Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bạch Thế
Tôn! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm thật vì việc lớn hiện thế gian chăng?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy! Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm vì việc lớn xuất hiện thế gian. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm thật năng thành xong Nhất thiết trí trí, thật năng
thành xong các bậc Ðộc giác, thật năng thành xong các bậc Thanh văn.
Thiện Hiện phải biết: Như Quán đảnh Ðại vương Sát Ðế
Lợi uy đức tự tại uốn dẹp tất cả, đem các việc nước giao phó dặn dò tôi
lớn, tréo tay không làm gì, yên ổn hưởng vui sướng. Chư Phật cũng thế, là
Ðại Pháp Vương uy đức tự tại, uốn dẹp tất cả, đem pháp chư Phật, hoặc pháp
Ðộc giác, hoặc pháp Thanh văn thảy đều giao phó dặn dò Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm khiến thành xong. Vậy nên, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm thật vì việc lớn xuất hiện thế gian.
Thiện Hiện phải biết: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
chẳng vì thu nhận chấp lấy sắc nên xuất hiện thế gian. Chẳng vì thu nhận
chấp lấy thọ tưởng hành thức nên xuất hiện thế gian. Chẳng vì thu nhận
chấp lấy quả Dự Lưu nên xuất hiện thế gian. Chẳng vì thu nhận chấp lấy quả
Nhất Lai, Bất hoàn, A la hán nên xuất hiện thế gian. Chẳng vì thu nhận
chấp lấy Ðộc giác Bồ đề nên xuất hiện thế gian. Chẳng vì thu nhận chấp lấy
Nhất thiết trí trí nên xuất hiện thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng: Vì sao Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm như thế cũng chẳng vì thu nhận chấp lấy Nhất thiết
trí trí nên xuất hiện thế gian?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ngươi vả thấy có
quả A la hán khá thu nhận chấp lấy chăng?
Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng thấy. Tôi
chẳng thấy có quả A la hán khá đối trong ấy thu nhận chấp lấy.
Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Ta cũng chẳng
thấy có pháp Như Lai khá đối trong ấy thu nhận chấp lấy. Vậy nên, Thiện
Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng chẳng vì thu nhận chấp lấy Nhất
thiết trí trí nên xuất hiện thế gian.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm cũng chẳng vì thu nhận chấp lấy Nhất thiết trí trí nên
xuất hiện thế gian ấy, chúng các Bồ tát mới học Ðại thừa nghe thuyết như
thế, tâm liền kinh sợ, chẳng năng tín thọ được. Nếu chúng các Bồ tát nhân
đã viên mãn, từng ở chỗ vô lượng Phật quá khứ phát thệ nguyện rộng lớn,
đêm dài chứa nhóm căn lành thù thắng, nghe thuyết như thế có thể tín thọ
được?
Phật bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy! Như ngươi đã
nói. Do nhân duyên đây, Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng nên vội vì các
Bồ tát mới học Ðại thừa mà thuyết.
Bấy giờ, các Thiên tử cõi Dục, cõi Sắc đồng thưa Phật
rằng: Bát nhã Ba la mật đa như thế rất là sâu thẳm, khó thấy khó giác, cực
khó tin hiểu. Nếu các hữu tình từng ở vô lượng chỗ Phật quá khứ thệ nguyện
rộng, trồng nhiều căn lành, thờ nhiều bạn lành, mới tin hiểu được Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm.
Giả sử các loại hữu tình thế giới Tam thiên đại thiên
tất cả đều thành tùy tín hành thảy. Loại hữu tình kia hoặc lâu một kiếp
hoặc một kiếp hơn tu hạnh tự địa, chẳng bằng có người đối Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm đây, một ngày nhẫn chịu vui mừng suy nghĩ khen lường quán
sát, chỗ được công đức hơn kia vô lượng?
Bấy giờ, Phật bảo các Thiên tử rằng: Như vậy, như vậy!
Như các ngươi đã nói. Thiên tử phải biết: Nếu các thiện nam tử thiện nữ
nhân thảy nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, mau được Niết bàn hơn trước
đã nói tùy tín hành thảy hoặc lâu một kiếp hoặc một kiếp hơn tu hạnh tự
địa, huống nhẫn vui thảy. Khi các Thiên tử nghe Phật đã dạy, vui mừng nhảy
nhót, đảnh lễ Thế Tôn, quanh hữu ba vòng, bái từ Phật, lui về cung lại.
Cách hội chưa xa bỗng nhiên chẳng hiện. Tùy thuộc cõi nào đều trụ bản
cung, khuyên tiến chư thiên tu hạnh thù thắng.
Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu các Bồ tát
Ma ha tát nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tin hiểu, chẳng
chìm chẳng đắm, chẳng mê chẳng ngất, không ngờ không nghi, không lấy không
chấp, vui mừng nghe thọ, cung kính cúng dường, chết từ chỗ nào đến sanh
trong đây?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát Ma ha tát nghe Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tin hiểu, chẳng chìm chẳng đắm, chẳng
mê chẳng ngất, không ngờ không nghi, không lấy không chấp, vui mừng nghe
thọ, cung kính cúng dường, muốn thấy ưa nghe, thọ trì đọc tụng, thường
chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm và kia tác ý tương ưng thù
thắng, ưa mến theo dõi kẻ năng thuyết pháp, như bò con theo mẹ chưa từng
tạm nới, cho đến chưa được bao nhiêu nghĩa thú Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm thông lợi rốt ráo năng vì người nói, trọn chẳng nên xa lìa Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm và Sư thuyết pháp lâu chừng giây lát. Bồ tát Ma ha tát
này chết từ trong người đến sanh trong đây, vì nhờ thắng nhân đời trước
nên năng thành tựu việc này.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vả có các Bồ tát
Ma ha tát trọn nên công đức như thế, cúng dường vâng thờ Phật phương khác
rồi, từ chỗ kia chết đến sanh đây ư?
Phật bảo: Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát cúng dường
vâng thờ Phật phương khác rồi, từ chỗ kia chết đến sanh trong đây, trọn
nên công đức thù thắng như thế. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát ấy trước
từ phương khác vô lượng chỗ Phật nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng
sanh tin hiểu, cung kính cúng dường, biên chép thọ trì, thỉnh hỏi nghĩa
thú sâu thẳm trong ấy, tu tập suy nghĩ, rộng vì người nói. Từ chỗ kia chết
đến sanh trong đây, vì nhờ căn lành xưa, năng xong được việc này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có Bồ tát Ma ha tát từ trời Ðỗ sử
đa chúng đồng phận chết đến trong người, kia cũng trọn nên công đức như
thế. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này đời trước đã ở chỗ Từ Thị Bồ tát
Ma ha tát trời Ðỗ sử đa, nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh tin
hiểu, cung kính cúng dường, thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm trong ấy, tu tập
suy nghĩ, rộng vì người nói. Từ chỗ kia chết đến sanh trong đây, vì nhờ
căn lành xưa, năng xong được việc này.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam tử Bồ tát thừa tuy ở
đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa mà chẳng thỉnh hỏi nghĩa thú sâu
thẳm, nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như
thế nơi tâm mê ngất nghi ngờ đắm chìm, hoặc sanh hiểu khác, khó nỗi khai
ngộ. Sở dĩ vì sao? Vì kẻ chẳng rõ nghĩa tâm nhiều mê ngất nghi ngờ đắm
chìm.
Lại nữa, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa,
tuy ở đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa, cũng từng thỉnh hỏi nghĩa
thú sâu thẳm, hoặc qua một ngày hai ngày ba ngày bốn ngày năm ngày, mà
chẳng tinh tiến như nói tu hành. Nay sanh trong người nghe thuyết Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm như thế, tuy lâu chút thời, nơi tâm bền vững không
ai hoại được. Nếu lìa Bát nhã Ba la mật đa đã nghe và Sư thuyết pháp thỉnh
hỏi thâm nghĩa, liền bèn lui mất, lòng sanh do dự. Sở dĩ vì sao? Các thiện
nam tử Bồ tát thừa đây, tuy ở đời trước được nghe Bát nhã Ba la mật đa,
cũng năng thỉnh hỏi nghĩa thú sâu thẳm, mà chẳng tinh tiến như nói tu
hành, nên với đời nay đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm hoặc khi muốn
nghe, hoặc khi chẳng muốn, hoặc khi bền vững, hoặc khi lui mất, nơi tâm
nhẹ động, tới lui chẳng hằng, như múi bông theo gió bay chuyển. Phải biết
các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa như thế, mới học Ðại thừa, tuy có lòng
tin mà chẳng bền vững thanh tịnh, đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng
thể trường thời tin muốn chuyển theo. Kia đối hai bậc hoặc tùy đọa một,
chỗ gọi Thanh văn và bậc Ðộc giác.
Thiện Hiện phải biết: Như biển cả mênh mông cưỡi thuyền
bị thủng. Các người trong ấy nếu chẳng lấy cây, đồ vật, đãy nổi, ván tấm,
thây chết làm vật nương đeo, quyết định biết bị chết chìm, chẳng đến bờ
kia. Nếu năng lấy được cây, đồ vật, đãy nổi, ván tấm, thây chết làm chỗ
nương đeo, phải biết loại này quyết chẳng chết chìm, được yên ổn biển cả
đến bờ kia, không tổn không hại, hưởng các vui sướng. Các thiện nam tử trụ
Bồ tát thừa cũng lại như thế. Có đối Ðại thừa tuy thành tựu phần ít lòng
tin kinh mến vui mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm làm chỗ
nương đeo. Phải biết loại kia giữa đường lui mất chẳng thể chứng được Nhất
thiết trí trí, nghĩa là rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Nếu đối Ðại thừa
có tin có nhẫn, có vui có muốn, có tinh tiến có thắng giải, có chẳng buông
lung, có muốn thắng ý, có xả, có kính, có hớn hở, có vui mừng, có tâm
thanh tịnh, có đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng bỏ ách yếu khéo léo,
lại năng nhiếp thọ được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm làm chỗ nương đeo.
Phải biết loại này trọn chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc
giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất
cả.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có kẻ nam hoặc các người nữ
cầm mang chiếc bình đất sống đến sông lấy nước, hoặc ao hoặc giếng, hoặc
suối hoặc khe. Phải biết bình này chẳng lâu tan rã. Vì cớ sao? Vì bình ấy
chưa nung chín, chẳng kham đựng nước, chung qui về lại đất vậy. Như vậy,
Thiện Hiện! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa tuy đối Ðại thừa có tín có
nhẫn, có vui có muốn, có tinh tiến có thắng giải, có chẳng buông lung, có
muốn thắng ý, có xả có kính, có hớn hở có vui mừng, có tâm thanh tịnh, có
đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng bỏ ách yếu khéo léo, mà chẳng nhiếp
thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo. Phải biết loại kia
giữa đường lui mất, chẳng thể chứng được Nhất thiết trí trí, nghĩa là rơi
Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có kẻ nam hoặc các người nữ
cầm bình nung chín đến sông lấy nước, hoặc ao hoặc giếng, hoặc suối hoặc
khe, phải biết bình này chắc chẳng tan rã. Vì cớ sao? Vì bình ấy chín tốt,
kham chịu đựng nước rất bền chắc vậy. Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện
nam tử Bồ tát thừa, nếu đối Ðại thừa có tín có nhẫn, nói rộng cho đến có
đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng bỏ ách yếu khéo léo, lại năng nhiếp
thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo. Phải biết loại này
quyết chẳng giữa đường lui vào Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi vui tất cả.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người buôn không trí khôn
khéo, thuyền ở bờ biển chưa sửa trị kiên cố, liền đem của vật đặt để trên
thuyền, kéo vào xuống nước, cấp tốc phát đi. Phải biết thuyền này giữa
đường hư chìm, người thuyền của vật trôi tản mỗi xứ. Người buôn như thế
không trí khôn khéo, chết mất thân mạng và các của cải báu quí. Như vậy,
Thiện Hiện! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa, tuy đối Ðại thừa có tín có
nhẫn, nói rộng cho đến có đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng bỏ ách yếu
khéo léo, mà chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện
khéo léo. Phải biết loại kia giữa đường lui mất, chẳng thể chứng được Nhất
thiết trí trí, nghĩa là rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác.
Lại nữa, Thiện Hiện! Như có người buôn có trí khôn
khéo, trước thuyền ở bờ biển sửa trị kiên cố rồi mới kéo xuống nước,
nghiệm biết không kẻ hở, sau mới đem của vật để lên mà cho thuyền đi. Phải
biết thuyền này tất chẳng hư chìm, người của yên ổn, đạt đến chỗ muốn tới.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa, nếu đối Ðại thừa có
tín có nhẫn, nói rộng cho đến có đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng bỏ
ách yếu khéo léo, lại năng nhiếp thọ được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo. Phải biết loại này quyết chẳng giữa đường lui vào
Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng
tận vị lai lợi vui tất cả. Vì cớ sao? Nếu các thiện nam tử Bồ tát thừa có
tín có nhẫn, nói rộng cho đến có đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng bỏ
ách yếu khéo léo, lại năng nhiếp thọ được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
phương tiện khéo léo giữa đường lẽ vậy chẳng rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc
giác, tất chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cùng các hữu tình thường làm
nhiêu ích.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người trăm hai chục tuổi
già nua suy yếu lại thêm nhiều bệnh, chỗ gọi bệnh nóng bệnh đàm, hoặc ba
bệnh nhóm lại. Nơi ý hiểu sao? Người già bệnh ấy, vả từ giường tòa tự năng
đứng dậy được chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Chẳng được.
Phật bảo: Thiện Hiện! Người này nếu có đỡ cho đứng dậy
cũng không sức đi một dặm, hoặc hai hoặc ba. Vì cớ sao! Vì già bệnh lắm
vậy.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa,
nếu đối Ðại thừa có tín có nhẫn, nói rộng cho đến có đối Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề chẳng bỏ ách yếu khéo léo. Nếu chẳng nhiếp thọ Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, phải biết loại kia chẳng chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, lui rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Vì cớ sao?
Vì xa lìa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, lẽ phải như
vậy.
Lại nữa, Thiện Hiện! Ví như có người trăm hai chục tuổi
già nua suy yếu, lại thêm các bệnh, chỗ gọi bệnh nóng bệnh đàm, hoặc ba
bệnh nhóm lại. Người già bệnh ấy muốn từ giường tòa dậy qua chỗ khác mà tự
chẳng thể được. Có hai người mạnh, mỗi xóc một nách, đỡ lần cho đứng mà
bảo kia rằng: Chớ có sợ nạn, tùy ý muốn đi, hai người chúng tôi trọn chẳng
rời nhau, tất thấu chỗ đến yên ổn không tổn hại gì.
Như vậy, Thiện Hiện! Có các thiện nam tử Bồ tát thừa
nếu đối Ðại thừa có tín có nhẫn, nói rộng cho đến có đối Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề chẳng bỏ ách yếu khéo léo, lại năng nhiếp thọ được Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo. Phải biết loại này quyết chẳng
giữa đường lui rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác, định chứng Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề, quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình.
Nguồn: www.quangduc.com