Tôi
nghe như vầy:
Một
thuở Ðức Bạc Già Phạm Thế Tôn trụ trong núi Thứu Phong thành Vương Xá,
cùng đồng chúng đại Bí sô ngàn hai trăm năm mươi người.
Bấy
giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn
chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phương tiện làm sao an trụ tĩnh lự Ba la
mật đa?
Bấy
giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, trước nên vào sơ tĩnh lự. Ðã vào sơ tĩnh lự như thế rồi,
nên khởi nghĩ này: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay hằng hằng từng vào tĩnh lự
như thế, làm việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên tĩnh lự đây đối ta có
ơn. nay lại nên vào làm việc nên làm, đây là chỗ nương tất cả công đức.
Kế lại
nên vào tĩnh lự thứ hai. Ðã vào tĩnh lự thứ hai như thế rồi, nên khởi nghĩ
này: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay hằng hằng từng vào tĩnh lự như thế, làm
việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên tĩnh lự đây đối ta có ơn. Nay lại
nên vào, làm việc nên làm, đấy là chỗ nương tất cả công đức.
Kế lại
nên vào tĩnh lự thứ ba. Ðã vào tĩnh lự thứ ba như thế rồi, nên khởi nghĩ
này: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay hằng hằng từng vào tĩnh lự như thế, làm
việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên tĩnh lự đây đối ta có ơn. Nay lại
nên vào, làm việc nên làm, đấy là chỗ nương tất cả công đức.
Kế lại
nên vào tĩnh lự thứ tư. Ðã vào tĩnh lự thứ tư như thế rồi, nên khởi nghĩ
này: Ta từ sanh tử vô thỉ đến nay hằng hằng từng vào tĩnh lự như thế, làm
việc nên làm, thân tâm vắng lặng, nên tĩnh lự đây đối ta có ơn. Nay lại
nên vào, làm việc nên làm, đấy là chỗ nương tất cả công đức.
Bồ tát
Ma ha tát này đã vào bốn tĩnh lự như thế rồi, lại nên suy gẫm bốn tĩnh lự
đây đối chúng các Bồ tát Ma ha tát có ơn đức lớn, đối chúng các Bồ tát Ma
ha tát làm chỗ nương dựa. Nghĩa là chúng các Bồ tát Ma ha tát khi sắp được
Vô thượng Chánh đẳng giác đều lần hồi vào bốn tĩnh lự đây. Ðã vào bốn tĩnh
lự như thế rồi, nương tĩnh lự thứ tư dẫn phát năm thần thông, hàng phục Ma
ha tát quân, thành Vô thượng giác.
Bồ tát
Ma ha tát đây nên khởi nghĩ này: Xưa kia chúng Bồ tát Ma ha tát đều tu
tĩnh lự Ba la mật đa, ta cũng nên tu. Xưa kia chúng Bồ tát Ma ha tát đều
học tĩnh lự Ba la mật đa, ta cũng nên học.
Xưa kia
chúng Bồ tát Ma ha tát đều nương tĩnh lự Ba la mật đa, theo ý sở muốn dẫn
phát Bát nhã Ba la mật đa, ta cũng nên nương tĩnh lự Ba la mật đa như thế,
theo ý sở muốn dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại, Xá
Lợi Tử! Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát không chẳng đều nương tĩnh lự thứ tư
phương tiện tới vào Chánh tánh ly sanh chứng hội chơn như, xả tánh dị
sanh. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát không chẳng đều nương tĩnh lự thứ tư
phương tiện dẫn phát Kim cương dụ, dứt hẳn các lậu chứng Như Lai trí.
Vậy
nên, phải biết tĩnh lự thứ tư đối chúng các Bồ tát Ma ha tát có ơn đức
lớn, năng khiến chúng Bồ tát Ma ha tát tối sơ tới vào chánh tánh ly sanh,
chứng hội chơn như, xả tánh dị sanh, tối hậu chứng được sở cầu Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Do đây, chúng Bồ tát Ma ha tát nên hằng hiện vào tĩnh lự
thứ tư.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù năng hiện vào bốn tĩnh lự đây mà chẳng say
đắm vui bốn tĩnh lự và do đây sanh chỗ đẳng lưu thắng diệu.
Lại, Xá
Lợi Tử! Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát an trụ bốn thứ tĩnh lự như thế làm
thắng phương tiện dẫn các công đức. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát nương
tĩnh lự thứ tư khởi tưởng Không vô biên xứ, dẫn định Không vô biên xứ.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát nương định Không vô biên xứ khởi tưởng Thức vô
biên xứ,
dẫn
định Thức vô biên xứ.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát nương định Thức vô biên xứ khởi tưởng Vô sở
hữu xứ,
dẫn
định Vô sở hữu xứ.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát nương định Vô sở hữu xứ khởi tưởng Phi hữu
tưởng phi vô tưởng xứ, dẫn định Phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù năng hiện vào bốn định vô sắc mà chẳng say
đắm bốn định vô sắc và do đây được sanh chỗ thắng diệu.
Bấy
giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát vì quán
nghĩa nào nên dù năng hiện vào định Diệt thọ tưởng mà chẳng hiện vào?
Bấy
giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Các Bồ tát Ma ha tát sợ rơi Thanh văn và bậc
Ðộc giác nên chẳng hiện vào định Diệt thọ tưởng. Chớ đắm an vui tịch diệt
định đây bèn mừng chứng vào quả A la hán hoặc quả Ðộc giác, vào Bát Niết
bàn. Các Bồ tát Ma ha tát quán nghĩa như thế, nên dù năng hiện vào định
Diệt thọ tưởng mà chẳng hiện vào.
Khi ấy,
Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có, năng
làm việc khó, là dù hiện vào các định như thế mà đối các định chẳng sanh
say đắm. Lại dù hiện vào các định như thế năng khởi thắng dụng mà chẳng
lìa nhiễm!
Phật
nói: Như vậy. Như ngươi đã nói. Các Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có, năng
làm việc khó.
Lại, Xá
Lợi Tử! Các Bồ tát Ma ha tát rất cực hiếm có. Nghĩa là mặc dù hiện vào bốn
tĩnh lự, bốn định vô sắc vắng lặng an vui mà chẳng say đắm, cũng chẳng lìa
nhiễm. Ta nay vì ngươi lược nói ví dụ khiến đối nghĩa đây hiểu được đầy
đủ.
Như có
người sanh châu Thiệm Bộ đây, tuy đối cõi Dục chưa được lìa nhiễm, mà hoặc
được qua châu Bắc Câu Lô, nhân thấy người nữ châu kia không bị hệ thuộc,
hình dung đoan chính, dạo chơi tự tại. Lại thấy châu kia những thứ áo mặc
đồ nghiêm cụ đẹp đẽ xinh tốt đều nương cây sanh. Lại thấy châu kia có gạo
tốt thơm mùi vị cam mỹ chẳng trồng tự sanh. Lại thấy châu kia đụng chỗ nào
đều có ngọc báu rất đáng ưa thích xem ngắm. Thấy người châu kia đối những
loại như thế tùy ý thọ dụng, không định hệ thuộc, chính khi thọ dụng chẳng
đắm nhiễm lắm, đã thọ dụng rồi bỏ mà không luyến ái. Người châu Thiệm Bộ
ấy dù chưa lìa nhiễm, xem thấy kia đủ các thứ thắng sự mà chẳng tham đắm,
nới bỏ trở về lại xứ. Phải biết người này rất là hiếm có.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù lại hiện vào bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc
vắng lặng an vui, trải xem trong ấy khởi các thứ công đức thù thắng vắng
lặng nhiệm mầu mà chẳng say đắm. Về trở lại cõi Dục, phương tiện khéo léo
nương thân cõi Dục siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa.
Tinh
siêng tu học quán nội không, ngoại không, nội ngoại không , không không,
đại không, thắng nghĩa không , hữu vi không, vô vi không, tất cánh không,
vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không,
cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không,
tự tánh không, vô tánh tự tánh không.
Tinh
siêng tu học quán các pháp chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư
dối, tánh chẳng biến khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, pháp định, pháp
trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới.
Tinh
siêng tu học quán vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh
sắc, danh sắc duyên sáu chỗ, sáu chỗ duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên
ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử.
Tinh
siêng tu học quán vô minh diệt nên hành diệt, hành diệt nên thức diệt,
thức diệt nên danh sắc diệt, danh sắc diệt nên sáu chỗ diệt, sáu chỗ diệt
nên xúc diệt, xúc diệt nên thọ diệt, thọ diệt nên ái diệt, ái diệt nên thủ
diệt, thủ diệt nên hữu diệt, hữu diệt nên sanh diệt, sanh diệt nên lão tử
diệt.
Tinh
siêng tu học quán khổ thánh đế hoặc khổ, hoặc vô thường, hoặc không, hoặc
vô ngã.
Tinh
siêng tu học quán quán tập thánh đế hoặc nhân, hoặc nhóm, hoặc sanh, hoặc
duyên. Tinh siêng tu học quán diệt thánh đế hoặc diệt, hoặc lặng, hoặc
diệu, hoặc ly. Tinh siêng tu học quán đạo thánh đế hoặc đạo, hoặc như,
hoặc hành, hoặc xuất.
Tinh
siêng tu học quán từ bi hỷ xả bốn vô lượng. Tinh siêng tu học bốn niệm
trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi,
tám thánh đạo chi. Tinh siêng tu học tám giải thoát, tám thắng xứ, chín
định thứ lớp, mười biến xứ. Tinh siêng tu học không, vô tướng, vô nguyện
giải thoát môn.
Tinh
siêng tu học trí Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Ðệ bát địa, Cụ kiến địa,
Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Ðộc giác địa, Bồ tát địa, Như Lai địa.
Tinh siêng tu học Cực hỷ địa, Ly cấu địa, Phát quang địa, Diệm huệ địa,
Cực nan thắng địa, Hiện tiền địa, Viễn hành địa, Bất động địa, Thiện huệ
địa, Pháp vân địa.
Tinh
siêng tu học đà la ni môn,tam ma địa môn. Tinh siêng tu học năm nhãn, sáu
thần thông.Tinh siêng tu học Như Lai mười lực,bốn vô sở úy, bốn vô ngại
giải. Tinh siêng tu học đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật
bất cộng. Tinh siêng tu học ba mươi hai tướng Ðại Sĩ, tám mươi tùy hảo.
Tinh siêng tu học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Tinh siêng tu học
nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí.
Tinh
siêng tu học các khéo léo phân biệt quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la
hán, Ðộc giác Bồ đề. Tinh siêng tu học tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Tinh
siêng tu học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cũng khuyên hữu tình tu
các pháp lành, những việc như thế thảy rất là hiếm có.
Bấy
giờ, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Vì cớ nào Như Lai Ứng Chánh
Ðẳng Giác hứa cho chúng các Bồ tát Ma ha tát bỏ bậc thắng định vắng lặng
an vui, trở lại thọ thân hèn kém cõi Dục?
Bấy
giờ, Thế Tôn bảo Xá Lợi Tử rằng: Cái lẽ chư Phật là vậy, chẳng cho chúng
Bồ tát Ma ha tát sanh trời Trường thọ. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Chớ bảo chúng
Bồ tát Ma ha tát sanh trời Trường thọ, xa lìa sở tu bố thí, tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô biên các phần pháp Bồ
đề, do đấy chậm chứng sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên, Như Lai
Ứng Chánh Ðẳng Giác hứa cho chúng các Bồ tát Ma ha tát bỏ bậc thắng định
vắng lặng an vui, trở lại thọ thân hèn kém cõi Dục. Chẳng cho chúng Bồ tát
Ma ha tát sanh trời Sống lâu mất gốc nguyện xưa.
Bấy
giờ, Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Các Bồ tát Ma ha tát rất là hiếm có,
năng làm việc khó, là bỏ thắng định vắng lặng an vui, treở lại bậc thân
hèn kém tạp uế.
Ví như
có người chưa lìa dục nhiễm, gặp thấy nữ quí ở trong rừng trống vắng, hình
mạo nghiêm đẹp rất đáng ưa thích, mặc dù xem thấy đủ các thứ thân thể mà
khắc chế được tâm chẳng hành buông lung. Về sau ở các chỗ khác gặp thấy
người nữ, hình mạo xấu xí dơ dáy hèn hạ, lại sanh tham ái, bèn hành buông
lung.
Như
vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát dù hằng an trụ bốn thứ tĩnh lự và bốn định vô
sắc vắng lặng mầu nhiệm, mà năng nới bỏ được, trở lại thọ thân hèn kém cõi
Dục đủ thứ tạp uế nên rất hiếm có, năng làm việc khó?
Bấy
giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy. Chúng Bồ tát Ma ha tát bỏ bậc thắng
định, thọ thân cõi Dục, phải biết đấy là phuơng tiện khéo léo. Vì cớ sao?
Xá Lợi Tử! Chúng các Bồ tát Ma ha tát này cần cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề, xả thân thắng địa sanh lại cõi Dục, khởi thắng tác ý phương tiện khéo
léo, dù quán tánh sắc uẩn thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh
thọ tưởng hành thức uẩn thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới
bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh thọ tưởng hành
thức uẩn vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí
trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh thọ tưởng hành
thức uẩn ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí
trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh thọ tưởng hành
thức uẩn tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí
trí. Dù quán tánh sắc uẩn không bất không đều chẳng khá được và quán tánh
thọ tưởng hành thức uẩn không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới
bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh thọ tưởng hành
thức uẩn tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh thọ tưởng
hành thức uẩn nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh thọ tưởng
hành thức uẩn xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc uẩn vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh thọ
tưởng hành thức uẩn vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được, mà
chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí. Dù quán tánh nhãn xứ ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh
nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí. Dù quán tánh nhãn xứ không bất không đều chẳng khá được và quán
tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng
nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xứ nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý xứ xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xứ vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ
tỷ thiệt thân ý xứ vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được, mà chẳng
nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương
vị xúc pháp xứ thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp xứ vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị xúc
pháp xứ ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí
trí.
Dù quán
tánh sắc xứ tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp xứ tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ không bất không đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp xứ không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp xứ tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương
vị xúc pháp xứ nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh thanh
hương vị xúc pháp xứ xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới
bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc xứ vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh
thanh hương vị xúc pháp xứ vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được,
mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí. Dù quán tánh nhãn giới ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh
nhĩ tỷ thiệt thân ý giới ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí. Dù quán tánh nhãn giới không bất không đều chẳng khá được và quán
tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý giới không bất không cũng chẳng khá được, mà
chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý giới tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn giới vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh
nhĩ tỷ thiệt thân ý giới vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được, mà
chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương
vị xúc pháp giới thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp giới vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp giới ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương vị
xúc pháp giới tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới không bất không đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương
vị xúc pháp giới không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương
vị xúc pháp giới tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh thanh hương
vị xúc pháp giới nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh thanh
hương vị xúc pháp giới xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng
nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh sắc giới vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh
thanh hương vị xúc pháp giới vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá
được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức giới thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng
nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới không bất không đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới
bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức giới nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng
nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh
nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà
chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn thức giới vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán
tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng
khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí. Dù quán tánh nhãn xúc ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc không bất không đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ
thiệt thân ý xúc xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được, mà
chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ thường vô thường đều chẳng khá
được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thường
vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vui không vui đều chẳng khá được
và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vui không
vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí. Dù quán tánh
nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán
tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ ngã vô ngã cũng
chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tịnh bất tịnh đều chẳng khá được
và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng chẳng
khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất không đều chẳng khá được
và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không bất
không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng vô tướng đều chẳng khá được
và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tướng vô
tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ nguyện vô nguyện đều chẳng khá
được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ nguyện
vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá
được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ xa lìa
chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ vắng lặng chẳng vắng lặng đều
chẳng khá được và quán tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các
thọ vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa
phong không thức giới thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới
bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa phong
không thức giới vui không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa phong
không thức giới ngã vô ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết
trí trí.
Dù quán
tánh địa giới tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa phong
không thức giới tịnh bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất
thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới không bất không đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa
phong không thức giới không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa
phong không thức giới tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa
phong không thức giới nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới
bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh thủy hỏa
phong không thức giới xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng
nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh địa giới vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh
thủy hỏa phong không thức giới vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá
được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên thường vô thường đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô
gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra
thường vô thường cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên vui không vui đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô gián
duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra vui
không vui cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên ngã vô ngã đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô gián
duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra ngã vô
ngã cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên tịnh bất tịnh đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô gián
duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra tịnh
bất tịnh cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên không bất không đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô
gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra
không bất không cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên tướng vô tướng đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô
gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra
tướng vô tướng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên nguyện vô nguyện đều chẳng khá được và quán tánh đẳng vô
gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh ra
nguyện vô nguyện cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí trí.
Dù quán
tánh nhân duyên xa lìa chẳng xa lìa đều chẳng khá được và quán tánh đẳng
vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên sanh
ra xa lìa chẳng xa lìa cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ Nhất thiết trí
trí.
Dù quán
tánh nhân duyên vắng lặng chẳng vắng lặng đều chẳng khá được và quán tánh
đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cùng pháp từ duyên
sanh ra vắng lặng chẳng vắng lặng cũng chẳng khá được, mà chẳng nới bỏ
Nhất thiết trí trí.
Bấy
giờ, Mãn Từ Tử hỏi Xá Lợi Tử rằng: Duyên nào Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác
cho chúng các Bồ tát Ma ha tát vào bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc mà chẳng
cho chúng Bồ tát Ma ha tát trụ lâu trong ấy tâm sanh nhiễm đắm?
Xá Lợi
Tử đáp: Chớ bảo chúng Bồ tát Ma ha tát đối bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc
tâm sanh nhiễm đắm sanh trời Sống lâu. Vậy nên, Như Lai Ứng Chánh Ðẳng
Giác chẳng cho chúng Bồ tát Ma ha tát đối bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc tâm
sanh nhiễn đắm, trụ lâu trong ấy. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Vì nếu sanh cõi
Dục mau được viên mãn Nhất thiết trí trí, mà sanh cõi Sắc, Vô sắc không có
công dụng đấy vậy.
Khi ấy,
Mãn Từ Tử bèn thưa Xá Lợi Tử rằng: Chúng Bồ tát rất là hiếm có, làm được
việc khó. Nghĩa là các Bồ tát trụ thắng định rồi, trở lại vứt bỏ đi, thọ
pháp hèn kém. Ví như có người gặp thấy chỗ chứa giấu, tay nắm ngọc báu,
lại vứt bỏ đi. Người kia lúc sau thấy ngọc sò thảy đưa tay nắm lấy đem vào
trong nhà. Như vậy, chúng Bồ tát Ma ha tát vào bốn tĩnh lự, bốn định vô
sắc vắng lặng an vui, tùy ý đi hay đứng, sau vứt bỏ đi, sanh cõi Dục trở
lại, nhiếp nhận các thứ thân tâm hèn kém, nương đó tu hành bố thí, tịnh
giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô biên các
phần pháp Bồ đề.
Phật
xem nghĩa đây nên cho chúng Bồ tát Ma ha tát sanh cõi trời Sống lâu, thời
gian lâu dài tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự,bát
nhã Ba la mật đa và vô biên các phần pháp Bồ đề, do đấy mau được Nhất
thiết trí trí.
Bấy
giờ, Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Tôi đối Thế Tôn nói lời như thế, đâu
chẳng hiển Phật là kẻ thật ngữ, là kẻ pháp ngữ, kẻ năng chính tuyên nói
pháp tùy pháp!
Bấy
giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Ngươi nay đối Ta nói lời như thế, chẳng phải
hiển Như Lai là kẻ thật ngữ, là kẻ pháp ngữ, kẻ năng chính tuyên nói pháp
tùy pháp. Vì cớ sao? Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát sanh cõi trời Sống lâu chẳng
thể tu hành công đức như thế được, chẳng thể mau được Nhất thiết trí trí.
Lại,
Mãn Từ Tử! Nếu các Bồ tát vào bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc vắng lặng an
vui, các Bồ tát này chẳng khởi nghĩ đây: Ta do định này sanh cõi Sắc, Vô
sắc. Cũng chẳng suy gẫm ta do tĩnh lự và định vô sắc vượt Sắc, Vô sắc.
Các Bồ
tát đây vào bốn tĩnh lự, bốn định vô sắc vắng lặng an vui chỉ muốn dẫn
phát thần thông tự tại, làm nhiêu ích lớn cho các hữu tình, cũng muốn điều
phục thân tâm thô nặng, khiến cho có thể tu hành nổi các công đức. Chúng
các Bồ tát Ma ha tát này vào các thắng định vắng lặng an vui, phương tiện
khéo léo thọ thân cõi Dục, đối các thắng định cũng không lui mất. Vậy nên,
chúng Bồ tát Ma ha tát chẳng vượt ba cõi, cũng chẳng nhiễm đắm, phương
tiện khéo léo thọ thân cõi Dục nhiêu ích hữu tình, gần gũi chư Phật, chóng
năng chứng được Nhất thiết trí trí.
Khi ấy,
Mãn Từ Tử lại thưa Phật rằng: Ðâu chẳng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác Nhất
thiết trí trí vượt khỏi ba cõi?
Phật
nói: Như vậy. Như ngươi vừa nói. Như Lai đã được Nhất thiết trí trí vượt
khỏi ba cõi, chẳng nhiếp ba cõi. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác chẳng
cho chúng Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa đối pháp ba cõi ra
khỏi rốt ráo.
Khi ấy,
Mãn Từ Tử bèn thưa Phật rằng: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quán
nghĩa nào nên cho chúng các Bồ tát Ma ha tát cầu chứng Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề an trụ tịnh lự Ba la mật đa, chẳng cho chúng Bồ tát Ma ha tát
đối pháp ba cõi ra khỏi rốt ráo.
Bấy
giờ, Phật bảo Mãn Từ Tử rằng: Nếu Bồ tát Ma ha tát cầu chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, nếu Như Lai hứa cho vượt
khỏi ba cõi, kia bèn lui mất thệ nguyện Bồ tát, an trụ Thanh văn hoặc bậc
Ðộc giác. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quán nghĩa như thế, nên cho
chúng các Bồ tát Ma ha tát Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề an trụ tĩnh lự Ba la
mật đa, mà chẳng cho chúng Bồ tát Ma ha tát đối pháp ba cõi ra khỏi rốt
ráo, khỏi bỏ bản sở thệ nguyện của Bồ tát, lui trụ Thanh văn hoặc bậc Ðộc
giác.
Lại,
Mãn Từ Tử! Nếu khi chúng Bồ tát Ma ha tát ngồi tòa Bồ đề các hạnh viên
mãn, bấy giờ chúng Bồ tát Ma ha tát mới nên bỏ pháp ba cõi rốt ráo. Do đấy
chứng được Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Ta nói Nhất thiết trí trí vượt
khỏi ba cõi, chẳng nhiếp ba cõi.
Lại,
Mãn Từ Tử! Nếu Bồ tát Ma ha tát tùy chỗ sanh khởi bố thí, tịnh giới, an
nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa và vô biên các phần pháp Bồ
đề. Tùy chỗ quán sát lý thú thẳm sâu của nội không, ngoại không, nội ngoại
không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi
không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh
không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả
đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không và chơn như
thảy lý thú thẳm sâu. Mỗi mỗi đều phát tâm không nhiễm đắm, hồi hướng cầu
tới Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây đối pháp ba
cõi bỏ dần xa dần, lần lữa gần kề Nhất thiết trí trí.
Nguồn: www.quangduc.com