Hội Thứ Sáu
Phẩm
Vô Sở
Ðắc
Thứ
9
Bấy giờ,
Thiện Tư hỏi lại Tối Thắng Thiên vương: Nhận ký vì được cái gì? Tối Thắng
đáp rằng: Tôi tuy nhận ký mà không được gì. Thiện Tư
lại hỏi: Không được ấy, chẳng được pháp nào? Tối Thắng trả lời: Không được
ấy, là chẳng được ngã, chẳng được hữu tình cho đến chẳng được tri giả,
kiến giả. Chẳng được các uẩn và các giới xứ, hoặc thiện phi thiện, hoặc
tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc thế gian hoặc
xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc sanh tử hoặc Niết bàn, đối như
thế thảy đều không được gì. Thiện Tư
lại hỏi: Nếu không được gì, dùng trao ký chi! Tối Thắng đáp rằng: Vì không
được gì nên được trao ký. Thiện Tư
lại hỏi: Nếu như nghĩa Thiên vương đã nói đó, bèn có hai trí: một không
được gì, hai được trao ký? Tối
Thắng đáp rằng: Nếu có hai ấy thời không trao ký. Sở dĩ vì sao? Vì Phật
trí không hai. Chư Phật Thế Tôn đem trí chẳng hai trao ký cho Bồ tát. Thiện Tư
lại hỏi: Nếu trí chẳng hai làm sao mà có trao lý nhận ký? Tối Thắng đáp
rằng: Trao ký nhận ký ngằn kia không hai. Thiện Tư
hỏi lại: Không hai ngằn ấy làm sao có ký? Tối Thắng đáp rằng: Ðạt không
hai ngằn tức là có ký. Thiện Tư
hỏi nữa: Thiên vương nay đây trụ trong ngằn nào mà được trao ký? Tối Thắng
đáp rằng: Tôi trụ ngằn ngã, trụ ngằn hữu tình cho đến trong ngằn tri giả,
kiến giả mà được trao ký. Thiện Tư
lại hỏi: Ngằn ngã thảy đây phải cầu ở đâu? Tối Thắng đáp rằng: Phải cầu ở
ngằn chư Phật giải thoát. Thiện Tư
lại hỏi nữa: Ngằn Phật giải thoát lại cầu ở đâu? Tối Thắng đáp rằng: Phải
cầu ở ngằn vô minh hữu ái. Thiện Tư
hỏi tới: Vô minh hữu ái lại cầu ở đâu? Tối Thắng đáp rằng: Phải cầu ở ngằn
rốt ráo chẳng sanh. Thiên tư
lại hỏi: Ngằn chẳng sanh đây lại cầu ở đâu? Tối Thắng đáp rằng: Ngằn đây
phải cầu nơi ngằn không biết. Thiện Tư
lại hỏi: Ngằn không biết ấy tức không có bị biết, làm sao ngằn đây phải
cầu nơi kia? Tối Thắng đáp rằng: Nếu có bị biết cầu chẳng thể được, vì
không biết nên cầu nơi ngằn kia. Thiện Tư
lại hỏi: Ngằn đấy lìa lời làm sao cầu được? Tối Thắng đáp rằng: Bởi dứt
lời nói vậy nên cầu được. Thiện Tư
lại hỏi: Lời nói đây vì sao dứt? Tối Thắng đáp rằng: Vì các pháp nuơng
nghĩa, chẳng nương lời nói vậy. Thiện Tư
lại hỏi: Nương nghĩa là sao? Tối Thắng đáp rằng: Chẳng thấy tướng nghĩa. Thiện Tư
lại hỏi: Vì sao chẳng thấy? Tối Thắng đáp rằng: Chẳng khởi phân biệt nghĩa
là bị nương, ta là hay nương, không hai việc đây nên gọi chẳng thấy. Thiện Tư
lại hỏi: Nếu chẳng thấy nghĩa đây cầu chỗ nào? Tối Thắng đáp rằng: Không
thấy không lấy nên gọi là cầu. Thiện Tư
lại hỏi: Pháp khá cầu ấy tức là có cầu? Tối Thắng đáp rằng: Nghĩa đấy
chẳng phải. Bởi vì cầu pháp ấy thật không sở cầu. Vì cớ sao? Nếu thật khá
cầu tức là phi pháp. Thiện Tư
hỏi lại: Cái nào là pháp? Tối Thắng đáp rằng: Pháp không văn tự, cũng lìa
lời nói. Thiện Tư
hỏi lại: Trong lìa văn lời, cái nào là pháp? Tối Thắng đáp rằng: Tánh lìa
văn lời dứt chỗ tâm hành, đấy gọi là pháp. Tánh tất cả pháp đều chẳng thể
nói. Các chẳng thể nói cũng chẳng thể nói. Nếu có nói ra tức là hư dối.
Trong pháp hư dối trọn không thật pháp. Thiện Tư
lại hỏi: Chư Phật Bồ tát thường có nói ra đều hư dối ư? Tối Thắng đáp
rằng: Chư Phật Bồ tát từ đầu chí cuối chẳng nói một chữ, làm gì hư dối? Thiện Tư
hỏi lại: Nếu mà nói ra sẽ có lỗi gì? Tối Thắng đáp rằng: Có lỗi lời nói. Thiện Tư
hỏi lại: Lời nói lỗi gì? Tối Thắng đáp rằng: Lỗi có nghĩ bàn. Thiện Tư
lại hỏi: Pháp nào không lỗi? Tối Thắng đáp rằng: Có nói không nói, chẳng
thấy hai tướng đấy thời không lỗi. Thiện Tư
lại hỏi: Lỗi lấy gì làm gốc? Tối Thắng đáp rằng: Năng chấp làm gốc. Thiện Tư
lại hỏi: Chấp lấy gì làm gốc? Tối Thắng đáp rằng: Ðắm tâm làm gốc. Thiện Tư
lại hỏi: Ðắm lấy gì làm gốc? Tối Thắng đáp rằng: Hư vọng phân biệt làm
gốc. Thiện Tư
lại hỏi: Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc? Tối Thắng đáp rằng: Vin duyên
làm gốc. Thiện Tư
lại hỏi: Vin duyên chỗ nào? Tối Thắng đáp rằng: Vin duyên sắc thanh hương
vị xúc pháp. Thiện Tư
lại hỏi: Làm sao không duyên? Tối Thắng đáp rằng: Nếu lìa ái thủ thời
không chỗ duyên. Vì nghĩa đây nên Ðức Như Lai thường nói các pháp bình
đẳng chẳng thể vin duyên. Khi
thuyết pháp này năm ngàn Bí sô xa trần lìa bẩn, sanh mắt tịnh pháp. Lại có
một vạn hai ngàn Bồ tát được Vô sanh nhẫn. Vô lượng vô biên các loại hữu
tình đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Bấy giờ,
Tối Thắng liền từ tòa dậy, lệch che vai tả, gối hữu chấm đất, xếp tay cung
kính mà thưa Phật rằng: Các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy nghe Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm, làm sao kẻ chưa phát tâm Bồ đề liền năng phát tâm,
thảy đều trọn nên được chẳng quay lui, hành thường thắng tiến mà không lui
rơi? Phật
nói: Thiên vương! Lóng nghe, nghe kỹ, rất khéo khởi ý, sẽ vì ngươi nói.
Tối Thắng thưa rằng: Lành thay, Ðại Thánh! Dạ cúi xin nói cho, chúng tôi
muốn nghe. Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy
nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đem ý thuần tịnh phát tâm Bồ đề, đầy đủ
chánh tín, gần gũi Hiền Thánh, ưa nghe Chánh pháp, xa lìa ganh tham,
thường tu vắng lặng, ưa hành ơn thí, tâm không hạn ngại, lìa các uế đục,
chánh tin nghiệp quả, tâm chẳng do dự, như thật biết rõ nghiệp quả đen
trắng, nếu vì thân mạng quyết chẳng làm ác. Các thiện nam tử thiện nữ nhân
này tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế thời năng xa lìa được
mười ác nghiệp đạo, tâm thường buộc nhớ mười thiện nghiệp đạo. Các
thiện nam tử thiện nữ nhân này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương
tiện khéo léo, nếu thấy Sa môn, Bà la môn thảy chánh hành tinh tiến, giới
phẩm trong sạch, nhiều nghe hiểu nghĩa, thường khởi chánh niệm, tâm tánh
điều mềm, vắng lặng không loạn, hằng vì ái ngữ, siêng tu các thiện, xa lìa
các ác. Ðối mình chẳng cao, đối người chẳng khinh. Lìa lời thô ác, xa nói
vô nghĩa, chẳng bỏ niệm trụ, nơi tâm điều trực, năng dứt bạo ngang, khéo
nhổ tên độc. Ðối các gánh nặng đều nới bỏ được. Vượt ra không rảnh, vọt
qua thân sau. Các
thiện nam tử thiện nữ nhân này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương
tiện khéo léo, thấy Bồ tát đây thời nên gần kề nương làm bạn lành. Khi Bồ
tát đây phương tiện khéo léo, theo sở nghi kia mà vì nói pháp: Các ngươi
phải biết, kẻ năng hành thí sẽ được giàu vui, thọ trì tịnh giới sanh trời
cao sang, lóng nghe Chánh pháp được trí huệ lớn. Lại bảo
nữa rằng: Ðây là bố thí, đây quả bố thí. Ðây là rít lấn, đây quả rít lấn.
Ðây là tịnh giới, đây quả tịnh giới. Ðây là phạm giới, đây quả phạm giới.
Ðây là an nhẫn, đây quả an nhẫn. Ðây là giận dữ, đây quả giận dữ. Ðây là
tinh tiến, đây quả tinh tiến. Ðây là biếng nhác, đây quả biếng nhác. Ðây
là tĩnh lữ, đây quả tĩnh lự. Ðây là tán loạn, đây quả tán loạn. Ðây là
diệu huệ, đây quả diệu huệ. Ðây là ngu si, đây quả ngu si. Ðây thân thiện
nghiệp, đây quả thân thiện nghiệp. Ðây thân ác nghiệp, đây quả thân ác
nghiệp. Ðây ngữ thiện nghiệp, đây quả ngữ thiện nghiệp. Ðây ngữ ác nghiệp,
đây quả ngữ ác nghiệp. Ðây ý thiện nghiệp, đây quả ý thiện nghiệp. Ðây ý
ác nghiệp, đây quả ý ác nghiệp. Ðây pháp nên làm, đây pháp chẳng nên làm.
Nếu tu như thế cảm được vui đêm dài, chẳng tu như thế bị khổ đêm dài”. Các
thiện nam tử thiện nữ nhân này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương
tiện khéo léo, gần gũi bạn lành được nghe thuyết pháp thứ lớp như vậy. Khi
Bồ tát này biết là pháp thí, thời vì tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm, nghĩa là không, vô tướng, vô nguyện, không tác, không sanh, không
diệt, không ngã hữu tình nói rộng cho đến tri giả kiến giả. Lại vì tuyên
nói duyên khởi sâu thẳm, nghĩa là nhân pháp đây có sanh pháp kia, khi pháp
đây diệt pháp kia diệt theo. Chỗ gọi vô minh duyên hành, hành duyên thức,
thức duyên danh sắc, danh sắc duyên sáu chỗ, sáu chỗ duyên xúc, xúc duyên
thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên
lão tử sầu thán khổ ưu não. Nếu vô minh diệt thời hành diệt, cho đến sanh
diệt thời lão tử sầu thán khổ ưu não cũng diệt luôn. Khi Bồ
tát đây hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo lại khởi
nói này: Trong lý chơn thật không có một pháp khá sanh khá diệt. Vì cớ
sao? Vì các pháp thế gian đều nhân duyên sanh, không có ngã, hữu tình, tác
giả, thọ giả. Nhân duyên hòa hợp nói các pháp sanh. Nhân duyên lý tán nói
các pháp diệt. Không một thật pháp kẻ chịu sanh diệt. Hư dối phân biệt, ở
trong ba cõi chỉ có giả danh, theo nghiệp phiền não chịu dị thục. Nếu dùng
Bát nhã Ba la mật đa như thật quán sát, thời tất cả pháp không sanh không
diệt, không làm không chịu. Nếu pháp không làm là cũng không hành, thời
đối các pháp tâm không chỗ đắm. Nghĩa là chẳng đắm sắc thọ tưởng hành
thức. Chẳng đắm nhãn xứ cho đến ý xứ. Chẳng đắm sắc xứ cho đến pháp xứ.
Chẳng đắm nhãn giới cho đến ý giới. Chẳng đắm sắc giới cho đến pháp giới.
Chẳng đắm nhãn thức giới cho đến ý thức giới. Khi ấy
Bồ tát đây lại khởi lời này: Tự tánh các pháp đều rốt ráo không, vắng
lặng, xa lìa, không lấy không đắm. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ
nghe lời nói như thế, hạnh thường thắng tiến mà không lui rơi. Thiên
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo muốn thấy chư Phật, ưa nghe Chánh pháp, chẳng đọa nhà
hèn kém, tùy sanh chỗ nào chẳng lìa thấy Phật, lóng nghe Chánh pháp, cúng
dường chúng Tăng. Thường thấy chư Phật, mạnh mẽ tinh tiến chí cầu Chánh
pháp, chẳng đắm vợ con tôi tớ hữu vi, đối của giúp sống cũng chẳng tham
đắm, chẳng nhiễm các dục. Thường nương Chánh giáo tu theo nhớ Phật, bỏ tục
xuất gia, như giáo tu hành, chuyên vì người nói. Dù vì người nói chẳng cầu
đền ơn. Thấy nghe pháp chúng thường khởi đại từ, đối loại hữu tình hằng
khởi đại bi. Học rộng nghe nhiều chẳng tiếc thân mạng. Thường ưa xa lìa,
ít muốn vui đủ. Chỉ tìm nghĩa lý, chẳng mắc lời nói. Nói pháp tu hành
chẳng chuyên vì mình, vì loại hữu tình được vui vô thượng, nghĩa là Phật
Bồ đề, cõi đại Niết bàn. Thiên
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo tu hành như thế xa lìa buông lung, mạnh mẽ tinh tiến
nhiếp hộ các căn: Nếu mắt thấy sắc chẳng đắm tướng sắc, như thật quán sát
tội lỗi sắc đây. Tai tiếng, mũi hương, lưỡi vị, thân xúc, ý pháp cũng thế.
Nếu thả các căn gọi là buông lung. Nếu năng nhiếp hộ được gọi chẳng buông
lung. Bồ tát
Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo điều
phục tâm mình, toan hộ ý người, gọi chẳng buông lung. Xa lìa tham dục, tâm
thuận pháp lành, tìm tòi sân si là cội gốc chẳng lành, nghiệp thân ngữ ác
và hai tà mạng, tất cả chẳng lành thảy đều xa lìa, gọi chẳng buông lung. Bồ tát
Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tâm thường chánh niệm,
gọi chẳng buông lung. Bồ tát Ma ha tát này biết tất cả pháp, tin làm
thượng thủ, con người chánh tín chẳng đọa ác thú, tâm chẳng làm ác, được
Hiền Thánh khen ngợi. Thiên
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo, tu hành đúng pháp, tùy sanh chỗ nào thường được gặp
Phật, xa lìa Nhị thừa, an trụ chánh đạo, được tự tại lớn, thành tựu đại sự
là chánh trí giải thoát các Ðức Như Lai. Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo muốn cầu an vui thường siêng
tùy thuận Nhất thiết trí đạo. Thiên
vương phải biết: Nay đại chúng đây được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như
thế đã ở vô lượng đại kiếp quá khứ cúng dường chư Phật, tu nhóm căn lành.
Vậy nên cần phải siêng gia tinh tiến, chớ cho lui mất. Nếu các trời người
thảy năng hạn chế được các căn chẳng đắm năm dục, xa lìa thế gian, thường
tu xuất thế, thanh tịnh ba nghiệp, học pháp trợ đạo, gọi chẳng buông lung. Các Bồ
tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, đầy
đủ chánh tín, tâm chẳng buông lung, siêng tu tinh tiến, khiến được thắng
pháp, gọi chẳng buông lung. Các Bồ
tát Ma ha tát muốn đủ chánh tín, tâm chẳng buông lung, tinh tiến chánh
niệm, phải học Bát nhã Ba la mật đa. Nhờ niệm trí đây năng mau chứng được
sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các Bồ
tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, đầy
đủ chánh tín, tâm chẳng buông lung, siêng tu tính tiến tức được chánh
niệm. Dùng niệm trí đây biết có biết không. Sao là có không? Nếu tu
chánh hạnh, được chánh giải thoát, đấy gọi là có. Nếu tu tà hạnh được
chánh giải thoát, đấy gọi là không. Nhãn thấy sáu căn, sắc thảy sáu cảnh,
thế tục là có, thắng nghĩa là không. Bồ tát tinh tiến năng được Bồ đề, đấy
gọi là có. Bồ tát lười biếng được Bồ đề ấy, đấy gọi là không. Nói năm thủ
uẩn đều từ hư dối phân biệt mà sanh, đấy gọi là có. Nói pháp thế tục chẳng
do nhân duyên tự nhiên mà khởi, đấy gọi là không. Nói pháp sắc vô thường
khổ bại hoại, đây gọi là có. Nếu nói thường vui chẳng phải pháp bại hoại,
đấy gọi là không. Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế. Vô minh duyên
hành, đấy gọi là có. Nếu lìa vô minh mà hành sanh ấy, đấy gọi là không.
Cho đến sanh duyên lão tử sầu thán khổ ưu não cũng lại như thế. Thí được
giàu lớn đấy gọi là có, được nghèo cùng ấy đấy gọi là không. Thọ trì tịnh
giới được sanh thiện thú, đấy gọi là có, sanh ác thú ấy đấy gọi là không.
Cho đến tu huệ năng được thành Thánh đấy gọi là có, làm đứa ngu ấy đấy gọi
là không. Nếu tu nghe nhiều năng được đại trí đấy gọi là có, được ngu si
ấy đấy gọi là không. Nếu tu chánh niệm năng được ra khỏi đấy gọi là có,
chẳng được là không. Nếu tu
tà niệm chẳng được ra khỏi đấy gọi là có, năng được là không. Lìa ngã ngã
sở năng được giải thoát đấy gọi là có, chấp ngã ngã sở năng được giải
thoát đấy gọi là không. Nếu nói hư không khắp tất cả chỗ đấy gọi là có,
nói trong năm uẩn có ngã chơn thật đấy gọi là không. Như thật tu trí năng
được giải thoát đấy gọi là có, nếu mắc tà trí năng được giải thoát đấy gọi
là không. Lìa kiến ngã thảy năng được giải thoát đấy gọi là không. Lìa
kiến ngã thảy năng được không trí đấy gọi là có, mắc kiến ngã thảy năng
được không trí đấy gọi là không. Thiên
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo biết thế gian có không, năng tu bình đẳng, rõ suốt
các pháp sanh từ nhân duyên, thế tục nên có, chẳng khởi thường kiến. Biết
pháp nhân duyên bản tánh đều không, chẳng sanh đoạn kiến, đối giáo pháp
chư Phật như thật thông suốt. Thiên
vương phải biết: Phật vì Bồ tát lược nói bốn pháp là thế gian, Sa môn, Bà
la môn thảy và trời Trường thọ nhiều khởi thường kiến, vì phá chấp kia nói
hành vô thường. Có các trời người nhiều tham đắm vui, vì kia nên nói tất
cả khổ. Ngoại đạo tà kiến chấp thân có ngã, vì phá chấp kia nói thân vô
ngã. Kẻ tăng thượng mạn báng chơn Niết bàn, vậy nên vì nói Niết bàn vắng
lặng. Kẻ nói vô thường, khiến kia chí cầu pháp rốt ráo. Vì kẻ nói khổ
khiến đối sanh tử xa lìa muốn cầu. Kẻ nói vô ngã, vì hiển không môn, khiến
kia rõ suốt. Kẻ nói vắng lặng, khiến đạt vô tướng, lìa chấp các tướng. Thiên
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo tu học như thế đối các thiện pháp thuyết không lui
rơi, chóng thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bấy giờ,
Tối Thắng lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm tu những hạnh nào hộ trì Chánh pháp? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm, hành chẳng trái lời, tôn trọng Sư trưởng, thuận theo
Chánh pháp, tâm hành điều mềm, chí tánh thuần chất, các căn vắng lặng, xa
lìa tất cả pháp ác bất thiện, tu thắng căn lành, gọi hộ Chánh pháp. Thiên
vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
tu thân ngữ ý ba nghiệp từ bi, chẳng màng lợi dự, trì giới thanh tịnh, xa
lìa các kiến, gọi hộ Chánh pháp. Thiên
vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
tâm hành chẳng theo tham giận si sợ, gọi hộ Chánh pháp. Tu tập hổ thẹn,
gọi hộ Chánh pháp. Nói pháp tu hành đều như được nghe, gọi hộ Chánh pháp. Thiên
vương phải biết: Chư Phật ba đời vì hộ Chánh pháp, nói Ðà la ni ủng hộ
Thiên vương và Nhân vương thảy, khiến hộ Chánh pháp trụ lâu thế gian, cùng
các hữu tình làm nhiêu ích lớn. Nói Ðà la ni rằng:
“Ðát điệt tha, a hổ lạc, quật lạc phạt để, hổ
thích nỏa tóa lụ trà giả giá, giả giá chiếc, ni a bôn, nhã sát đa, sát đa
sát diên đa, sát dã tóa ha, thiểm mạt ni, yết lạc ô lô ô lô phạt, để ca
lạ, bạt để ca, a bệ xa để ni, tóa thích ni, khư xà khư, xà mạt để, a phạt
thủy ni, phạt thi phạt đa, phạt đa nô bà lý ni, đô đa nô tất một lật để,
đề phạt đa nô tất, một mật để tóa ha”.
(Chín mươi bảy chữ) Thiên
vương phải biết: Ðại thần chú đây năng khiến tất cả trời, rồng, dược xoa,
kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạt hô lạc già, người
phi người thảy tất cả hữu tình đều được an vui. Ðại thần chú đây chư Phật
ba đời vì hộ Chánh pháp và hộ Thiên vương cùng Nhân vương thảy khiến được
an vui, nên dùng sức phương tiện mà tuyên nói ra. Vậy nên,
Thiên vương và Nhân vương thảy vì khiến Chánh pháp trụ lâu đời vậy, tự
thân quyến thuộc được an vui vậy, cõi nước hữu tình không tai nạn vậy, đều
nên tinh siêng chí thành tụng niệm. Như vậy thời khiến oán địch tai nạn,
việc ma ngăn pháp thảy đều tiêu diệt. Nhờ đấy Chánh pháp trụ lâu thế gian,
cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn. Khi
thuyết Ðại thần chú Bát nhã Ba la mật đa này cung điện các trời núi biển
đất liền thảy đều rung động. Có tám ngàn các loại hữu tình đều phát tâm Vô
thượng Chánh đẳng giác. Khi ấy,
Tối Thắng Thiên vương vui mừng nhảy nhót, đem lưới bảy báu giăng phủ trên
Phật, xếp tay cung kính lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm tu những pháp nào năng đối Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề tâm chẳng dời động? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm, tinh siêng tu tập đại từ không ngại, đại bi không chán,
đại sự thành xong. Siêng gia tinh tiến học đẳng trì không, cũng năng tinh
siêng tu trí bình đẳng, phương tiện khéo léo như thật thông đạt đại trí
thanh tịnh, rõ ràng diệu lý ba đời bình đẳng, không có ngăn ngại, đi con
đường chánh Phật ba đời đã đi. Thiên
vương! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
tu pháp như thế năng đối được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tâm chẳng dời
động. Bấy giờ,
Tối Thắng lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm tu những pháp nào nghe việc chẳng nghĩ bàn các Như Lai chẳng
kinh chẳng sợ cũng chẳng ưu não? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành diệu huệ diệu
trí đầy đủ, gần gũi bạn lành, ưa nghe thâm pháp, biết rõ các pháp đều như
huyễn thảy, ngộ đời vô thường, sanh tất qui diệt, tâm không trụ dính, in
như hư không. Thiên
vương phải biết: Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
tu pháp như thế nghe việc chẳng nghĩ bàn các Như Lai chẳng kinh chẳng sợ
cũng chẳng ưu não. Bấy giờ,
Tối Thắng lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm tu những pháp nào ở tất cả chỗ năng được tự tại? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm tu năm thần thông đầy đủ không ngại, các môn giải thoát,
tĩnh lự, vô lượng, phương tiện Bát nhã Ba la mật đa ở tất cả chỗ năng được
tự tại. Bấy giờ,
Tối Thắng lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm được những môn nào? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm được môn diệu trí, thời năng ngộ vào các căn lợi độn tất
cả hữu tình. Ðược môn diệu huệ thời năng phân biệt câu nghĩa các pháp.
Ðược môn tổng trì, rõ suốt tất cả lời nói tiếng tăm. Ðược môn vô ngại năng
nói các pháp rốt ráo vô tận. Thiên
vương! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
được các môn như thế. Bấy giờ,
Tối Thắng lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm được những lực gì? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm được lực vắng lặng, vì thành tựu đại bi vậy. Ðược lực tinh
tiến, vì thành tựu chẳng lui vậy. Ðược lực đa văn, vì thành tựu đại trí
vậy. Ðược lực tin muốn, vì thành tựu giải thoát vậy. Ðược lực tu hành, vì
thành tựu ra khỏi vậy. Ðược lực an nhẫn, vì ái hộ hữu tình vậy. Ðược lực
Bồ đề tâm, vì dứt trừ ngã kiến vậy. Ðược lực đại bi, vì hóa đạo hữu tình
vậy. Ðược lực vô sanh nhẫn, vì thành tựu mười lực vậy. Thiên
vương! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
được các thứ thắng lợi như thế thảy. Khi
thuyết pháp này năm trăm Bồ tát được Vô sanh nhẫn, tám ngàn Thiên tử được
chẳng quay lui, một vạn hai ngàn các chúng Thiên tử xa trần lìa bẩn, sanh
mắt tịnh pháp, bốn vạn trời người đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác.
H
Ph
Th
Các hữu
tình khi đó tâm tánh điều thiện, ba độc phiền não đè ngăn chẳng hành. Ðệ
tử Thanh văn Phật Thế Tôn kia số một vạn hai ngàn muôn ức, đệ tử Bồ tát
sáu mươi hai ức. Con người lúc đó sống cực lâu ba mươi sáu ức năm, không
có chết yểu. Có thành
tên là Vô Cấu Trang Nghiêm, lượng thành ấy nam bắc hai mươi tám do tuần,
lượng đông tây tám mươi do tuần, lượng bờ thành dầy mười sáu do tuần. Trên
bờ thành tường nhỏ lầu quán đều bảy báu làm nên. Mười ngàn vườn tược lấy
làm trau dồi. Mười ngàn thành nhỏ bao vây chung quanh. Có bốn sở vườn tược
hoa đẹp trang nghiêm, công đức đẹp ý, chim công dạo giỡn, ở trong bốn mùa
vui mừng khoái đẹp. Có bốn
ao lớn, bảy báu làm bờ, ngang rộng bằng nhau nửa do tuần, dùng thuần vàng
tía mà làm bậc đường, nơi đáy cát vàng rải khắp màu đẹp. Lòng ao có nước
đủ tám công đúc, hoa báu thơm tho, xen liệt nơi trong các chim phù, nhạn,
oan ương lội nhóm. Bờ liệt các cây bạch đàn, xích đàn, thi lợi sa thảy,
trên có các chim anh vũ, xá lợi bay nhóm dạo giỡn. Có vua
Chuyễn luân tên là Trị Thế, đầy đủ bảy báu, lãnh lấy bốn đại châu, đã từng
cúng dường vô lượng chư Phật, ở chỗ chư Phật trồng sâu căn lành, tâm đại
Bồ đề được chẳng quay lui. Quyến thuộc nội cung bảy mươi ngàn người, hình
dáng nghiêm đẹp, là ngọc nữ dâng thờ nhà vua, đều phát tâm Vô thượng Chánh
đẳng giác. Vua Chuyển luân kia có đủ ngàn con, sức lớn mạnh dũng năng xô
oán địch, đủ hai mươi tám tướng Ðại trượng phu, cũng phát tâm Vô thượng
Chánh đẳng giác. Bấy giờ,
Như Lai Công Ðức Bảo Vương đem các Thanh văn và chúng Bồ tát, lại cùng vô
lượng trời, rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc, yết lộ trà, khẩn nại
lạc, mạt hô lạc già, người phi người thảy vây quanh trước sau, sắp vào đại
thành Vô Cấu Trang Nghiêm. Khi ấy,
vua Luân vương đem theo xe bảy báu, cùng với ngàn con nội cung quyến
thuộc, xuất thành phụng rước, lễ kính thỉnh vào, thiết bày các thứ cúng
dường tuyệt diệu. Bấy giờ,
Thế Tôn và các quyến thuộc thọ cúng dường rồi muốn về lại bản xứ. Luân
vương Trị Thế cùng bảy báu xuất thành phụng đưa, tức liền về cung lại. Lúc
ấy vua Chuyển luân bỗng tự than rằng: Thân người không thường, giàu sang
như chiêm bao. May các căn chẳng khuyết, chánh tín hãy khó khăn, huống gặp
Như Lai được nghe diệu pháp chẳng là hiếm có, như hoa ưu đàm! Khi ngàn
con kia biết ý Phụ vương mến ngưỡng Thế Tôn, muốn nghe Chánh pháp, tức vì
sắm tạo diệu đài rộng lớn bằng gỗ ngưu đầu chiên đàn, trau dồi bảy báu, gỗ
đàn một lượng trị giá bằng châu Thiệm Bộ. Ðài ấy nam bắc dài mười ba do
tuần, đông tây lại rộng mười do tuần, các báu trang nghiêm trụ lớn bốn
góc, ở nơi dưới đài có ngàn bánh xe báu. Hoàn thành rồi cùng mang lên
phụng hiến vua cha. Khi vua nhận rồi, ban lời khen rằng: Hay thay, hay
thay! Khoái giỏi biết ý ta muốn đến chỗ Phật nghe thọ Chánh pháp. Bấy giờ,
ngàn con lại tạo tòa Sư tử để trong đài, an để Phụ vương ngự, khiến các
cung nhân vây quanh sau trước. Chung quanh đài ấy rủ chuông vàng đẹp, treo
tua phan lọng, trùm lưới bảy báu, lại rải các thứ hương hoa quý lạ, đốt
hương vô giá, xoa phết bùn thơm. Khi ấy
ngàn Vương tử mỗi bưng một bánh xe in như nga chúa bổng lên không, đến
Phật thong thả để xuống đất, tới chỗ Như Lai. Ðến rồi đảnh lễ hai chân Thế
Tôn, quanh hữu bảy vòng, lui đứng một phía. Khi ấy nội cung quyến thuộc
vua Luân kia theo dưới bảo đài. Vua cất mão ngọc và nội cung quyến thuộc
đều cỡi dép ngọc, đến trước chỗ Phật đảnh lễ hai chân, bảy vòng quanh hữu,
lui ngồi một phía. Bấy giờ,
Như Lai Công Ðức Bảo Vương bảo Trị Thế rằng: Ðại vương hôm nay vì nghe
Chánh pháp đi đến đây ư? Khi đó
vua Chuyển luân liền từ tòa đứng sửa sang áo xiêm, Bạch Thế Tôn rằng:
Những gì gọi là được nghe Chánh pháp? Phật
khen vua rằng: Hay thay, hay thay! Ngươi nay mới năng vì chúng trời người
được lợi vui nên nghe thâm Chánh pháp. Lóng nghe, nghe kỹ, khéo nghĩ nhớ
lấy, sẽ vì Ðại vương phân biệt giải nói. Trị Thế
bạch Phật: Dạ, cúi xin muốn nghe. Bấy giờ,
Thế Tôn bảo vua kia rằng: Ðại vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, đã đạt tánh tất cả
pháp bình đẳng, gọi là Chánh pháp. Nghĩa là bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn,
bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy nhánh đẳng giác, tám nhánh thánh đạo,
không, vô tướng, vô nguyện thảy, đã đạt tánh tất cả pháp bình đẳng gọi là
Chánh pháp. Bấy giờ,
Trị Thế lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì sao các Bồ tát Ma ha tát hành
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo đối trong Ðại thừa hằng
được thắng tiến mà chẳng lui rơi? Phật bảo
Trị Thế: Ðại vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, nhớ sức chánh tín mà được thắng tiến.
Chánh tín là sao? Là biết các pháp chẳng sanh chẳng diệt, bản tánh vắng
lặng. Thường được gần kề người chánh hạnh. Pháp chẳng nên làm, cương quyết
chẳng làm. Tâm lìa tán loạn, nghe thọ Chánh pháp, chẳng thấy kia nói,
chẳng thấy ta nghe. Siêng tu chánh hạnh, mau được thần thông, có chỗ kham
năng hóa loại hữu tình mà trọn chẳng thấy ta có thần thông năng hóa hữu
tình, kia thọ ta hóa. Vì cớ
sao? Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện
khéo léo đều chẳng thấy ta, chẳng thấy hữu tình, hai chỗ bình đẳng, thời
được thắng tiến mà chẳng lui rơi. Ðại
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo nhiếp hộ các căn chẳng cho lấy đắm, đối đồ giúp sống
khởi tưởng vô thường, biết pháp vắng lặng, mạng như tạm mượn. Ðại
vương! Phải biết Bồ tát như thế hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đối
trong Ðại thừa tâm chẳng buông lung. Ðại
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo, ở trong chiêm bao hãy chẳng bỏ quên tâm Bồ đề, hóa
các hữu tình khuyến tu Phật đạo, đem các căn lành cho loại hữu tình hồi
hướng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thấy Phật thần lực vui mừng khen ngợi. Ðại
vương! Phải biết Bồ tát như thế hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương
tiện khéo léo mau thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Ðại vương
phải siêng tinh tiến, ở ngôi tôn quý chớ sanh buông lung. Nếu Bồ tát Ma ha
tát muốn cầu Chánh pháp chớ đắm năm dục. Vì cớ sao? Vì tất cả dị sanh đối
dục không nhàm, kẻ được Thánh trí thời năng bỏ được. Thân người vô thường,
thọ lượng ngắn ngủi, Ðại vương ngày nay nên khéo biết rõ, chán lìa thế
gian cầu đạo xuất thế. Ðại vương nên đem cúng dường Như Lai đã được căn
lành hồi hướng bốn việc: Một là
tự tại vô tận. Hai là Chánh pháp vô tận. Ba là diệu trí vô tận. Bốn là
biện tài vô tận. Bốn hồi hướng đây cùng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm đồng
đều vô tận. Ðại
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo nên tịnh tu trì giới thân ngữ ý trong sạch. Vì cớ
sao? Vì muốn dẫn phát nghe, nghĩ, tu vậy. Dùng sức phương tiện hóa các hữu
tình, dùng sức Bát nhã uốn dẹp các ma, trọn nên nghiệp lực, hành chẳng
trái lời nói. Khi vua
Chuyển luân nghe Phật đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, vui mừng
nhảy nhót được chưa từng có, liền lấy mão ngọc tự mở chuỗi anh lạc, quỳ
thẳng gối dâng lên cúng dường Như Lai, xả bốn đại châu đều đem hiến Phật,
nguyện đem phước đây thường tu phạm hạnh, học Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm, dùng tâm quyết định vì loại hữu tình hướng tới Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề. Những người cung nữ nhà vua nghe Phật nói pháp đều sanh vui mừng
phát tâm Bồ đề, đều cỡi áo trên sanh vui mừng phát tâm Bồ đề, đều cỡi áo
trên tháo ngọc anh lạc phụng cúng lên Công Ðức Bảo Vương Như Lai. Vua đem
bảo đài, tòa Sư tử thảy lại dâng lên Phật mà cầu xuất gia. Lúc đó
Như Lai kia khen Trị Thế rằng: Vua được như thế rất là hay thay! Sở hành
hôm nay chẳng trái bản nguyện xưa, nên siêng tu tập bố thí, tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lữ, bát nhã. Vì chư Phật quá khứ tu pháp đây nên
được thành Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật vị lai cũng lại như thế. Bấy giờ,
Trị Thế lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát tu hành bố thí cùng Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm là khác hay chẳng khác? Phật
bảo: Trị Thế! Bởi bố thí nếu không Bát nhã Ba la mật đa chỉ được tên thí,
chẳng phải đến bờ kia, cần do Bát nhã Ba la mật đa mới được gọi là thí đến
bờ kia. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã cũng thế. Vì cớ
sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tánh bình đẳng vậy. Khi Phật kia nói
pháp rất sâu đây vua bèn chứng được Vô sanh pháp nhẫn. Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm nên như vua kia siêng cầu Chánh pháp. Bấy giờ vua Chuyển
luân kia tức Nhiên Ðăng Phật, ngàn người con tức là ngàn Phật thời Hiền
Kiếp. Bấy giờ,
Tối Thắng bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Làm sao các Bồ tát Ma ha tát
hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tu hành mau thành đạo Ðại Bồ đề? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo tu lòng từ thảy, đối các hữu tình
chẳng làm tổn hại, siêng hành tất cả Ba la mật đa và bốn nhiếp sự, bốn vô
lượng tâm, Bồ đề phần pháp, tu học thần thông phương tiện khéo léo, tất cả
thiện pháp không chẳng tu mãn. Nếu các
Bồ tát hành như thế thời được mau thành đạo Ðại Bồ đề. Ðạo Bồ đề ấy, chỗ
gọi tâm tín và tâm thanh tịnh, tâm lìa dối vậy, tâm hành bình đẳng, tâm
thí vô úy, khiến các hữu tình thảy đều gần gũi siêng hành bố thí quả báo
vô tận. Thọ trì tịnh giới mà không ngăn ngại. tu hành an nhẫn lìa các giận
dữ. Siêng gắng tinh tiến tu hành dễ thành. Có thắng tĩnh lự, chẳng khởi
tán loạn. Ðầy đủ Bát nhã khéo thông suốt được. Có đại từ nên nhiêu ích hữu
tình. Có đại bi nên quyết không lui chuyển. Có đại hỷ nên năng vui lòng
kia. Có đại xả nên chẳng khởi phân biệt. Không ba độc nên lìa các gai
chông. Chẳng đắm sắc thanh hương vị xúc nên diệt các hý luận. Không phiền
não nên xa lìa oán địch. Bỏ niệm Nhị thừa, nơi tâm rộng lớn. Ðủ Nhất thiết
trí năng xuất nhiều báu. Thiên vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo tu hành như thế thời
chóng thành được đạo Ðại Bồ đề. Bấy giờ,
Thiên tử lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm sắc tượng nào hóa loại hữu tình? Phật bảo
Tối Thắng: Thiên vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo sở hiện sắc tượng tướng không quyết
định. Vì cớ
sao? Vì tùy tâm ưa muốn các hữu tình, Bồ tát tức hiện sắc tượng như vầy:
hoặc hiện sắc vàng, hoặc hiện sắc bạc, hoặc hiện sắc pha lê gương, hoặc
hiện sắc phệ lưu ly, hoặc hiện sắc thạch tàng, hoặc hiện sắc xử tàng, hoặc
hiện sắc chơn châu, hoặc hiện sắc xanh vàng đỏ trắng, hoặc hiện sắc nhật
nguyệt lửa ngọn, hoặc hiện sắc Ðế Thích, hoặc hiện sắc Phạm vương, hoặc
hiện sắc sương tuyết, hoặc hiện sắc thư hoàng, hoặc hiện sắc đan châu,
hoặc hiện sắc mưa hoa, hoặc hiện sắc hoa chiêm bát ca, hoặc hiện sắc hoa
tô mạc na, hoặc hiện sắc hoa sen xanh, hoặc hiện sắc hoa sen trắng, hoặc
hiện sắc trời Công đức, hoặc hiện sắc con nga, hoặc hiện sắc như ý châu,
hoặc hiện sắc cõi hư không. Theo sắc người trời thảy đều hiện theo loại
kia. Thiên
vương! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này theo sắc tượng sai khác tất cả hữu
tình trong các thế giới mười phương diện Căng già sa thảy đều năng thị
hiện. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm phương tiện khéo léo khắp năng nhiếp hóa tất cả hữu tình, cho đến
chẳng bỏ tất cả hữu tình vậy. Vì cớ sao? Vì tất cả hữu tình tâm hành đều
sai khác. Vậy nên Bồ tát thị hiện nhiều thứ. Sở dĩ vì
sao? Bồ tát Ma ha tát này ở thời quá khứ có nguyện lực lớn, tùy theo các
hữu tình muốn thấy thọ hóa tức vì thị hiện. Chỗ muốn thấy thân như trong
gương sáng, vốn không bóng tượng, tùy chất tốt xấu đều hiện các thứ. Nhưng
gương sáng này cũng chẳng phân biệt thể ta sáng trong năng hiện các sắc.
Như vậy Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo tâm
không công dụng theo muốn thị hiện mà chẳng phân biệt là năng hiện thân. Thiên
vương! Phải biết các Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo, ở trong một tòa tùy các thính chúng tâm sở thích
thấy thân thuyết pháp, Bồ tát tức năng thị hiện vì thuyết. Nghĩa là hoặc
thấy Phật, hoặc thấy Bồ tát, hoặc thấy Ðộc Giác, hoặc thấy Thanh văn, hoặc
thấy Phạm vương, hoặc thấy Ðế Thích, hoặc thấy Ðại Tự Tại, hoặc thấy Biến
Thắng, hoặc thấy Hộ Thế, hoặc thấy Luân vương, hoặc thấy Sa môn, hoặc thấy
dị đạo, hoặc thấy Bà la môn, hoặc thấy Sát đế lợi, hoặc thấy Phệ xá, hoặc
thấy kẻ làm nông, hoặc thấy Trưởng giả, hoặc thấy Cư sĩ, hoặc thấy ngồi
trong bảo đài, hoặc thấy ngồi trên hoa sen, hoặc thấy tại đất, hoặc thấy
bổng không, hoặc thấy thuyết pháp, hoặc thấy vào định. Thiên
vương! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo vì độ hữu tình, không một hình loại và một uy nghi
nào mà chẳng năng hiện. Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm in như hư không, không hình không tướng, khắp mười
phương cõi không chỗ chẳng có. Lại như
hư không lìa các hý luận. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng lại như thế,
vượt các ngữ ngôn. Lại như
hư không được đời thọ dụng. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, tất cả Thánh
phàm đều chung thọ dụng. Lại như
hư không lìa các phân biệt. Bát nhã Ba la mật đa cũng lại như thế, không
tâm phân biệt. Lại như
hư không dung chứa các sắc. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng lại như
thế, cũng năng dung chứa tất cả Phật pháp. Lại như
hư không năng hiện các sắc. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng lại như
thế, cũng lại năng hiện tất cả Phật pháp. Lại như
hư không tất cả cỏ cây các thuốc hoa trái nương đó tăng trưởng. Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm cũng lại như thế, tất cả căn lành nương đó tăng trưởng. Lại như
hư không chẳng thường đoạn, chẳng pháp ngữ ngôn. Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm cũng lại như thế, chẳng thường chẳng đoạn, lìa các ngữ ngôn. Thế gian
Sa môn, Bà la môn thảy cho đến Thích, Phạm chẳng thể nghĩ lường Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm được. Thiên
vương phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không có một pháp làm thí
dụ được. Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân thảy tín thọ Bát nhã Ba la mật
đa, chỗ được công đức chẳng thể nghĩ bàn. Nếu công đức đây có hình sắc ấy,
cõi thái hư không chẳng chứa hết được. Vì cớ sao? Vì Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm sanh tất cả thiện pháp thế gian xuất thế gian,
hoặc chúng trời người, hoặc vua trời người, bốn phương bốn quả và các Ðộc
Giác, Bồ tát, mười bậc Ba la mật đa, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề,
Nhất thiết chủng trí, lực, vô sở úy, và mười tám pháp Phật bất cộng thảy,
không chẳng đều nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mà được thành xong. Khi
thuyết pháp đây năm vạn Bồ tát được chẳng quay lui. Một vạn năm ngàn các
chúng Thiên tử được Vô sanh nhẫn. Một vạn hai ngàn các chúng trời người xa
trần lìa bẩn, sanh mắt tịnh pháp. Căng già sa thảy các loại hữu tình đều
phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Chư Thiên trong không đánh các kỹ
nhạc, lại rải các thứ hương hoa đẹp của trời cúng dường Như Lai và thâm
Bát nhã. Lại có vô lượng trời, rồng, dược xoa, kiện đạt phược, a tố lạc,
yết lộ trà, khẩn nại lạc, mạc hô lạc già, người phi người thảy rải các thứ
hoa và vật báu cúng dường Như Lai và thâm Bát nhã. Khi đó trời rồng thảy
khác miệng đồng tiếng, xếp tay cung kính đều khen Phật rằng: Hay thay, hay
thay! Khoái nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế.
Nguồn: www.quangduc.com