Bấy giờ, các thiên tử lại khởi nghĩ này :
Tôn giả Thiện Hiện đối Bát nhã Ba la mật đa đây, dù đã đem nhiều thứ
phương tiện nói rõ để muốn khiến dễ hiểu hơn, nhưng nghĩa thú ấy lại càng
sâu càng diệu khó nổi so lường được !
Cụ thọ Thiện Hiện biết tâm các thiên tử đã
nghĩ gì liền bảo kia rằng : Các thiên tử ! Sắc cho đến thức chẳng sâu
chẳng diệu, tự tánh sắc cho đến thức chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh sắc cho
đến tự tánh thức cũng chẳng sâu chẳng diệu. Nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng sâu
chẳng diệu, tự tánh nhãn xứ cho đến tự tánh ý xứ cũng chẳng sâu chẳng
diệu. Sắc xứ cho đến pháp xứ chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh sắc xứ cho đến
tự tánh pháp xứ cũng chẳng sâu chẳng diệu. Nhãn giới cho đến ý giới chẳng
sâu chẳng diệu, tự tánh nhãn giới cho đến tự tánh ý giới cũng chẳng sâu
chẳng diệu. Sắc giới cho đến pháp giới chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh sắc
giới cho đến tự tánh pháp giới cũng chẳng sâu chẳng diệu. Nhãn thức giới
cho đến ý thức giới chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh nhãn thức giới cho đến
tự tánh ý thức giới cũng chẳng sâu chẳng diệu. Nhãn xúc cho đến ý xúc
chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh nhãn xúc cho đến tự tánh ý xúc cũng cũng
chẳng sâu chẳng diệu. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm
duyên sanh ra các thọ chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng
sâu chẳng diệu.
Bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la
mật đa chẳng sâu chẳng, tự tánh bố thí Ba la mật đa cho đến tự tánh bát
nhã Ba la mật đa cũng chẳng sâu chẳng diệu. Nội không cho đến vô tánh tự
tánh không chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh nội không cho đến tự tánh vô tánh
tự tánh không cũng chẳng sâu chẳng diệu. Bốn niệm trụ rộng nói cho đến
mười tám pháp Phật bất cộng chẳng sâu chẳng diệu, tự tánh bốn niệm trụ nói
rộng cho đến tự tánh mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng sâu chẳng
diệu. Tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn chẳng sâu chẳng diệu; tự
tánh tất cả tam ma địa môn, tự tánh tất cả đà la ni môn cũng chẳng sâu
chẳng diệu. Cho đến nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí
chẳng sâu chẳng diệu; tự tánh nhất thiết trí, tự tánh đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí cũng chẳng sâu chẳng diệu.
Khi ấy, các thiên tử lại khởi nghĩ này : Tôn
giả Thiện Hiện trong pháp đã thuyết chẳng thi thiết sắc cho đến thức.
Chẳng thi thiết nhãn xứ cho đến ý xứ. Chẳng thi thiết sắc xứ cho đến pháp
xứ. Chẳng thi thiết nhãn giới cho đến ý giới. Chẳng thi thiết sắc giới cho
đến pháp giới. Chẳng thi thiết nhãn xúc cho đến ý xúc. Chẳng thi thiết
nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng thi thiết bố thí Ba la mật đa
cho đến bát nhã Ba la mật đa. Chẳng thi thiết nội không cho đến vô tánh tự
tánh không. Chẳng thi thiết bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp
Phật bất cộng. Chẳng thi thiết tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn.
Chẳng thi thiết nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Chẳng
thi thiết Dự lưu và quả Dự lưu cho đến chẳng thi thiết A la hán và quả A
la hán. Chẳng thi thiết Ðộc giác và Ðộc giác Bồ đề. Chẳng thi thiết Bồ tát
và bậc Bồ tát. Chẳng thi thiết Tam miệu tam Phật Ðà và Tam miệu tam Bồ đề.
Cũng chẳng thi thiết văn tự lời nói.
Cụ thọ Thiện Hiện biết tâm các thiên tử đã
nghĩ pháp nào, nên liền bảo kia rằng : Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã
nghĩ. Các pháp sắc thảy cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đều lìa văn tự,
đều chẳng thể nói nên đối Bát nhã Ba la mật đa không nói không nghe, cũng
không kẻ hiểu. Vậy nên các ngươi đối trong các pháp nên tùy sở thuyết tu
sâu bền nhẫn. Các kẻ muốn trụ muốn chứng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A
la hán cũng nhờ nhẫn đây mới trụ chứng được. Các kẻ muốn trụ muốn chứng
Ðộc giác sở đắc Bồ đề cũng nhờ nhẫn đây mới trụ chứng được. Các kẻ muốn
trụ muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cần nhờ nhẫn đây mới trụ chứng
được.
Như vậy, các thiên tử ! Các Bồ tát Ma ha tát
từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên trụ vô thuyết, vô
thính, vô giải Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu thường siêng tu học.
Khi ấy, các thiên tử lại khởi nghĩ này : Tôn
giả Thiện Hiện nay đây muốn vì những hữu tình nào? Vui thuyết pháp nào?
Cụ thọ Thiện Hiện biết điều kia nghĩ, liền
bảo đó rằng : Các thiên tử! Tôi nay muốn vì hữu tình như huyễn, như hóa,
như mộng vui thuyết pháp như huyễn hóa mộng. Vì cớ sao? Các thiên tử ! Như
vậy, kẻ nghe đối trong sở thuyết không nghe, không hiểu, không sở chứng
vậy.
Khi ấy, các thiên tử liền hỏi lại rằng :
Năng nói năng nghe và pháp thuyết ra đều như huyễn như hóa như mộng ư ?
Thiện Hiện đáp rằng : Như vậy, như vậy. Như các ngươi đã nói. Hữu tình như
huyễn, vì kẻ như huyễn, nói pháp như huyễn. Hữu tình như hóa, nói pháp như
hóa. Hữu tình như mộng, nói pháp như mộng.
Các thiên tử ! Chỗ thấy ngã cho đến kiến giả
như huyễn như hóa như mộng. Chỗ thấy sắc cho đến thức như huyễn như hóa
như mộng. Chỗ thấy nhãn cho đến ý như huyễn như hóa như mộng. Chỗ thấy sắc
cho đến pháp như huyễn như hóa như mộng. Chỗ thấy nhãn thức cho đến ý thức
như huyễn như hóa như mộng. Chỗ thấy nhãn xúc cho đến ý xúc như huyễn như
hóa như mộng. Chỗ thấy nhãn xúc sanh ra các thọ cho đến ý xúc sanh ra các
thọ như huyễn như hóa như mộng.
Chỗ thấy bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã
Ba la mật đa như huyễn như hóa như mộng. Chỗ thấy nội không cho đến vô
tánh tự tánh không như huyễn như hóa như mộng. Chỗ thấy bốn niệm trụ nói
rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng như huyễn như hóa như mộng. Như
vậy cho đến chỗ thấy quả Dự lưu cho đến quả A la hán như huyễn như hóa như
mộng. Chỗ thấy Ðộc giác Bồ đề và Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề như huyễn như
hóa như mộng.
Khi ấy, các thiên tử hỏi Thiện Hiện rằng :
Nay Tôn giả vì chỉ nói chỗ thấy ngã thảy, sắc thảy, cho đến Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề như huyễn như hóa như mộng, hay cũng nói chỗ thấy Niết
bàn như huyễn như hóa như mộng ?
Thiện Hiện đáp rằng : Các thiên tử ! Tôi
chẳng những nói chỗ thấy ngã thảy, sắc cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
như huyễn như hóa như mộng, cũng nói chỗ thấy niết bàn như huyễn như hóa
như mộng.
Các thiên tử ! Nếu còn có pháp nào thắng hơn
niết bàn ấy, tôi cũng nói là chỗ thấy như huyễn như hóa như mộng. Vì cớ
sao ? Các thiên tử ! Việc huyễn hóa mộng cùng tất cả pháp cho đến niết bàn
thảy đều không hai, không hai chỗ vậy.
Bấy giờ, Xá Lợi Tử, Ðại Mục Liên, Chấp Ðại
Tạng Mãn Từ Tử, Ðại Cu Ða Diễn Na, Ðại Ca Diếp Ba thảy các Ðại Thanh văn
và vô lượng trăm ngàn Bồ tát Ma ha tát hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng : Ðã
thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, khó thấy như thế, khó giác
như thế, vắng lặng như thế, vi tế như thế, trầm mật như thế, thắng diệu
như thế, ai năng tín thọ được ?
Khi ấy, A Nan Ðà nghe lời hỏi kia rồi, bạch
Ðại Thanh văn và các Bồ tát Ma ha tát rằng : Có các Bồ tát Ma ha tát Bất
thối chuyển đối đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó thấy khó giác,
vắng lặng vi tế, trầm mật thù diệu đây năng thâm tín thọ được.
Lại có vô lượng đã thấy Thánh đế đối các
thâm pháp năng tận nguồn đáy. Các A la hán sở nguyện đã mãn đối đã thuyết
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó thấy khó giác, vắng lặng vi tế, trầm mật
thù diệu đây cũng năng tín thọ được.
Lại có vô lượng Bồ tát Ma ha tát quá khứ đã
ở nhiều trăm ức chỗ Phật gần gũi cúng dường, pháp thệ nguyện rộng, trồng
nhiều cội đức, đối đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó thấy khó
giác, vắng lặng vi tế, trầm mật thù diệu đây cũng năng tín thọ được.
Lại có vô lượng các thiện nam tử, thiện nữ
nhân quá khứ đã ở vô số chỗ Phật phát thệ nguyện rộng, trồng các căn lành,
huệ thông căn lành, được bạn lành nhiếp thọ, đối đã thuyết Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu khó thấy khó giác, vắng lặng vi tế, trầm mật thù diệu cũng
năng tín thọ được. Sở dĩ vì sao ?
Vì những người như thế chẳng đem không vô
tướng vô nguyện, vô danh vô diệt, vắng lặng xa lìa mà phân biệt sắc cho
đến thức. Cũng chẳng đem sắc cho đến thức mà phân biệt không vô tướng vô
nguyện, vô sanh vô diệt, vắng lặng xa lìa.
Như vậy chẳng đem không vô tướng vô nguyện,
vô sanh vô diệt, vắng lặng xa lìa mà phân biệt nhãn cho đến ý, sắc cho đến
pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên
sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ, bố thí Ba la mật đa cho
đến Bát nhã Ba la mật đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn
niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; tất cả tam ma địa
môn, tất cả đà la ni môn; quả Dự lưu cho đến quả A la hán, Ðộc giác Bồ đề,
tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; nhất
thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí; hữu vi giới vô vi giới.
Cũng chẳng đem nhãn cho đến vô vi giới mà phân biệt không vô tướng vô
nguyện, vô sanh vô diệt, vắng lặng xa lìa.
Bởi nhân duyên này, những người như thế đối
đã thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó thấy khó giác, vắng lặng vi
tế, trầm mật thù diệu đây đều năng tín thọ được.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo các thiên tử
rằng : Như vậy. Ðã nói bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khó thấy khó giác,
vắng lặng vi tế, trầm mật thù diệu, chẳng phải chỗ suy tìm, vượt cảnh suy
tìm, trong ấy thật không có kẻ năng tín thọ. Vì cớ sao ? Các thiên tử !
Trong đây không có pháp hiển được, chỉ được. Ðã thật không pháp hiển được
chỉ được, nên kẻ tín thọ thật chẳng khá được.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện
rằng : Ðâu chẳng đối đã nói trong giáo pháp bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
đây rộng nói pháp tương ưng Tam thừa là pháp Thanh văn thừa, Ðộc giác
thừa, Vô thượng thừa ? Rộng nói Ðạo nhiếp thọ các Bồ tát Ma ha tát từ sơ
phát tâm cho đến các Bồ tát thập địa. Chỗ gọi bố thí Ba la mật đa cho đến
bát nhã Ba la mật đa. Bốn niệm trụ, rộng nói cho đến mười tám pháp Phật
bất cộng. Tất cả tam ma địa môn, tất cả đà la ni môn ?
Rộng nói thắng sự thần thông nhiếp thọ các Bồ tát Ma ha
tát là Bồ tát Ma ha tát đối Bát nhã Ba la mật đa đây siêng tu hành, nên
tùy chỗ sở sanh thường nhận hóa sanh; bất thối thần thông tự tại du hý,
năng khéo thông đạt vô lượng pháp môn; từ một nước Phật đến một nước Phật,
cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn; tùy sở nguyện
muốn các thứ căn lành đều năng tu nhóm chóng được viên mãn; ở chỗ chư Phật
nghe trì Chánh pháp cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thường chẳng quên
mất; hằng ở thắng định lìa tâm tán loạn, lấy đây làm duyên được biện vô
ngại, biện không dứt hết, biện ứng, biện nhanh, biện không sai lầm, biện
các điều diễn thuyết đầy đủ nghĩa vị, biện tất cả thế gian rất thắng diệu
?
Thiện Hiện đáp rằng : Như vậy, như vậy. Thật
như đã nói, đối trong giáo pháp Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, đem vô
sở đắc mà làm phương tiện, rộng nói pháp tương ưng Tam thừa. Cho đến rộng
nói thắng sự thần thông nhiếp thọ các Bồ tát Ma ha tát. Cho đến khiến được
biện tất cả thế gian rất thù diệu. Ðem vô sở đắc mà làm phương tiện ấy,
đây đối pháp nào vô sở đắc làm phương tiện ? Nghĩa là đối ngã cho đến kiến
giả vô sở đắc làm phương tiện. Ðối sắc cho đến thức vô sở đắc làm phương
tiện. Ðối nhãn cho đến ý vô sở đắc làm phương tiện. Ðối nhãn thức cho đến
ý thức vô sở đắc làm phương tiện. Ðối nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở đắc làm
phương tiện. Ðối nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên
sanh ra thọ vô sở đắc làm phương tiện.
Ðối bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba
la mật đa vô sở đắc làm phương tiện. Ðối nội không cho đến vô tánh tự tánh
không vô sở đắc làm phương tiện. Ðối bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười
tám pháp Phật bất cộng vô sở đắc làm phương tiện . như vậy cho đến đối
nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí vô sở đắc làm phương
tiện.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng : Vì
nhân duyên nào đối trong giáo pháp thẳm sâu Bát nhã Ba la mật đa đây đem
vô sở đắc mà làm phương tiện rộng nói pháp tương ưng Tam thừa? Vì nhân
duyên nào đối trong giáo pháp thaàu7843?m sâu Bát nhã Ba la mật đa đây đem
vô sở đắc mà làm phương tiện, cho đến rộng nói thắng sự thần thông nhiếp
thọ các Bồ tát Ma ha tát. Cho đến khiến được biện tất cả thế gian rất
thắng diệu ?
Thiện Hiện đáp rằng : Xá Lợi Tử ! Bởi vì nội
không cho đến vô tánh tự tánh không, nên đối trong giáo pháp thẳm sâu Bát
nhã Ba la mật đa đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, rộng nói pháp tương
ưng Tam thừa.
Xá Lợi Tử ! Bởi vì nội không cho đến vô tánh
tự tánh không, nên đối trong giáo pháp thẳm sâu Bát nhã Ba la mật đa đây
đem vô sở đắc mà làm phương tiện, cho đến rộng nói thắng sự thần thông
nhiếp thọ các Bồ tát Ma ha tát. Cho đến khiến được biện tất cả thế gian
rất thắng diệu.
Bấy giờ, Thiên Ðế Thích và Bốn đại vương
chúng thiên thế giới Tam thiên đại thiên đây, cho đến Sắc cứu cánh thiên
đều khởi nghĩ này : Nay Tôn giả Thiện Hiện nhờ Phật oai lực vì tất cả hữu
tình mưa trận mưa pháp. Chúng ta ngày nay đều nên hóa làm diệu hương hoa
trời phụng rải cúng dường Thích Ca Như Lai và chúng các Bồ tát Ma ha tát
cùng Bí sô Tăng, Tôn giả Thiện Hiện. Cũng rải cúng dường Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu, đâu chẳng tốt lành thay !
Khi ấy, Thiên Ðế Thích và các thiên chúng
khởi nghĩ này rồi, liền đều hóa làm diệu hương hoa trời, đem dùng phụng
rải Thích Ca Như Lai và chúng các Bồ tát Ma ha tát, cùng Bí sô Tăng, cụ
thọ Thiện Hiện, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu mà vì cúng dường. Lúc này ở
thế giới Tam thiên đại thiên Phật đây hoa đều đầy rẫy, vì Phật thần lực ở
giữa hư không hợp thành đài hoa, trang nghiêm đẹp lạ, lượng ngang thế
giới Tam thiên đại thiên.
Bấy giờ, Thiện Hiện xem việc đây rồi khởi
nghĩ này rằng : Hoa nay đã rải, ở chỗ chư thiên từng chưa thấy có. Hoa này
mầu nhiệm, quyết định chẳng phải cỏ cây nước đất sinh ra, chắc là chư
thiên vì muốn cúng dường nên từ tâm hóa hiện.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích đã biết tâm Thiện
Hiện đã nghĩ, bảo Thiện Hiện rằng : Hoa đã rải đây, thật chẳng phải cỏ cây
nước đất sinh ra, cũng chẳng từ tâm thật năng hóa ra được, chỉ là biến
hiện.
Bấy giờ, Thiện Hiện bảo Thiên Ðế Thích rằng
: Kiều Thi Ca ! Ngươi nói hoa đây thật chẳng phải cỏ cây nước đất sinh ra,
cũng chẳng từ tâm thật năng hóa ra. Ðã chẳng phải sanh pháp thời chẳng gọi
hoa.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích hỏi Thiện Hiện rằng :
Thưa Ðại đức ! Vì chỉ hoa này chẳng sanh hay các pháp khác cũng thế ?
Thiện Hiện đáp rằng : Chẳng những hoa này
chẳng sanh, mà các pháp cũng nghĩa vô sanh. Tại sao bảo vậy ?
Kiều Thi Ca ! Sắc cũng chẳng sanh, đây đã
chẳng sanh thời chẳng phải sắc. Thọ tưởng hành thức cũng chẳng sanh, đây
đã chẳng sanh thời chẳng phải thọ tưởng hành thức. Nhãn cho đến ý, sắc cho
đến pháp; nhãn thức cho đến ý thức; nhãn xúc cho đến ý xúc; nhãn xúc làm
duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ cũng như thế.
Kiều Thi Ca ! Bố thí Ba la mật đa cũng chẳng
sanh, đây đã chẳng sanh thời chẳng phải bố thí Ba la mật đa. Tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa cũng chẳng sanh, đây đã
chẳng sanh thời chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã
Ba la mật đa. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không; bốn niệm trụ nói
rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như vậy cho đến nhất thiết trí,
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều cũng như thế.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích thầm khởi nghĩ này :
Tôn giả Thiện Hiện trí huệ sâu sắc, chẳng trái giả danh mà thuyết pháp
tánh.
Phật biết nghĩ ấy bèn bảo kia rằng : Như tâm
Kiều Thi Ca đã nghĩ. Cụ thọ Thiện Hiện trí huệ sâu sắc, chẳng trái giả
danh mà thuyết pháp tánh.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích liền bạch Phật rằng :
Tôn giả Thiện Hiện đối những pháp nào chẳng trái giả danh mà thuyết pháp
tánh ?
Phật nói : Kiều Thi Ca ! Sắc chỉ là giả
danh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái sắc giả danh mà thuyết sắc pháp tánh.
Thọ tưởng hành thức chỉ là giả danh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái thọ
tưởng hành thức giả danh mà thuyết thọ tưởng hành thức pháp tánh. Sở dĩ vì
sao ? Vì sắc thảy pháp tánh không trái thuận, nên Thiện Hiện đã thuyết
cũng không trái thuận. Với nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp, nhãn thức cho
đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra thọ cho đến
ý xúc làm duyên sanh ra thọ cũng như thế.
Kiều Thi Ca ! Bố thí Ba la mật đa chỉ là giả
danh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái bố thí Ba la mật đa giả danh mà thuyết
bố thí Ba la mật đa pháp tánh. Tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát
nhã Ba la mật đa chỉ là giả danh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng trái tịnh giới,
an nhẫn, tinh tiến, tĩnh tiến, bát nhã Ba la mật đa giả danh mà thuyết
tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa pháp tánh. Sở
dĩ vì sao ?
Vì bố thí Ba la mật đa thảy pháp tánh không
trái thuận, nên Thiện Hiện đã thuyết cũng không trái thuận. Với nội không
cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp
Phật bất cộng. Như vậy cho đến quả Dự lưu, cho đến quả A la hán, Ðộc giác
Bồ đề, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nhất thiết trí, đạo tướng trí,
nhất thiết tướng trí, Dự lưu cho đến A la hán Ðộc giác, Bồ tát, Như Lai
đều cũng như thế. Kiều Thi Ca ! Cụ thọ Thiện Hiện đối đáp như vậy chẳng
trái giả danh mà thuyết pháp tánh.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Ðế
Thích rằng : Kiều Thi Ca ! Như vậy, như vậy. Như Phật đã thuyết, các pháp
sở hữu không chẳng giả danh. Kiều Thi Ca ! Các Bồ tát Ma ha tát biết tất
cả pháp chỉ là giả danh rồi, nên học Bát nhã Ba la mật đa.
Kiều Thi Ca ! Các Bồ tát Ma ha tát khi học
như thế, chẳng học nơi sắc. Chẳng học nơi thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao ?
Kiều Thi Ca ! Bồ tát Ma ha tát này chẳng thấy sắc khá học nơi trong. Chẳng
thấy thọ tưởng hành thức khá học nơi trong. Nên đối nhãn cho đến ý, sắc
cho đến pháp, nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc
làm duyên sanh ra thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra thọ cũng như thế.
Kiều Thi Ca ! Các bồ tát Ma ha tát khi học
như thế chẳng học nơi bố thí Ba la mật đa; chẳng học nơi tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao ? Kiều Thi Ca !
Bồ tát Ma ha tát này chẳng thấy bố thí Ba la mật đa khá học nơi trong;
chẳng thất tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa
khá học nơi trong. Nên đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn
niệm trụ, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như vậy cho đến
quả Dự lưu, cho đến quả A la hán, Ðộc giác Bồ đề, cho đến Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề, nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí đều cũng
như thế.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích hỏi Thiện Hiện rằng :
Các Bồ tát Ma ha tát vì nhân duyên nào nên chẳng thấy sắc, cho đến chẳng
thấy nhất thiết tướng trí ?
Thiện Hiện đáp rằng : Kiều Thi Ca ! Sắc, sắc
không, cho đến nhất thiết tướng trí, nhất thiết tướng trí không. Kiều Thi
Ca ! Các Bồ tát Ma ha tát bởi nhân duyên đây, chẳng thấy sắc cho đến nhất
thiết tướng trí.
Kiều Thi Ca ! Các bồ tát Ma ha tát chẳng
thấy sắc, nên chẳng học nơi sắc. Cho đến chẳng thấy nhất thiết tướng trí,
nên chẳng học nơi nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao ?
Kiều Thi Ca ! Chẳng thể sắc không thấy sắc
không, cho đến chẳng thể nhất thiết tướng trí không thấy nhất thiết tướng
trí không. Cũng chẳng thể sắc không học nơi sắc không; cho đến cũng chẳng
thể nhất thiết tướng trí không học nơi nhất thiết tướng trí không vậy.
Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng học
nơi không, Bồ tát Ma ha tát này là học nơi không. Vì cớ sao ? Vì vô nhị
vậy. Kiều Thi Ca ! Các Bồ tát Ma ha tát chẳng học nơi sắc không là học nơi
sắc không, vô nhị vậy. Cho đến chẳng học nơi nhất thiết tướng trí không là
học nơi nhất thiết tướng trí không, vì vô nhị vậy.
Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát đem vô
nhị làm phương tiện học nơi sắc không, cho đến đem vô nhị làm phương tiện
học nơi nhất thiết tướng trí không; Bồ tát Ma ha tát này năng đem vô nhị
làm phương tiện học bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Năng
đem vô nhị làm phương tiện học nội không cho đến vô tánh tự tánh không.
Năng đem vô nhị làm phương tiện học bốn niệm trụ, nói rộng cho đến mười
tám pháp Phật bất cộng. Như vậy cho đến năng đem vô nhị làm phương tiện
học quả Dự lưu cho đến quả A la hán. Năng đem vô nhị làm phương tiện học
Ðộc giác Bồ đề cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Năng đem vô nhị làm
phương tiện học nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng đem
vô nhị làm phương tiện học bố thí Ba la mật đa cho đến nhất thiết tướng
trí là bồ tát Ma ha tát này năng đem vô nhị làm phương tiện học vô lượng
vô số vô biên Phật pháp thanh tịnh bất khả tư nghì.
Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng học
được vô lượng vô số vô biên Phật pháp thanh tịnh bất khả tư nghì là Bồ tát
Ma ha tát này chẳng vì sắc tăng nên học, cũng chẳng vì sắc giảm nên học.
Cho đến chẳng vì nhất thiết tướng trí tăng nên học, cũng chẳng vì nhất
thiết tướng trí giảm nên học.
Kiều Thi Ca ! Nếu Bồ tát Ma ha tát chẳng vì
sắc tăng nên học, cũng chẳng vì sắc giảm nên học. Cho đến chẳng vì nhất
thiết tướng trí tăng nên học, cũng chẳng vì nhất thiết tướng trí giảm nên
học, là Bồ tát Ma ha tát này chẳng vì nhiếp thọ sắc nên học, cũng chẳng vì
hoại diệt sắc nên học. Cho đến chẳng vì nhiếp thọ nhất thiết tướng trí nên
học, cũng chẳng vì hoại diệt nhất thiết tướng trí nên học.
Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện
rằng : Các Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, chẳng vì nhiếp thọ sắc nên
học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học. Cho đến chẳng vì nhiếp thọ nhất
thiết tướng trí nên học, cũng chẳng vì hoại diệt nhất thiết tướng trí nên
học ư ?
Thiện Hiện đáp rằng : Như vậy, như vậy. Xá
Lợi Tử ! Các Bồ tát Ma ha tát khi học như thế, chẳng vì nhiếp thọ sắc nên
học, cũng chẳng vì hoại diệt sắc nên học. Cho đến chẳng vì nhiếp thọ nhất
thiết tướng trí nên học, cũng chẳng vì hoại diệt nhất thiết tướng trí nên
học.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng : Vì
nhân duyên nào nên các Bồ tát Ma ha tát chẳng vì nhiếp thọ sắc nên học,
cũng chẳng vì nhiếp thọ nhất thiết tướng trí nên học, cũng chẳng vì hoại
diệt nhất thiết tướng trí nên học ?
Thiện Hiện đáp rằng : Các Bồ tát Ma ha tát
chẳng thấy có sắc là khá nhiếp thọ và khá hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ
năng nhiếp thọ sắc và hoại diệt. Cho đến chẳng thấy có nhất thiết tướng
trí là khá nhiếp thọ và khá hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp
thọ nhất thiết tướng trí và hoại diệt. Vì cớ sao ? Xá Lợi Tử ! Vì sắc thảy
pháp hoặc năng hoặc sở trong ngoài không vậy.
Xá Lợi Tử ! Nếu Bồ tát Ma ha tát đối tất cả
pháp chẳng thấy là khá nhiếp thọ và khá hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ
năng nhiếp thọ và hoại diệt mà học Bát nhã Ba la mật đa là Bồ tát Ma ha
tát này năng thành xong Nhất thiết trí trí.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng : Các
Bồ tát Ma ha tát học Bát nhã Ba la mật đa như thế năng thành xong Nhất
thiết trí trí ư ?
Thiện Hiện đáp rằng : Xá Lợi Tử ! Các Bồ tát
Ma ha tát học Bát nhã Ba la mật đa như thế năng thành xong Nhất thiết trí
trí. Ðối tất cả pháp chẳng vì nhiếp thọ, chẳng vì hoại diệt làm phương
tiện vậy.
Xá Lợi Tử nói : Nếu Bồ tát Ma ha tát đối tất
cả pháp chẳng vì nhiếp thọ, chẳng vì hoại diệt làm phương tiện ấy, làm sao
năng thành xong nhất thiết trí trí ư ?
Thiện Hiện đáp rằng : Xá Lợi Tử ! Bồ tát Ma
ha tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, chẳng thấy sắc hoặc sanh hoặc
diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm. Cho đến
chẳng thấy nhất thiết tướng trí hoặc sanh hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ,
hoặc nhiễm hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm. Vì cớ sao ? Vì sắc cho đến nhất
thiết tướng trí đều tự tánh vô sở hữu bất khả đắc vậy.
Như vậy, Xá Lợi Tử ! Các Bồ tát Ma ha tát
khi tu hành bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp chẳng thấy hoặc sanh
hoặc diệt, hoặc lấy hoặc bỏ, hoặc nhiễm hoặc tịnh, hoặc tăng hoặc giảm;
đem vô sở học, vô sở thành xong làm phương tiện vậy, mà học bát nhã Ba la
mật đa, thời năng thành xong Nhất thiết trí trí.
Bấy giờ, Thiên Ðế Thích hỏi Xá Lợi Tử rằng :
Thưa Ðại đức ! Các Bồ tát Ma ha tát sở học Bát nhã Ba la mật đa phải cần ở
đâu ?
Xá Lợi Tử đáp : Kiều Thi Ca ! Các Bồ tát Ma
ha tát sở học Bát nhã Ba la mật đa phải cầu ở trong Thiện Hiện đã thuyết.
Khi ấy, Thiên Ðế Thích thưa Thiện Hiện rằng
: Thần lực Ðại Ðức làm y trì, nên khiến Xá Lợi Tử khởi nói ấy ư ?
Thiện Hiện bảo rằng : Kiều Thi Ca ! Chẳng
phải thần lực Tôi làm y trì nên khiến xá lợi tử khởi nói lời như thế.
Thiên Ðế Thích nói : Là thần lực ai làm chỗ
y trì ?
Thiện Hiện trả lời : Là thần lực Phật làm
chỗ y trì ?
Thiên Ðế Thích nói : Thưa Ðại đức ! Các pháp
đều vô y trì, như sao nói được là thần lực Phật làm chỗ y trì ?
Thiện Hiện bảo rằng : Kiều Thi Ca ! Như vậy,
như vậy. Như ngươi đã nói, tất cả pháp vô y trì. Vậy nên Như Lai chẳng
phải chỗ y trì, cũng vô y trì. Nhưng vì tùy thuận thế tục thi thiết nói là
y trì.
Kiều Thi Ca ! Chẳng rời vô y trì Như Lai khá
được. Chẳng rời vô y trì chơn như Như Lai khá được. chẳng rời vô y trì
pháp tánh như Như Lai khá được. Chẳng rời vô y trì Như Lai chơn như khá
được. Chẳng rời vô y trì Như Lai pháp tánh khá được. Chẳng rời vô y trì
chơn Như Lai chơn như khá được. Chẳng rời vô y trì pháp tánh Như Lai pháp
tánh khá được.
Kiều Thi Ca ! Chẳng phải trong vô y trì Như
Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai vô y trì khá được. Chẳng phải trong
vô y trì chơn như Như Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai vô y trì chơn
như khá được. Chẳng phải trong vô y trì pháp tánh Như Lai khá được, chẳng
phải trong Như Lai vô y trì pháp tánh khá được.
Chẳng phải trong vô y trì Như Lai chơn như
khá được, chẳng phải trong Như Lai chơn như vô y trì khá được. Chẳng phải
trong vô y trì Như Lai pháp tánh khá được, chẳng phải trong Như Lai pháp
tánh vô y trì khá được.
Chẳng phải trong vô y trì chơn như Như Lai
chơn như khá được, chẳng phải trong Như Lai chơn như vô y trì chơn khá
được, chẳng phải trong Như Lai chơn như vô y trì chơn như khá được. Chẳng
phải trong vô y trì pháp tánh Như Lai pháp tánh khá được, chẳng phải trong
Như Lai pháp tánh vô y trì pháp tánh khá được.
Kiều Thi Ca ! Chẳng rời sắc Như Lai khá
được, chẳng rời thọ tưởng hành thức Như Lai khá được, chẳng rời sắc chơn
như Như Lai khá được, chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn như Như Lai khá
được. Chẳng rời sắc pháp tánh Như Lai khá được, chẳng rời thọ tưởng hành
thức pháp tánh Như Lai khá được.
Chẳng rời sắc Như Lai chơn như khá được,
chẳng rời thọ tưởng hành thức Như Lai chơn như khá được. Chẳng rời sắc Như
Lai pháp tánh khá được, chẳng rời thọ tưởng hành thức Như Lai pháp tánh
khá được.
Chẳng rời sắc chơn như Như Lai chơn như khá
được, chẳng rời thọ tưởng hành thức chơn Như Lai chơn như khá được. Chẳng
rời sắc pháp tánh Như Lai pháp tánh khá được, chẳng rời thọ tưởng hành
thức pháp tánh Như Lai pháp tánh khá được.
Kiều Thi Ca ! Chẳng phải trong sắc Như Lai
khá được, chẳng phải trong Như Lai sắc khá được. Chẳng phải trong thọ
tưởng hành thức chơn như Như Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai thọ
tưởng hành thức chơn như khá được.
Chẳng phải trong sắc pháp tánh Như Lai khá
được, chẳng phải trong Như Lai sắc pháp tánh khá được. Chẳng phải trong
thọ tưởng hành thức pháp tánh Như Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai
thọ tưởng hành thức pháp tánh khá được.
Chẳng phải trong sắc Như Lai chơn như khá
được, chẳng phải trong Như Lai chơn như sắc chơn như khá được. Chẳng phải
trong thọ tưởng hành thức chơn như Như Lai chơn như khá được, chẳng phải
trong Như Lai chơn như thọ tưởng hành thức chơn như khá được.
Chẳng phải trong sắc pháp tánh Như Lai pháp
tánh khá được, chẳng phải trong Như Lai pháp tánh sắc pháp tánh khá được.
Chẳng phải trong thọ tưởng hành thức pháp tánh Như Lai pháp tánh khá được,
chẳng phải trong Như Lai pháp tánh thọ tưởng hành thức pháp tánh khá được.
Kiều Thi Ca ! Cho đến chẳng rời nhất thiết
trí Như Lai khá được; chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí Như
Lai khá được.
Chẳng rời nhất thiết trí chơn như Như Lai
khá được; chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như Như Lai
khá được. Chẳng rời nhất thiết trí pháp tánh Như Lai khá được; chẳng rời
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh Như Lai khá được.
Chẳng rời nhất thiết trí Như Lai chơn như
khá được; chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí Như Lai chơn như
khá được. Chẳng rời nhất thiết trí Như Lai pháp tánh khá được; chẳng rời
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí Như Lai pháp tánh khá được.
Chẳng rời nhất thiết trí chơn như Như Lai
chơn như khá được; chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như
Như Lai chơn như khá được. Chẳng rời nhất thiết trí pháp tánh Như Lai pháp
tánh khá được; chẳng rời đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh Như
Lai pháp tánh khá được.
Kiều Thi Ca ! Chẳng phải trong nhất thiết
trí Như Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai nhất thiết trí khá được.
Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí Như Lai khá được,
chẳng phải trong như lai đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khá được.
Chẳng phải trong nhất thiết trí chơn như Như
Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai nhất thiết trí chơn như khá được.
Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như Như Lai khá
được, chẳng phải trong Như Lai đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn
như khá được.
Chẳng phải trong nhất thiết trí pháp tánh
Như Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai nhất thiết trí pháp tánh khá
được. Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh Như
Lai khá được, chẳng phải trong Như Lai đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí
pháp tánh khá được.
Chẳng phải trong nhất thiết trí Như Lai chơn
như khá được, chẳng phải trong Như Lai chơn như nhất thiết trí khá được.
Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí Như Lai chơn như khá
được, chẳng phải trong Như Lai chơn như đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí khá được.
Chẳng phải trong nhất thiết trí Như Lai pháp
tánh khá được, chẳng phải trong Như Lai pháp tánh nhất thiết trí khá được.
Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí Như Lai pháp tánh
khá được, chẳng phải trong Như Lai pháp tánh đạo tướng trí, nhất thiết
tướng trí khá được.
Chẳng phải trong nhất thiết trí chơn như Như
Lai chơn như khá được, chẳng phải trong Như Lai chơn như nhất thiết trí
chơn như khá được. Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí
chơn như Như Lai chơn như khá được, chẳng phải trong Như Lai chơn như đạo
tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như khá được.
Chẳng phải trong nhất thiết trí pháp tánh
Như Lai pháp tánh khá được, chẳng phải trong Như Lai pháp tánh nhất thiết
trí pháp tánh khá được. Chẳng phải trong đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí pháp tánh Như Lai pháp tánh khá được; chẳng phải trong Như Lai pháp
tánh đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh khá được.
Kiều Thi Ca ! Như Lai đối sắc chẳng tương
ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương
ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai đối sắc chơn như chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức chơn như cũng chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối sắc pháp tánh chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức pháp tánh
cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai chơn như đối sắc chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai chơn như đối sắc chơn như chẳng tương
ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức chơn như cũng
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai pháp tánh đối sắc chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức cũng chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai pháp tánh đối sắc pháp tánh chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối thọ tưởng hành thức pháp tánh
cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Kiều Thi Ca ! Như Lai đối lìa sắc chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành thức cũng
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai đối lìa sắc chơn như chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành thức chơn như cũng
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối lìa sắc pháp tánh
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành thức
pháp tánh cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai chơn như đối lìa sắc chẳng tương
ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành thức cũng chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai chơn như đối lìa sắc chơn
như chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành
thức chơn như cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai pháp tánh đối lìa sắc chẳng tương
ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành thức cũng chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai pháp tánh đối lìa sắc pháp
tánh chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối lìa thọ tưởng hành
thức pháp tánh cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Kiều Thi Ca ! Như vậy cho đến Như Lai đối
nhất thiết trí chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, đối đạo tướng
trí, nhất thiết tướng trí cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai đối nhất thiết trí chơn như chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí chơn như cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai đối
nhất thiết trí pháp tánh chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh cũng chẳng tương ưng chẳng
phải chẳng tương ưng.
Như Lai chơn như đối nhất thiết trí chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai chơn như đối
nhất thiết trí chơn như chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như cũng chẳng tương ưng chẳng
phải chẳng tương ưng.
Như Lai pháp tánh đối nhất thiết trí chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai pháp tánh đối
nhất thiết trí pháp tánh chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối
đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh cũng chẳng tương ưng chẳng
phải chẳng tương ưng.
Kiều Thi Ca ! Như Lai đối lìa nhất thiết trí
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối lìa đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai đối lìa nhất thiết trí chơn như
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối lìa đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí chơn như cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai đối lìa nhất thiết trí pháp tánh chẳng tương ưng chẳng phải chẳng
tương ưng; đối lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh cũng
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai chơn như đối lìa nhất thiết trí
chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối lìa đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai
chơn như đối lìa nhất thiết trí chơn như chẳng tương ưng chẳng phải chẳng
tương ưng; đối lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chơn như cũng chẳng
tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng.
Như Lai pháp tánh đối lìa nhất thiết trí chẳng tương
ưng chẳng phải chẳng tương ưng; đối lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng
trí cũng chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Như Lai pháp tánh đối
lìa nhất thiết trí pháp tánh chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng;
đối lìa đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí pháp tánh cũng chẳng tương ưng
chẳng phải chẳng tương ưng.
Kiều Thi Ca ! Xá Lợi Tử đã nói là đối tất cả
pháp chẳng tức, chẳng ly, chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng. Thần
lực Như Lai làm chỗ y trì, đem vô y trì làm y trì vậy.
Nguồn: www.quangduc.com