Vì sao gọi là Phổ siêu nhất thiết
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khắp vượt các pháp hữu tình ba
cõi. Vậy nên gọi là Phổ siêu nhất thiết tam ma địa.
Vì sao gọi là Quyết phán nhất thiết
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khắp năng quyết phán các pháp
hữu tình. Vậy nên gọi là Quyết phán nhất thiết tam ma địa.
Vì sao gọi là Tán do dự tam ma địa?
Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp có bao do
dự đều tan diệt hết. Vậy nên gọi là Tán do dự tam ma địa.
Vì sao gọi là Vô sở trụ tam ma địa?
Là nếu khi trụ tam ma địa đây, chẳng thấy có chỗ sở trụ. Vậy nên gọi là Vô
sở trụ tam ma địa.
Vì sao gọi là Nhất tướng trang
nghiêm tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, chẳng thấy các pháp có
chút xíu tướng. Vậy nên gọi là Nhất tướng trang nghiêm tam ma địa.
Vì sao gọi là Dẫn phát hành tướng
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp
tuy năng dẫn phát các thứ hành tướng mà trọn chẳng thấy năng sở dẫn phát.
Vậy nên gọi là Dẫn phát hành tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Nhất hành tướng tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, thấy các đẳng trì không hai hành
tướng. Vậy nên gọi là Nhất hành tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Ly hành tướng tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, thấy các đẳng trì đều không có hành
tướng. Vậy nên gọi là Ly hành tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Diệu hành tướng tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khiến các đẳng trì hành tướng mầu
nhiệm lìa các hý luận. Vậy nên gọi là Diệu hành tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Ðạt chư hữu để tán
hoại tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả
pháp được trí thông đạt như thật ngộ vào. Ðược ngộ rồi, đối các hữu pháp
thông suốt tán hoại khiến không có chỗ sót. Vậy nên gọi là Ðạt chư hữu để
tán hoại tam ma địa.
Vì sao gọi là Bảo kiên cố tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, thấy Phật Pháp Tăng chẳng thể phá hoại
được, vì đồng vô tướng vậy. Vậy nên gọi là Bảo kiên cố tam ma địa.
Vì sao gọi là Giải thoát âm thanh
văn tự tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, thấy các tướng đẳng trì
vắng lặng giải thoát tất cả âm thanh văn tự. Vậy nên gọi là Giải thoát âm
thanh văn tự.
Vì sao gọi là Nhập thi thiết ngữ
ngôn tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, ngộ vào tất cả các thi
thiết ngữ ngôn đẳng trì không chấp không ngại. Vậy nên gọi là Nhập thi
thiết ngữ ngôn tam ma địa.
Vì sao gọi là Cự xí nhiên tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì oai quang soi sáng.
Vậy nên gọi là Cự xí nhiên tam ma địa.
Vì sao gọi là Nghiêm tịnh tướng tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khắp năng nghiêm tịnh tất cả tướng
định. Vậy nên gọi là Nghiêm tịnh tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Vô tiêu xí tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì chẳng thấy cờ tiêu
biểu. Vậy nên gọi là Vô tiêu xí tam ma địa.
Vì sao gọi là Cụ diệu tướng tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, diệu tướng các định không chẳng đầy
đủ. Vậy nên gọi là Cụ diệu tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Bất hỷ nhất thiết khổ
lạc tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối tướng vui khổ các đẳng
trì chẳng muốn quan sát. Vậy nên gọi là Bất hỷ nhất thiết khổ lạc tam ma
địa.
Vì sao gọi là Vô tận hành tướng tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, chẳng thấy hành tướng các định có
hết. Vậy nên gọi là Vô tận hành tướng tam ma địa.
Vì sao gọi là Cụ tổng trì tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, năng tổng giữ gìn thắng sự các định.
Vậy nên gọi là Cụ tổng trì tam ma địa.
Vì sao gọi là Nhiếp phục tất cả
chánh tà tánh tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì
chánh tánh tà tánh nhiếp dẹp các kiến đều chẳng cho khởi. Vậy nên gọi là
Nhiếp phục tất cả chánh tà tánh tam ma địa.
Vì sao gọi là Tức vi thuận tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp trọn
chẳng thấy có tướng trái thuận. Vậy nên gọi là Tức vi thuận tam ma địa.
Vì sao gọi là Ly ái tắng tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp trọn
chẳng thấy tướng ưa ghét. Vậy nên gọi là Ly ái tắng tam ma địa.
Vì sao gọi là Vô cấu minh tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, trọn chẳng thấy tướng bẩn tướng sáng.
Vậy nên gọi là Vô cấu minh tam ma địa.
Vì sao gọi là Cụ kiên cố tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khiến các đẳng trì đều được vững chắc.
Vậy nên gọi là Cụ kiên cố tam ma địa.
Vì sao gọi là Mãn nguyệt tịnh quang
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khiến công đức các đẳng trì
tăng thêm như trăng tịnh tròn đầy nước biển thêm sáng. Vậy nên gọi là Mãn
nguyệt tịnh quang tam ma địa.
Vì sao gọi là Ðại trang nghiêm tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khiến các đẳng trì trọn nên các thứ
nhiệm mầu hiếm có và việc trau dồi lớn lao. Vậy nên gọi là Ðại trang
nghiêm tam ma địa.
Vì sao gọi là Phổ chiếu thế gian
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, soi các đẳng trì và tất cả
pháp, khiến các hữu tình đều được mở trí hiểu biết. Vậy nên gọi là Phổ
chiếu thế gian tam ma địa.
Vì sao gọi là Ðịnh bình đẳng tánh
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, chẳng thấy đẳng trì định tán
sai khác. Vậy nên gọi là Ðịnh bình đẳng tánh tam ma địa.
Vì sao gọi là Viễn ly trần cấu tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, diệt được tất cả đất bụi phiền
não. Vậy nên gọi là Viễn ly trần cấu tam ma địa.
Vì sao gọi là Hữu tránh vô tránh
bình đẳng lý thú tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, chẳng thấy
tánh tướng các pháp và tất cả định có cãi không cãi khai khác. Vậy nên gọi
là Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú tam ma địa.
Vì sao gọi là Vô sào huyệt vô tiêu
xí vô ái lạc tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, phá các ổ hang, xả
các nêu cờ, dứt các ưa muốn mà không sở chấp. Vậy nên gọi là Vô sào huyệt
vô tiêu xí vô á lạc tam ma địa.
Vì sao gọi là Quyết định an trụ
chơn như tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối các đẳng trì và
tất cả pháp thường chẳng nới bỏ thật tướng chơn như. Vậy nên gọi là Quyết
định an trụ chơn như tam ma địa.
Vì sao gọi là Ly thân ngữ ý uế ác
tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, đối thân ngữ ý đều vô sở đắc,
phá hoại tất cả ác nơi thân ngữ ý, đối các đẳng trì không chướng tự tại.
Vậy nên gọi là Ly thân ngữ ý uế ác tam ma địa.
Vì sao gọi là Như hư không tam ma
địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, quán tất cả pháp đều vô sở hữu, không
chướng không ngại như thái hư không. Vậy nên gọi là Như hư không tam ma
địa.
Vì sao gọi là Vô nhiễm vô trước tam
ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, quán tất cả pháp đều đồng nhất
tướng, chỗ gọi vô tướng không nhiễm không dính. Vậy nên gọi là Vô nhiễm vô
trước tam ma địa.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là bốn niệm trụ. Những gì là bốn? Một, thân nhớ
trụ; hai, thọ nhớ trụ; ba, tâm nhớ trụ; bốn, pháp nhớ trụ.
Vì sao thân nhớ trụ? Nghĩa là Bồ
Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm
phương tiện, tuy đối trong thân, hoặc đối ngoài thân, hoặc đối trong ngoài
thân, trụ quán theo thân, mà năng chẳng khởi thân cùng tìm nghĩ, bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Vì sao thọ nhớ trụ? Nghĩa là Bồ Tát
Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm
phương tiện, tuy đối trong thọ, hoặc đối ngoài thọ, hoặc đối trong ngoài
thọ, trụ quán theo thọ, mà năng chẳng khởi thọ cùng tìm nghĩ, bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Vì sao tâm nhớ trụ? Nghĩa là Bồ Tát
Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm
phương tiện, tuy đối trong tâm hoặc đối ngoài tâm, trụ quán theo tâm mà
năng chẳng khởi tâm cùng tìm nghĩ, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ,
trừ được tham lo đời.
Vì sao pháp nhớ trụ? Nghĩa là Bồ
Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm
phương tiện, tuy đối trong pháp, hoặc đối ngoài pháp, hoặc đối trong ngoài
pháp, trụ quán theo pháp mà chẳng khởi pháp cùng tìm nghĩ, bỗng dưng tinh
tiến, chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân khi
đi như thật biết đi, khi đứng như thật biết đứng, khi ngồi như thật biết
ngồi, khi nằm như thật biết nằm. Như như tự thân oai nghi sai khác, như
thế như thế đều như thật biết, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ
được tham lo đời. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp
thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm
phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh
biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ
tự thân chánh biết qua lại, chánh biết xem ngó, chánh biết cúi ngữa, chánh
biết co giãn, mặc Tăng già lê, cầm nắm y bát, hoặc ăn hoặc uống, nằm nghỉ
bước đi, ngồi dậy rước nghinh, thức ngủ nói lặng, vào ra các định đều nhớ
chánh biết. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân,
bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân đối
khi thở vào như thật biết thở vào, đối khi thở ra như thật biết thở ra,
đối khi thở dài như thật biết thở dài, đối khi thở ngắn như thật biết thở
ngắn.
Như thợ quay bánh xe hoặc học trò
kia, khi thế bánh xe dài như thật biết thế xe dài, khi thế bánh xe ngắn
như thật biết thế xe ngắn. Bồ Tát Ma ha tát này cũng lại như thế, như thật
biết thở hoặc vào hoặc ra dài ngắn sai khác. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khi
hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đác mà làm phương tiện đối
nội thân trụ khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được
tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ tự
thân sở hữu các giới sai khác: đối các địa giới như thật biết rõ đấy là
địa giới, đối các thủy giới như thật biết rõ đấy là thủy giới, đối các hỏa
giới như thật biết rõ đấy là hỏa giới, đối các phong giới như thật biết rõ
đấy là phong giới.
Như thợ thịt giỏi hoặc học trò kia,
giết mạng trâu rồi, lại dùng dao bén mổ bửa nơi thân chi làm bốn phần,
hoặc ngồi hoặc đứng như thật xem biết. Bồ Tát Ma ha tát này lại cũng như
thế, khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, quán sát tự thân bốn giới địa thủy hỏa phong sai khác. Bồ Tát Ma ha
tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân từ
chân đến đỉnh thứ thứ bất tịnh rẫy đầy trong ấy, ngoài là bị da mỏng gói
buộc. Chỗ gọi thân đây chỉ có các thứ: tóc, lông, móng, răng, da thứa, máu
thịt, gân mạch, cốt tủy, tim, gan, phổi, thận, lá lách, mật, bao tử, ruột
già, ruột non, cứt, đái, hỉ khạc, nước miếng, nước mắt, mồ hôi, đàm mủ, mỡ
lá, não, màng mỏng, ghèn, cứt ráy, bất tịnh như thế đầy rẫy trong thân.
Như có nông phu, hoặc các trưởng
giả, trong bịch đựng đầy các thứ tạp cốc, chỗ gọi nếp, mè, lúa, đậu, bắp
thảy. Có kẻ sáng mắt khai bịch xem thấy, năng như thật biết trong ấy chỉ
có nếp, mè, lúa thảy các thứ tạp cốc. Bồ Tát Ma ha tát này cũng lại như
thế, quán kỹ tự thân, từ chân đến đỉnh bất tịnh đầy rẫy chẳng thể tham
muốn. Ðấy là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem
vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, chết đã một ngày hoặc đã hai ngày cho đến bảy ngày. Nơi thây
sình chướng, sắc biến xanh bầm, da phá thối bẫy mủ máu chảy ra. Thấy việc
này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết
Bàn trọn về như thế, rất sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân
trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham
lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, chết đã một ngày hoặc đã hai ngày, cho đến bảy ngày, bị các
chim điêu thứu quạ thước xi hiêu, cọp beo cáo chó sói dã can chó thảy,
nhiều thứ cầm thú, hoặc mổ hoặc bấu, xương thịt ngỗn ngang, cắn xé ăn
nuốt. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy,
chưa được Niết Bàn trọn về như thế, rất sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát
này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, chim muông ăn rồi bất tịnh vỡ nát máu mủ chảy lìa, có vô
lượng thứ trùng giòi tạp sinh, hôi uế lắm dơ hơn nơi chó chết. Thấy việc
này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết
Bàn trọn về như thế, rất sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân
trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham
lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, trùng giòi ăn rồi, thịt rời xương ló, lóng đốt dính nhau, gân
buộc máu trít, hãy còn thịt bẫy. Thấy việc này rồi tự nghĩ thân ta có tánh
như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn về như thế, rất sanh
nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đem
vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây đã thành xương vụn, máu thịt hết sạch còn gân lẵng nhẵng. Thấy
việc này rồi tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được
Niết Bàn trọn về như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn về như
thế, rất sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp
thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, chỉ còn các xương, sắc nó trắng non như ốc tuyết kha, các gân
bẫy nát, lóng đốt chia lìa. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như
thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn về như thế, rất sanh nhàm
lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô
sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán sở khắp thân, bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, thành sắc trắng rồi, lóng đốt phân tán, rơi rớt khác phương.
Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa
được Niết Bàn trọn về như thế, rất sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi
hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối
nội thân trụ quán sở khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ
được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, các xương phân tán đều ở chỗ khác: xương bàn chân chỗ khác,
xương ống chân chỗ khác, xương đầu gối chỗ khác, xương đùi chỗ khác, xương
bắp vế chỗ khác, xương sốnt chỗ khác, xương hông chỗ khác, xương ngực chỗ
khác, xương cánh vai chỗ khác, xương cánh chỏ chỗ khác, xương bàn tay chỗ
khác, xương cổ ót chỗ khác, xương hàm chỗ khác, xương má chỗ khác, xương
đầu lâu cũng ở chỗ khác.. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như
thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn về như thế, rất sanh nhàm
lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô
sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán sở khắp thân, bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, hài cốt ngỗn ngang, gió thổi nắng soi, mưa chan sương thấm,
trải nhiều năm tháng sắc như kha tuyết. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta
có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn về như thế, rất
sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán sở khắp thân,
bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ
đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, qua đến trong mả xem
chỗ bỏ thây, xương thừa tản đất lâu nhiều trăm năm hoặc nhiều ngàn năm;
tướng ấy biến xanh, trạng sắc như lông chim cáp, hoặc có thứ hư mục nát
bột như bụi, cùng đất hòa nhau khó phân biệt được. Thấy việc này rồi, tự
nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn về
như thế, rất sanh nhàm lìa. Bồ Tát Ma ha tát này khi hành Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán sở
khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.
Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát
khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện,
như đối nội thân sai khác như thế trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến
chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo thế gian. Ðối ngoại thân trụ quán khắp
thân, đối nội ngoại thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh
biết nhớ đủ, trừ được tham lo thế gian, tùy kia sở ưng cũng lại như vậy.
Thiện Hiện! Các Bồ Tát Ma ha tát
khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện,
đối nội ngoại cùng thọ tâm pháp trụ quán khắp thọ tâm pháp , bỗng dưng
tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo thế gian, tùy kia sở ứng đều
nên nói rộng.
Thiện Hiện! Như vậy Bồ Tát Ma ha
tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, đối nội ngoại cùng thân thọ tâm pháp , khi trụ quán thân thọ tâm
pháp, tuy làm quán này mà vô sở đắc.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là bốn chánh đoạn. Những gì là bốn?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, đối các pháp ác bất thiện chưa sanh làm cho chẳng sanh, nên sanh
muốn cố gắng phát khởi chánh siêng giục tâm giữ tâm. Ðấy là thứ nhất.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, đối các pháp ác bất thiện đã sanh làm cho dứt hẳn, nên sanh muốn cố
gắng phát khởi chánh siêng dục tâm giữ tâm. Ðấy là thứ hai.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, đối pháp thiện chua sanh vì khiến sanh, nên sanh muốn cố gắng phát
khởi chánh siêng giục tâm giữ tâm. Ðấy là thứ ba.
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, đối pháp thiện đã sanh vì khiến an trụ chẳng quên tăng rộng bồi tu
cho viên mãn, nên sanh muốn cố gắng phát khởi chánh siêng giục tâm giữ
tâm. Ðấy là thứ tư.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là bốn thần túc. Những gì là bốn?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, tu hành dứt dục đẳng trì trọn nên thần túc; nương lìa, nương không
nhiễm, nương diệt, hồi hướng xả. Ðấy là thứ nhất.
Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu hành dứt
cần đẳng trì trọn nên thần túc; nương lìa, nương không nhiễm, nương diệt,
hồi hướng xả. Ðấy là thứ hai.
Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu hành dứt
tâm đẳng trì trọn nên thần túc; nương lìa, nương không nhiễm, nương diệt,
hồi hướng xả. Ðấy là thứ ba.
Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu hành dứt
quán đẳng trì trọn nên thần túc; nương lìa, nương không nhiễm, nương diệt,
hồi hướng xả. Ðấy là thứ tư.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là năm căn. Những gì là năm?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, sở tu tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là năm lực, những gì là năm?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, sở tu tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực, huệ lực.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là bảy đẳng giác chi. Những gì là bảy?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, sở tu nhánh niệm đẳng giác, nhánh chọn pháp đẳng giác, nhánh tinh
tiến đẳng giác, nhánh mừng đẳng giác, nhánh nhẹ an đẳng giác, nhánh định
đẳng giác, nhánh xả đẳng giác; nương lìa, nương không nhiễm, nương diệt,
hồi hướng xả.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là tám nhánh thánh đạo. Những gì là tám?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, sở tu chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh,
chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định; nương lìa, nương không nhiễm,
nương diệt, hồi hướng xả.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là ba giải thoát môn. Những gì là là ba?
Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ Tát Ma
ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương
tiện, quán tất cả pháp tự tướng đều không, nơi tâm an trụ, gọi không giải
thoát môn, cũng gọi không tam ma địa. Ðấy là thứ nhất, các Bồ Tát Ma ha
tát có muốn học Ðại Thừa nên học trong đó.
Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả
pháp tự tướng không, nên đều không có tướng, nơi tâm an trụ, gọi vô tướng
giải thoát môn, cũng gọi vô tướng tam ma địa. Ðấy là thứ hai, các Bồ Tát
Ma ha tát muốn học Ðại Thừa nên học trong đó.
Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả
pháp tự tướng không, nên đều không sở nguyện, nơi tâm an trụ, gọi vô
nguyện giải thoát môn, cũng gọi vô nguyện tam ma địa. Ðấy là thứ ba, các
Bồ Tát Ma ha tát muốn học Ðại Thừa nên học trong đó.
Thiện Hiện! Ðấy là tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là mười một trí. Những gì là mười một? Chỗ gọi khổ
trí, tập trí, diệt trí, đại trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, loại trí,
thế tục trí, tha tâm trí, như thuyết trí.
Sao là khổ trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện biết khổ nên chẳng sanh. Ðấy là khổ trí.
Sao là tập trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện biết tập nên dứt hẳn. Ðấy là tập trí.
Sao là diệt trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện, biết diệt nên tác chứng. Ðấy là diệt trí.
Sao là đạo trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện biết đạo nên tu tập. Ðấy là đạo trí.
Sao là tận trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện biết tham sân si hết. Ðấy là tận trí.
Sao là vô sanh trí? Là nếu trí đem
vô sở đắc mà làm phương tiện biết chẳng sanh lại các cõi. Ðấy là vô sanh
trí.
Sao là pháp trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện biết năm uẩn thảy mỗi có tự tánh riêng. Ðấy là
pháp trí.
Sao là loại trí? Là nếu trí đem vô
sở đắc mà làm phương tiện biết tướng năm uẩn thảy riêng biệt, nghĩa là
khổ, vô thường, không, vô ngã thảy. Ðấy là loại trí.
Sao là thế tục trí? Là nếu trí đem
vô sở đắc mà làm phương tiện biết các hữu tình tu hành riêng khác và biết
các pháp danh tướng thảy mỗi khác. Ðấy là thế tục trí.
Sao là tha tâm trí? Là nếu trí đem
vô sở đắc mà làm phương tiện biết kẻ hữu tình kia pháp tâm tâm sở không bị
nghi trệ. Ðấy là tha tâm trí.
Sao là như thuyết trí? Là nếu trí
đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết tướng tất cả pháp như nói, tức là
Như Lai nhất thiết tướng trí. Ðấy là như thuyết trí.
Thiện Hiện!Phải biết mười một trí
đây tức là tướng Ðại Thừa Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã ba la mật đa
thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là ba vô lậu căn. Những gì là ba? Một là căn chưa
biết sẽ biết, hai là căn đã biết, ba là căn biết đủ.
Sao là căn chưa biết sẽ biết? Nghĩa
là các kẻ hữu học bổ đặc già la đối các Thánh đế chưa đã hiện quán, chưa
được Thánh quả sở hữu tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn.
Ðấy là căn chưa biết sẽ biết.
Sao là căn đã biết? Nghĩa là các kẻ
hữu học bổ đặc già la đối các Thánh đế đã được hiện quán, đã được Thánh
quả sở hữu tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Ðấy là căn
đã biết.
Sao là căn biết đủ? Nghĩa là các kẻ
vô học bổ đặc già la như A la hán, như Ðộc giác, như Bồ Tát Ma ha tát đã
trụ thập địa, như các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hữu tín căn, tinh
tiến căn, niệm căn, định căn, huệ căn. Ðấy là căn biết đủ.
Nếu ba căn đây đem vô sở đắc mà làm
phương tiện, phải biết đấy là tướng Ðại Thừa Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là ba tam ma địa. Những gì là ba? Một là có tầm có
tứ tam ma địa, hai là không tầm chỉ tứ tam ma địa, ba là không tầm không
tứ tam ma địa.
Sao là có tầm có tứ tam ma địa?
Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát lìa pháp dục ác bất thiện có tìm có xét, lìa
sanh vui mừng, vào sơ tĩnh lự an trụ đầy đủ. Ðấy là có tầm có tứ tam ma
địa.
Sao là không tầm chỉ tứ tam ma địa?
Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát sở hữu sơ tĩnh lự, đệ nhị tĩnh lự định trung
gian. Ðấy là không tầm chỉ tứ tam ma địa.
Sao là không tầm không tứ tam ma
địa? Nghĩa là Bồ Tát Ma ha tát từ đệ nhị tĩnh lực cho đến định phi tưởng
phi phi tưởng xứ. Ðấy là không tầm không tứ tam ma địa.
Nếu ba thứ đây đem vô sở đắc mà làm
phương tiện, phải biết đấy là tướng Ðại Thừa Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là mười nhớ theo. Những gì là mười? Một là nhớ
theo Phật, hai là nhớ theo Pháp, ba là nhớ theo Tăng, bốn là nhớ theo
giới, năm là nhớ theo xả, sau là nhớ theo trời, bảy là nhớ theo nhàm chán,
tám là nhớ theo chết, chín là nhớ theo thân, mười là nhớ theo hơi thở.
Nếu mười thứ đây đem vô sở đắc mà
làm phương tiện, phải biết đấy là tướng Ðại Thừa Bồ Tát Ma ha tát khi hành
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát ấy là bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, tám
giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ thảy thiện pháp
thanh tịnh, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Phải biết đấy là tướng Ðại
Thừa Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
Bồ Tát Ma ha tát ấy là Phật mười lực. Những gì là mười?
Thiện Hiện phải biết: Nếu vô sở đắc
mà làm phương tiện, như thật biết rõ tướng nhân quả các pháp xứ phi xứ, là
lực thứ nhất.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ tướng các loại hữu tình quá khứ vị lai hiện tại món món
các nghiệp pháp chịu nhân quả sai khác, là lực thứ hai.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ thế gian chẳng phải một mà các thứ tướng giới, là lực thứ
ba.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ các loại hữu tình chẳng phải một thắng giải mà các thứ
thắng giải, là lực thứ tư.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ các căn hơn kém của các loại hữu tình, là lực thứ năm.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ hành tướng biến hành, là lực thứ sáu.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ các loại hữu tình căn, lực, giác chi, giải thoát, tĩnh
lự, đẳng trì, đẳng chí, nhiễm tịnh riêng khác, là lực thứ bảy.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ các loại hữu tình có vô lượng thứ túc trụ riêng khác, là
lực thứ tám.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
do tịnh thiên nhãn như thật biết rõ các loại hữu tình có vô lượng thứ sanh
tử riêng khác, là lực thứ chín.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
như thật biết rõ các lậu hết hẳn, được vô lậu tâm giải thoát, được vô lậu
huệ giải thoát; đối trong biện pháp tự làm chứng trụ đầy đủ, năng chánh
biết rõ ta sanh đã hết, phạm hạnh đã thành lập, việc làm đã xong, chẳng
thọ thân sau, là lực thứ mười.
Phải biết đấy là tướng Ðại Thừa Bồ
Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Ðại Thừa
các Bồ Tát Ma ha tát ấy là bốn vô sở úy. Những gì là bốn?
Thiện Hiện phải biết: Nếu vô sở đắc
mà làm phương tiện, tự xưng ta là kẻ Chánh đẳng giác. Nếu có Sa Môn, hoặc
Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn và khiến
nghĩ nhớ, nói đối pháp này chẳng phải Chánh đẳng giác. Ta đối nạn kia
chánh thấy không lý do. Vì đối nạn kia thấy không lý do nên được trụ yên
ổn, không hãi không sợ, tự xưng ta ở ngôi Ðại tiên tôn vị, ngự giữa đại
chúng chánh trống sư tử, quay xe diệu phạm. Xe ấy thanh tịnh, chánh chơn
Vô thượng, tất cả Sa Môn, Bà la môn thảy đều không có kẻ nào năng quay
được đúng pháp, là vô sở úy thứ nhất.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện tự
xưng ta đã hết hẳn các lậu. Nếu có Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma
phạm, hoặc thế gian y pháp lập nạn và khiến nghĩ nhớ nói lậu như thế chưa
được hết hẳn. Ta đối nạn kia chánh thấy không lý do. Vì đối nạn kia thấy
không lý do nên được trụ yên ổn, không hãi không sợ, tự xưng ta ở ngôi Ðại
tiên tôn vị, ngự giữa đại chúng chánh rống sư tử quay xe diệu phạm, xe ấy
thanh tịnh chánh chơn Vô thượng, tất cả Sa Môn, Bà la môn thảy đều không
có ai năng quay đúng pháp được. Ðấy là vô sở úy thứ hai.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện vì
các đệ tử nói pháp chướng đạo. Nếu có Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên
ma phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn vì khiến nghĩ nhớ nói tập học
pháp đây chẳng thể ngăn ngại đạo. Ta đối nạn kia chánh thấy không lý do.
Vì đối nạn kia thấy không lý do nên được trụ yên ổn, không hãi không sợ,
tự xưng ta ở ngôi Ðại tiên tôn vị, ngự giữa đại chúng chánh rống sư tử,
quay xe diệu phạm, xe ấy thanh tịnh chánh chơn Vô thượng, tất cả Sa Môn,
Bà la môn thảy đều không có ai năng quay đúng pháp được. Ðấy là vô sở úy
thứ ba.
Nếu vô sở đắc mà làm phương tiện,
vì các đệ tử nói Ðạo hết khổ. Nếu có Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma
phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn và khiến nghĩ nhớ nói tu đạo này
chẳng thể hết khổ được. Ta đối nạn kia chánh thấy không lý do. Vì đối nạn
kia thấy không lý do nên được trụ yên ổn, không hãi không sợ, tự xưng ta ở
ngôi Ðại tiên tôn vị, ngự giữa đại chúng chánh rống sư tử, quay xe diệu
phạm, xe ấy thanh tịnh chánh chơn Vô thượng, tất cả Sa Môn, Bà la môn thảy
đều không có ai năng quay đúng pháp được. Ðấy là vô sở úy thứ tư.
Phải biết đấy là tướng Ðại Thừa Bồ
Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.