này?” Hàn Sơn và Thập Ðắc liền cười to và nói : “Phong Can này lắm chuyện, đáng bị quở phạt vụ này”. Cả hai chạy trốn thật nhanh, không ai theo kịp. Khi Lưu Khâu đeán tìm cúng dường lần nữa thì gặp Hàn Sơn và Hàn Sơn thấy ông liền la lớn : “Các ngươi hãy cố gắng!” Nói xong, ông lui vào một hang đá không bao giờ trở ra nữa, Thập Ðắc cũng mất tích luôn. Sau đây là một bài thơ của ông (Trúc Thiên & Tuệ Sĩ dịch) :
Ức đắc nhị thập niên, Từ bộ Quốc Thanh qui
Quốc Thanh tự trung nhân, tận đạo Hàn Sơn si
Si nhân hà dụng nghi, nghi bất giải tầm ti
Ngã thượng tự bất thức, thị y tranh đắc tri
Ðê đầu bất dụng vấn, vấn đắc phục hà vi
Hữu nhân lai mạ ngã, phân minh liễu liễu tri
Tuy nhiên bất ứng đối, khước thị đắc tiện nghi.
Dịch :
Nhớ hai mươi năm trước
Thả bộ Quốc Thanh về
Trong chùa ai cũng nói
Hàn Sơn là gã si
Người si cần chi si
Si không hiểu tầm ti (tư)
Riêng ta còn chẳng biết
Thì y biết nỗi gì
Cúi đầu đừng hỏi nữa
Hỏi được lại làm chi?
Có người đến chửi ta
Ta biết rõ tức thì
Tuy nhiên không ứng đối
Thế mà được tiện nghi
Sự trầm tĩnh khinh an, tự tín bất động xuất phát từ hai nhân vật này cho thấy rằng, nó chỉ có thể là biểu hiện từ tâm giác ngộ. Tự mình tu tập, chẳng theo tông phái nào, cũng chẳng sống trong chùa theo luật chật hẹp mà vẫn đi trên Phật đạo, “cuồng điên” nhưng trí huệ lại cao siêu xuất thế. Có lẽ vì sự dung hòa của những kiến giải mâu thuẫn người ta tìm được ở hai đại nhân này mà hình tượng của họ đã và vẫn còn gây nhiều cảm hứng cho những người cư sĩ mộ đạo, trở thành những đề tài bất hủ trong nghệ thuật giới thiền. (Từ điển Phật học – Ðạo Uyển).
[iii] Thiền sư Trung Quốc ở thế kỉ thứ 10. Tương truyền Sư hay mang trên vai một bao bố, có nhiều phép mầu và có những hành động lạ lùng mang tính chất “cuồng thiền”. Lúc viên tịch, Sư mới thổ lộ cho biết chính Sư là hiện thân của Di-lặc, vị Phật tương lai. Trong nhiều chùa tại Trung Quốc và Việt Nam, người ta hay trình bày tượng Di-lặc dưới daïng của Bố Ðại mập tròn vui vẻ, trẻ con đeo chung quanh.
Bố Ðại ở Phụng Hóa Minh Châu triều Lương đời Ngũ Ðại, tự xưng là Khế Thử. Hình dạng Sư thì lùn, mập, nói năng tự tại, ăn ngủ tùy tiện. Sư thường mang một bao bố treân vai để bị vào đó những vật người cúng dường. Sư được quần chúng mến phục vì có tài tiên tri thời tiết mưa nắng. Một khi Sư ngủ ngoài đường, mọi người biết trời sẽ tốt, ngược lại lúc Sư đi giày dép và kiếm chỗ tạm trú thì trời sẽ mưa.
Tính tình của Sư rất ngược đời, đúng như tinh thần Thiền tông. Trả lời câu hỏi già trẻ bao nhiêu, Sư nói “già như hư không”. Giữa chợ, có người hỏi tìm gì, “ta tìm con người”, Sư trả lời. Một hôm có vị tăng đi phía trước, Sư liền vỗ vai ông ta nói : “Cho tôi xin một đồng tiền”. Vị tăng bảo : “Nói được thì tôi cho ông một đồng tiền”. Sư liền bỏ bao xuống đất đứng im lặng khoanh tay.
Sư có nhiều thần thông, ngủ ngoài tuyết, tuyết không rơi vào mình. Trước khi tịch, Sư ngâm câu kệ :
Di-lặc, Chân Di-lặc, Phân thân thiên bách ức.
Thời thời thị thời nhân, thời nhân tự bất thức.
Dịch :
Di-lặc, chân Di-lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Luôn luôn bảo người đời
Người đời tự chẳng biết.
Sau khi chết, có người vẫn thấy Sư ở nơi khác tại Trung Quốc. Người đời sau vẽ lại hình Sư với bị gạo và từ đó sinh ra hình Di-lặc, ngày nay ở đâu cũng có. (Từ điển Phật học – Ðạo Uyển).
[i]. Phóng diệm khẩu : nghĩa là “Phóng thả những miệng đang cháy”. Một nghi lễ dành cho người đã chết. Diệm khẩu là một loại Ngạ quỉ. Buổi lễ này voán bắt nguồn từ hệ thống Tan-tra của Mật tông được thực hành với mục đích giải thoát những con quỉ đói ra khỏi những cảnh khổ đau của địa ngục và tạo điều kiện cho chúng tái sinh trở thành người hoặc bước vào những Tịnh độ. Lễ này rất được ưa chuộng và phổ biến, được các thân quyến của những người chết tổ chức thực hiện và cũng có khi được thực hiện chung với lễ Vu-lan-bồn. Ngày nay, buổi lễ này không thuộc vào một trường phái nhất định nào của Phật giáo.
Lễ Phóng diệm khẩu kéo dài khoảng 5 tiếng và được thực hiện vào buổi tối bởi vì trong thời gian này, quỉ đói dễ di chuyển kiếm ăn hơn. Các vị tăng thực hiện nghi lễ này đều mang mũ đỏ hoặc vàng dưới dạng một vương miện, sử dụng những khí cụ thuộc Mật giáo như chuông, Kim cương chử và kêu gọi Tam bảo hỗ trợ. Sau đó, các vị mở cửa địa ngục bằng những thủ ấn, khế Ấn, mở những “miệng đang cháy” và rót nước dịu ngọt vào, một loại nước trước đó được ban phép lành bằng những Man-tra. Ngay sau đó thì những Diệm khẩu này Qui y tam bảo, Thụ giới Bồ Tát. Nếu buổi lễ này được thực hiện nghiêm chỉnh với kết quả tốt thì những quỉ đói có thể lập tức tái sinh vào cõi người hoặc một tịnh độ.
Lễ này còn được thực hiện đến ngày nay tại các nước Ðông, Ðông nam á, đặc biệt là tại Ðài Loan và Hương Cảng. Theo truyền thuyết thì lễ này bắt nguồn từ Tôn giả A-nan-đà. Sau khi nằm chiêm bao thấy những Diệm khẩu, Tôn giả sợ hãi. Ðể ngăn ngừa khả năng tái sinh thành loài quỉ đói này, Tôn giả bèn tham vấn đức Phật và Ngài liền đọc chú Ðà-la-ni để cứu giúp chúng. (Từ điển Phật học – Ðạo Uyển).
[i]. Phần dịch kinh Vu lan bồn trích từ Kinh Tam Bảo – Ni trưởng Huỳnh Liên.
Nguồn: www.quangduc.com