Kinh Điển - Kinh Đại Bát Niết Bàn,

 

 

 

 

Kinh Đại Bát Niết Bàn

 

Dịch Từ Hán Sang Việt: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

---o0o---

 

Mục Lục

01. Phẩm Tự

02. Phẩm Thuần Đà

03. Phẩm Ai Thán

04. Phẩm Trường Thọ

05. Phẩm Kim Cang Thân

06. Phẩm Danh Tự Công Đức

07. Phẩm Tứ Tướng

08. Phẩm Tứ Y

09. Phẩm Tà Chánh

10. Phẩm Tứ Đế

11. Phẩm Tứ Đảo

12. Phẩm Như Lai Tánh

13. Phẩm Văn Tự

14. Phẩm Điếu Dụ

15. Phẩm Nguyệt Dụ

16. Phẩm Bồ Tát

17. Phẩm Đại Chúng Vấn

18. Phẩm Hiện Bịnh

19. Phẩm Thánh Hạnh

20. Phẩm Phạm Hạnh

21. Phẩm Anh Nhị Hạnh

22. Phẩm Quang Minh Biến Chiều Cao Quý Đức Vương Bồ Tát

23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát

24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát

25. Phẩm Kiều Trần Như

26. Phẩm Di Giáo

27. Phẩm Ứng Tận Hường Nguyên

28. Phẩm Trà Tỳ

29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi


Lời Giới Thiệu

 

Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ cho chúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh.

Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó.

Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật Giáo Nam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29.

Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.

Vấn đề Hộ Pháp. Phật tử chúng ta thường quan niệm rằng hộ pháp là đến chùa làm công quả hoặc đem tiền bạc vật chất đến chùa cúng dường là tròn bổn phận. Trong kinh, đức Phật dạy rằng Ngài giao cho tứ chúng Phật tử gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, nam Cư sĩ và nữ Cư sĩ, tất cả đều phải có nhiệm vụ hộ pháp, nghĩa là giữ gìn sao cho chánh pháp khỏi bị mang tiếng oan vì những người phá giới, khiến cho người đời mất niềm tin, mất cơ hội thấm nhuần dòng sữa Phật pháp. Ðó mới là chân chính hộ trì chánh pháp. Ðạo Phật là đạo bình đẳng, không khi nào dung dưỡng một loại người đặc biệt nào được quyền phá hoại uy tín của đạo Phật một cách tự do, thoải mái, mà mọi người vẫn phải nhắm mắt bịt tai lại mà cung kính cúng dường. Nếu như thế tức là a dua, đồng lõa với kẻ phạm pháp. Chữ Tăng ở câu kính Phật trọng Tăng phải hiểu nghĩa là thanh tịnh Tăng.

Về vần đề đức Thích Ca sơ sinh bước bẩy bước và nói "Thiên thượng Thiên hạ duy Ngã độc tôn", nơi Phẩm Tứ Tướng thứ bẩy, ngài cũng nói rõ rằng Ngã đây chính là Như Lai, là Chân Tâm, Phật Tánh, là thân Kim Cang bất hoại, chứ không phải là Ngã của Thái Tử Tất Ðạt Ða. Cũng trong phẩm đó, vấn đề ăn thịt cũng được Ngài căn dặn rất kỹ lưỡng.

Bộ kinh Ðại Bát Niết Bàn được ngài nói khi sắp thị hiện Niết Bàn. Biết rằng Ngài không còn tại thế để hằng ngày giải đáp thắc mắc cho chúng sinh nữa, nên chư đệ tử đã hỏi và Ngài đã giảng gần như đủ loại vấn đề. Ngài còn dặn kỹ rằng vì phương tiện độ sanh, tùy theo thời điểm và tâm chúng sinh đương thời, nên đôi khi có những lời dạy Ngài phải giản lược, chưa đi tới được rốt ráo, cho nên có những kinh ngài gọi là kinh bất liễu nghĩa. Nay, lời cuối cùng, nơi Phẩm Tứ Y thứ 8, ngài dặn lại rằng chúng sinh phải y chỉ kinh liễu nghĩa, là kinh với mục tiêu tối hậu, nói về Giác Tánh của chúng sinh, về Trí tuệ bát nhã, chỉ cho chúng sinh con đường hội nhập lại bản thể thường hằng bất biến, giải thoát hoàn toàn.

Chúng tôi thiết tha mong mỏi chư vị dành thì giờ xem toàn thể bộ kinh, tất cả mọi phẩm, tất cả đều là cam lộ thủy, xem rồi lắng tâm suy nghĩ cảm nhận sâu xa từng lời dạy cuối cùng của Ðức Phật, tâm càng an tịnh thì lời dạy càng thấm thía, càng thấy ánh sáng của lời kinh rọi vào đủ loại thắc mắc, lấn cấn trong tâm, sẽ thấy bừng sáng lên lời giải đáp, sẽ thấy tín tâm càng tăng trưởng, càng tích cực cố gắng "không làm điều ác, siêng làm điều lành, thanh tinh hóa tâm ý" hơn nữa.

 

---o0o---

 

Mục Lục > 01 > 02 > 03 > 04 > 05 > 06 > 07 > 08 > 09 > 10

11 > 12 > 13 > 14 > 15 > 16 > 17 > 18 > 19 > 20

 21 > 22 > 23 > 24 > 25 > 26 > 27 > 28 > 29

 

---o0o---

Nguồn: www.niemphat.com

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 9-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

å æžœå žå¾ vien ngoc minh chau Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX 七五三 æ ²ç å Các thực phẩm chay đánh bật ÐÑÑ loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong gião về เฏ vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao thé tap tho mua xuan toan ven Quảng একব র khà ng 护法 激安仏壇店 cuối đời trắng tay หลวงป แสง hãy còn bỏ vết chim 簡単便利戒名授与水戸 願力的故事 أبا درج Dựng tượng Quách Thị Trang trước Dấu chân chợ Tết thã¹y 心经 tam hoan hy 梵僧又说我们五人中 Nghiên cứu về Ni giới một đề 散杖 Một chuyến trở về rÃÆ VÃƒÆ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 僧人食飯的東西 æ²çå tịnh Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào 一念心性 是 心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 cáo 機十心 夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事