Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Trọn bộ 24 tập)

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
Sàigòn - 1998

--- o0o ---

QUYỂN THỨ 459

HỘI THỨ HAI

Phẩm

NHIẾP NHAU

Thứ 67

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa nhiếp lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng tâm không  tham trước không xan lẫn tu hành bố thí. Đem bố thí đây cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí, đối các hữu tình trụ từ thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp lìa các tội phạm. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí ba la mật đa nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng tâm không tham trước không xan lẫn tu hành bố thí. Đem bố thí đây cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Nếu có kẻ nhận, các ác hữu tình khác phi lý hủy mắng hiềm hại lăng nhục, Bồ Tát đối kia chẳng sanh biến khác giận dữ hại tâm thân ngữ trả báo lại, chỉ khởi tâm từ bi thương xót đem lời  khéo ái ngữ khiêm tốn hổ thẹn tạ lỗi. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí Ba la mật đa nhiếp lấy an nhẫn Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng tâm không tham trước không xan lẫn tu hành bố thí. Đem bố thí đây cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Nếu có kẻ nhận, các ác hữu tình khác phi lý hủy mắng hiềm hại lăng nhục. Bấy giờ, Bồ Tát bèn khởi nghĩ này: Có các giống làm loại nghiệp như thế hoàn tự bị cảm loại như thế, ta nay chẳng nên cố chấp sở tác của kia, phế bỏ tu tự nghiệp.

Lại khởi nghĩ này: Ta nên đối kia và các hữu tình khác xả tâm thí tâm lại bội tăng trưởng không đoái tiếc gì. Khởi nghĩ này rồi, phát khởi tăng thượng tinh tiến thân tâm thường tu ơn thí. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí ba la mật đa nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng tâm không tham trước không xan lẫn tu hành bố thí. Đem bố thí đây cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí, đối có kẻ nhận và cảnh giới khác tâm không tán loạn, chẳng cầu các dục ba cõi, Nhị thừa, chỉ cầu Phật quả. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí ba la mật đa nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng tâm không tham trước không xan lẫn tu hành bố thí. Đem bố thí đây cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Quán các kẻ nhận, kẻ thí, vật thí đều như huyễn, chẳng thấy thí đây đối các hữu tình có ích có tổn, vì đạt tất cả pháp thắng nghĩa không vậy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ bố thí ba la mật đa nhiếp lấy Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa, gây ba thứ phước nghiệp thân ngữ tâm. Do phước nghiệp đây lìa giết sanh mạng cho đến tà kiến, chẳng cầu Thanh văn Độc giác thừa thảy, chỉ cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Bồ Tát an trụ tịnh giới rộng hành bố thí, tùy các hữu tình cần dùng vật gì tận đều thí cho. Lại đem căn lành bố thí như thế cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí, chẳng cầu quả Thanh văn Ðộc giác thảy. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa, nếu các hữu tình đua đến chia cắt thân thể Bồ Tát đều lấy cầm đi. Bồ Tát đối kia chẳng sanh tâm một niệm giận thù, chỉ khởi nghĩ này: Ta nay nhận được lợi lành rộng lớn nghĩa là bỏ thân hôi uế mong manh, được Phật thân thanh tịnh Kim cương. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa nhiếp lấy an nhẫn Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa, thân tâm tinh tiến hằng không gián đoạn. Mạc áo giáp đại bi, phát lời hoằng thệ: Tất cả hữu tình chìm đắm đáng sợ bạo ác khó ra biển khổ sanh tử, ta phải vớt để trong cõi bất tử. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa, tuy vào bốn tĩnh lụ hoặc bốn vô lượng, bốn vô sắc định, hoặc diệt tận định mà chẳng đọa Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, cũng chẳng chứng thật tế. Theo sức bản nguyện, khởi nghĩ này rằng: Tất cả hữu tình chìm đắm đáng sợ, bạo ác khó ra biển khổ sanh tử; ta nay đã trụ thiền thanh tịnh, phương tiện dẫn phát tĩnh lự thanh tịnh quyết định phải vớt để trong cõi bất tử. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa chẳng thấy có pháp hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc hữu ký hoặc vô ký, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc đọa hữu số hoặc đọa vô số, hoặc đọa hữu tướng hoặc đọa vô tướng, chỉ quán các pháp chẳng lìa chơn như, nói rộng cho đến bất tư nghì giới. Chơn như thảy đây cũng bất khả đắc. Do phương tiện khéo léo Bát nhã Ba la mật đa đây chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, duy cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tịnh giới Ba la mật đa nhiếp lấy Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí, tịnh giới, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa, nếu có các loại hữu tình phi lý hủy mắng hiềm hại lăng nhục cho đến chia cắt lóng đốt cầm đi. Bấy giờ, Bồ Tát đều không giận thù, chỉ khởi nghĩ này: Các hữu tình đây rất đáng thương xót, bị bệnh quỷ phiền não làm rối loạn, thân tâm chẳng được tự tại, không nương không hộ, bị nghèo khổ ép. Ta phải thí kia tùy ý cần dùng, uống ăn áo mặc và những các thứ tư cụ của cải khác khiến không thiếu thốn. Lại đem căn lành bố thí đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí, với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa từ sơ phát tâm cho đến khi ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa nếu nhân duyên rất cần vì cứu tự mạng đối các hữu tình trọn chẳng tổn hại, cho đến chẳng khởi các ác tà kiến. Bồ Tát khi tu tịnh giới như thế chẳng cầu Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, lại đem căn lành tịnh giới như thế, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa phát khởi mạnh mẽ tăng thượng tinh tiến, thường khởi nghĩ này: Nếu một hữu tình ở ngoài một do tuần, hoặc mười, hoặc trăm cho đến vô lượng do tuần; hoặc ở ngoài một thế giới, hoặc mười hoặc trăm cho đến ngoài vô lượng  các thế giới đáng nên độ được, ta quyết phải tới phương tiện giáo hóa khiến kia thọ trì hoặc tám học xứ, hoặc năm hoặc mười hoặc đủ học xứ, hoặc khiến an trụ Tịnh quán, Chủng tánh, Đệ bát, quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Ðộc giác Bồ đề, hoặc khiến an trụ các bậc Bồ Tát cho đến Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hãy chẳng từ mệt nhọc, huống vì giáo hóa vô lượng vô số vô biên hữu tình đều khiến cho được lợi ích an vui mà đâu mỏi mệt? Lại đem căn lành tinh tiến như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp tâm chẳng loạn, lìa pháp dục ác bất thiện, có tìm có rình, lìa sanh vui mừng vào sơ tĩnh lự, nói rộng cho đến vào định diệt tưởng thọ. Trong các định này tùy chỗ sanh khởi pháp tâm tâm sở và các căn lành tất cả nhóm hợp, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa đối trong các pháp trụ quán theo pháp, tuy đem hành tướng xa lìa, hoặc đem hành tướng vắng lặng, hoặc đem hành tướng vô tận, hoặc đem hành tướng dứt hẳn quán tất cả pháp, mà đối vắng lặng được chẳng tác chứng, cho đến ngồi tòa diệu Bồ đề, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, từ tòa đây dậy quay xe diệu pháp lợi vui hữu tình. Lại đem căn lành diệu huệ như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ an nhẫn Ba la mật đa nhiếp lấy Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí, tịnh giới, an nhẫ, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa, thân tâm tinh tiến từng không biếng nhác, cầu các pháp lành cũng không nhàm mỏi, thường khởi nghĩ này: Ta chắc lẽ được Nhất thiết trí trí, chẳng lẽ chẳng được. Bồ tát Ma ha tát này vì muốn lợi vui tất cả hữu tình hằng phát thệ nguyện: Nếu một hữu tình ở ngoài một do tuần, hoặc mười, hoặc trăm cho đến ngoài vô lượng do tuần; hoặc ở ngoài một thế giới, hoặc mười, hoặc trăm cho đến ngoài vô lượng các thế giới đáng nên độ được, ta tất phải dến phương tiện giáo hóa, khiến trụ Thanh văn thừa, hoặc khiến trụ Ðộc giác thừa, hoặc khiến trụ Vô thượng thừa, hoặc khiến thọ hành mười thiện nghiệp đạo. Như vậy đều đem pháp thí tài thí mà cho đầy đủ, phương tiện dẫn nhiếp. Lại đem căn lành bố thí như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, tự lìa hại sanh mạng, cũng khuyên người lìa hại sanh mạng, xưng nêu pháp lìa hại sanh mạng không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa hại sanh mạng. Như vậy cho đến tự lìa tà kiến, cũng khuyên người lìa tà kiến, xưng nêu pháp lìa tà kiến không trái, vui mừng ngợi khen kẻ lìa tà kiến. Bồ tát Ma ha tát này đem tịnh giới Ba la mật đa đây chẳng cầu ba cõi và quả Nhị thừa, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa, người phi người thảy đua nhau đến xúc hại, hoặc lại đâm chém cắt đứt tay chân tùy ý cầm đi. Bồ Tát bấy giờ chẳng khởi nghĩ này: Ai dâm chém ta: Ai cắt đứt ta? Ai lại cầm đi? Chỉ khởi nghĩ này: Ta nay được nhân lợi lành lớn. Các hữu tình kia làm lợi ích ta, nên đến cắt dứt lóng đốt thân phần ta. Nhưng ta vốn vì tất cả hữu tình mà thọ thân này, kia đến lấy vật sở hữu của mình mà thành việc cho ta. Như vậy Bồ Tát suy nghĩ kỹ càng thật tướng các pháp mà tu an nhẫn. Đem an nhẫn Ba la mật đa đây, chẳng cầu Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa nhiếp lấy an nhẫn Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa siêng tu các định là lìa pháp dục ác bất thiện có tìm có rình, lìa sanh vui mừng vào sơ tĩnh lự, nói rộng cho đến vào đệ tứ tĩnh lự. Đối các hữu tình khởi tưởng cho vui, tác ý vào Từ vô lượng nói rộng cho đến vào Xả vô lượng. Đối trong các sắc khởi tưởng thô nhàm, tác ý vào định không vô biên xứ, nói rộng cho đến vào định diệt tưởng thọ.

Bồ tát Ma ha tát này tuy tu định tĩnh lự, vô lượng, vô sắc, diệt như thế mà chẳng nhiếp lấy quả dị thục kia, chỉ tùy hữu tình nên thọ hóa được làm lợi vui mà sanh trong ấy. Đã sanh kia rồi, dùng bốn nhiếp sự mà nhiếp lấy đó, phương tiện an lập khiến đối bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đa tinh siêng tu học.

Bồ tát Ma ha tát này nương các tĩnh lự khởi thắng thần thông, từ một nước Phật đến một nước Phật, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thỉnh hỏi các pháp tánh tướng thẳm sâu, tinh siêng dẫn phát căn lành thù thắng. Đem căn lành đây dùng vô sở đắc làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa chẳng thấy bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi hoặc danh hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy nội không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy chơn như cho đến bất tư nghì giới hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng.

Chẳng thấy khổ tập diệt đạo thánh đế hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy tám giải thoát cho đến mười biến xứ hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng.

Chẳng thấy Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy năm nhãn, sáu thần thông hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng.

Chẳng thấy nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Chẳng thấy Nhất thiết trí trí hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng.

Như vậy cho đến chẳng thấy tất cả pháp Chẳng thấy Nhất thiết trí trí hoặc danh, hoặc sự, hoặc tánh, hoặc tướng. Đối trong các pháp chẳng khởi tưởng nghĩ, không sở chấp trước, như nói năng làm. Lại đem căn lành đã nhóm như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tinh tiến Ba la mật đa nhiếp lấy Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, đối các hữu tình trụ thí tài pháp, nghĩa là lìa pháp dục ác bất thiện có tìm có rình, lìa sanh vui mừng vào sơ tĩnh lự, nói rộng cho đến vào đệ tứ tĩnh lự. Đối các hữu tình khởi tưởng cho vui, tác ý vào Từ vô lượng, nói rộng cho đến và Xả vô lượng. Đối trong các sắc khởi tưởng nhàm thô, tác ý vào định không vô biên xứ nói rộng cho đến vào định diệt tưởng thọ.

Bồ tát Ma ha tát này an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, đem tâm không loạn vì các hữu tình tuyên nói Chánh pháp, hành thí tài pháp. Bồ tát Ma ha tát này thường tự hành thí tài pháp, cũng thường khuyên người hành thí tài pháp, thường xưng nêu pháp hành thí tài pháp, thường xưng nêu pháp hành thí tài pháp không trái, thường vui mừng khen ngợi kẻ hành thí tài pháp. Đem căn lành đây chẳng cầu Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, chỉ dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa thọ trì tịnh giới, thường chẳng phát khởi tâm tham đồng hành, tâm sân đồng hành, tâm si đồng hành, tâm hại đồng hành, tâm xan đồng hành, tâm ganh đồng hành và tâm hủy tịnh giới đồng hành. Chỉ thường phát khởi tác ý đồng hành Nhất thiết trí trí. Lại đem căn lành tịnh giới như thế chẳng cầu Thanh văn bậc Ðộc giác thảy, nhưng đem vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa tu hành an nhẫn, quán sắc như nhóm bọt nước, quán thọ như bóng nước nổi, quán tưởng như ánh nắng, quán hành như bẹ chuối, quán thức như việc huyễn. Khi khởi quán này tưởng năm thủ uẩn chẳng bền chắc hằng hiện tại tiền. Lại khởi nghĩ này: Các pháp đều không, chẳng ngã chẳng sở, ai năng cắt dứt, ai chịu cắt dứt; ai năng hủy mắng, ai chịu hủy mắng; ai lại với trong ấy phát khởi giận dữ; sắc đây sắc ai, thọ đây thọ ai, tưởng đây tưởng ai, hành đây hành ai, thức đây thức ai? Như vậy Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa khi quán pháp kỹ, năng đủ an nhẫn được. Lại đem căn lành đã nhóm như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp lấy an nhẫn Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa, phát siêng tinh tiến, lìa pháp dục ác bất thiện có tìm có rình, lìa sanh vui mừng vào sơ tĩnh lự trụ đầy đủ. Vắng lặng rình tìm, trụ nội đẳng tịnh tâm nhất thú tánh, không tìm không rình, định sanh vui mừng vào tĩnh lự thứ hai trụ đầy đủ. Lìa mừng trụ xả, đủ nhớ chính biết lãnh thân thọ vui, Thánh giả với trong năng thuyết năng xả, đủ trụ nhớ vui vào tĩnh lự thứ ba trụ đầy đủ. Dứt vui dứt khổ, mất vui buồn trước, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh vào tĩnh lự thứ tư trụ đầy đủ.

Như vậy Bồ Tát tu tất cả các thứ tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng chí, đối với trong ấy đều năng chẳng lấy các tướng, phát khởi các thứ thần cảnh trí thông, năng làm việc đại thần biến vô biên. Hoặc lại phát khởi thiên nhĩ trí thông, rõ rang thanh tịnh hơn nhĩ người trời, năng như thật nghe các thứ tiếng tăm của loại tình phi tình mười phương thế giới. Hoặc lại phát khởi tâm tha trí thông, năng như thật biết các pháp tâm tâm sở của hữu tình khác mười phương thế giới. Hoặc lại phát khởi tha tâm trí thông, năng như thật biết các pháp tâm tâm sở của hữu tình khác mười phương thế giới. Hoặc lại phát khởi túc trụ trí thông, như thật nhớ  biết các việc sống đời trước của vô lượng hữu tình mười phương thế giới. Hoặc lại phát khởi thiên nhãn trí thông, sáng làu thanh tịnh hơn nhãn người trời, năng như thật thấy nhiều thứ sắc tượng hữu tình vô tình mười phương thế giới, cho đến nghiệp quả đều như thật thấy biết.

Bồ tát Ma ha tát này an trụ năm thần thông thù thắng đây, từ một nước Phật đến một nước Phật gần gũi cúng dường cung kính chư Phật Thế Tôn, thỉnh hỏi Như Lai pháp nghĩa thẳm sâu, rộng trồng vô lượng căn lành vi diệu, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, siêng tu các thứ thắng hạnh Bồ Tát. Đem căn lành đây chẳng cầu Thanh văn  bậc Ðộc giác thảy, chỉ dùng vô sở đắc làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa quán sắc thọ tưởng hành thức bất khả đắc. Quán nhãn xứ cho đến ý xứ bất khả đắc. Quán sắc xứ cho đến pháp xứ bất khả đắc. Quán nhãn giới cho đến ý giới bất khả đắc. Quán sắc giới cho đến pháp giới bất khả đắc. Quán nhãn thức giới cho đến ý thức giới bất khả đắc. Quán nhãn xúc cho đến ý xúc bất khả đắc. Quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc.

Quán địa cho đến thức giới bất khả đắc. Quán nhân duyên cho đến tăng thượng duyên bất khả đắc. Quán vô minh cho đến lão tử bất khả đắc. Quán bố thí ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa bất khả đắc. Quán nội không cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc. Quán chơn như cho đến bất tư nghì giới bất khả đắc.

Quán khổ tập diệt đạo thánh đế bất khả đắc. Quán bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi bất khả đắc. Quán bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định bất khả đắc. Quán tám giải thoát cho đến mười biến xứ bất khả đắc. Quán không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn bất khả đắc.

Quán Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa bất khả đắc. Quán Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa bất khả đắc. Quán tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn bất khả đắc. Quán năm nhãn, sáu thần thông bất khả đắc. Quán Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bất khả đắc. Quán ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo bất khả đắc. Quán pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả bất khả đắc. Quán nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí bất khả đắc.

Quán quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề bất khả đắc. Quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát bất khả đắc. Quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề bất khả đắc. Quán Nhất thiết trí trí bất khả đắc. Quán hữu vi giới bất khả đắc. Quán vô vi giới bất khả đắc.

Như vậy Bồ Tát quán tất cả pháp bất khả đắc nên không tác, không tác nên không tạo, không tạo nên không sanh, không sanh nên không diệt, không diệt nên không lấy, không lấy nên thanh tịnh rốt ráo thường trụ không biến đổi. Sở dĩ vì sao?

Vì tất cả pháp hoặc Phật ra đời hoặc chẳng ra đời an trụ pháp tánh, pháp giới, pháp trụ không sanh không diệt thường không biến khác. Bồ tát Ma ha tát này tâm thường không loạn, hằng thời an trụ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, như thật quán sát tất cả pháp tánh đều vô sở hữu. Lại đem căn lành đã nhóm như thế, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ tĩnh lự Ba la mật đa nhiếp lấy Bát nhã Ba la mật đa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự Ba la mật đa?

Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa quán tất cả pháp không, vô sở hữu.

Bạch Thế Tôn! Sao là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa quán tất cả pháp không, vô sở hữu?

Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa quán nội không tánh nội không bất khả đắc, ngoại không tánh ngoại không bất khả đắc, nội ngoại không tánh nội ngoại không bất khả đắc, không không tánh không không bất khả đắc, đại không tánh đại không bất khả đắc, thắng nghĩa không tánh thắng nghĩa không bất khả đắc, hữu vi không tánh hữu vi không bất khả đắc, vô vi không tánh vô vi không bất khả đắc, tất cánh không tánh tất cánh không bất khả đắc, vô tế không tánh vô tế không bất khả đắc, tán vô tán không tánh tán vô tán không bất khả đắc, bổn tánh không tánh bổn tánh không bất khả đắc, tự cộng tướng không tánh tự cộng tướng không bất khả đắc, nhất thiết pháp không tánh nhất thiết pháp không bất khả đắc, nhất thiết pháp không tánh nhất thiết pháp không bất khả đắc.

Bồ tát Ma ha tát này an trụ trong mười bốn không như thế bất đắc sắc hoặc không hoặc bất không; bất đắc thọ tưởng hành thức hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn xứ cho đến ý xứ hoặc không hoặc bất không. Bất đắc sắc xứ cho đến pháp xứ hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn giới cho đến ý giới hoặc không hoặc bất không. Bất đắc sắc giới cho đến pháp giới hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn thức giới cho đến ý thức giới hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc không hoặc bất không.

Bất đắc địa giới cho đến thức giới hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên hoặc không hoặc bất không. Bất đắc vô minh cho đến lão tử hoặc không hoặc bất không. Bất đắc bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa hoặc không hoặc bất không. Bất đắc nội không cho đến vô tánh tự tánh không hoặc không hoặc bất không. Bất đắc chơn như cho đến bất tư nghì giới hoặc không hoặc bất không.

Bất đắc khổ tập diệt đạo thánh đế hoặc không hoặc bất không. Bất đắc bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi hoặc không hoặc bất không. Bất đắc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định hoặc không hoặc bất không. Bất đắc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định hoặc không hoặc bất không. Bất đắc tám giải thoát cho đến mười biến xứ hoặc không hoặc bất không. Bất đắc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn hoặc không hoặc bất không.

Bất đắc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa hoặc không hoặc bất không. Bất đắc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa hoặc không hoặc bất không. Bất đắc tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn hoặc không hoặc bất không. Bất đắc năm nhãn, sáu thần thông hoặc không hoặc bất không. Bất đắc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc không hoặc bất không. Bất đắc ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo hoặc không hoặc bất không. Bất đắc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả hoặc không hoặc bất không.

Bất đắc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí hoặc không hoặc bất  không. Bất đắc quả Dự lưu cho đến Ðộc giác Bồ đề hoặc không hoặc bất không. Bất đắc tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát hoặc không hoặc bất không. Bất đắc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề hoặc không hoặc bất không. Bất đắc Nhất thiết trí trí hoặc không hoặc bất không. Bất đắc vô vi giới hoặc không hoặc bất không.

Bồ tát Ma ha tát này an trụ Bát nhã Ba la mật đa đối các hữu tình sở hữu bố thí hoặc ăn hoặc uống và những đồ tư cụ đều quán là không; hoặc năng thí, hoặc sở thí, hoặc phước thí, hoặc quả thí như vậy tất cả cũng quán là không.

Bấy giờ, Bồ Tát do trụ không quán, không cho tham đắm xan lẫn khởi được. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này tu hành Bát nhã Ba la mật đa, từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, phân biệt như thế đều chẳng khởi được. Như các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không lúc tạm khởi trước tâm xan tâm.

Bồ tát Ma ha tát này cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, trước tâm xan tâm đều chẳng khởi. Phải biết Bát nhã Ba la mật đa là thầy các Bồ tát Ma ha tát, năng làm cho chúng Bồ tát Ma ha tát chẳng khởi tất cả vọng tưởng phân biệt, sở hành bố thí đều không nhiễm đắm. Bồ tát Ma ha tát này đem căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa nhiếp lấy bố thí ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa thọ trì tịnh giới, không cho tất cả tâm Thanh văn Ðộc giác thảy khởi được. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này quán các bậc Thanh văn Ðộc giác thảy đều bất khả đắc, tâm hồi hướng kia cũng bất khả đắc, hồi hướng bậc kia thân ngữ luật nghi cũng bất khả đắc.

Bồ tát Ma ha tát này an trụ Bát nhã Ba la mật đa, từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa tự lìa giết sanh mạng, cũng khuyên người lìa giết sanh mạng, xưng nêu pháp lìa giết sanh mạng không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa giết sanh mạng. Như vậy cho đến tự lìa tà kiến, cũng khuyên người lìa tà kiến, xưng nêu pháp lìa tà kiến không trái, vui mừng khen ngợi kẻ lìa tà kiến.

Bồ tát Ma ha tát này đem tịnh giới đây đã sanh căn lành chẳng cầu ba cõi và pháp Nhị thừa, chỉ đem vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa nhiếp lấy tịnh giới Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa khởi nhẫn tùy thuận. Được nhẫn đây rồi thường làm nghĩ này: Trong tất cả pháp, không có một pháp khởi hoặc diệt, hoặc sanh hoặc già, hoặc bệnh hoặc chết, hoặc kẻ năng mắng hoặc kẻ chịu mắng, hoặc kẻ năng báng hoặc kẻ chịu báng, hoặc kẻ năng cắt dứt đâm chém trói đánh não xúc gia hại. Tất cả tánh tướng như thế đều không, chẳng nên đối trong ấy vọng tưởng phân biệt.

Bồ tát Ma ha tát này vì được nhẫn đây, nên từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa, giả sử tất cả loại hữu tình đều đến hủy mắng bài báng lăng nhục, dùng các thứ dao gậy ngói đá đất khối thảy làm tổn hại đánh đập cắt đứt đâm chém, cho đến mổ xẻ từng lóng đốt nơi thân.

Bấy giờ, có Bồ Tát tâm không biến khác, chỉ khởi nghĩ này: Rất đáng lạ thay! Trong các pháp tánh đều không có việc hủy mắng bài báng lăng nhục gia hại thảy, nhưng các hữu tình phân biệt vọng tưởng chấp là thật có, phát khởi các thứ phiền não ác nghiệp, đời hiện đời sau chịu các khổ dữ dội. Bồ tát Ma ha tát này đem căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa nhiếp lấy an nhẫn Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp, khiến trụ bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa; hoặc khiến trụ bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi; hoặc khiến được quả Dự lưu cho đến quả A la hán; hoặc khiến được Độc giác Bồ đề; hoặc khiến được Nhất thiết trí trí. Bồ tát Ma ha tát này dù làm việc đây mà chẳng trụ hữu vi giới, cũng chẳng trụ vô vi giới. Lại đem căn lành đã nhóm như thế, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa nhiếp lấy tinh tiến Ba la mật đa.

Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa, trừ đẳng trì Phật, đối tất cả đẳng trì khác Thanh văn Ðộc giác Bồ Tát đều năng tự tại tùy ý ra vào. Bồ tát Ma ha tát này an trụ đẳng trì Bồ Tát tự tại, đối tám giải thoát đều năng tự tại thuận nghịch vào ra. Những gì là tám?

Một là quán có sắc, các sắc giải thoát.

Hai là trong quán vô sắc tướng, các sắc ngoài giải thoát.

Ba là tịnh thắng giải, thân làm chứng giải thoát.

Bốn là vượt tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, chẳng suy nghĩ các thứ tưởng, vào vô biên không, không vô biên xứ giải thoát.

Năm là vượt tất cả Không vô biên xứ, vào vô biên thức, Thức vô biên xứ giải thoát.

Sáu là vượt tất cả Thức vô biên xứ, vào vô thiểu sở hữu, Vô sở hữu xứ giải thoát.

Bảy là vượt tất cả Vô sở hữu xứ, vào phi hữu tưởng phi vô tưởng, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

Tám là vượt tất cả Phi tưởng phi phi tưởng xứ vào định diệt tưởng thọ, diệt tưởng thọ giải thoát.

Bồ tát Ma ha tát này năng đối chín định thứ lớp hoặc nghịch hoặc thuận vào ra tự tại. Những gì là chín? Là bốn tĩnh lự, bốn vô sắc định, định diệt tưởng thọ, đấy gọi là chín.

Bồ tát Ma ha tát này đối tám giải thoát, chín định thứ lớp thuận nghịch vào ra, thành thạo giỏi rồi, mới năng vào Đẳng trì sư tử phấn tấn. Đẳng trì sư tử phấn tấn là sao?

Thiện Hiện! Là Bồ tát Ma ha tát lìa pháp dục ác bất thiện có tìm có rình, lìa sanh vui mừng, vào sơ tĩnh lự, thứ lớp cho đến vượt tất cả phi tưởng phi phi tưởng xứ, vào Định diệt tưởng thọ. Lại từ Định diệt tưởng thọ khởi, vào lại định Phi tưởng phi phi tưởng xứ, thứ lớp cho đến vào sơ tĩnh lự. Đấy là Đẳng trì sư tử phấn tấn.

Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát lìa pháp dục ác bất thiện có tìm có rình, lìa sanh vui mừng vào Sơ tĩnh lự. Từ Sơ tĩnh lự khởi thứ lớp vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào Sơ tĩnh lự. Từ Sơ tĩnh lự khởi, vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào định đệ Nhị tĩnh lự. Từ đệ Nhị tĩnh lự khởi, vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào đệ Tam tĩnh lự. Từ đệ Tam tĩnh lự khởi, vào đệ Tứ tĩnh lự.

Từ đệ Tứ tĩnh lự khởi, vào định diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào định Không vô biên xứ. Từ định Không vô biên xứ khởi, vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào định Thức vô biên xứ. Từ định Thức vô biên xứ khởi, vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào định Vô sở hữu xứ. Từ định Vô sở hữu xứ khởi, vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi, vào định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi vào định phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Từ định Phi tưởng phi phi tưởng  xứ khởi, vào tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào lại định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào lại định Diệt tưởng thọ. Từ định Diệt tưởng thọ khởi, trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Từ định Phi tưởng phi phi tưởng xứ khởi, trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào định Vô sở hữu xứ.

Từ định Vô sở hữu xứ khởi, trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào định Thức vô biên xứ. Từ định Thức vô biên xứ khởi, trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào định Không vô biên xứ. Từ định Không vô biên xứ khởi, trụ tâm Bất định.

Từ tâm Bất định vào đệ Tứ tĩnh lự. Từ đệ Tứ tĩnh lự khởi trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào đệ Tam tĩnh lự. Từ đệ Tam tĩnh lự khởi trụ tâm Bất định. Từ tâm Bất định vào đệ Nhị tĩnh lự. Từ đệ Nhị tĩnh lự khởi trụ tâm bất định. Từ tâm Bất định vào Sơ tĩnh lự. Từ Sơ tĩnh lự khởi trụ tâm Bất định.

Đấy là Đẳng trì siêu việt của Bồ Tát. Nếu Bồ tát Ma ha tát an trụ Đẳng trì siêu việt như thế được thật tánh tất cả pháp bình đẳng. Lại đem căn lành đã nhóm như thế dùng vô sở đắc mà làm phương tiện cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Với khi hồi hướng không chuyển hai tâm, nghĩa là ai hồi hướng, hồi hướng về đâu. Thiện Hiện! Đấy là Bồ tát Ma ha tát an trụ Bát nhã Ba la mật đa nhiếp lấy tĩnh lự Ba la mật đa.

  

--- o0o ---

Mục Lục Tập 19

Quyển thứ:  451| 452 | 453 | 454 | 455

 456| 457| 458 | 459| 460| 461| 462| 463| 464| 465

466| 467 | 468 | 469| 470| 471| 472| 473| 474| 475

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Bát Nhã

Tập:  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 78 | 9 | 10 | 11 | 12

13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24  

--- o0o ---

Vi tính: Đông Phương
Cập nhật: 01-08-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

四十二章經全文 น ท 佛语不杀生 七五三 小山 Vượt thoát trầm luân tiếp theo và 忿怒相 お寺との付き合い 檀家 祓郷婦人会会則 地风升 栃木県 寺院数 எதன ந ன வ Người béo phì có nguy cơ mắc bệnh DÃƒÆ lá ÿ æåŒ 河南有专属的佛教 ngay via phat a di da 工作证明 长寿和尚 塩谷八幡宮 Ï æŠ æ³ 星雲大師全集 合祀墓と合葬墓の違い 高級 霊園 大一学期改进措施与下学期计划 Ç dieu hanh xe dap huong ve ngay phat dan tận thuyết hay thuyết tận 五痛五燒意思 the 七佛灭罪真言全文念诵 Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ å æžœ æˆåšæ ส ะนนะ お寺 護持会 住所 ๆ ภขง 曹洞宗 お参りの仕方 人生是 旅程 風景 地藏十轮经 xuân về nơi cửa phật рикна çšˆä¾ çš æ æ chuong viii sau la thu va cuoc khung hoang cua cac ban tre thoi nay nhin cuoc doi nhu the nao an chay doi voi gioi tre æ ²æ¼ 大安法师讲五戒 积极向上的名言警句 สโตร ส รา Lạc nhà 淨空法師 李木源 著書