Kinh Tăng
Chi Bộ
HT. Thích Minh
Châu dịch
3
CHƯƠNG BA
BA
PHÁP
XII. PHẨM ĐỌA XỨ
111. RƠI VÀO ĐỌA XỨ
- Này các Tỷ-kheo, ba hạng người
này rơi vào đọa xứ, rơi vào địa ngục, trừ phi họ đoạn bỏ pháp
này. Thế nào là ba ?
Ai sống không Phạm hạnh, tự xưng
là sống Phạm hạnh ; đối với người sống Phạm hạnh thanh tịnh, hành
Phạm hạnh thật thanh tịnh, ai công kích là không Phạm hạnh một cách
không căn cứ ; ai chủ trương như sau : "Không có lỗi lầm trong các dục
vọng" và rơi vào say đắm trong các dục vọng ; những hạng người này,
này các Tỷ-kheo, là ba hạng người rơi vào đọa xứ, rơi vào địa ngục,
trừ phi họ đoạn bỏ pháp này.
KHÓ TÌM ĐƯỢC
- Sự xuất hiện của ba hạng người
này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là ba ?
Này các Tỷ-kheo, sự xuất hiện của
Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, khó tìm được ở đời. Người có
thể thuyết pháp và luật do Như Lai tuyên thuyết, khó tìm được ở đời.
Người tri ân, người biết ơn, khó tìm được ở đời.
Sự xuất hiện của ba hạng người
này, này các Tỷ-kheo, khó tìm được ở đời.
113. KHÔNG THỂ ƯỚC LƯỢNG
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo,
có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba ? Dễ ước lượng, khó ước
lượng và không thể ước lượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người
dễ ước lượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm lắm miệng, lắm lời, thất niệm
không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Này
các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người dễ ước lượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi
là người khó ước lượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng
người không tháo động, không kiêu căng, không dao động, không lắm mồm
lắm miệng, không lắm lời, trú niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất tâm,
các căn được bảo vệ. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hạng người khó
ước lượng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi
là người không thể ước lượng ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo
là bậc A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận. Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là hạng người không thể ước lượng.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo,
có mặt, xuất hiện ở đời.
114. KHÔNG VÔ BIÊN XỨ
- Có ba hạng người này, này các Tỷ-kheo,
có mặt, xuất hiện ở đời. Thế nào là ba ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
hoàn toàn vượt qua sắc tưởng, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác
ý các tưởng sai biệt, xem "hư không là vô biên", đạt đến an trú
và Không vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh
giới ấy, thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín
giải cảnh giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ
cảnh giới ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên
đã đạt Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã
đạt đến Không vô biên xứ là hai mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi
trú ở đấy cho đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian
thọ mạng của chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại
bàng sanh, đi vào cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú
ở đấy cho hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng
của chư Thiên ấy, cuối cùng nhập Niết bàn trong hiện hữu ấy. Đây là
sự đặc thù, đây là sự tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị
Thánh đệ tử có nghe nhiều và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú
và tái sanh.
2. Lại nữa, ở đây có người vượt
qua Không vô biên xứ, xem "thức là vô biên", đạt đến an trú Thức
vô biên xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy,
thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh
giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới
ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Thức
vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Thức
vô biên xứ là bốn mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho
đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của
chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào
cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ
mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối
cùng nhập Niết bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thù, đây là sự
tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều
và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.
3. Lại nữa, ở đây có người vượt
qua Thức vô biên xứ, xem "không có gì cả", đạt đến an trú Vô
sở hữu xứ. Vị ấy thưởng thức cảnh giới ấy, hy cầu cảnh giới ấy,
thỏa mãn với cảnh giới ấy, an trú trong cảnh giới ấy, tín giải cảnh
giới ấy, an trú nhiều trong cảnh giới ấy, không có từ bỏ cảnh giới
ấy, đến khi mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên đã đạt Vô
sở hữu xứ. Này các Tỷ-kheo, thọ mạng của chư Thiên đã đạt đến Vô
sở hữu xứ là sáu mươi ngàn kiếp. Kẻ phàm phu, sau khi trú ở đấy cho
đến hết thọ mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của
chư Thiên ấy, kẻ ấy đi vào địa ngục, đi vào loại bàng sanh, đi vào
cõi ngạ quỷ. Nhưng đệ tử của Thế Tôn, sau khi trú ở đấy cho hết thọ
mạng, sau khi trải qua tất cả thời gian thọ mạng của chư Thiên ấy, cuối
cùng nhập Niết bàn trong hiện hữu ấy. Đây là sự đặc thù, đây là sự
tăng thượng, đây là sự sai biệt giữa vị Thánh đệ tử có nghe nhiều
và kẻ vô văn phàm phu về vấn đề sanh thú và tái sanh.
Ba hạng người này, này các Tỷ-kheo,
có mặt, xuất hiện ở đời.
115. KHUYẾT ĐIỂM VÀ VIÊN MÃN
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba sự khiếm
khuyết này. Thế nào là ba ? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về
tâm, khiếm khuyết về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
khiếm khuyết về giới ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi,
nói lời độc ác, nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm
khuyết về giới.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
khiếm khuyết về tâm ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
tham lam, với tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm khuyết về
tâm.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
khiếm khuyết về tri kiến ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
có tà kiến, có tri kiến điên đảo : "Không có bố thí, không có lễ
hy sinh, không có cúng tế, không có quả dị thục trong các nghiệp thiện
ác, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha,
không có các loại hóa sanh, ở đời không có các hàng Sa-môn, Bà-la-môn
chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí, giác ngộ đời này,
đời sau và truyền dạy lại". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là khiếm
khuyết về tri kiến.
4. Do nhân khiếm khuyết về giới,
này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tâm, này
các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi
dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do nhân khiếm khuyết về tri kiến,
này các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào
cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Những pháp này, này các Tỷ-kheo,
là ba khiếm khuyết.
5. Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn
này. Thế nào là ba ? Viên mãn về giới, viên mãn về tâm, viên mãn về
tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
viên mãn về giới ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục,
từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ
nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên mãn về giới.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
viên mãn về tâm ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
không tham lam, không có tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là viên
mãn về tâm.
7. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
viên mãn về tri kiến ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
có chánh kiến, không có tri kiến điên đảo : "Có bố thí, có lễ hy
sinh, có cúng tế, có quả dị thục trong các nghiệp thiện ác, có đời này,
có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, ở đời có các hàng
Sa-môn, Bà-la-môn chánh hướng, chánh hạnh, đã tự mình với thắng trí,
giác ngộ đời này, đời sau và truyền dạy lại". Này các Tỷ-kheo,
đây gọi là viên mãn về tri kiến.
8. Do nhân viên mãn về giới, này
các Tỷ-kheo, các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi
thiện, cõi Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tâm, này các Tỷ-kheo,
các loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi
Trời, cõi đời này. Do nhân viên mãn về tri kiến, này các Tỷ-kheo, các
loại hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, sanh lên cõi thiện, cõi Trời,
cõi đời này. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba viên mãn.
117. HÀNH ĐỘNG
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba khiếm
khuyết này. Thế nào là ba ? Khiếm khuyết về hành động, khiếm khuyết về
sanh kế, khiếm khuyết về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
khiếm khuyết về hành động ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người sát
sanh … (như 115, 1) nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây là khiếm
khuyết về hành động.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
khiếm khuyết về sanh kế ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
theo tà sanh kế, nuôi sống bằng tà sanh kế. Này các Tỷ-kheo, đây gọi
là khiếm khuyết về sanh kế.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
khiếm khuyết về tri kiến ? (như kinh 115, 3).
4. Này các Tỷ-kheo, có ba viên mãn
này. Thế nào là ba ? Viên mãn về hành động, viên mãn về sanh kế, viên
mãn về tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
viên mãn về hành động ? … (như kinh 115, 5)
5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
viên mãn về sanh kế ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
theo chánh sanh kế, nuôi sống bằng chánh sanh kế. Này các Tỷ-kheo, đây gọi
là viên mãn về sanh kế.
6. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
viên mãn về tri kiến ? … (như kinh 115, 7)
Này các Tỷ-kheo, các pháp này là
ba viên mãn.
118. THANH TỊNH (1)
- Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh
này. Thế nào là ba ? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
Thế nào là thân thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
từ bỏ sánh sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục,
này các Tỷ-kheo, đây gọi là thân thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lời
nói thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
tục nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ
nói lời phù phiếm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lời nói thanh tịnh.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ý
thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người
không có tham lam, với tâm không sân không hận, có chánh tri kiến. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là ý thanh tịnh.
Những pháp này, này các Tỷ-kheo,
là ba thanh tịnh.
119. THANH TỊNH (2)
1. - Này các Tỷ-kheo, có ba thanh tịnh
này, Thế nào là ba ? Thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh, ý thanh tịnh.
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
thân thanh tịnh ? (như kinh 118, về thân thanh tịnh).
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
lời nói thanh tịnh ? (như kinh 118, về lời nói thanh tịnh).
4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
ý thanh tịnh ?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo,
nếu nội tâm có ước muốn về dục, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta
có ước muốn về dục". Nếu nội tâm không có ước muốn về dục,
vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có ước muốn về dục". Ước
muốn về dục chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết
như vậy. Ước muốn về dục đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào,
vị ấy rõ biết như vậy. Và ước muốn về dục đã được đoạn trừ,
trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
5. Nếu nội tâm có sân, vị ấy
rõ biết : "Nội tâm ta có sân". Nếu nội tâm không có sân, vị
ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có sân". Sân chưa sanh khởi, được
sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Sân đã sanh khởi, được
đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và sân đã được đoạn
trừ, trong tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
6. Nếu tâm có hôn trầm thụy
miên, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta có hôn trầm thụy miên". Nếu
nội tâm không có hôn trầm thụy miên, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta
không có hôn trầm thụy miên". Hôn trầm thụy miên chưa sanh khởi,
được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Hôn trầm thụy miên
đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và
hôn trầm thụy miên đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi
thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
7. Nếu tâm có trạo hối, vị ấy
rõ biết : "Nội tâm ta có trạo hối". Nếu nội tâm không có trạo
hối, vị ấy rõ biết : "Nội tâm ta không có trạo hối". Trạo hối
chưa sanh khởi, được sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Trạo
hối đã sanh khởi, được đoạn trừ thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
Và trạo hối đã được đoạn trừ, trong tương lai không sanh khởi thế
nào, vị ấy rõ biết như vậy.
8. Nếu tâm có nghi, vị ấy rõ biết
: "Nội tâm ta có nghi". Nếu nội tâm không có nghi, vị ấy rõ biết
: "Nội tâm ta không có nghi". Nghi chưa sanh khởi, được sanh khởi
thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Nghi đã sanh khởi, được đoạn trừ
thế nào, vị ấy rõ biết như vậy. Và nghi đã được đoạn trừ, trong
tương lai không sanh khởi thế nào, vị ấy rõ biết như vậy.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ý
thanh tịnh. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba thanh tịnh.
Thân và lời thanh tịnh
Tâm thanh tịnh vô lậu
Trong sạch được thanh tịnh
Được gọi ác đoạn trừ.
120. TOÀN HẢO
- Này các Tỷ-kheo, có ba sự toàn hảo.
Thế nào là ba ? Toàn hảo về thân, toàn hảo về lời nói, toàn hảo về
ý.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
toàn hảo về thân ? … (như kinh 118)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
toàn hảo về lời nói ? … (như kinh 118)
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là
toàn hảo về ý ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo do đoạn trừ có lậu
hoặc ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt
và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây
gọi là ý toàn hảo.
Và này các Tỷ-kheo, các pháp này
là ba toàn hảo.
Thân và lời toàn hảo,
Tâm toàn hảo vô lậu,
Toàn hảo, được toàn hảo
Được gọi đoạn tất cả.
-
--- o0o ---
|
Mục lục Kinh Tăng Chi bộ ||
Phẩm
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)