.

 

 

KINH  NHẬP LĂNG  GIÀ

 

- Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Ðề Lưu Chi

- Ðời Nguyên Ngụy -

 - Việt dịch:  Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang

Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh

---o0o---

Quyển thứ bảy

 

PHẨM THỨ TÁM: VÔ THƯỜNG

 

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn nói vô thường mà vô thường thì tất cả ngoại đạo cũng nói vô thường. Thưa đức Thế Tôn! Ðức Như Lai y vào danh tự, chương cú nói lời như vầy, các hạnh vô thường là pháp sinh diệt. Thưa đức Thế Tôn! Pháp này là chân thật hay là hư vọng? Thưa đức Thế Tôn! Lại có bao nhiêu thứ vô thường?

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng:

- Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Tất cả ngoại đạo hư vọng phân biệt nói có tám thứ vô thường. Những gì là tám? Một là, phát khởi việc làm mà chẳng làm. Ðó gọi là vô thường.

Sao gọi là phát khởi? Nghĩa là pháp sinh, pháp bất sinh, pháp thường, pháp vô thường gọi là phát khởi vô thường. Hai là, hình tướng ngưng nghỉ gọi là vô thường. Ba là, sắc.v.v... tức là vô thường. Bốn là, sắc chuyển biến nên khác khác vô thường, các pháp nối tiếp nhau tự nhiên mà diệt như sữa, cao sữa chuyển biến. Ðối với tất cả pháp chẳng thấy sự chuyển biến ấy cũng chẳng thấy diệt thì gọi là vô thường. Năm là, lại có ngoại đạo khác.v.v... thì do không có vật nên gọi là vô thường. Sáu là, có pháp, không pháp mà đều vô thường, do tất cả pháp vốn chẳng sinh nên gọi là vô thường. Do pháp vô thường hòa hợp trong đó vậy nên vô thường. Bảy là, lại có ngoại khác.v.v... cho rằng, vốn không sau lại có gọi là vô thường. Nghĩa là nương vào sự tương sinh tương diệt của các Ðại mà chẳng thấy sự sinh ấy lìa khỏi thể nối tiếp nhau thì gọi là vô thường. Tám là, chẳng sinh (bất sinh) vô thường. Nghĩa là chẳng phải thường vậy nên vô thường. Thấy các pháp có - không, sinh - chẳng sinh... cho đến vi trần mà quan sát chẳng thấy pháp sinh nên nói rằng, chẳng sinh, các pháp chẳng phải sinh. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là tướng vô sinh vô thường mà các ngoại đạo chẳng biết pháp đó sở dĩ chẳng sinh. Vậy nên họ phân biệt các pháp chẳng sinh nên nói rằng, vô thường.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ngoại đạo phân biệt pháp vô thường nói có đối với vật. Những ngoại đạo đó tự tâm hư vọng phân biệt vô thường thường chẳng phải vô thường do có vật. Vì sao vậy? Vì tự thể chẳng diệt vậy. Tự thể chẳng diệt là thể của vô thường, thường chẳng diệt.

Này Ðại Tuệ! Nếu pháp vô thường là có vật thì nên sinh ra các pháp do vô thường đó có thể làm nhân vậy. Này Ðại Tuệ! Nếu tất cả pháp chẳng lìa khỏi vô thường thì các pháp có, không tất cả nên thấy. Vì sao vậy? Vì như gậy, cây, sành, đá là năng phá, khả phá đều là phá hoại hết. Thấy đủ thứ tướng khác khác, vậy nên vô thường nhân tất cả pháp vô pháp, cũng chẳng phải nhân, cũng chẳng phải quả.

Này Ðại Tuệ! Lại có các lỗi, do nhân quả kia không sai biệt mà chẳng được nói rằng, đây là vô thường mà kia là quả. Do nhân quả sai biệt nên chẳng được nói rằng, tất cả pháp thường, do tất cả pháp không nhân.

Này Ðại Tuệ! Các pháp có nhân mà các phàm phu chẳng giác, chẳng biết nhân khác chẳng thể sinh ra quả khác.

Này Ðại Tuệ! Nếu nhân khác có thể sinh ra quả khác thì khác nhân nên sinh ra tất cả các pháp. Nếu vậy thì lại có lỗi nên nhân quả sai biệt mà thấy sai biệt.

Này Ðại Tuệ! Nếu vô thường ấy là có vật thì nên đồng với việc sở tác của nhân thể. Lại có lỗi nữa, ở trong một pháp tức nên đầy đủ tất cả các pháp do đồng tất cả sở tác, nhân duyên nghiệp tướng không sai biệt vậy. Lại có lỗi nữa, tự có vô thường, vô thường có vô thường thể vậy. Lại có lỗi nữa, tất cả các pháp vô thường nên thường hằng vậy. Lại có lỗi nữa, nếu vô thường ấy đồng với các pháp thì rơi vào ba thế pháp.

Này Ðại Tuệ! Sắc quá khứ đồng với vô thường nên đã diệt, pháp vị lai chưa sinh ra do đồng với sắc vô thường nên chẳng sinh ra, hiện tại có pháp chẳng lìa khỏi sắc. Do sắc cùng với tướng các Ðại kia nương vào năm Ðại, nương vào trần, vậy nên chẳng diệt, do những thứ đó chẳng lìa nhau vậy.

Này Ðại Tuệ! Tất cả ngoại đạo chẳng diệt các Ðại, ba cõi y vào Ðại, y vào vi trần.v.v... Vậy nên y vào pháp đó nói rằng, sinh trụ diệt. Này Ðại Tuệ! Lìa khỏi pháp này, lại không bốn Ðại, các trần.v.v... các pháp. Do ngoại đạo kia hư vọng phân biệt lìa khỏi tất cả pháp, lại có vô thường nên ngoại đạo nói rằng, các Ðại chẳng sinh chẳng diệt, do tự thể tướng thường hằng chẳng diệt vậy. Vậy nên chúng nói, phát khởi việc làm mà trung gian chẳng làm thì gọi là vô thường. Các Ðại lại có sự phát khởi các đại, không có những dị tướng đồng tướng đó chẳng sinh diệt pháp. Do thấy các pháp chẳng sinh diệt mà ở chỗ đó sinh ra trí vô thường.

Này Ðại Tuệ! Sao gọi là hình tướng hưu tức (ngưng nghỉ) vô thường? Nghĩa là hình tướng năng tạo, sở tạo thấy hình tướng khác như dài, ngắn, chẳng phải các Ðại diệt mà thấy hình tướng các Ðại chuyển biến. Người đó rơi vào trong pháp Tăng Khư (?).

Này Ðại Tuệ! Lại nữa, hình tướng vô thường nghĩa là những người nào tức là sắc thì gọi là vô thường. Người đó thấy ở hình tướng vô thường mà chẳng phải các Ðại chính là pháp vô thường. Nếu các Ðại vô thường thì các thế gian, tất cả chẳng được nói bàn việc đời, rơi vào bè đảng tà kiến Lô Ca Gia Ðà, do nói là, tất cả pháp chỉ có danh (duy danh).

Lại thấy các pháp tự thể tướng sinh ra. Này Ðại Tuệ! Chuyển biến vô thường thì nghĩa là thấy đủ thứ tướng khác của các sắc, chẳng phải các đại chuyển biến. Ví như thấy vàng được làm đồ trang nghiêm thì hình tướng chuyển biến mà thể của vàng chẳng khác. Các pháp khác chuyển biến cũng lại như vậy. Này Ðại Tuệ! Như vậy ngoại đạo hư vọng phân biệt thấy pháp vô thường. Lửa chẳng thiêu đốt các Ðại, tự thể chẳng thiêu đốt, do tự thể các Ðại đó sai khác.

Này Ðại Tuệ! Các ngoại đạo nói, nếu lửa có thể thiêu đốt các Ðại thì các Ðại đoạn diệt. Vậy nên chẳng thiêu đốt. Này Ðại Tuệ! Ta nói Ðại và các trần chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Vì sao vậy? Vì ta chẳng nói cảnh giới bên ngoài có. Ta nói ba cõi chỉ là tự tâm, chẳng nói đủ thứ tướng là có. Vậy nên nói rằng, chẳng sinh chẳng diệt, chỉ là nhân duyên bốn Ðại hòa hợp, chẳng phải Ðại và các trần là pháp thật có mà do tâm hư vọng phân biệt hai thứ pháp khả thủ và năng thủ. Như thật có thể biết hai thứ phân biệt. Vậy nên lìa khỏi tướng thấy có không bên ngoài, chỉ là tự tâm phân biệt tạo tác nghiệp mà gọi là sinh mà nghiệp chẳng sinh do lìa khỏi tâm phân biệt có không vậy.

Này Ðại Tuệ! Vì sao chẳng phải thường, chẳng phải bất thường? Vì do có những pháp thượng thượng thế gian và xuất thế gian. Vậy nên chẳng được nói rằng, là thường. Vì sao chẳng phải vô thường? Vì do có thể giác tri chỉ là tự tâm phân biệt thấy. Vậy nên chẳng phải vô thường. Nhưng mà các ngoại đạo hư vọng phân biệt, chẳng phải các Thánh nhân phân biệt vô thường.

Này Ðại Tuệ! Tổng tất cả các pháp có ba thứ. Những gì là ba? Một là, thế gian pháp tướng. Hai là, xuất thế gian pháp tướng. Ba là, xuất thế gian thượng thượng thắng pháp tướng. Do nương vào ngôn ngữ nói pháp đủ thứ mà các phàm phu chẳng giác, chẳng tri.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Xa lìa tạo tác trước  

Và cùng hình tướng khác

Gọi có vật vô thường

Ngoại đạo vọng phân biệt

Các pháp không có diệt

Các Ðại trụ tính mình (tự tính)

Rơi vào đủ thứ kiến 

Ngoại đạo nói vô thường.

Các ngoại đạo kia nói  

Các pháp chẳng diệt, sinh

Thể tự thường các Ðại

Thì pháp nào vô thường?

Tất cả đời chỉ lòng (duy tâm)

Mà lòng thấy hai cảnh

Pháp khả thủ và năng

Pháp ngã, ngã sở không

Pháp ba cõi trên dưới  

Ta nói, đều là tâm

Lìa khỏi các pháp tâm  

Lại không có thể được!

 

 

PHẨM THỨ CHÍN: NHẬP ÐẠO 

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát lại bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin đức Thế Tôn vì con nói về tướng thứ lớp nhập Diệt Tận định của tất cả các Bồ tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật! Con và tất cả các Bồ tát.v.v... nếu được giỏi biết tướng thứ lớp vào Diệt Tận định và phương tiện khéo léo thì chẳng rơi vào niềm vui tam muội Tam ma bạt đề Diệt Tận định của Thanh Văn, Bích Chi Phật, chẳng rơi vào pháp mê hoặc của Thanh Văn, Bích Chi Phật và ngoại đạo!

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng:

- Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ vì ông giải nói!

Bồ tát Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Thưa vâng! Con xin thọ giáo!

Ðức Phật dạy rằng:

- Này Ðại Tuệ! Bồ tát từ Sơ địa cho đến Lục địa vào Diệt Tận định, Thanh Văn, Bích Chi Phật cũng vào Diệt Tận định. Này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát ở trong Thất địa từng niệm từng niệm vào Diệt Tận định do các Bồ tát đều có thể xa lìa tướng có không của tất cả các pháp.

Này Ðại Tuệ! Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể từng niệm từng niệm vào Diệt Tận định, do Thanh Văn, Bích Chi Phật duyên vào hạnh hữu vi để vào Diệt Tận định, rơi vào tại cảnh giới khả thủ năng thủ. Vậy nên Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể vào Diệt Tận định từng niệm từng niệm trong Thất Ðịa, do Thanh Văn, Bích Chi Phật phát sinh tư tưởng kinh sợ, sợ rơi vào tướng không khác của các pháp, do hiểu các pháp với đủ thứ dị tướng: pháp có, pháp không, pháp thiện, pháp bất thiện, đồng tướng, dị tướng.... mà vào Diệt Tận định. Vậy nên Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng thể vào Diệt Tận định từng niệm từng niệm trong Thất địa, do không có trí phương tiện khéo léo vậy.

Này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát Thất Ðịa chuyển diệt tâm ý, ý thức của Thanh Văn, Bích Chi Phật. Này Ðại Tuệ! Từ Sơ địa cho đến Lục địa Ðại Bồ tát thấy ở ba cõi chỉ là tâm ý, ý thức của tự tâm, lìa khỏi pháp ngã và ngã sở, chỉ là tự tâm phân biệt chẳng rơi vào đủ thứ các tướng của pháp bên ngoài, chỉ là nội tâm ngu si của phàm phu rơi vào nhị biên, thấy ở pháp khả thủ, năng thủ. Do không biết mà chẳng giác tri từ đời vô thỉ đến nay, thân miệng và ý vọng tưởng phiền não, hí luận huân tập mà sinh ra các pháp.

Này Ðại Tuệ! Ở trong Bát địa, tất cả Bồ tát, Thanh Văn, Bích Chi Phật vào Niết Bàn tưởng. Này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát thừa Phật lực tự tâm tam muội của mình, chẳng vào tam muội Lạc môn, rơi vào Niết Bàn mà trụ. Do chẳng đủ đầy Như Lai địa nên nếu Bồ tát đó trụ ở tam muội phận thì ngưng nghỉ độ thoát tất cả chúng sinh, đoạn tuyệt giống Như Lai, diệt tan nhà của Như Lai. Vì thị hiện các cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai, vậy nên chẳng vào Niết Bàn.

Này Ðại Tuệ! Thanh Văn, Bích Chi Phật rơi vào pháp Tam muội Lạc môn. Vậy nên Thanh Văn, Bích Chi Phật sinh ra Niết Bàn tưởng.

Này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát từ Sơ địa lại cho đến Thất địa đủ phương tiện khéo léo, quan sát tưởng của tâm ý, ý thức, xa lìa tướng sở thủ của ngã và ngã sở, quan sát ngã không, pháp không, quan sát đồng tướng, dị tướng, giỏi giải nghĩa phương tiện khéo léo vô ngại mà tự tại vào pháp Bồ Ðề phận của các Ðịa.

Này Ðại Tuệ! Ta, nếu chẳng nói pháp đồng tướng dị tướng của các Ðại Bồ tát thì tất cả các Bồ tát chẳng biết như thật thứ lớp các Ðịa, sợ rơi vào pháp ngoại đạo tà kiến.v.v... Ta theo thứ lớp nói về tướng của các Ðịa.

Này Ðại Tuệ! Nếu người theo thứ lớp mà vào các Ðịa thì chẳng rơi vào đạo khác. Ta nói tướng các Ðịa theo thứ lớp thì chỉ tự tâm thấy thứ lớp các Ðịa và đủ thứ hành tướng trong ba cõi mà các phàm phu chẳng giác chẳng tri. Do các phàm phu chẳng giác tri, vậy nên ta và tất cả các đức Phật nói đến tướng các Ðịa theo thứ lớp và kiến lập đủ thứ hành tướng của ba cõi.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Thanh Văn, Bích Chi Phật ở trong Ðệ Bát Ðịa Bồ tát ưa đắm trước Tịch Diệt tam muội lạc môn say sưa nên chẳng thể giỏi biết chỉ tự tâm kiến (thấy) mà rơi vào tự tướng đồng tướng huân tập chướng ngại, rơi vào lỗi thấy nhân vô ngã, pháp vô ngã vậy. Do tâm phân biệt gọi là Niết Bàn mà chẳng thể biết các pháp tịch tịnh.

Này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát, do thấy Tịch Tịnh tam muội Lạc môn, nhớ nghĩ tâm bản nguyện đại từ bi độ các chúng sinh, biết mười hạnh trí vô tận như thật. Vậy nên chẳng vào Niết Bàn ngay.

Này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát xa lìa tâm hư vọng phân biệt, xa lìa cảnh giới năng thủ khả thủ gọi là vào Niết Bàn. Do trí như thật biết tất cả các pháp chỉ là tự tâm, vậy nên chẳng sinh ra tâm phân biệt. Vậy nên Bồ tát chẳng thủ lấy tâm ý, ý thức, chẳng chấp trước tướng ngoại pháp thật có mà chẳng phải chẳng vì Phật pháp tu hành, nương theo căn bản trí đắp đổi tu hành, vì ở tự thân cầu Phật Như Lai chứng Ðịa trí vậy.

Này Ðại Tuệ! Như người ngủ mơ đi qua nước biển cả, khởi phương tiện lớn muốn đưa thân mình qua. Chưa qua khỏi giữa chừng bỗng nhiên thức dậy, tác khởi sự suy nghĩ này: “Ðây là thật hay là hư vọng?”. Người đó lại nghĩ suy: “Tướng như vậy chẳng phải thật, chẳng phải hư mà chỉ là ta vốn hư vọng phân biệt, cảnh giới chẳng thật, huân tập nhân nên thấy đủ thứ sắc, hình tướng điên đảo, chẳng lìa có không, ý thức huân tập nên ở trong mơ nhìn thấy.

Này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát cũng lại như vậy, ở trong Bát địa, thấy tâm phân biệt, thấy tâm, tâm, tâm số pháp vì đến chưa được thượng thượng Phật pháp. Người tu hành thì khiến cho được vậy. Ðại Bồ tát tu hành thắng pháp gọi là Niết Bàn, chẳng phải diệt tất cả pháp gọi là Niết Bàn. Ðại Bồ tát xa lìa tâm ý, ý thức, tướng phân biệt nên được Vô sinh pháp nhẫn. Này Ðại Tuệ! Trong Ðệ nhất nghĩa cũng không thứ lớp, không thứ lớp hạnh, các pháp tịch tịnh cũng như hư không.

Bồ tát Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn nói, Thanh Văn, Bích Chi Phật vào cửa vui Tịch Tịnh của Ðệ Bát Ðịa Bồ tát. Ðức Như Lai lại nói, Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng biết chỉ là tự tâm phân biệt. Ngài lại nói, các Thanh Văn được “nhân vô ngã” mà chẳng được “pháp vô ngã” rỗng không. Nếu nói như vậy thì Thanh Văn, Bích Chi Phật còn chưa thể chứng được pháp Sơ địa, huống gì là vào cửa vui Tịch Diệt của Bát địa?

Ðức Phật dạy rằng:

- Này Ðại Tuệ! Ta nay vì ông phân biệt tuyên nói! Này Ðại Tuệ! Thanh Văn có ba thứ. Nói rằng người vào cửa Tịch Diệt của Bát Ðịa thì đây là người trước đã tu hạnh Bồ tát mà rơi vào Thanh Văn địa, rồi trở lại y vào bản tâm tu hạnh Bồ tát để đồng vào cửa vui Tịch Diệt của Bát địa, chẳng phải là Tăng thượng mạn Tịch Diệt Thanh Văn do hạng Thanh Văn đó chẳng thể vào hạnh Bồ tát, chưa từng giác tri ba cõi chỉ là tâm, chưa từng tu hành các pháp Bồ tát, chưa từng tu hành các Ba la mật, hạnh Thập địa. Vậy nên quyết định là Tịch Diệt Thanh Văn chẳng thể chứng được cửa vui Tịch Diệt sở hành của Bồ tát đó.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Chỉ tâm không sở hữu

Phật địa và các hành

Phật khứ, lai, hiện tại

Ba đời nói như trên.

Thất địa là tâm địa

Không sở hữu Bát địa

Nhị địa gọi là hành

Ðịa khác gọi ngã địa.

Tịnh và chứng nội thân 

Ðây gọi là ngã địa

Chỗ Tự Tại thắng hơn  

Trời A ca ni sấc

Chiếu sáng như lửa hừng  

Phát ra ánh sáng diệu

Ðủ thứ đẹp thích hơn

Hóa làm ở ba cõi

Sắc ba cõi hiện lên

Hoặc có tại Quang Hóa

Chỗ đó nói các thừa

Tự Tại địa của ta

Thập địa là Sơ địa (?)  

Sơ địa là Bát địa (?)

Cữu địa là Thất địa  

Thất địa là Bát địa

Nhị địa là Tam địa

Tứ địa là Ngũ địa

Tam địa là Lục địa

Tịch Diệt có chỗ nào?

Quyết định các Thanh Văn

Chẳng hành Bồ tát hạnh

Ðồng vào Ðệ Bát địa

Là vốn Bồ tát hạnh.

 

PHẨM THỨ MƯỜI:

 

HỎI ÐỨC NHƯ LAI THƯỜNG, VÔ THƯỜNG

 

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Như Lai Ứng Chánh Biến Tri là thường hay vô thường vậy?

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng:

- Này Ðại Tuệ! Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Vì sao vậy? Vì nhị biên là có lỗi vậy. Này Ðại Tuệ! Nhị biên có, không nên có lỗi lầm! Này Ðại Tuệ! Nếu nói Như Lai là thường pháp thì đồng với nhân của thường. Này Ðại Tuệ! Do các ngoại đạo nói rằng, vi trần... các nhân thương chẳng phải là tác pháp.

Này Ðại Tuệ! Vậy nên chẳng được nói Như Lai thường. Do chẳng phải là tác pháp mà nói rằng thường nên, này Ðại Tuệ! Cũng chẳng được nói Như Lai vô thường. Nói vô thường thì tức là đồng với sự tác pháp của hữu vi. Năm ấm là pháp khả kiến, năng kiến không thì năm ấm diệt. Năm ấm diệt thì các đức Phật Như Lai cũng nên đồng diệt mà Phật Như Lai chẳng phải pháp đoạn tuyệt.

Này Ðại Tuệ! Phàm là tác pháp thì đều là vô thường, như cái bình, cái áo, cái xe, cái nhà và tấm vải, chiếc chiếu.v.v... đều là tác pháp, vậy nên vô thường. Này Ðại Tuệ! Nếu nói tất cả đều vô thường thì các đức Phật Như Lai nên chính là tác pháp mà Phật Như Lai chẳng phải là tác pháp, do không lại nói có thắng nhân. Vậy nên ta nói rằng, Như Lai chẳng phải thường cũng chẳng phải vô thường.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Như Lai chẳng phải thường. Vì sao vậy? Vì tính của hư không cũng không tu hành các công đức vậy. Này Ðại Tuệ! Ví như hư không chẳng phải thường chẳng phải vô thường. Vì sao vậy? Vì do lìa khỏi thường và vô thường, do chẳng rơi vào một - khác, đều - chẳng đều, có - không, chẳng phải có, chẳng phải không, thường - vô thường, chẳng phải thường, chẳng phải vô thường. Vậy nên lìa khỏi tất cả các lỗi, chẳng thể được nói.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Cũng chẳng được nói Như Lai là thường. Vì sao vậy? Vì nếu nói là thường thì đồng với sừng của thỏ, ngựa, lạc đà, lừa, rùa, rắn, nhặng, cá.v.v... Vậy nên chẳng được nói rằng, Như Lai thường.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Cũng chẳng được nói Như Lai là thường, sợ rơi vào “bất sinh thường”. Vậy nên chẳng được nói Như Lai Thế Tôn thường.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Lại có pháp khác, y vào pháp đó nên được nói Như Lai Thế Tôn là thường. Vì sao vậy? Vì y vào pháp Nội Chứng Trí chứng thường. Vậy nên được nói Như Lai là thường. Này Ðại Tuệ! Pháp Nối Chứng Trí của các đức Phật Như Lai là thường hằng thanh lương chẳng biến đổi.

Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri hoặc ra đời hay không ra đời, pháp tính vẫn thường! Như vậy pháp thể thường. Như vậy pháp quĩ (phép tắc) thường. Như vậy do pháp tính đó mà tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật.v.v... cũng chẳng từng nghe, cũng chẳng từng thấy, như vậy pháp thể chẳng phải trong hư không nên đạo phàm phu chẳng giác, chẳng tri.

Này Ðại Tuệ! Nội Chứng Trí của chư Phật Như Lai là nương vào đó mà được tên gọi. Này Ðại Tuệ! Do nương vào trí tuệ như thật tu hành nên được gọi là Phật, chẳng phải do tâm ý, ý thức, vô minh, năm ấm.... huân tập mà được tên gọi.

Này Ðại Tuệ! Tất cả ba cõi chẳng thật mà do vọng tưởng phân biệt hí luận nên được tên gọi. Này Ðại Tuệ! Cái chẳng thật mà phân biệt hai thứ pháp được gọi là thường cùng vô thường. Nhưng mà Phật Như Lai chẳng rơi vào hai pháp, chẳng rơi vào hai biên năng thủ, khả thủ. Như Lai tịch tịnh, hai pháp chẳng sinh. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri thì chẳng được nói là thường cùng vô thường. Này Ðại Tuệ! Phàm lời nói mà được nói rằng, thường cùng vô thường thì xa lìa cho hết tất cả phân biệt, chẳng được nói chọn lấy pháp thường, pháp vô thường. Vậy nên ta ngăn tất cả phàm phu, chẳng được phân biệt thường cùng vô thường. Do được pháp chân thật tịch tịnh nên được hết phân biệt, chẳng sinh ra phân biệt.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Lìa khỏi thường, vô thường

Phi thường, phi vô thường

Nếu thấy Phật như vậy

Ðường ác chẳng vào trong.

Nếu nói thường, vô thường

Những công đức hư vọng

Kẻ vô trí biệt phân

Ngăn nói thường, vô thường

Người lập pháp sở hữu

Ðều có những lỗi lầm.

Nếu hay thấy chỉ tâm

Ðó chẳng đọa các lỗi.

 

PHẨM THỨ MƯỜI MỘT: PHẬT TÍNH 

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát lại thỉnh đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì con nói! Xin đấng Thiện Thệ vì con nói về tướng sinh diệt của ấm, giới, nhập! Thưa đức Thế Tôn! Nếu vô ngã thì ai sinh? Ai diệt? Thưa đức Thế Tôn! Tất cả phàm phu y vào sinh, diệt mà trụ, chẳng thấy khổ hết. Vậy nên chẳng biết tướng Niết Bàn.

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng:

- Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông nay hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông nói!

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Thưa vâng, con xin thọ giáo!

Ðức Phật bảo rằng:

- Này Ðại Tuệ! Như Lai tạng là nhân thiện hay chẳng thiện có thể cùng sáu đường tạo tác nhân duyên sinh tử. Ví như con nhà nghề làm ra đủ thứ tài khéo léo, chúng sinh y vào Như Lai tạng, năm đường sinh tử. Này Ðại Tuệ! Mà Như Lai tạng lìa khỏi ngã và ngã sở, các ngoại đạo.v.v... chẳng biết, chẳng giác. Vậy nên nhân duyên sinh tử của ba cõi chẳng cắt đứt.

Này Ðại Tuệ! Các ngoại đạo.v.v... vọng kể có ngã nên chẳng thể như thật thấy Như Lai tạng, do các ngoại đạo từ đời vô thỉ đến nay hư vọng chấp trước đủ thứ hí luận, các huân tập vậy.

Này Ðại Tuệ! A lê gia thức thì gọi là Như Lai tạng mà cùng với bảy thức vô minh gồm chung, như sóng biển lớn, thường chẳng đoạn tuyệt, thân đều sinh, lìa khỏi lỗi vô thường, lìa khỏi lỗi của ngã, tự tính thanh tịnh. Còn bảy thức thì tâm ý, ý thức.v.v... từng niệm từng niệm chẳng trụ, chính là pháp sinh diệt. Bảy thức do cái nhân hư vọng đó sinh ra, chẳng thể như thật phân biệt các pháp, xem xét hình tướng cao thấp, dài ngắn, chấp trước danh tướng, có thể khiến cho tự tâm thấy sắc tướng, có thể được khổ lạc, có thể lìa khỏi nhân của giải thoát, nhân danh tướng sinh ra tùy phiền não tham. Nương vào ý niệm đó, nhân vào các căn diệt hết, chẳng theo thứ lớp sinh ra, còn tự ý phân biệt chẳng sinh ra khổ lạc thọ. Vậy nên, vào Thiểu tưởng Diệt Tận định, vào Tam ma bạt đề Tứ Thiền Thật Ðế Giải thoát mà người tu hành sinh ra giải thoát tưởng, do chẳng biết chuyển diệt hư vọng tưởng.

Này Ðại Tuệ! Như Lai Tạng thức chẳng ở tại trong A lê gia thức. Vậy nên, bảy thứ thức có sinh, có diệt. Như Lai Tạng thức chẳng sinh chẳng diệt. Vì sao vậy? Vì bảy thứ thức kia y vào ý niệm quan sát các cảnh giới mà sinh ra. Cảnh giới bảy thức này, tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, ngoại đạo tu hành thì chẳng thể giác tri, chẳng biết như thật nhân vô ngã, do thủ lấy pháp đồng tướng biệt tướng, do thấy pháp ấm, giới, nhập.v.v...

Này Ðại Tuệ! Như Lai Tạng thấy như thật thể tướng của năm pháp, pháp vô ngã nên chẳng sinh, biết như thật các địa thứ lớp đắp đổi hòa hợp, còn ngoại đạo thì chẳng chánh kiến nên chẳng thể quan sát.

Này Ðại Tuệ! Bồ tát trụ ở Bất Ðộng Ðịa thì bấy giờ được mười thứ cửa tam muội.v.v... là thượng thủ, được vô lượng vô biên tam muội. Y vào tam muội Phật trụ trì mà quan sát chẳng thể nghĩ bàn pháp của chư Phật và sức bản nguyện của mình, ngăn chặn hộ trì cảnh giới thật tế tam muội môn. Ngăn chặn rồi thì vào cảnh giới Tự nội thân Thánh trí chứng pháp Chân Thật, chẳng đồng với cảnh giới quan sát tu hành của Thanh Văn, Bích Chi Phật và ngoại đạo.

Bấy giờ, qua khỏi mười thứ Thánh đạo đó thì vào đến trí thân, sanh thân và ý của Như Lai, lìa khỏi các tâm công dụng tam muội. Vậy nên, này Ðại Tuệ! Các Ðại Bồ tát muốn chứng Thắng pháp Như Lai Tạng A lê gia thức thì nên phải tu hành khiến cho thanh tịnh.

Này Ðại Tuệ! Nếu Như Lai Tạng A lê gia thức gọi là không (có) thì lìa khỏi A lê gia thức không sinh không diệt. Tất cả phàm phu và các Thánh nhân y vào A lê gia thức đó nên có sinh có diệt. Do nương vào A lê gia thức nên những người tu hành vào Tự nội thân Thánh hạnh sở chứng, hiện hạnh pháp lạc mà chẳng ngưng nghỉ.

Này Ðại Tuệ! Các cảnh giới Như Lai tâm, A lê gia thức, Như Lai tạng này thì tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật, ngoại đạo.v.v... chẳng thể phân biệt. Vì sao vậy? Vì do Như Lai Tạng là tướng thanh tịnh mà khách trần phiền não thì cấu bẩn bất tịnh.

Này Ðại Tuệ! Ta nương vào ý nghĩa này, nương vào Thắng Man phu nhân, nương vào các Ðại Bồ tát khác, những người trí tuệ thậm thâm mà nói Như Lai Tạng A lê gia thức, chung với bảy thứ thức sinh ra gọi là tướng chuyển diệt, vì các Thanh Văn, Bích Chi Phật.v.v... hiện bày pháp vô ngã. Ðáp lại Thắng Man nói rằng, Như Lai Tạng chính là cảnh giới Như Lai.

Này Ðại Tuệ! Cảnh giới Như Lai Tạng A lê gia thức, ta nay cùng ông và các Bồ tát, những người trí tuệ thậm thâm có thể phân biệt rõ hai thứ pháp này. Còn những Thanh Văn, Bích Chi Phật và ngoại đạo.v.v... những người chấp trước danh tự thì chẳng thể biết rõ hai pháp này. Này Ðại Tuệ! Vậy nên ông và các Ðại Bồ tát phải học pháp này.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Thậm thâm Như Lai Tạng

Cùng bảy thức đều sinh

Thủ(lấy) hai pháp thì sinh

Chẳng sinh như thật biết

Như lòng hiện bóng gương

Vô thỉ đã huân tập

Như thật xét kỹ càng

Các cảnh đều trống không

Như (kẻ) si nhìn chỉ nguyệt (nhìn ngón tay chỉ trăng)

Xem tay, chẳng xem trăng

Kẻ chấp trước danh tự

Chẳng thấy Ngã thật chân

Tâm như con nghề khéo

Ý như kẻ gian manh (giảo hoạt)

Ý thức và năm thức 

Cảnh giới hư vọng thủ (lấy)

Hòa hợp con nhà nghề 

Lừa dối kẻ phàm phu.

 

PHẨM THỨ MƯỜI HAI: NĂM PHÁP MÔN

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát lại thỉnh đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Nguyện xin đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri vì con giải nói! Xin đấng Thiện Thệ vì con nói về năm thể tướng của pháp và hành tướng sai biệt của hai vô ngã! Con và các Bồ tát.v.v... nếu được giỏi biết năm thể tướng của pháp và tướng sai biệt của hai thứ vô ngã thì tu hành pháp này, theo thứ lớp vào đến tất cả các Ðịa, tu hành pháp này có thể vào trong tất cả pháp của chư Phật. Ðã vào pháp của chư Phật thì thậm chí có thể vào được Tự Thân nội chứng Trí địa của Như Lai.

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng:

- Hay thay! Hay thay! Hay thay! Này Ðại Tuệ! Ông nay hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông giải nói!

Bồ tát Ðại Tuệ nói rằng:

- Hay thay! Thưa đức Thế Tôn! Thưa vâng! Con xin thọ giáo!

Ðức Phật dạy rằng:

- Này Ðại Tuệ! Ta vì ông nói thể tướng của năm pháp và hành tướng sai biệt của hai thứ ngã.

Này Ðại Tuệ! Những gì là năm pháp? Một là, Danh. Hai là, Tướng. Ba là, Phân biệt. Bốn là, Chánh trí. Năm là, Chân như. Nội thân tu hành chứng thánh nhân trí, lìa khỏi đoạn kiến và thường kiến, hiện như thật tu hành thì vào Tam Muội Lạc Tam Ma Bạt Ðề hạnh môn vậy.

Này Ðại Tuệ! Tất cả phàm phu chẳng giác chẳng tri thể tướng năm pháp và hai thứ vô ngã mà chỉ do tự tâm thấy ngoại vật nên sinh ra tâm phân biệt, chẳng phải gọi là Thánh nhân.

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Sao là phàm phu sinh tâm phân biệt, chẳng phải Thánh nhân vậy?

Ðức Phật dạy:

- Này Ðại Tuệ! Tất cả phàm phu chấp trước danh tướng thuận theo sinh pháp. Thuận theo sinh pháp rồi thì thấy đủ thứ tướng, rơi vào trong tâm tà kiến, ngã và ngã sở, chấp trước đầy đủ tất cả pháp tướng. Chấp trước rồi thì vào đến chỗ vô minh hắc ám chướng ngại. Vào chỗ chướng ngại rồi thì khởi lên lòng tham. Khởi lên lòng tham rồi mà có thể tạo tác nghiệp tham sân si. Tạo hành nghiệp rồi thì chẳng thể tự dừng như con tằm làm tổ kén, do tâm phân biệt mà tự trói buộc lấy thân, rơi vào biển cả hiểm nạn tại sáu đường, như con lăn (cái ròng rọc) xoay chuyển mà chẳng tự hay biết, do vô trí nên chẳng biết tất cả các pháp như huyễn, chẳng biết vô ngã và ngã sở, các pháp chẳng phải là thật mà từ vọng tưởng phân biệt sinh ra, mà chẳng biết lìa khỏi khả kiến, năng kiến, mà chẳng biết lìa khỏi tướng sinh, trụ, diệt, chẳng biết tự tâm hư vọng mà sinh ra. Gọi là biết thuận theo trời Tự Tại, thời gian, vi trần, ngã sinh ra.

Này Ðại Tuệ! Cái gì là danh? Là nhãn thức thấy sắc trước.v.v.... các pháp tướng như thanh tướng, nhĩ tướng, tỵ tướng, thiệc tướng, thân tướng. Này Ðại Tuệ! Những tướng như vậy.v.v... ta nói danh là tướng của danh.  

Này Ðại Tuệ! Phân biệt là gì? Do nương vào những pháp gì gọi là thủ lấy tướng? Phân biệt rõ pháp này như vậy... như vậy... rốt ráo chẳng khác, như là con voi, con ngựa, chiếc xe, bước đi, nhân dân.v.v... phân biệt đủ thứ tướng. Ðó gọi là Phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Chánh trí là gì? Quan sát danh, tướng mà quan sát rồi thì chẳng thấy thật pháp, do chúng cùng chung nhân đắp đổi sinh ra nên nhìn thấy. Ðắp đổi chung sinh ra thì các thức chẳng lại khởi lên mà tướng thức phân biệt  chẳng đoạn, chẳng thường. Vậy nên chẳng rơi vào đất của tất cả ngoại đạo, Thanh Văn, Bích Chi Phật. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là Chánh trí.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Ðại Bồ tát y vào Chánh trí, chẳng thủ lấy pháp danh tướng lấy làm có, chẳng thủ lấy tướng chẳng thấy lấy làm không. Vì sao vậy? Vì do lìa khỏi tà kiến có không, do chẳng thấy danh tướng chính là nghĩa của Chánh trí. Vậy nên ta nói tên là Chân như.

Này Ðại Tuệ! Bồ tát trụ ở pháp Chân như thì được vào cảnh giới Vô Tướng Tịch Tịnh mà vào rồi thì được vào Hoan Hỷ địa đầu tiên của Ðại Bồ tát. Khi Bồ tát được Hoan Hỷ địa đầu tiên thì chứng được “Bách Kim Cương tam muội minh môn”, lìa bỏ tất cả quả nghiệp của hai mươi lăm cõi hữu, qua khỏi các Thanh Văn, Bích Chi Phật địa, trụ ở cảnh giới chân như, nhà của Như Lai, như thật tu hành, biết năm pháp tướng như huyễn như mộng, như thật quan sát tất cả các pháp, khởi lên “Tự nội thân chứng Thánh trí tu hành”. Như vậy đắp đổi lìa xa địa giác quán sở lạc của thế gian hư vọng, theo thứ lớp cho đến Pháp Vân địa. Vào Pháp Vân địa rồi, thứ đến vào lực tam muội tự tại thần thông, những hoa trang nghiêm Như Lai địa. Vào Như Lai địa rồi, vì giáo hóa chúng sinh nên hiện đủ thứ ánh sáng ứng với thân trang nghiêm, như trăng trong nước. Y vào câu vô tận mà khéo trói buộc cái được trói buộc, tùy theo niềm tin của chúng sinh mà vì họ nói pháp, lìa khỏi thân tâm ý và ý thức vậy. Này Ðại Tuệ! Bồ tát vào Chân như rồi, được vô lượng vô biên pháp như vậy... như vậy... trong Phật địa.

Ngài Ðại Tuệ lại bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Ðức Thế Tôn vì năm pháp vào ba pháp, vì ba pháp vào trong năm pháp (?), vì tự thể tướng mỗi mỗi đều sai biệt!

Ðức Phật bảo rằng:

- Này Ðại Tuệ! Ba pháp vào trong năm pháp! Này Ðại Tuệ! Chẳng phải chỉ ba pháp vào trong năm pháp mà tám thứ thức, hai thứ vô ngã cùng vào năm pháp.

Này Ðại Tuệ! Làm sao ba pháp vào trong năm pháp? Này Ðại Tuệ! Danh tướng là phân biệt pháp tướng. Này Ðại Tuệ! Y vào hai pháp phân biệt đó sinh ra tâm, tâm số pháp cùng một lúc, chẳng phải trước sau như mặt trời cùng ánh sáng xuất hiện một lúc mà có đủ thứ tướng phân biệt. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là ba tướng y vào lực nhân duyên sinh ra vậy. Này Ðại Tuệ! Chánh trí Chân như gọi là tướng Ðệ Nhất Nghĩa đế nương vào pháp bất diệt vậy.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Chấp trước tự tâm thấy pháp phân biệt; sai biệt có tám thứ do phân biệt các tướng. Do là thật nên lìa khỏi ngã, ngã sở vào pháp sinh diệt, bấy giờ chứng được hai pháp vô ngã.

Này Ðại Tuệ! Pháp môn của năm pháp vào các Phật địa, pháp tướng các địa cũng vào trong năm pháp môn, pháp của tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật cũng vào trong năm pháp môn, pháp Như lai nội thân chứng Thánh Trí cũng vào trong năm pháp môn.

Lại nữa, này Ðại Tuệ! Năm pháp tướng gọi là Phân biệt Chân Như Chánh Trí. Này Ðại Tuệ! Sao gọi là tướng? Tướng là thấy hình tướng, trạng mạo của sắc thắng hơn hay chẳng bằng. Ðó gọi là tướng.

Này Ðại Tuệ! Y vào pháp tướng đó dấy khởi tướng phân biệt: Ðây là cái bình, đây là con trâu, con ngựa, con dê.v.v... pháp này như vậy... như vậy... chẳng khác. Này Ðại Tuệ! Ðó gọi là danh. Này Ðại Tuệ! Y vào pháp đó mà thành lập danh, thị hiện tướng đó rõ ràng riêng biệt. Vậy nên lập ra đủ thứ danh tự, trâu, dê, ngựa.v.v... đó. Ðó gọi là phân biệt tâm, tâm số pháp.

Này Ðại Tuệ! Quan sát từ danh, tướng cho đến vi trần thường chẳng thấy được một pháp tướng, các pháp chẳng thật mà do tâm hư vọng sinh ra phân biệt vậy.

Này Ðại Tuệ! Nói Chân như tức là gọi chẳng trống rỗng (bất hư), quyết định hết rốt ráo tự tính tự thể, chánh kiến tướng Chân như! Ta và các Bồ tát và các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri nói danh khác mà nghĩa là một. Này Ðại Tuệ! Như vậy.v.v.. thuận theo Chánh trí, chẳng đoạn chẳng thường, không phân biệt, chẳng hành xử phân biệt, thuận theo Tự thân nội chứng Thánh trí, lìa khỏi những bè đảng ác kiến, chẳng Chánh trí của tất cả ngoại đạo, Thanh Văn, Bích Chi Phật.v.v...

Này Ðại Tuệ! Ðối với năm pháp thì ba pháp tướng, tám thứ thức, hai thứ vô ngã, tất cả Phật pháp đều vào trong năm pháp. Này Ðại Tuệ! Ông và các Ðại Bồ tát vì cầu Thắng trí thì nên phải tu học. Này Ðại Tuệ! Ông biết rằng, năm pháp chẳng tùy theo lời dạy của kẻ khác.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Tự thể tướng năm pháp

Và tám thứ thức cùng

Hai thứ pháp vô ngã

Nhiếp lấy các Ðại thừa.

Danh, tướng và phân biệt

Thể tướng ba pháp kia

Chân như và Chánh trí

Là tướng Ðệ nhất nghĩa.

 

 

PHẨM THỨ MƯỜI BA: HẰNG HÀ SA 

Lúc bấy giờ, Thánh giả Ðại Tuệ Ðại Bồ tát bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Như đức Thế Tôn y vào danh tự nói, chư Phật quá khứ, vị lai và hiện tại nhiều như cát sông Hằng. Thưa đức Thế Tôn! Ðức Phật nói như vậy là nương  vào lời nói trong miệng của Như Lai, con thuận theo chọn lấy, vì lại có nghĩa! Nguyện xin ngài vì con giải nói!

Ðức Phật bảo Thánh giả Ðại Tuệ Bồ tát rằng:

- Này Ðại Tuệ! Như lời nói danh tự, chương cú của ta thì chớ thủ lấy như vậy. Này Ðại Tuệ! Các đức Phật ba đời chẳng phải cát sông của sông Hằng.v.v... Vì sao vậy? Vì lời nói thí dụ quá hơn thế gian thì chẳng phải như thí dụ. Vì sao vậy? Vì do có tương tợ và chẳng tương tợ vậy.

Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chẳng định nói thí dụ tương tợ, chẳng tương tợ quá hơn thế gian. Vì sao vậy? Này Ðại Tuệ! Vì ta nói thí dụ chỉ là phần ít thôi vậy. Này Ðại Tuệ! Lời nói thí dụ ta và các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri chỉ nói lên một ít nghĩa. Vì sao vậy? Vì phàm phu ngu si, các ngoại đạo.v.v... chấp trước các pháp, thường tăng trưởng tà kiến, thuận theo thế gian, luân hồi sinh tử. Vì những người đó chán nghe sinh ra kinh sợ mà lại nghe các đức Phật như cát sông Hằng thì liền đối với đạo Thánh Vô Thượng của Như Lai sinh ra tư tưởng dễ được, cầu pháp xuất thế.   Này Ðại Tuệ! Vậy nên ta nói các đức Phật Như Lai như cát sông Hằng. Vì sao vậy? Vì trong những Kinh khác của ta nói, đức Phật ra đời như hoa Ưu Ðàm. Chúng sinh nghe rồi nói rằng, đạo Phật khó được mà chẳng tu hành tinh tấn. Vậy nên ta nói, các đức Phật Như Lai như cát sông của sông Hằng.

Này Ðại Tuệ! Ta nói, các đức Phật ra đời như hoa Ưu Ðàm, này Ðại Tuệ! Mà hoa Ưu Ðàm ở trong thế gian, không có người từng thấy, rồi sẽ cũng chẳng thấy. Này Ðại Tuệ! Ta nói như vậy chẳng phải y vào pháp sở đắc của tự thân mà nói. Vậy nên nói rằng, như hoa Ưu Ðàm, các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy.

Này Ðại Tuệ! Ta y vào Nội thân chứng pháp mà nói pháp. Vậy nên nói thí dụ quá hơn thế gian, do các phàm phu, chúng sinh vô tín chẳng thể tin lời thí dụ của ta. Vì sao vậy? Vì nói về cảnh giới tự nội thân Thánh trí mà không thí dụ thì có thể nói được, còn xa lìa tâm ý và ý thức, qua khỏi các kiến địa, pháp Chân như của các đức Phật Như Lai thì chẳng thể nói được. Vậy nên ta nói đủ thứ thí dụ.

Này Ðại Tuệ! Ta nói, các đức Phật như cát sông của sông Hằng thì tức là thí dụ một phần ít. Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai bình đẳng, chẳng phải chẳng bình đẳng, do chẳng phải phân biệt phân biệt vậy.

Này Ðại Tuệ! Ví như cát sẵn có trong sông Hằng Hà bị cá, ba ba, rùa, rồng, trâu, dê, voi ngựa... các loài thú dặm đạp mà cát sông đó chẳng sinh phân biệt, chẳng sân, chẳng giận, cũng chẳng sinh lòng: “đó não loạn ta”, không phân biệt nên tịnh (sạch), lìa các cấu bẩn.

Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai Ứng Chánh Biến Tri cũng lại như vậy, Nội Thân chứng đắc Thánh trí, đủ đầy các lực, thần thông tự tại công đức như cát sông Hằng. Tất cả tà luận ngoại đạo, những thầy cá Ba Ba ngu si dùng tâm sân nhuế hủy nhục, mắng chửi Như Lai mà Như Lai chẳng động, chẳng sinh ra phân biệt. Do lực bản nguyện nên ban cho chúng sinh tất cả các niềm vui Tam muội Tam ma bạt đề, khiến cho họ thỏa mãn đầy đủ, chẳng phân biệt phân biệt.

Này Ðại Tuệ! Vậy nên ta nói, các đức Phật Như Lai như cát sông Hằng Hà ngang bằng. Ðẳng là bình đẳng không có tướng khác do lìa khỏi tấm thân yêu thích vậy. Này Ðại Tuệ! Ví như cát của sông Hằng Hà chẳng lìa khỏi tướng của đất. Này Ðại Tuệ! Ðại địa lửa đốt cháy, lửa chẳng khác đất, lửa chẳng đốt cháy đất. Ðịa đại có thể tương tục của lửa.

Này Ðại Tuệ! Kẻ phàm phu ngu si rơi vào trí điên đảo, tự tâm phân biệt nói rằng, đất bị đốt cháy mà đất chẳng cháy, do chẳng lìa khỏi đất mà lại được có thân lửa bốn đại vậy.

Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, thể pháp thân của các đức Phật Như Lai như cát của sông Hằng Hà ngang bằng, chẳng diệt, chẳng mất. Này Ðại Tuệ! Ví như cát sông Hằng Hà vô lượng vô biên. Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, xuất hiện ở thế gian, phóng ra vô lượng ánh sáng, khắp cùng tất cả đại hội của chư Phật, vì giáo hóa chúng sinh khiến cho họ giác tri vậy.

Này Ðại Tuệ! Như cát sông Hằng Hà lại chẳng sinh ra tướng, như vi trần kia cứ giữ thể tướng vi trần như vậy mà trụ. Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, ở trong thế gian chẳng sinh chẳng diệt, các đức Phật Như Lai cắt đứt cái nhân hữu vậy.

Này Ðại Tuệ! Như cát sông Hằng Hà, nếu ra khỏi sông thì cũng chẳng thể thấy vào ở trong sông, cũng chẳng thể thấy, cũng chẳng khởi tâm: Ta ra vào sông.

Này Ðại Tuệ! Lực trí tuệ của các đức Phật Như Lai cũng lại như vậy, độ các chúng sinh cũng chẳng tận diệt, cũng chẳng tăng trưởng. Vì sao vậy? Vì các pháp không thân vậy.

Này Ðại Tuệ! Tất cả loài có thân đều là pháp vô thường ma diệt, chẳng phải pháp vô thân. Các đức Phật Như Lai chỉ là pháp thân.

Này Ðại Tuệ! Ví như có người muốn được váng sữa dầu mà lại ép cát sâng Hằng thì nhất định chẳng thể được, không có váng sữa, dầu vậy.

Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai vì khổ não của các chúng sinh đã đè ép sân chẳng thể được, chẳng xả tướng pháp giới của mình, chẳng xả tướng pháp vị của mình, chẳng xả bản nguyện cho chúng sinh vui, do được đầy đủ đại từ đại bi, rằng: Ta nếu chẳng khiến cho tất cả chúng sinh vào Niết Bàn thì thân ta cũng chẳng vào với Niết Bàn.

Này Ðại Tuệ! Như cát sông Hằng Hà theo dòng nước mà chảy thì nhất định chẳng ngược dòng. Này Ðại Tuệ! Các đức Phật Như Lai vì các chúng sinh nói pháp cũng vậy, thuận theo Niết Bàn thì chẳng phải nghịch lưu.

Này Ðại Tuệ! Vậy nên ta nói, cát sông Hằng Hà thuận theo dòng thì chẳng phải là bỏ đi nghĩa. Nếu Phật Như Lai có bỏ đi nghĩa thì các đức Phật Như Lai nên vô thường và diệt.

Này Ðại Tuệ! Bản tế của thế gian còn chẳng thể biết mà chẳng thể biết thì ta làm sao nương vào mà nói, bỏ đi nghĩa (khử nghĩa). Vậy nên Như Lai chẳng phải là khử nghĩa. Này Ðại Tuệ! Khử nghĩa thì gọi là đoạn nghĩa (cắt đứt nghĩa), kẻ phàm phu ngu si chẳng giác chẳng tri.

Ngài Ðại Tuệ bạch đức Phật rằng:

- Thưa đức Thế Tôn! Thưa đức Thế Tôn, nếu chúng sinh ở tại thế gian, xoay vần đi lại bản tế chẳng thể biết thì làm sao mà đức Như Lai được giải thoát? Lại còn khiến cho chúng sinh được giải thoát?

Ðức Phật bảo ngài Ðại Tuệ rằng:

- Này Ðại Tuệ! Nói giải thoát là lìa khỏi tâm phân biệt huân tập tất cả hí luận phiền não từ vô thỉ, có thể biết như thật chỉ là tự tâm thấy tâm hồi chuyển phân biệt bên ngoài. Vậy nên, ta nói tên là Giải thoát.

Này Ðại Tuệ! Nói giải thoát thì chẳng phải là Diệt pháp. Vậy nên nay ông hỏi ta, nếu chẳng biết bản tế làm sao được giải thoát thì câu hỏi này chẳng thành!

Này Ðại Tuệ! Nói bản tế thì tức là tâm phân biệt, một thể mà khác tên. Này Ðại Tuệ! Lìa khỏi tâm phân biệt lại không chúng sinh, tức là sự phân biệt này gọi là chúng sinh.

Này Ðại Tuệ! Trí tuệ chân thật quan sát nội ngoại pháp, không pháp khả tri năng tri vậy. Này Ðại Tuệ! Do tất cả pháp bản lai tịch tịnh.

Này Ðại Tuệ! Chẳng như thật biết, chỉ là tự tâm thấy, hư vọng phân biệt nên sinh ra tâm phân biệt. Như thật biết thì chẳng sinh ra phân biệt.

Bấy giờ, đức Thế Tôn một lần nữa nói kệ rằng:

Quan sát đến chư Phật

Ví như cát sông Hằng

Chẳng diệt cũng chẳng sinh  

Người đó hay thấy Phật.

Xa lìa các cấu trần

Như cát dòng sông Hằng

Thuận theo dòng chẳng biến(đổi) 

  Cũng như vậy pháp thân. 

KINH NHẬP LĂNG GIÀ 

- Quyển thứ bảy hết - 

 --- o0o ---

Quyển 1 | Quyển 2 | Quyển 3 | Quyển 4 | Quyển 5

 Quyển 6 | Quyển 7 | Quyển 8 | Quyển 9 | Quyển 10

 --- o0o ---

Vi tính: Thọ Huệ

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 4-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

dot N u do de suy nghiem loi phat xin an ma khong an xin Sen hồng tháng Bảy cám 弘忍 le cung thi thuc theo tinh than kinh nikaya ä¹ äº é å å ˆç ä huy xay dai hung dai luc cua bo tat quan the am 净空老法师临终遗言 đư mẹ Bo tinh than co cua khoa dung cua dao phat đoàn ï¾ ï½ ä½ åŽ æŽ æ dung bao gio lo mieng noi nhung cau lam cha me dau 山風蠱 高島 trống 摩訶俱絺羅 đời cuối đời trắng tay nguyen 禅の旋 æ å 期æ å æœ å å ¹æ Žä¹ˆå su can thiet cua nghi le phat giao viet nam noi sư nghi ngơ câ n thiê t ศ กษาพระพ ทธะว thống khi gap kho khan con hay nho tuong den phat y nghia 7 buoc chan cua duc phat thich ca trùng tang là gì có hay không お墓のお手入れ方法 仏壇の線香の位置 åƒäæœä½ tín tâm bất hoại nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang tai หลวงป แสง trên ngọn tình sầu Một ngày Thở và cười trước ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri hãy còn bỏ vết chim ç½ åˆ¹å ³ trước lời khen chê 大悲咒的威力有多强 thien khong lien can gi voi cach chung ta ngoi