.

 

Kinh Tăng Chi Bộ

HT. Thích Minh Châu dịch


 

CHƯƠNG MƯỜI :
MƯỜI PHÁP

V. PHẨM MẮNG NHIẾC

(I) (41) TRANH LUẬN

1. Bấy giờ có Tôn giả Upàli đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả upàli bạch Thế Tôn :

2. - Do nhân gì, do duyên gì, bạch Thế Tôn, Tăng chúng khởi lên cạnh tranh, tranh luận, xung đột, đấu tranh và Tỷ-kheo sống không an ổn ?

3. - Ở đây, này Upàli, các Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp...(như 35)... 

(II-III) (42-43) CỘI GỐC CỦA TRANH LUẬN

1. - Bạch Thế Tôn, có bao nhiêu cội gốc của tranh luận ?

2. - Này Upàli, có mười cội gốc của tranh luận. Thế nào là mười ?

3. Ở đây, này Upàli, Tỷ-kheo thuyết phi pháp là pháp...(như 35)...

 (IV) (44) TẠI KUSINÀRÀ

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Kusanàrà, trong khóm rừng Baliharana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo :

- Này các Tỷ-kheo.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau :

2. - Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tôi người khác sau khi quan sát nội trú thân năm pháp, sau khi khiến năm pháp an trú nội thân, rồi hãy buộc tội người khác. Thế nào là năm pháp cần phải quán sát nội thân ?

3. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tôi, trong khi buộc tôi người khác, cần quán sát như sau : "Ta có thân hành thanh tịnh hay không ? Ta có thành tựu thân hành thanh tịnh không có sứt mẻ, không có uế hay không ? Ta có pháp này hay không có ? " Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo thân hành không có thanh tịnh, không thành tựu thân hành thân hình, vó sứt mẻ, có uế mẻ, có uế nhiễm, có người sẽ nói với vị ấy như sau : "Tôn giả hãy học tập về thân đi". Như vậy các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tôi người khác, cần phải quán sát như sau : "Ta có khẩu hành thanh tịnh hay không ? Ta có thành tựu khẩu hành thanh tịnh, không có pháp này hay không có ? " Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, khẩu hành không có uế nhiễm hay không ? Ta có pháp này hay không có ? "Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo, khẩu hành không có thanh tịnh, không có thành tựu khẩu hành thanh tịnh, không có sứt mẻ, không có uế nhiễm, có người sẽ nói về vị ấy như sau : " Tôn giả hãy học tập về lời". Như vậy, các Tỷ-kheo nó với vị ấy.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội, muốn buộc tội người khác, cần phải quán sát như sau : "Ta có an lập từ tâm, không sân hận đối với các đồng Phạm hạnh hay không ? Trong ta có pháp ấy hay không có ? " Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không an lập từ tâm, sân hận đối với các đồng Phạm hạnh, có người sẽ nói về vị ấy như sau : "Tôn giả hãy an lập tử tâm đối với các vị đồng Phạm hạnh". Như vậy, các Tỷ-kheo nói với vị ấy.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tôi người khác, cần phải quán sát như sau : "Ta có phải là người nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất giữ điều đã nghe hay không ? Những pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, những pháp ấy, ta có nghe nhiều, có thọ trì, có tụng đọc bằng lời, có suy tư với ý, được khéo thể nhập với chánh kiến không ? Pháp ấy có nơi ta hay không ? " Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không phải là vị nghe nhiều, thọ trì điều đã nghe, cất giữ điều đã nghe. Những ph1p sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, đề cao đời sống Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh ; các pháp ấy, vị ấy không có nghe nhiều, không có thọ trì, không có tụng đọc bằng lời, không có suy tư với ý, không khéo thể nhập như sau : "Tôn giả hãy học tập về Àgama (a-hàm) đi". Như vậy, có người sẽ nói về vị ấy.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo buộc tội muốn buộc tội người, hãy quán sát như sau : "Cả hai bộ giới bổn Pàtimokkha, ta có khéo truyền đạt một cách rộng rãi, khó phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết hay không ? " Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo không khéo truyền đạt một cách rộng rãi về hai bộ giới bổn Pàtimokkha, không khéo phân tích, khéo thông hiểu, khéo quyết định theo kinh, theo chi tiết thì : "Thưa Tôn giả, vấn đề này được thế Tôn nói tại chỗ nào ? ", được hỏi như vậy, vị ấy không có thể trả lời. Người ta sẽ nói về vị ấy như sau : "Mong rằng Tôn giả hãy học tập về luật". Như vậy, có người sẽ nói về vị ấy.

Năm pháp này, cần phải tự quán sát về nội thân

8. Năm pháp nào cần phải an trú nội tâm ?

9. "Ta nói đúng thời, không phải phi thời ; ta nói đúng sự thật, không phải không đúng sự thật ; ta nói lời nhu hòa, không phải nói lời thô bạo ; ta nói lời liên hệ đến mục đích, không phải lời không liên hệ đến mục đích ; ta nói với tâm từ bi, không nói với tâm sân hận".

Năm pháp này cần phải an trú nội tâm.

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn buộc tội người khác, sau khi quán sát nội tâm về năm pháp này, sau khi an trú nội tâm về năm pháp này, hãy buộc tội người khác.

 (V) (45) ĐI VÀO HẬU CUNG

1. - Này các Tỷ-kheo, vào hậu cung của vua có mười nguy hại này. Thế nào là mười ?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vua đang ngồi với hoàng hậu. Khi thấy Tỷ-kheo, hoành hậu mỉm cười ; hay khi thấy hoàng hậu, Tỷ-kheo mỉm cười. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ : "Chắc những người này đã làm hay sẽ làm (tội lỗi) gì ? " Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ nhất khi vào hậu cung của vua.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua bận nhiều công việc, bận nhiều công việc phải làm, đi đến với một cung nữ rồi quên. Cung nữ ấy có thai. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ : "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thế vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là nguy hại thứ hai khi vào các hậu cung của vua.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua có một châu báu bị mất cắp. Ở đây, vua khởi lên ý nghĩ : "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ ba, khi vào hậu cung của cung.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua, có những việc cơ mật bị tiết lộ ra ngoài. Ở đây, vua khởi lê ý nghĩ : "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ tư, khi vào hậu cung của vua.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung của vua, cha giết con, hay con muốn giết cha. Họ khởi lên ý nghĩ : "Không có một ai vào đây, trừ vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy." Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ năm, khi vào hậu cung của vua.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua đặt người có địa vị thấp lên địa vị cao. Việc này không làm vừa ý một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ : "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ sáu, khi vào hậu cung nhà vua.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua đặt người có địa vị cao xuống chỗ địa vị thấp. Việc này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ : "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể là vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo đây là sự nguy hại thứ bảy, khi vào hậu cung của vua.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua điều động quân đội không đúng thời. Việc này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ : "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể vị xuất gia đã làm thứ tám, khi vào hậu cung của vua.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vua điều động quân đội không đúng thời, từ giữa đường lại rút lui quân. Việc làm này không làm vừa lòng một số người. Các người này khởi lên ý nghĩ : "Vua thân cận với vị xuất gia. Có thể la vị xuất gia đã làm như vậy". Này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ chín, khi vào hậu cung của cung.

11. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong hậu cung nhà vua, rộn rịp với voi, rộn rịp với ngựa, rộn rịp với xe cộ, có những sắc, thanh, hương, vị, xúc hấp dẫn, không thích hợp với người xuất gia. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là sự nguy hại thứ mười, khi vào hậu cung của vua.

Này các Tỷ-kheo, đây là mười sự nguy hại khi vào hậu cung của vua. 

(VI) (46) CÁC VỊ SAKKÀ (Thích tử)

1. Một thời, Thế Tôn trú ở giữa các Thích tử tại Kapilavatthu, trong khu vườn Nigrodha. Bấy giờ có rất nhiều nam cư sĩ Thích tử, trong ngày trai giới Uposatha, đi đến Thế Tôn ; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các nam tu sĩ Thích tử đang ngồi một bên :

2.- Này các Thích tử, các Ông có thực hành ngày trai giới, đầy đủ tám chi phần không ?

- Bạch Thế Tôn, có khi chúng con thực hành ngày trai giới, đầy đủ tám chi phần, có khi chúng con không thực hành.

- Này các Thích tử, như vậy không được lợi cho các Ông ! Như vậy khó được lợi cho các Ông ! Vì rằng trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về sầu khổ, trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về chết, có khi các Ông thực hành ngày trai giới đầy đủ tám chi phần, có khi các Ông không thực hành, các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, ở đây, có người trong một vài công việc, không gặp một ngày kém may mắn nào, lãnh được nữa đồng tiền vàng. Như vậy, có vừa đủ để có người nói về người ấy như sau : "Thật là người thông minh, đầy đủ sự tháo vát" ?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn !

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, ở đây, có người trong một vài công việc, không gặp một ngày kém may mắn nào, lãnh được một đồng tiền vàng... lãnh được hai đồng tiền vàng... lãnh được ba đồng tiền vàng... lãnh được bốn đồng tiền vàng... lãnh được năm đồng tiền vàng... lãnh được sáu đồng tiền vàng... lãnh được bảy đồng tiền vàng... lãnh được tám đồng tiền vàng... lãnh được chín đồng tiền vàng... lãnh được mười đồng tiền vàng... lãnh được hai mươi... lãnh được ba mươi... lãnh được bốn mươi... lãnh được năm mươi đồng tiền vàng. Như vậy, có vừa đủ để người ta nói về người ấy như sau : "Người này là thông minh, đầy đủ sự tháo vát" ?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, nếu người ấy, mỗi ngày lãnh được 100 đồng tiền vàng, 1.000 đồng tiền vàng, cất giấu số tiền đã lãnh được, đến 100 tuổi, sống được đến 100 năm, có phải người ấy thâu được một số tài sản sở hữu lớn ?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn !

- Các Ông nghĩ thế nào, này các Thích tử, người ấy do nhân của cải sở hữu, do duyên của cải sở hữu, do kết quả của cải sở hữu trong một đêm hay trong một ngày, hay chỉ trong nữa đêm, hay chỉ trong nữa ngày, sống hưởng nhất hướng lạc chịu không ?

- Thưa không vậy, bạch Thế Tôn.

- Vì sao ?

- Dục, bạch Thế Tôn là vô thường, là trống rỗng, là giả dối, bản chất là giả dối.

3. Ở đây, này các Thích tử, đệ tử của Ta, trong 10 năm sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy, như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng được quả Nhất lai, quả Nhất lai hay quả Dự lưu, không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là 10 năm ! Ở đây, đệ tử của Ta trong 9năm, trong 8 năm, trong 7 năm, trong 6 năm, trong 5 năm, trong 4 năm, trong 3 năm, trong 2 năm, trong 1 năm sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh thần như lời Ta giảng dạy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 ngàn năm được cảm thọ nhứt hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là một năm. Ở đây, vị đệ tử của Ta trong 10 tháng sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh thần như lời Ta giảng dạy ; như vậy vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhứt hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là 10 tháng. Ở đây, đệ tử của Ta trong 9 tháng, trong 8 tháng, trong 7 tháng, trong 6 tháng, trong 5 tháng, trong 4 tháng, trong 3 tháng, trong 2 tháng, trong 1 tháng, trong nữa tháng sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy ; vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai, hay quả Dự lưu không có sai chạy. Này các Thích tử, đâu phải là nữa tháng. Ở đây, đệ tử của ta trong 10 đêm 10 ngày... trong 9 đêm 9 ngày... trong 7 đêm 7 ngày... trong 6 đêm 6 ngày... trong 5 đêm 5 ngày... trong 4 đêm 4 ngày... trong 3 đêm 3 ngày... trong 2 đêm 2 ngày... trong 1 đêm 1 ngày... sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy ; vị ấy thực hành. Vị ấy có thể sống 100 năm, 100 trăm năm, 100 ngàn năm, 100 trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Nhất lai, quả Bất lai hay quả Dự lưu không có sai chạy.

Này các Thích tử, như vậy không được lợi ích cho các Ông ! Như vậy khó được lợi ích cho các Ông ! Vì rằng trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về đau khổ, trong đời sống liên hệ đến sợ hãi về chết, có khi các Ông thực hành ngày trai giới đầy đủ tám chi phần, có khi các Ông không thực hành.

- Bạch Thế Tôn, vậy bắt đầu từ hôm nay chúng con sẽ hành trì ngày trai giới đầy đủ tám chi phần.

 (VII) (47) MAHALI

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Đại Lâm, tại ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi Mahàli người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahàli người Licchavi bạch Thế Tôn :

2.- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm ?

- Này Mahàli, do nhân tham, do duyên tham, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahali, do nhân sân, do duyên sân, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Do nhân si, do duyên si, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân phi như lý tác ý, do duyên phi như lý tác ý, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân tâm tà hướng, do duyên tâm tà hướng, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, ác nghiệp được làm, ác nghiệp được tiếp tục làm.

3. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm ?

- Này Mahàli, do nhân vô tham, do duyên vô tham, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, do nhân vô sân, do duyên vô sân... do nhân vô si, do nhân vô si... do nhân như lý tác ý, do duyên như lý tác ý... do nhân tâm chánh hướng, do duyên tâm chánh hướng, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục làm. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên, thiện nghiệp được làm, thiện nghiệp được tiếp tục là.

Và này Mahàli, nếu 10 pháp này không thực hiện hữu ở đời, thời đây không có lời tuyên bố về phi pháp hành, bất bình đẳng hành. Vì rằng, này Mahàli, mười pháp này hiện hữu ở đời, thời ở đây có lời tuyên bố về phi pháp hành bất bình đẳng hành, hay pháp hành, bình đẳng hành.

 (VIII) (48) CÁC PHÁP

1. - Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, vị xuất gia phải luôn luôn quán sát. Thế nào là mười ?

2. Người xuất gia phải luôn luôn quán sát : "Ta nay đi đến tình trạng là người không có giai cấp" (mất hết giai cấp). Người xuất gia phải luôn luôn quán sát : "Đời sống của ta tùy thuộc vào người khác." Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát : "Nay cử chỉ uy nghi của ta cần phải thay đổi ! " Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát : "Không biết tư ngã có chỉ trích ta về giới hạnh không ? " Vị xuất gia cần luôn luôn quán sát : "Không biết các đồng Phạm có trí, sau khi tìm hiểu, có chỉ thích ta về giới hạnh không ? " Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát : "Mọi sự vật khả ái, khả ý của ta bị đổi khác, bị biến hoại". Vị xuất gia cần phải quán sát : "Ta là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. là thai tạng của nghiệp, là bà con của nghiệp. là chỗ quy hướng của nghiệp ; phàm nghiệp gì ta sẽ làm, thiện hay ác ta sẽ thừa tự nghiệp ấy". Vị xuất gia cần phải luôn quán sát : "Đêm ngày trôi qua bên ta và nay ta đã thành người như thế nào ? Vị xuất gia cần phải cố gắng hoan hỷ trong ngôi nhà trống không hay không ? " Vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát : "Ta có chứng được pháp Thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh không, để đến những ngày cuối cùng, các đồng Phạm hạnh có hỏi, ta sẽ không có xấu hổ ? "

Này các Tỷ-kheo, mười pháp này, vị xuất gia cần phải luôn luôn quán sát.

 (IX) (49) TRÚ THÂN

1. - Này các Tỷ-kheo, mười pháp này liên hệ đến thân. Thế nào là mười ?

2. Lạnh, nóng, đói, khát, đại tiện, tiểu tiện, chế ngự thân, chế ngự lời, chế ngự mạng sống, tái sanh, hữu hành.

Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này liên hệ đến thân.

 (X) (50) ĐẤU TRANH

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Ơetavana, trong khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, cùng nhau ngồi hội họp trong hội trường, cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, sống đã thương nhau với binh khí miệng, lưỡi. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến hội trường, sau khi đến. Ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi xuống, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo :

2. - Này các Tỷ-kheo, nay các thầy họp, bàn đến vấn đề gì ? Câu chuyện gì giữa Thầy đã bị gián đoạn ?

- Ở đây, bạch Thê Tôn, chúng con sau buổi ăn, sau khi đi khất thực trở về, chúng con ngồi hội họp trong hội trường, cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh, sống đã thương nhau với binh khí miệng lưỡi.

- Này các Tỷ-kheo, thật là không xứng đáng cho các Thầy, các thiện nam nữ, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại sống canh tranh, luận tranh đấu tranh, đả thưng* nhua với binh khí miệng lưỡi. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp này, cần phải ghi nhớ tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là mười ?

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có giới, sống được chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Patimokkha, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học tập trong các học pháp. Phàm vị Tỷ-kheo nào có giới, sống chế ngự... trong các học pháp : Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính hòa hợp, nhất trí

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo có nghe nhiều, thọ trì điều đã được nghe cất giữ điều đã nghe. Những pháp gì, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn, tán thán Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh, các pháp như vậy, vị ấy nghe nhiều, thọ trì, đã đọc tụng bằng lời, đã quan sát với ý, đã khéo thông đạt nhờ chánh kiến. Này các Tỷ-kheo, phàm vị Tỷ-kheo nào nghe nhiều, thọ trì điều đã được nghe... khéo thông đạt nhờ chánh kiến. Đây là pháp cần kính... hòa hợp, nhất trí.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm bạn với thiện, thân hữu với thiện, giao thiệp với thiện. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo nào làm bạn với thiện... giao thiệp với thiện. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái... hòa hợp, nhất trí.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo dễ nói, thành tựu những pháp tác thành người dễ nói, kham nhẫn và khéo chấp nhận những lời giáo giới. Này các Tỷ-kheo, vì rằng vị Tỷ-kheo nào dễ nói... khéo chấp nhận những lời giáo giới. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái... hòa hợp, nhất trí.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phàm có những công việc cần phải làm, hoặc lớn, hoặc nhỏ đối với các đồng Phạm hạnh. Ở đây, vị ấy khéo léo và tinh cần, thành tựu sự suy tư đến các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào phàm có những công việc gì... vừa đủ để tổ chức tương ái... hòa hợp, nhất trí.

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ưa pháp, cùng nói chuyện một cách dễ thương, vô cùng hân hoan trong thắng Pháp, trong thắng Luật. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào ưa Pháp... trong thắng Luật. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái.. hòa hợp, nhất trí.

9. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất diệt, làm cho đầy đủ các tiện pháp, nỗ lực kiên trì, không bỏ rơi gánh nặng đối với các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào sống tinh cần, tinh tấn... đối với các thiện pháp. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái... hòa hợp, nhất trí.

10. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo biết đủ đối với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sáng tọa, dược phẩm trị bệnh. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào biết đủ... dược phẩm trị bệnh. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái... hòa hợp, nhất trí.

11. Lại nữa, này các Tỷ-khoe, Tỷ-kheo chánh niệm thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm tùy niệm việc đã làm từ lâu, đã nói từ lâu... Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào chánh niệm... đã nói từ lâu. Đây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái... hòa hợp, nhất trí.

12. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, phàm Tỷ-kheo nào có trí tuệ, thành tựu với trí tuệ về sanh diệt, trí tuệ thuộc bậc Thánh, thể nhập và hướng đến chơn chính đoạn tận thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.

 

 --- o0o ---

 

 | Mục lục Kinh Tăng Chi bộ || Phẩm ́ |

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |


Tổ chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tuy åƒäæœä½ 四十二章經全文 cao pho hoa thuong thich quang buu 原子电负性的影响因素 พระร ตนไต 轉識為智 บทถวายส งฆทานสด tu giác ngộ là gì 簡単便利戒名授与水戸 tìm Chạy สโตร ส รา 僧人心態 niệm phật ï¾ ï½½ 栃木県寺院数 ด หน ง 證嚴上人第一位人文真善美 원불교의법문사경바로가기 cuoc doi thanh tang ananda phan 6 พลอย อ ยดา å æžœå žå¾ vien ngoc minh chau Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX Chùa mình vẫn kết hoa hồng chứ dao nghia vo chong theo quan diem phat giao 首座 七五三 Học người bí quyết dạy con thông minh của người 看完新闻联播的观后感 持戒波羅蜜についての詳細な解説 é åº º æ à Þ 研究生奖学金自我总结 15 phap åœ Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Nhật song cham lai giới lễ 新学期新展望内容怎么写 人生是 旅程 風景 七佛灭罪真言全文念诵