Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

Tập 3

Quyển Thứ 71

Hội Thứ Nhất

Phẩm Quán Hạnh

Thứ 19 – 2

 

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa bất sanh, thời chẳng phải bố thí Ba la mật đa; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa bất sanh, thời chẳng phải tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa. Sở vì sao? Vì bố thí Ba la mật đa cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên bố thí Ba la mật đa  bất sanh, thời chẳng phải bố thí Ba la mật đa; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa bất sanh, thời chẳng phải tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự bất sanh, thời chẳng phải bốn tĩnh lự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất sanh, thời chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Sở vì sao? Vì bốn tĩnh lự cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên bốn tĩnh lự bất sanh, thời chẳng phải bốn tĩnh lự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất sanh, thời chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát bất sanh, thời chẳng phải tám giải thoát; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ bất sanh, thời chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Sở vì sao? Vì tái giải thoát cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên tám giải thoát bất sanh, thời chẳng phải tám giải thoát; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ bất sanh, thời chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ bất sanh, thời chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi bất sanh, thời chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Sở vì sao? Vì bốn niệm trụ cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên bốn niệm trụ bất sanh, thời chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi bất sanh, thời chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn bất sanh, thời chẳng phải không giải thoát môn; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn bất sanh, thời chẳng phải vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Sở vì sao? Vì không giải thoát môn cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên không giải thoát môn bất sanh, thời chẳng phải không giải thoát môn; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn  bất sanh, thời chẳng phải vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Bạch Thế Tôn! Năm nhãn bất sanh, thời chẳng phải bốn năm nhãn; sáu thần thông bất sanh, thời chẳng phải sáu thần thông. Sở vì sao? Vì năm nhãn cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; sáu thần thông cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên năm nhãn bất sanh, thời chẳng phải năm nhãn; sáu thần thông bất sanh, thời chẳng phải sáu thần thông.

 Bạch Thế Tôn! Phật mười lực bất sanh, thời chẳng phải Phật mười lực; bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng bất sanh, thời chẳng phải bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Sở vì sao? Vì Phật mười lực cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên Phật mười lực bất sanh, thời chẳng phải Phật mười lực; bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bất sanh, thời chẳng phải bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

 Bạch Thế Tôn! Chơn như bất sanh, thời chẳng phải chơn như; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới bất sanh, thời chẳng phải pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Sở vì sao? Vì chơn như cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; pháp giới cho đến bất tư nghì giới cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên chơn như bất sanh, thời chẳng phải chơn như; pháp giới cho đến bất tư nghì giới bất sanh, thời chẳng phải pháp giới cho đến bất tư nghì giới.

Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bất sanh, thời chẳng phải Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất sanh, thời chẳng phải nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Sở vì sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bất sanh, thời chẳng phải Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất sanh, thời chẳng phải nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

 Bạch Thế Tôn! Pháp vô vong thất bất sanh, thời chẳng phải pháp vô vong thất; tánh hằng trụ xả bất sanh, thời chẳng phải tánh hằng trụ xả. Sở vì sao? Vì pháp vô vong thất cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; tánh hằng trụ xả cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên pháp vô vong thất bất sanh, thời chẳng phải pháp vô vong thất; tánh hằng trụ xả bất sanh, thời chẳng phải tánh hằng trụ xả.

Bạch Thế Tôn! Tất cả đà la ni môn bất sanh, thời chẳng phải tất cả đà la ni môn; tất cả tam ma địa môn bất sanh, thời chẳng phải tất cả tam ma địa môn. Sở vì sao? Vì tất cả đà la ni môn cùng với bất sanh không có hai, không hai phần; tất cả tam ma địa môn cùng với bất sanh không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất sanh phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên tất cả đà la ni môn bất sanh, thời chẳng phải tất cả đà la ni môn; tất cả tam ma địa môn bất sanh, thời chẳng phải tất cả tam ma địa môn.

 

Bạch Thế Tôn! Sắc bất diệt, thời chẳng phải sắc; thọ tưởng hành thức bất diệt, thời chẳng phải thọ tưởng hành thức. Sở vì sao? Vì sắc cùng với bất  diệt không có hai, không hai phần; thọ tưởng hành thức cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên sắc bất  diệt, thời chẳng phải sắc; thọ tưởng hành thức bất diệt, thời chẳng phải thọ tưởng hành thức.

Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ bất diệt, thời chẳng phải nhãn xứ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ bất diệt, thời chẳng phải thọ tưởng hành thức. Sở vì sao? Vì nhãn xứ cùng với bất  diệt không có hai, không hai phần; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên nhãn xứ bất  diệt, thời chẳng phải nhãn xứ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ bất diệt, thời chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ.

Bạch Thế Tôn! Sắc xứ bất diệt, thời chẳng phải sắc xứ; thanh hương vị xúc pháp xứ bất diệt, thời chẳng phải thanh hương vị xúc pháp xứ. Sở vì sao? Vì sắc xứ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; thanh hương vị xúc pháp xứ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên sắc xứ bất diệt, thời chẳng phải sắc xứ; thanh hương vị xúc pháp xứ bất diệt, thời chẳng phải thanh hương vị xúc pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới bất diệt, thời chẳng phải nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ. Sở vì sao? Vì nhãn giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên nhãn giới bất diệt, thời chẳng phải nhãn giới; sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới bất diệt, thời chẳng phải nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Sở vì sao? Vì nhĩ giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên nhĩ giới bất diệt, thời chẳng phải nhĩ giới; thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Tỷ giới bất diệt, thời chẳng phải tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Sở vì sao? Vì hương giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên tỷ giới bất diệt, thời chẳng phải tỷ giới; hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Thiệt giới bất diệt, thời chẳng phải thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên diệt ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Sở vì sao? Vì thiệt giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên thiệt giới bất diệt, thời chẳng phải thiệt giới; vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Thân giới bất diệt, thời chẳng phải thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Sở vì sao? Vì thân giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sinh ra các thọ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên thân giới bất diệt, thời chẳng phải thân giới; xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Ý giới bất diệt, thời chẳng phải ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Sở vì sao? Vì ý giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sinh ra các thọ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên ý giới bất diệt, thời chẳng phải ý giới; pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bất diệt, thời chẳng phải pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Địa giới bất diệt, thời chẳng phải địa giới; thuỷ hỏa phong không thức giới bất diệt, thời chẳng phải thuỷ hỏa phong không thức giới. Sở vì sao? Vì địa giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; thuỷ hỏa phong không thức giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên địa giới bất diệt, thời chẳng phải địa giới; thuỷ hỏa phong không thức giới bất diệt, thời chẳng phải thuỷ hỏa phong không thức giới.

Bạch Thế Tôn! Khổ thánh đế bất diệt, thời chẳng phải khổ thánh đế; tập diệt đạo thánh đế bất diệt, thời chẳng phải tập diệt đạo thánh đế. Sở vì sao? Vì khổ thánh đế cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; tập diệt đạo thánh đế cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên khổ thánh đế bất diệt, thời chẳng phải khổ thánh đế; tập diệt đạo thánh đế bất diệt, thời chẳng phải tập diệt đạo thánh đế.

Bạch Thế Tôn! Vô minh bất diệt, thời chẳng phải vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, diệt, lão tử sầu thán khổ ưu não bất diệt, thời chẳng phải hành cho đến  lão tử sầu thán khổ ưu não. Sở vì sao? Vì vô minh cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; hành cho đến  lão tử sầu thán khổ ưu não cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên vô minh bất diệt, thời chẳng phải vô minh; hành cho đến  lão tử sầu thán khổ ưu não bất diệt, thời chẳng phải hành cho đến  lão tử sầu thán khổ ưu não.

Bạch Thế Tôn! Nội không bất diệt, thời chẳng phải nội không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không bất diệt, thời chẳng phải ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Sở vì sao? Vì nội không cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên nội không bất diệt, thời chẳng phải nội không; ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không bất diệt, thời chẳng phải ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.

 

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa bất diệt, thời chẳng phải bố thí Ba la mật đa; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa bất diệt, thời chẳng phải tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa. Sở vì sao? Vì bố thí Ba la mật đa cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên bố thí Ba la mật đa  bất diệt, thời chẳng phải bố thí Ba la mật đa; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa bất diệt, thời chẳng phải tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa.

Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự bất diệt, thời chẳng phải bốn tĩnh lự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất diệt, thời chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Sở vì sao? Vì bốn tĩnh lự cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; bốn vô lượng, bốn vô sắc định cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên bốn tĩnh lự bất diệt, thời chẳng phải bốn tĩnh lự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất diệt, thời chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát bất diệt, thời chẳng phải tám giải thoát; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ bất diệt, thời chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Sở vì sao? Vì tái giải thoát cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên tám giải thoát bất diệt, thời chẳng phải tám giải thoát; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ bất diệt, thời chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.

Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ bất diệt, thời chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi bất diệt, thời chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Sở vì sao? Vì bốn niệm trụ cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên bốn niệm trụ bất diệt, thời chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi bất diệt, thời chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi.

Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn bất diệt, thời chẳng phải không giải thoát môn; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn bất diệt, thời chẳng phải vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Sở vì sao? Vì không giải thoát môn cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên không giải thoát môn bất diệt, thời chẳng phải không giải thoát môn; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn  bất diệt, thời chẳng phải vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.

Bạch Thế Tôn! Năm nhãn bất diệt, thời chẳng phải bốn năm nhãn; sáu thần thông bất diệt, thời chẳng phải sáu thần thông. Sở vì sao? Vì năm nhãn cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; sáu thần thông cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên năm nhãn bất diệt, thời chẳng phải năm nhãn; sáu thần thông bất diệt, thời chẳng phải sáu thần thông.

 Bạch Thế Tôn! Phật mười lực bất diệt, thời chẳng phải Phật mười lực; bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng bất diệt, thời chẳng phải bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Sở vì sao? Vì Phật mười lực cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên Phật mười lực bất diệt, thời chẳng phải Phật mười lực; bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bất diệt, thời chẳng phải bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

 Bạch Thế Tôn! Chơn như bất diệt, thời chẳng phải chơn như; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly diệt tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới bất diệt, thời chẳng phải pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Sở vì sao? Vì chơn như cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; pháp giới cho đến bất tư nghì giới cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên chơn như bất diệt, thời chẳng phải chơn như; pháp giới cho đến bất tư nghì giới bất diệt, thời chẳng phải pháp giới cho đến bất tư nghì giới.

Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bất diệt, thời chẳng phải Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất diệt, thời chẳng phải nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Sở vì sao? Vì Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bất diệt, thời chẳng phải Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất diệt, thời chẳng phải nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

 Bạch Thế Tôn! Pháp vô vong thất bất diệt, thời chẳng phải pháp vô vong thất; tánh hằng trụ xả bất diệt, thời chẳng phải tánh hằng trụ xả. Sở vì sao? Vì pháp vô vong thất cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; tánh hằng trụ xả cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên pháp vô vong thất bất diệt, thời chẳng phải pháp vô vong thất; tánh hằng trụ xả bất diệt, thời chẳng phải tánh hằng trụ xả.

Bạch Thế Tôn! Tất cả đà la ni môn bất diệt, thời chẳng phải tất cả đà la ni môn; tất cả tam ma địa môn bất diệt, thời chẳng phải tất cả tam ma địa môn. Sở vì sao? Vì tất cả đà la ni môn cùng với bất diệt không có hai, không hai phần; tất cả tam ma địa môn cùng với bất diệt không có hai, không hai phần. Vì cớ sao? Vì pháp bất diệt phi nhất phi nhị phi đa phi dị. Vậy nên tất cả đà la ni môn bất diệt, thời chẳng phải tất cả đà la ni môn; tất cả tam ma địa môn bất diệt, thời chẳng phải tất cả tam ma địa môn.

Bạch Thế Tôn! Sắc bất nhị, thời chẳng phải sắc; thọ tưởng hành thức bất nhị, thời chẳng phải thọ tưởng hành thức. Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ bất nhị, thời chẳng phải nhãn xứ; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ bất nhị thời chẳng phải nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Bạch Thế Tôn! Sắc xứ bất nhị, thời chẳng phải sắc xứ; thanh hương vị xúc pháp xứ bất nhị, thời chẳng phải thanh hương vị xúc pháp xứ.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới bất nhị, thời chẳng phải nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ bất nhị, thời chẳng phải sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới bất nhị, thời chẳng phải nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất nhị thời chẳng phải thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Tỷ giới bất nhị, thời chẳng phải tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất nhị, thời chẳng phải hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bạch Thế Tôn! Thiệt giới bất nhị, thời chẳng phải thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ bất nhị thời chẳng phải vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Thân giới bất nhị, thời chẳng phải thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ bất nhị, thời chẳng phải xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Bạch Thế Tôn! Ý giới bất nhị, thời chẳng phải ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bất nhị thời chẳng phải pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ.

Bạch Thế Tôn! Địa giới bất nhị, thời chẳng phải địa giới; thủy hỏa phong không thức giới bất nhị, thời chẳng phải thủy hỏa phong không thức giới. Bạch Thế Tôn! Khổ thánh đế bất nhị, thời chẳng phải khổ thánh đế; tập diệt đạo thánh đế bất nhị thời chẳng phải tập diệt đạo thánh đế.

Bạch Thế Tôn! Vô minh bất nhị, thời chẳng phải vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não bất nhị, thời chẳng phải hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não.

Bạch Thế Tôn! Nội không bất nhị, thời chẳng phải nội không; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không bất nhị, thời chẳng phải nội không cho đến vô tánh tự tánh không.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa bất nhị, thời chẳng phải bố thí Ba la mật đa; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa bất nhị, thời chẳng phải tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa. Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự bất nhị, thời chẳng phải bốn tĩnh lự; bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất nhị thời chẳng phải bốn vô lượng, bốn vô sắc định.

Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát bất nhị, thời chẳng phải tám giải thoát; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ bất nhị, thời chẳng phải tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ bất nhị, thời chẳng phải bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi bất nhị thời chẳng phải bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi

Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn bất nhị, thời chẳng phải không giải thoát môn; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn bất nhị, thời chẳng phải vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Bạch Thế Tôn! Năm nhãn bất nhị, thời chẳng phải năm nhãn; sáu thần thông bất nhị thời chẳng phải sáu thần thông. Bạch Thế Tôn! Phật mười lực bất nhị, thời chẳng phải Phật mười lực; bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng bất nhị, thời chẳng phải bốn vô sở uý cho đến mười tám pháp Phật bất cộng

Bạch Thế Tôn! Chơn nhưbất nhị, thời chẳng phải chơn như; pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới bất nhị, thời chẳng phải pháp giới cho đến bất tư nghì giới

Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bất nhị, thời chẳng phải Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất nhị, thời chẳng phải nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Pháp vô vong thất bất nhị, thời chẳng phải pháp vô vong thất; tánh hằng trụ xả bất nhị, thời chẳng phải tánh hằng trụ xả. Bạch Thế Tôn! Tất cả đà la ni môn bất nhị, thời chẳng phải tất cả đà la ni môn; tất cả tam ma địa môn bất nhị thời chẳng phải tất cả tam ma địa môn.

 

Bạch Thế Tôn! Sắc vào bất nhị, không có lỗi pháp số; thọ tưởng hành thức vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Nhãn xứ vào bất nhị, không có lỗi pháp số; nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ vào bất nhị, không có lỗi pháp số; thanh hương vị xúc pháp xứ vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Bạch Thế Tôn! Nhãn giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Nhĩ giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ vào bất nhị, không có lỗi pháp số; thanh hương vị xúc pháp xứ vào bất nhị, không có lỗi pháp số.Bạch Thế Tôn! Tỷ giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Thiệt giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Thân giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ  vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Ý giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Bạch Thế Tôn! Địa giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số; thủy hỏa phong không thức giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Khổ thánh đế vào bất nhị, không có lỗi pháp số; tập diệt đạo thánh đế  vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Vô minh vào bất nhị, không có lỗi pháp số; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Bạch Thế Tôn! Nội không vào bất nhị, không có lỗi pháp số; ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Bạch Thế Tôn! Bố thí Ba la mật đa vào bất nhị, không có lỗi pháp số; tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Bốn tĩnh lự vào bất nhị, không có lỗi pháp số; bốn vô lượng, bốn vô sắc định vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Tám giải thoát  vào bất nhị, không có lỗi pháp số; tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ  vào bất nhị, không có lỗi pháp số; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Không giải thoát môn vào bất nhị, không có lỗi pháp số; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Năm nhãn vào bất nhị, không có lỗi pháp số; sáu thần thông vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Bạch Thế Tôn! Phật mười lực vào bất nhị, không có lỗi pháp số; bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng  vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Chơn như vào bất nhị, không có lỗi pháp số; pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Bạch Thế Tôn! Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề vào bất nhị, không có lỗi pháp số; nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Pháp vô vong thất vào bất nhị, không có lỗi pháp số; tánh hằng trụ xả vào bất nhị, không có lỗi pháp số. Bạch Thế Tôn! Tất cả đà la ni môn vào bất nhị, không có lỗi pháp số; tất cả tam ma địa môn vào bất nhị, không có lỗi pháp số.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nói là Bồ tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa quán các pháp ấy. Sao gọi Bồ tát Ma ha tát? Sao gọi Bát nhã Ba la mật đa? Sao gọi quán các pháp kia vậy?

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện đáp Xá Lợi Tử rằng: Như lời Tôn giả đã hỏi sao gọi Bồ tát Ma ha tát ấy. Xá Lợi Tử! Vì loại hữu tình cầu Đại Bồ đề, cũng có Bồ đề nên gọi Bồ tát. Năng như thật biết tướng tất cả pháp mà chẳng chấp đắm, nên lại gọi Ma ha tát.

Xá Lợi Tử hỏi: Vì sao Bồ tát Ma ha tát, năng như thật biết tướng tất cả pháp mà chẳng chấp đắm?

Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng sắc mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng thọ tưởng hành thức mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng nhãn xứ mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng sắc xứ mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng thanh hương vị xúc pháp xứ mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng nhãn giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng nhĩ giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng tỷ giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng thiệt giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng thân giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng ý giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng địa giới mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng thủy hỏa phong không thức giới mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng khổ thánh đế mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng tập diệt đạo thánh đế mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng vô minh mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng nội không mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng bố thí Ba la mật đa mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng bốn tĩnh lự mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng bốn vô lượng, bốn vô sắc định  mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng tám giải thoát mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng bốn niệm trụ mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng không giải thoát môn mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng vô tướng, vô nguyện giải thoát môn mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng năm nhãn mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng sáu thần thông mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng Phật mười lực mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng chơn như mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí mà chẳng chấp đắm.

Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng pháp vô vong thất mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng tánh hằng trụ xả mà chẳng chấp đắm. Xá Lợi Tử! Bồ tát Ma ha tát như thật biết tướng tất cả đà la ni môn mà chẳng chấp đắm. Như thật biết tướng tất cả tam ma địa môn mà chẳng chấp đắm.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Những gì tên là tướng tất cả pháp? Thiện Hiện đá: Nếu do tướng trạng các hành như vầy, biểu hiện các pháp, đây sắc, đây thanh, đây hương, đây vị, đây xúc, đây pháp, đây nội, đây ngoại, đây hữu lậu, đây vô lậu, đây hữu vi, đây vô vi. Những đấy thảy tên là tướng tất cả pháp.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại đáp Xá Lợi Tử rằng: Như lời Tôn giả đã hỏi, sao gọi Bát nhã Ba la mật đa ấy. Xá Lợi Tử! Có thắng diệu huệ viễn có chỗ lìa, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử hỏi: Đây đối với pháp nào mà được xa lìa? Thiện Hiện đáp: Đây đối tất cả  phiền não thấy đến nơi mà được xa lìa. Đây đối tất cả sáu thú, bốn loại sanh mà được xa lìa. Đây đối tất cả uẩn, giới, xứ thảy mà được xa lìa, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Có thắng diệu huệ viễn có chỗ lìa, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử hỏi: Đây đối với pháp nào mà được xa đến? Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Đây đối sắc thật tánh mà được xa đến, đối thọ tưởng hành thức thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối nhãn xứ thật tánh mà được xa đến, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối sắc xứ thật tánh mà được xa đến, đối thanh hương vị xúc pháp xứ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối nhãn giới thật tánh mà được xa đến, đối sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sinh ra các thọ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối nhĩ giới thật tánh mà được xa đến; đối thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối tỷ giới thật tánh mà được xa đến, đối hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.Xá Lợi Tử! Đây đối thiệt giới thật tánh mà được xa đến; đối vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối thân giới thật tánh mà được xa đến, đối xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối ý giới thật tánh mà được xa đến; đối pháp giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Đây đối địa giới thật tánh mà được xa đến, đối thủy hỏa phong không thức giới thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối khổ thánh đế thật tánh mà được xa đến, đối tập diệt đạo thánh đế thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối vô minh thật tánh mà được xa đến; đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não  thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Đây đối nội không thật tánh mà được xa đến, đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cảnh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Đây đối bố thí Ba la mật đa thật tánh mà được xa đến; đối tịnh giới an nhẫn tinh tiến tĩnh lự bát nhã Ba la mật đa thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối bốn tĩnh lự thật tánh mà được xa đến, đối bốn vô lượng, bốn vô sắc định thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối tám giải thoát thật tánh mà được xa đến; đối tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Đây đối bốn niệm trụ thật tánh mà được xa đến; đối bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối không giải thoát môn thật tánh mà được xa đến, đối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối năm nhãn thật tánh mà được xa đến, đối sáu thần thông thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Đây đối Phật mười lực thật tánh mà được xa đến; đối bốn vô sở uý, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối chơn như thật tánh mà được xa đến, đối pháp giới, pháp tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.

Xá Lợi Tử! Đây đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thật tánh mà được xa đến; đối nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa.Xá Lợi Tử! Đây đối pháp vô vong thất thật tánh mà được xa đến, đối tánh hằng trụ xả thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. Xá Lợi Tử! Đây đối tất cả đà la ni môn thật tánh mà được xa đến; đối tất cả tam ma địa môn thật tánh mà được xa đến, nên gọi tên Bát nhã Ba la mật đa. 

--- o0o ---

Mục Lục Tập 3

Quyển thứ  51 | 52 | 53 | 54 | 55

56 | 57 | 58 | 59 | 60 | 61 | 62 | 63 | 64 | 65

66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính & trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-03-2006

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

åƒäæœä½ dau doc bau khi quyen bang niem tin mu quang 河南有专属的佛教 ä½ æ æ Ÿæƒ công đức bố thí chuong ii thoi ky truyen ba va hoi nhap 烹佛祖 chiem nguong tuong phat bang dong cao nhat the 白骨观 危险性 chua global vipassana ky quan kien truc the ky xxi рикна nhung dieu phat tu da ket hon va chuan bi ket 义云高世法哲言 5 nguyên nhân gây tử vong ở trẻ con người cao ở bai hoc kinh nghiem tu vu viec chua bo de ha noi çŠ 天眼佛教 เพรงดนต ฟ con oi tam su cua mot nguoi me tre pha thai บทถวายส งฆทานสด Người xuất gia مبروكككككك اسمعني في اشياء luãæn Thu Giải thoát trong lòng tay chốn Trà sen đất Việt tap tho mua xuan toan ven ว ดโพธ 新学期新展望内容怎么写 g an va tam cong thuc bao hieu">noi ve tu trong an va tam cong thuc bao hieu 簡単便利戒名授与水戸 Tt ï½ ni ว ดพระเชต พนว มลม viên สโตร ส รา 人生七苦 Quảng Ăn chay đúng cách একব র Nghệ 四十二章經全文 น ท 佛语不杀生 七五三 小山 Vượt thoát trầm luân tiếp theo và 忿怒相 お寺との付き合い 檀家 祓郷婦人会会則