Phẩm
29: Thọ Thần Tán Dương
(1) Kính lạy tuệ giác cực kỳ thanh tịnh, kính lạy tuệ giác thường cầu chánh pháp, kính lạy tuệ giác tách rời phi pháp, kính lạy tuệ giác vĩnh siêu phân biệt. (2) Hiếm có cái hạnh không có biên cương, hiếm có khó thấy như hoa ưu đàm, hiếm có như biển trấn cho núi chúa (104) , hiếm có ánh sáng không có số lượng. (3) Hiếm có cái nguyện từ bi rộng lớn, hiếm có cái sáng vượt quá thái dương, tuyên thuyết kinh này ngọc trong các kinh, thương tưởng lợi ích cho bao sinh linh. (4) Thể hiện vắng lặng giác quan định tĩnh, hội nhập vắng lặng thành trì niết bàn, sống trong vắng lặng. các pháp đẳng trì (105) , thấu triệt vắng lặng lĩnh vực sâu xa. (5) Trú ở ở trong cái Không siêu việt, đệ tử cũng thấy bản thân là không, cũng thấy các pháp toàn không tự tánh, cũng thấy chúng sinh toàn là vắng lặng. (6) Con thường nhớ đến chư vị Thế tôn, con thường thích nhìn chư vị Thế tôn, con thường thiết tha đối với Thế tôn, con thường gặp được mặt trời Thế tôn. (7) Con thường kính lạy chư vị Thế tôn, khao khát ước nguyện lòng không rời bỏ, cảm kích rơi lệ lòng không gián đoạn, nguyện được phụng sự lòng không nhàm chán. (8) Xin đức Thế tôn khởi tâm đại bi, cho con thường thấy dung nghi Thế tôn, nguyện cầu Thế tôn cùng Thanh tịnh chúng thường xuyên tế độ vô lượng nhân thiên. (9) Thân Ngài rỗng sáng in như không gian, biến thể thì như ảo tượng, trăng nước (106) . Xin Ngài tuyên thuyết niết bàn cam lộ, để phát sinh ra cái khối công đức. (10) Lĩnh vực thanh tịnh của đức Thế tôn, từ bi, chánh hạnh toàn bất tư nghị; Thanh văn Độc giác đã không lường nổi, mà chư Bồ tát cũng không lường thấu. (11) Xin đức Thế tôn thương tưởng đến con, thường cho con thấy thân đấng Đại bi. Con đem ba nghiệp không hề mệt mỏi thờ đức Đại từ, nguyện con mau chóng thoát khỏi sinh tử hội về chân như.
Nguồn: www.quangduc.com