Thiện
Hiện phải biết: Nếu các Bồ tát khi được hỏi đây, khởi đáp như vầy: “Các Bồ
tát Ma ha tát chỉ nên suy nghĩ hoặc không, hoặc vô tướng, cho đến hoặc
thật tế, chẳng vì chỉ rõ ứng niệm, chẳng bỏ tất cả hữu tình nhiếp thọ
phương tiện khéo léo thù thắng”. Phải biết Bồ tát kia trước chưa nhờ chư
Phật trao cho ký chẳng quay lui đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì
sao? Vì các Bồ tát kia chưa năng khai chỉ ghi riêng rõ ràng pháp tướng
chẳng chung của chúng các Bồ tát bậc chẳng quay lui, chẳng như thật biết
kia đã thỉnh hỏi các hành trạng tướng bậc chẳng quay lui, cũng chẳng năng
đáp được. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Vả có nhân duyên biết các Bồ tát chẳng quay
lui chăng? Phật
bảo: Thiện Hiện! Cũng có nhân duyên biết các Bồ tát này chẳng quay lui.
Nghĩa là có Bồ tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm hoặc nghe chẳng nghe,
năng như thật đáp đã thỉnh hỏi trước, năng như thật hành các hạnh Bồ tát
bậc chẳng quay lui. Do nhân duyên đây biết Bồ tát kia là chẳng quay lui. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì nhân duyên nào có nhiều Bồ tát cầu học
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ít có kẻ năng khởi như thật đáp? Phật
bảo: Thiện Hiện! Tuy nhiều Bồ tát cầu học Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, mà
ít Bồ tát được nhận ký huệ nhiệm mầu bậc chẳng quay lui như thế. Nếu có kẻ
được lãnh ký như thế đều năng đối đây khởi đáp như thật. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát ấy căn lành minh tịnh, trí huệ rộng sâu, thế
gian trời, người, a tố lạc chẳng thể phá hoại được, tất chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát cho đến trong mộng cũng chẳng ưa vui các pháp
ba cõi, cũng chẳng khen ngợi tất cả pháp Thanh văn bậc Ðộc giác. Mặc dù
quán các pháp như mộng đã thấy đối thật tế chẳng chứng chẳng lấy. Phải
biết đấy là tướng các Bồ tát bậc chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát mộng thấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ngồi tòa
Sư tử, có vô lượng trăm ngàn trăm ức chúng Bí sô thảy cung kính vây quanh
mà vì thuyết pháp, hoặc thấy tự thân có việc như thế. Phải biết đấy là
tướng các Bồ tát bậc chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát mộng thấy Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ba mươi
hai tướng, tám mươi tùy hảo viên mãn trang nghiêm, thường quang một tầm
soi sáng chung quanh; cùng vô lượng chúng vọt ở hư không hiện thần thông
lớn, thuyết Chánh pháp yếu. Hóa làm kẻ hóa sĩ khiến qua phương khác vô
biên cõi Phật thi tác Phật sự, hoặc thấy tự thân có việc như thế. Phải
biết đấy là tướng các Bồ tát bậc chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát mộng thấy giặc cuồng phá hoại làng thành, hoặc
thấy lửa khởi đốt cháy xóm làng, hoặc thấy Sư tử hổ sói thú dữ rắn độc rít
ác muốn đến hại thân, hoặc thấy oan gia muốn chém nơi đầu, hoặc thấy cha
mẹ vợ con dòng họ sắp đến mạng chung, hoặc thấy tự thân có các việc khổ
khác muốn ép ngặt nhau. Mặc dù thấy thảy đây các việc đáng sợ hãi, mà
chẳng kinh sợ cũng chẳng buồn não. Từ mộng giác rồi, tức suy nghĩ được ba
cõi chẳng chơn thật, đều như mộng thấy, khi ta được Vô thượng Chánh đẳng
giác sẽ vì hữu tình nói pháp ba cõi tất cả hư dối đều như cảnh mộng. Phải
biết đấy là tướng các Bồ tát bậc chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát cho đến trong mộng thấy có địa ngục, bàng sanh,
quỷ giới, các loài hữu tình, bèn khởi nghĩ rằng: “Ta phải tinh siêng tu
các hạnh Bồ tát Ma ha tát mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Trong cõi
Phật ta được không địa ngục, bàng sanh, quỷ giới, ác thú và các tên ấy”.
Từ mộng giác rồi, cũng khởi nghĩ nầy. Thiện Hiện! Phải biết các Bồ tát này
khi sẽ làm Phật, cõi nước thanh tịnh, định không ác thú và tên ác thú.
Phải biết đấy là tướng các Bồ tát chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát trong mộng thấy lửa đốt các loại hữu tình địa ngục
thảy, hoặc lại thấy đốt thành ấp xóm làng, bèn phát thệ nguyện: “Ta nếu đã
nhận ký chẳng quay lui, sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện lửa dữ
đây tức thì tắt gấp biến thành mát mẻ”. Nếu Bồ tát đây khởi nguyện này
rồi, trong mộng thấy lửa tức thì tắt gấp, phải biết đã nhận ký chẳng quay
lui. Nếu Bồ tát khởi nguyện đây rồi trong mộng thấy lửa chẳng liền tắt
gấp, phải biết chưa nhận ký chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi giác hiện thấy lửa dữ vội khởi đốt các
thành ấp, hoặc đốt xóm làng, bèn khởi nghĩ này: “Ta ở trong mộng hoặc ở
khi giác từng thấy tự có các hành trạng tướng bậc chẳng quay lui, chưa
chắc hư thật. Nếu ta đã thấy là thật có ấy, nguyện lửa dữ đây tức thì tắt
gấp, biến thành mát mẻ”. Thiện Hiện phải biết: Nếu Bồ tát này khởi thề
nguyện đây phát lời chắc thật, bấy giờ lửa dữ tức bị tắt lẹ; phải biết đã
nhận ký chẳng quay lui. Nếu Bồ tát đây khởi thệ nguyện này phát lời chắc
thật lửa chẳng tắt gấp, phải biết chưa nhận ký chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi giác thấy lửa đốt cháy thành ấp hoặc cháy
xóm làng, bèn khởi nghĩ này: “Ta ở trong mộng hoặc ở khi giác từng thấy tự
có các hành trạng tướng bậc chẳng quay lui. Nếu ta đã thấy định là thật
có, tất chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nguyện lửa dữ đây tức thì tắt
gấp biến thành mát mẻ”. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này phát thệ nguyện đây lời chắc thật rồi, bấy
giờ lửa chẳng bị tắt gấp, đốt cháy một nhà vượt bỏ một nhà lại cháy một
nhà, hoặc cháy một xóm vượt bỏ một xóm lại cháy một xóm, như thế lần hồi
lửa kia mới tắt. Các Bồ tát này quyết định đã nhận ký chẳng quay lui.
Nhưng các bị cháy ấy do hữu tình kia gây làm nghiệp hoại Chánh pháp tăng
trưởng. Kia bởi nghiệp đây trước đọa ác thú trong vô lượng kiếp chịu quả
khổ chính, nay sanh thú người chịu dư ương kia. Hoặc bởi nghiệp đây phải
đọa ác thú lâu vô lượng kiếp chịu quả khổ chính, nay ở thú người hiện
trước chút ương họa. Phải biết đấy là tướng các Bồ tát chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Lại có bao các hành trạng tướng khác biết là Bồ tát Ma ha tát
chẳng quay lui, Ta sẽ vì ngươi phân biệt giải nói. Ngươi nên lóng nghe
chắc, cực khéo suy nghĩ. Thiện
Hiện thưa rằng: Dạ, cúi xin nói cho, chúng tôi muốn nghe. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát thấy có nam tử hoặc có nữ nhân, hoặc có
đồng nam hoặc có đồng nử, hiện bị phi nhân ám bắt, chịu các khổ não chẳng
thể xa lìa, bèn khởi nghĩ này: “Nếu các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác biết
tôi đã được ý muốn thanh tịnh, trao tôi ký chẳng quay lui đối Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Nếu tôi lâu phát ý muốn thanh tịnh cầu chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề xa lìa tác ý Thanh văn Ðộc giác, chẳng đem tác ý Thanh
văn Ðộc giác cầu chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu tôi đời sau tất
được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi ích an vui các loại
hữu tình. Nếu mười phương cõi hiện tại thật có vô lượng Như Lai Ứng Chánh
Ðẳng Giác thuyết Chánh pháp yếu, nhiêu ích hữu tình. Các Ðức Như Lai Ứng
Chánh Ðẳng Giác kia không chỗ chẳng thấy, không chỗ chẳng biết, không chỗ
chẳng hiểu, không chổ chẳng chứng, hiện biết thấy giác tất cả hữu tình ý
muốn sai khác; nguyện đủ soi xét chỗ nghĩ tâm tôi và lời thành thực. Nếu
tôi thật năng tu hạnh Bồ tát, tất chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cứu
vớt hữu tình bị khổ sanh tử, nguyện cho nam tử đây hoặc nữ nhân này, hoặc
đồng tử đây hoặc đồng nữ này, chẳng bị kẻ phi nhân làm rối loạn khổ não;
kia theo lời tôi tức phải bỏ đi”. Các Bồ tát này khi nói lời đấy, nếu phi
nhân kia chẳng vì bỏ đi, phải biết chưa nhận ký chẳng quay lui. Nếu phi
nhân kia tức vì bỏ đi, phải biết đã nhận ký chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát chưa tu hành đủ tất cả Phật pháp, chưa vào Bồ
tát Chánh tánh ly sanh, chưa khỏi bị ác ma làm rối loạn, đối các việc ma
chưa năng giác biết, chưa nhận ký chẳng quay lui Bồ đề. Chẳng năng tự xét
biết căn lành dày mỏng, đối chút ít chỗ tu hành khởi năng thượng mạn, bắt
chước phát lời thành thực các Bồ tát, bèn bị ác ma lừa gạt. Nghĩa là
Bồ tát kia thấy có nam tử hoặc có nữ nhân, hoặc có đồng nam hoặc có đồng
nữ hiện bị kẻ phi nhân ám bắt chịu các khổ não chẳng thể xa lìa được; liền
bèn khinh phớt phát lời thành thực: “Nếu ta đã từ chư Phật quá khứ nhận
được ký chẳng quay lui đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khiến cho nam tử
đây hoặc nữ nhân thảy chẳng bị phi nhân làm rối não, kia theo lời ta mau
phải bỏ đi”. Các Bồ tát này khởi lời đây rồi, bấy giờ ác ma làm dối gạt
nên liền bèn xua đuổi bức ngặt khiến phi nhân bỏ đi. Sở dĩ vì sao? Vì oai
lực ác ma hơn phi nhân kia, vậy nên phi nhân chịu ma dạy khiến bỏ đi tức
thì. Khi Bồ tát thấy việc này rồi vui mừng nhảy nhót, khởi nghĩ này rằng:
“Khiến phi nhân đi là oai lực ta, Sở dĩ vì sao? Vì phi nhân kia theo lời
đã phát thệ nguyện của ta tức thì phóng xả các nam nữ thảy đây, không
duyên cớ nào khác”. Các Bồ tát này chẳng thể giác biết được việc làm ác
ma, bảo là sức mình sanh vui mừng quấy, cậy đây khinh dể các Bồ tát khác,
rằng: “Ta đã nhận ký được chẳng quay lui Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề từ chư
Phật quá khứ, đã phát thệ nguyện đều chẳng luống uổng. Các ngươi chưa nhờ
chư Phật trao ký, chẳng nên bắt chước nhau phát lời thành thực. Giả sử
muốn có khắc ký tất luống không, vô hiệu quả!” Các Bồ tát này hủy chê
khinh dể các Bồ tát nên ỷ bậy chút ít khả năng, đối các công đức sanh
trưởng nhiều thứ tăng thượng mạn, nên xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề,
chẳng thể chứng được Nhất thiết trí trí. Bởi các Bồ tát này không sức
phương tiện khéo léo, nên sanh trưởng nhiều thứ tăng thượng mạn, hủy mắng
khinh miệt coi thường các Bồ tát, nên dù siêng tinh tiến mà vẫn rơi Thanh
văn hoặc bậc Ðộc giác. Các Bồ tát này vì mỏng phước đức, nên sở tác nghiệp
lành, phát lời thành thực đều động đến việc ma. Các Bồ tát này chẳng thể
gần gũi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen bạn quen biết chơn
thiện, chẳng thể thỉnh hỏi hành tướng Bồ tát chẳng quay lui được, chẳng
thể chịu hỏi sự nghiệp ra làm của các ác ma quân. Bởi đây bị ma ràng buộc
lại càng bền chắc thêm. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này chẳng tu hành lâu
sáu đến bờ kia, xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, nên bị
ác ma làm lừa gạt. Vậy nên, Bồ tát phải khéo giác biết các việc ác ma,
siêng tu nghiệp lành. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát chưa tu hành lâu sáu đến bờ kia, xa lìa Bát nhã
Ba la mật đa phương tiện khéo léo, nên bị ác ma làm lừa gạt. Nghĩa là có
ác ma muốn làm lừa gạt nên phương tiện hóa làm các thứ hình tượng đến chỗ
Bồ tát, nói lời như vầy: “Khốn thay, thiện nam tử! Ngươi tự biết ư? Chư
Phật quá khứ đã từng trao ngươi kỳ Ðại Bồ đề, ngươi đối Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề quyết định sẽ được chẳng quay lui nữa. Thân ngươi, cha mẹ, anh
em, chị em, bạn thân, dòng họ, cho đến bảy đời danh tự sai khác, ta đều
khéo biết: thân ngươi sanh tại phương đó, nước đó, thành đó, ấp đó, trong
xóm đó; ngươi sanh tại năm đó, tháng đó, ngày đó, giờ đó, trong túc tướng
vương”. Như vậy ác ma nếu thấy Bồ tát bẩm tánh mềm mại, các căn mù mờ ám
độn, bèn dối ghi rằng: Ngươi ở đời trước sở bẩm thọ căn tánh đã từng như
thế. Nếu thấy Bồ tát bẩm tánh cứng cỏi, các căn sáng suốt lanh lợi, bèn
dối ghi rằng: Ngươi ở đời trước sở bẩm thọ căn tánh cũng từng như thế. Nếu thấy
Bồ tát ở chỗ vắng vẻ, hoặc thường ăn xin, hoặc thọ một bữa, hoặc một ngồi
ăn, hoặc một bát ăn, hoặc ở trong mả, hoặc ở đất trống, hoặc ở dưới cây,
hoặc áo giẻ lượm, hoặc chỉ ba áo, hoặc thường ngồi chẳng nằm, hoặc trải cụ
như xư, hoặc ít muốn, hoặc ưa đủ, hoặc ưa xa lìa, hoặc ưa vắng định, hoặc
đủ chánh niệm, hoặc đủ diệu huệ, hoặc chẳng trọng lợi dưỡng, hoặc chẳng
quý danh dự, hoặc ưa liêm kiệm chân chẳng xoa dầu, hoặc bớt ngủ nghỉ, hoặc
lìa lay động, hoặc ưa nói ít, hoặc ưa nói nhẹ. Như vậy ác ma thấy Bồ tát
có các thứ hạnh đây rồi, bèn dối ghi rằng: “Ngươi ở đời trước cũng từng
như thế”. Sở dĩ vì sao? Ngươi nay trọn nên công đức thù thắng như thế, thế
gian đồng thấy, đời trước định cũng lẽ có công đức thù thắng như thế, nên
tự mừng vui, chớ được tự khinh”. Khi Bồ
tát kia nghe ác ma đây nói việc quá khứ đương lai công đức và nói hiện tại
thân hữu bản thân danh thảy công đức, gồm khen các thứ căn lành thù thắng,
vui mừng nhảy nhót, khởi tăng thượng mạn lấn khinh huỷ mắng các Bồ tát
khác. Bấy giờ ác ma biết kia ám độn sanh tăng thượng mạn lấn khinh hủy
mắng các Bồ tát khác. Bấy giờ ác ma biết kia ám độn tăng thượng mạn lấn
khinh người khác, lại bảo đó rằng: “Ngươi định trọn nên công đức thù
thắng. Như Lai quá khứ đã trao ký ngươi, ngươi đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề định sẽ chứng được chẳng quay lui nữa, vì đã tướng điềm lành hiện trước
như thế”. Bấy giờ ác ma muốn làm rối loạn nên hoặc dối hiện làm hình tượng
xuất gia, hoặc dối hiện làm hình tượng tại gia, hoặc dối diện làm cha mẹ,
anh em, chị em, bạn thân, phạm chí, sư chủ, trời, rồng, dược xoa, người,
phi người thảy các thứ hình tượng đến chỗ Bồ tát ấy ở, nói lời như vầy:
“Như Lai quá khứ đã lâu trao người ký Ðại Bồ đề, ngươi đối Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề quyết định sẽ được chẳng còn quay lui. Sở dĩ như thế? Vì các
hành tướng Bồ tát bậc chẳng quay lui nơi ngươi đều có đủ, nên tự tôn trọng
chớ sanh nghi ngờ”. Khi Bồ tát đây nghe lời kia rồi, lòng tăng thượng mạn
càng bền vững thêm. Thiện
Hiện phải biết: Như Ta đã nói các hành trạng tướng bậc chẳng quay lui, các
Bồ tát này thật đều chưa có. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này bị ma nắm giữ, bị ma làm rối chẳng được tự
tại. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này đối các hành trạng tướng chẳng quay
lui thật đều chẳng có. Chỉ nghe ác ma dối nói công đức và danh tự thảy,
sanh tăng thượng mạn lấn khinh hủy mắng các Bồ tát khác. Vậy nên, Thiện
Hiện! Nếu các Bồ tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên khéo giác
biết các việc ác ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát bị ma nắm giữ, bị ma ám bắt, chỉ nghe danh tự
vọng sanh chấp trước bậy. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này chưa khéo tu
hành sáu đến bờ kia và vô lượng vô biên các Phật pháp, bởi nhân duyên đây
khiến ma được dễ. Các Bồ tát này chẳng thể biết rõ hành tướng bốn ma, bởi
nhân duyên đây khiến ma được dễ. Các Bồ tát này chẳng thể biết rõ năm thủ
uẩn thảy vô lượng pháp môn, cũng chẳng biết rõ hữu tình thật tướng các
pháp danh tự, bởi nhân duyên đây khiến ma được dễ. Phương tiện hóa làm các
thứ hình tượng bảo Bồ tát rằng: “Ngươi chỗ tu hành hạnh nguyện đã mãn, sẽ
được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, khi ngươi thành Phật sẽ được công đức
danh hiệu như thế”. Nghĩa là ác ma kia biết Bồ tát ấy đêm dài nghĩ muốn
khi ta thành Phật sẽ được công đức danh hiệu như thế, theo kia nghĩ muốn
mà ghi nói đó. Khi Bồ tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo
léo nghe ma ghi nói, khởi nghĩ này rằng: “Lạ thay! Người này vì ta ghi nói
sẽ được thành Phật, công đức danh hiệu cùng ta đêm dài nghĩ muốn hợp nhau.
Do đây nên biết chư Phật quá khứ tất đã trao ta ký Ðại Bồ đề, ta đối Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề quyết định sẽ được chẳng quay lui nữa, khi ta
thành Phật tất định sẽ được công đức danh hiệu tôn quý như thế”. Các Bồ
tát này như vậy ác ma, hoặc dòng họ ma, hoặc bị ma nắm các Sa môn thảy ghi
nói đời sau thành Phật danh hiệu như vậy như vậy, thời kiêu mạn càng tăng:
“Ta đối đời sau định sẽ làm Phật chắc được công đức danh hiệu như thế, các
Bồ tát khác không bằng chúng ta”. Thiện
Hiện phải biết: Như Ta đã nói các hành trạng tướng bậc chẳng quay lui, các
Bồ tát đây đều chưa trọn nên, chỉ nghe ma nói thành Phật hư danh, bèn sanh
kiêu mạn, khinh dễ hủy miệt các chúng Bồ tát khác. Bởi nhân duyên đây các
Bồ tát này xa lìa Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các Bồ tát này xa lìa Bát
nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, nới bỏ bạn lành, bị ác quen biết
thu nhận nên phải rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này hoặc có thân đây lại được chánh niệm, chí
thành hối quá, bỏ tâm kiêu mạn, gần gũi cúng dường bạn lành chơn tịnh. Kia
dù cho dù trôi lăn sanh tử nhiều thời, mà sau lại nương nhờ Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm, lần hồi tu học sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này nếu có thân đây chẳng đắc chánh niệm, chẳng
năng hối quá, chẳng bỏ mạn tâm, chẳng muốn gần thờ bạn lành chơn tịnh. Kia
quyết định trôi lăn sanh tử nhiều thời, sau dù tinh tiến tu các nghiệp
lành mà vẫn rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Ví như
Bí sô cầu quả Thanh văn đối bốn trọng tội hoặc tùy phạm một, liền chẳng
phải Sa môn, chẳng con Thích ca. Kia đối hiện tại định chẳng năng được quả
Dự lưu thảy, vọng chấp hư danh, Bồ tát cũng thế, chỉ nghe ma nói thành
Phật danh suông bèn khởi mạn tâm, khinh khi hủy miệt chúng các Bồ tát.
Phải biết tội đây hơn Bí sô kia bị phạm bốn trọng vô lượng bội số. Vả thôi
Bí sô kia bị phạm bốn trọng, tội Bồ tát đây hơn năm tội vô gián cũng vô
lượng bội. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này thật chẳng trọn nên công đức
thù thắng, nghe ma nói thành Phật hư danh, bèn tự kiêu mạn khinh các Bồ
tát, vậy nên tội này nặng hơn năm tội vô gián vô lượng bội số. Do đây phải
biết, nếu các Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nên khéo giác
biết việc ma nhỏ nhiệm ghi nói hư danh hiệu như thế thảy. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát tu hạnh xa lìa, nghĩa là ẩn nơi núi rừng, chằm
trống, đồng nội, ở chỗ vắng vẻ, ngồi yên suy gẫm. Khi ấy ác ma đến tới chỗ
kia cung kính khen ngợi công đức xa lìa, là nói lời này: “Hay thay, Ðại
sĩ! Năng tu hạnh chơn xa lìa như thế. Hạnh xa lìa đây được tất cả Như Lai
Ứng Chánh Ðẳng Giác cộng đồng xưng khen. Trời Ðế Thích thảy các trời thần
tiên đều chung thủ hộ cúng dường tôn trọng, nên thường ở chỗ đây chớ qua
chỗ khác”. Thiện Hiện phải biết: Ta chẳng khen ngợi chúng các Bồ tát
thường ưa vắng lặng, ở chỗ vắng vẻ đồng nội núi rừng, ngồi yên suy gẫm tu
hạnh xa lìa. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Chúng các Bồ tát nên tu những nào là hạnh
chơn xa lìa mà Phật Thế Tôn nay tác thuyết này: Ta chẳng khen ngợi chúng
các Bồ tát thường ưa vắng lặng ở đồng nội núi rừng, ngồi yên suy gẫm tu
hạnh xa lìa? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát hoặc ở núi rừng chằm trống, đồng nội, chỗ
vắng vẻ; hoặc trụ thành ấp, xóm làng, vương đô, chỗ ồn tạp, nhưng năng xa
lìa phiền não ác nghiệp và các tác ý Thanh văn Ðộc giác, hành Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo và tu các công đức thù thắng khác
nữa, đấy gọi là Bồ tát hành hạnh chơn xa lìa. Hạnh xa lìa đây được tất cả
Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cộng đồng xưng khen, chư Phật Thế Tôn đều đồng
khai cho. Chúng các Bồ tát thường nên tu học, hoặc ngày hoặc đêm nên chính
suy gẫm, tinh tiến tu hành pháp xa lìa đây; đấy gọi Bồ tát tu hạnh xa lìa.
Hạnh xa lìa này chẳng tạp tác ý Thanh văn Ðộc giác, chẳng tạp tất cả phiền
não ác nghiệp, lìa các ồn tạp thanh tịnh rốt ráo, khiến các Bồ tát mau
chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai độ chúng hữu tình. Thiện
Hiện phải biết: Ẩn nơi núi rừng, chằm trống, đồng nội, ở chỗ vắng vẻ, bỏ
đồ nằm tốt, ngồi yên suy gẫm, được ma khen ngợi, chẳng phải hạnh chơn xa
lìa của các Bồ tát. Sở dĩ vì sao? Vì hạnh xa lìa kia vẫn còn có ồn tạp.
Nghĩa là kia hoặc lẫn lộn ác nghiệp phiền não, hoặc lẫn lộn tác ý Thanh
văn Ðộc giác, đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo chẳng
thể tinh tiến tín thọ tu học, chẳng thể viên mãn Nhất thiết trí trí được. Thiện
Hiện phải biết: Có các Bồ tát tuy ưa tu hành pháp hạnh xa lìa được ma khen
ngợi, mà khởi tâm kiêu mạn chẳng thanh tịnh, khinh thường hủy chê chúng
các Bồ tát Ma ha tát khác. Vì là có chúng Bồ tát Ma ha tát mặc dù ở thành
ấp, xóm làng, vương đô mà tâm thanh tịnh, chẳng lẫn các thứ ác nghiệp
phiền não và các tác ý Thanh văn Ðộc giác, tinh siêng tu học Bát nhã Ba la
mật đa và vô lượng các phần pháp Bồ đề, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh
cõi Phật. Mặc dù ở ồn náo nhiệt mà tâm vắng lặng yên tĩnh, thường tu tập
hạnh chơn xa lìa. Kia đối chúng Bồ tát Ma ha tát chơn tịnh như thế sanh
tâm kiêu mạn khinh thường hủy mắng phỉ báng lấn chê. Thiện
Hiện phải biết: các Bồ tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện
khéo léo, tuy ở đồng nội rộng trăm do tuần, trong ấy tuyệt không có các ác
cầm thú, rắn, bọ cạp, trộm cướp, chỉ có quỉ thần, la sát bà thảy dạo ở
trong ấy. Kia nương ở chỗ vắng vẻ như thế dù lâu một năm, hoặc năm, hoặc
mười, hoặc lại cho đến trăm ngàn trăm ức, hoặc hơn số này tu hạnh xa lìa
mà chẳng biết rõ hạnh chơn xa lìa. Nghĩa là các Bồ tát dù ở ồn náo mà tâm
vắng lặng, xa lìa các thứ phiền não ác nghiệp và các tác ý Thanh văn Ðộc
giác, phát tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này tuy ở đồng nội trải lâu nhiều thời, mà bị
lẫn lộn tác ý Thanh văn Ðộc giác, đối hai bậc kia rất sanh ưa đắm, nương
pháp hai bậc tu hạnh xa lìa, lại đối hạnh ấy rất sanh say nhiễm. Kia dù tu
hạnh xa lìa như thế mà chẳng xứng thuận tâm chư Phật. Thiện
Hiện phải biết: Hạnh chơn xa lìa chúng các Bồ tát được Ta ngợi khen, các
Bồ tát này đều chẳng trọn nên. Kia đối trong hạnh chơn tịnh xa lìa cũng
chẳng thấy có hành tướng tương tự. Sở dĩ vì sao? Vì kia đối hạnh chơn xa
lìa như thế chẳng sanh mến vui, chỉ ưa tu hạnh xa lìa suông của Thanh văn
Ðộc giác. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này khi tu hành xa lìa chẳng chơn tịnh, ma đến
trong không vui mừng khen ngợi bảo rằng: “Ðại sĩ! Hay thay, hay thay!
Ngươi năng siêng tu hạnh chơn xa lìa. Hạnh chơn xa lìa đây được tất cả Như
Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cộng đồng xưng khen. Ngươi đối hạnh đây tinh siêng
tu học, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này chấp trước sở tu pháp hạnh xa lìa của Nhị
thừa như thế cho là hơn hết, khinh thường hủy miệt kẻ trụ Bồ tát thừa, tuy
ở ồn náo mà tâm vắng lặng thành pháp điều thiện, các Bí sô thảy nói kia
chẳng năng tu hạnh xa lìa, thân ở ồn náo, tâm chẳng vắng lặng, không pháp
điều thiện. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này đối Phật đã khen các Bồ tát Ma ha tát trụ
hạnh chơn xa lìa, khinh thường hủy mắng bảo ở ồn náo tâm chẳng vắng lặng,
chẳng năng siêng tu được hạnh chơn xa lìa. Ðối các Như Lai chỗ chẳng xưng
khen các Bồ tát Ma ha tát trụ hạnh chơn ồn tạp, lại tôn trọng khen ngợi
bảo chẳng ồn tạp, nơi tâm kia vắng lặng năng chính tu hành hạnh chơn xa
lìa. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này với nên gần gũi cung kính cúng dường như
Ðấng Thế Tôn, mà chẳng gần gũi cung kính cúng dường, trái lại khinh miệt.
Với phải xa lìa chẳng nên gần gũi cung kính cúng dường như phường bạn ác,
mà lại gần gũi cúng dường cung kính như thờ Thế Tôn. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện
khéo léo, quấy khởi các thứ phân biệt chấp trước. Sở dĩ vì sao? Vì kia
khởi nghĩ rằng: “Chỗ ta tu học là chơn xa lìa, nên được phi nhân xưng khen
hộ niệm. Thứ ở thành ấp thân tâm rối loạn, ai mà hộ niệm xưng khen kính
trọng”. Các Bồ tát này bởi nhân duyên đây tâm nhiều kiêu mạn khinh miệt
hủy mắng các Bồ tát khác, phiền não ác nghiệp ngày đêm lớn thêm mãi. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này đối các Bồ tát khác là bọn hàng thịt làm ô
uế chúng Bồ tát Ma ha tát. Mặc dù tướng tương tự như Bồ tát Ma ha tát mà
là đại tặc trên trời trong người, dối gạt trời người a tố lạc thảy. Nơi
thân tuy mặc pháp y Sa môn mà tâm thường ấp ủ ý ưa đạo tặc. Có các kẻ phát
tới Bồ tát thừa chẳng nên gần gũi cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi
khen ác nhân như thế. Sở dĩ vì sao? Vì bọn người đây ôm tăng thượng mạn,
ngoài tợ Bồ tát trong nhiều phiền não. Vậy nên, Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát
Ma ha tát chơn thật chẳng bỏ Nhất thiết trí trí, chẳng bỏ Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề, hết lòng muốn cầu Nhất thiết trí trí, muốn được Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề khắp làm lợi vui các loài hữu tình, chẳng nên gần gũi
cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen ác nhân như thế. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát Ma ha tát thường nên tinh siêng tu hành tự sự
nghiệp, chán lìa sanh tử chẳng đắm ba cõi, đối hạng người hàng thịt ác tặc
kia thường nên phát tâm từ bi hỷ xả, phải khởi nghĩ này: “Ta chẳng nên
khởi tội lỗi như ác nhân kia đã khởi, giả sử lúc phải thất niệm, tạm khởi
như kia kịp thời giác biết, khiến mau trừ diệt”. Vậy nên, Thiện Hiện! Các
Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề phải khéo giác biết
việc các ác ma, nên siêng tinh tiến xa lìa trừ diệt tội lỗi như Bồ tát đã
khởi, siêng cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Học giả như thế, đấy là Bồ tát khéo léo phương tiện như
thật giác biết các việc các ác ma.
Bấy giờ,
Thế Tôn lại bảo Thiện Hiện: Nếu Bồ tát Ma ha tát hết lòng muốn chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường nên gần gũi cúng dường cung kính, tôn
trọng ngợi khen bạn lành chơn tịnh. Cụ thọ
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bậc nào gọi là bạn lành chơn tịnh các Bồ
tát Ma ha tát? Phật
bảo: Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác là bạn lành chơn tịnh
chúng các Bồ tát Ma ha tát. Tất cả Bồ tát Ma ha tát chẳng quay lui cũng là
bạn lành chơn tịnh chúng các Bồ tát Ma ha tát. Nếu các Bồ tát khác và các
Thanh văn cùng các thiện sĩ năng vì Bồ tát tuyên nói khai chỉ pháp môn
tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, dạy răn dạy trao chúng các Bồ tát
khiến trồng căn lành, tu hạnh Bồ tát mau được viên mãn cũng là bạn lành
chơn tịnh chúng các Bồ tát Ma ha tát. Kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm cũng là bạn lành chơn tịnh chúng các Bồ tát Ma ha tát. Lại nữa,
Thiện Hiện! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la
mật đa, phải biết cũng là bạn lành chơn tịnh chúng các Bồ tát. Thiện
Hiện phải biết: Sáu thứ Ba la mật đa như thế cũng là Ðại sư Bồ tát Ma ha
tát. Sáu thứ Ba la mật đa như thế cũng là dẫn đạo Bồ tát Ma ha tát. Sáu
thứ Ba la mật đa như thế cũng là ánh sáng Bồ tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la
mật đa như thế cũng là soi tỏ Bồ tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la mật đa như
thế cũng là nhà cửa Bồ tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la mật đa như thế cũng là
thủ hộ Bồ tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la mật đa như thế cũng là chỗ về Bồ
tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la mật đa như thế cũng là đến tới Bồ tát Ma ha
tát. Sáu thứ Ba la mật đa như thế cũng là cồn bãi Bồ tát Ma ha tát. Sáu
thứ Ba la mật đa như thế cũng là cha lành Bồ tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la
mật đa như thế cũng là mẹ hiền Bồ tát Ma ha tát. Sáu thứ Ba la mật đa như
thế năng khiến chúng Bồ tát Ma ha tát được trí vi diệu sanh như thật giác,
mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả chúng Bồ tát
Ma ha tát đều nhờ sáu thứ Ba la mật đa tu tập Bát nhã Ba la mật đa viên
mãn rốt ráo. Thiện
Hiện phải biết: Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ đã chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, đã vào Niết bàn, Phật Thế Tôn kia đều nương sáu thứ Ba
la mật đa sanh tất cả trí. Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác vị lai sẽ chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, sẽ vào Niết bàn, Phật Thế Tôn kia cũng nương sáu
thứ Ba la mật đa sanh tất cả trí. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hiện
tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới hiện chứng Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề, hiện vì hữu tình tuyên nói Chánh pháp, Phật Thế Tôn kia cũng
nương sáu thứ Ba la mật đa sanh tất cả trí. Nay Ta Như Lai Ứng Chánh Ðẳng
Giác hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, hiện vì hữu tình tuyên nói
Chánh pháp cũng nương sáu Ba la mật đa sanh tất cả trí. Vì cớ sao? Sáu thứ
Ba la mật đa như thế khắp năng nhiếp thọ được ba mươi bảy thứ Bồ đề phần
pháp, hoặc bốn phạm trụ, hoặc bốn nhiếp sự, hoặc vô lượng vô biên các Phật
pháp. Hoặc trí chư Phật, hoặc trí tự nhiên, hoặc trí chẳng nghĩ bàn, hoặc
trí không đối địch nổi, hoặc Nhất thiết trí trí, thảy đều nhiếp ở trong
sáu thứ Ba la mật đa như thế. Vậy nên,
Ta nói sáu thứ Ba la mật đa như thế là bạn lành chơn tịnh chúng các Bồ tát
Ma ha tát làm Ðại sư, làm dẫn chỉ, làm ánh sáng, làm soi tỏ, làm nhà cửa,
làm thủ hộ, làm chỗ về, làm đến tới, làm cồn bãi, làm cha lành, làm mẹ
hiền, năng khiến chúng Bồ tát Ma ha tát được trí vi diệu, sanh như thật
giác, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, làm bạn chẳng mong trả các hữu
tình. Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát nên học sáu thứ Ba la mật
đa. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát muốn học sáu thứ Ba la mật đa, nên đối
kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc
tụng, quán sát nghĩa thú, thỉnh quyết chỗ nghi. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã
Ba la mật đa như thế năng cùng sáu thứ Ba la mật đa làm tôn làm dẫn, năng
chỉ năng chuyển, làm mẹ sanh nuôi vậy. Sở dĩ vì sao? Vì nếu lìa Bát nhã Ba
la mật đa thời không có năm Ba la mật đa trước. Mặc dù có bố thí, tịnh
giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự mà chẳng gọi là năng đến bờ kia. Vậy
nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát muốn được hạnh chẳng theo người dạy,
muốn trụ bậc chẳng theo người dạy, muốn dứt nghi tất cả hữu tình, muốn mãn
nguyện tất cả hữu tình, muốn nghiêm tịnh cõi Phật, muốn thành thục hữu
tình, nên học Bát nhã Ba la mật đa. Sở dĩ vì sao? Vì trong kinh Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm đây rộng nói pháp cần nên học của chúng Bồ tát Ma ha
tát. Tất cả chúng Bồ tát Ma ha tát đều với trong ấy nên cần tu học. Nếu
cần siêng tu học Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo, định
chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, năng thấu vị lai lợi vui tất cả. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lấy gì làm
tướng? Phật bảo: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm không đắm làm
tướng. Cụ thọ
Thiện Hiện thưa Phật rằng: Vả có nhân duyên Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
tướng không đắm, tất cả các pháp khá nói cũng có tướng không đắm ư? Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Có nhân duyên nên Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm tướng không đắm, tất cả pháp cũng khá nói có tướng không đắm đây.
Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp không chẳng đều như Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm là xa lìa không. Vậy nên, Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
do tướng không đắm là xa lìa không. Tất cả các pháp do tướng không đắm
cũng xa lìa không. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp đều xa lìa không, làm sao
hữu tình khá được thi thiết có nhiễm có tịnh? Bạch Thế Tôn! Chẳng phải xa
lìa không khá nói có nhiễm có tịnh. Bạch Thế Tôn! Chẳng phải xa lìa không
năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chẳng phải xa lìa không có
pháp riêng khá được năng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Bạch Thế Tôn!
Làm sao cho tôi hiểu Phật đã nói nghĩa thú sâu thẳm? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Hữu tình đêm dài có tâm ngã ngã sở, chấp
ngã ngã sở chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện
Thệ! Như vậy. Hữu tình đêm dài có tâm ngã ngã sở, chấp đắm ngã ngã sở. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Hữu tình đã chấp ngã và ngã sở, xa lìa
không chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ!
Như vậy. Hữu tình đã chấp ngã và ngã sở đều xa lìa không. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Ðâu chẳng phải hữu tình bởi chấp ngã ngã
sở trôi lăn sanh tử? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch
Thiện Thệ! Như vậy. Các loại hữu tình bởi chấp ngã ngã sở nên trôi lăn
sanh tử. Phật
bảo: Thiện Hiện! Hữu tình trôi lăn sanh tử như thế, nên thi thiết tạp
nhiễm và thanh tịnh ấy. Bởi các hữu tình hư dối chấp đắm ngã và ngã sở nói
có tạp nhiễm, mà ở trong ấy không kẻ tạp nhiễm. Do các hữu tình chẳng dối
chấp đắm ngã và ngã sở nói có thanh tịnh, mà ở trong ấy không kẻ thanh
tịnh. Vậy nên, Thiện Hiện! Mặc dù tất cả pháp đều xa lìa không, mà các hữu
tình cũng có thể thi thiết có nhiễm có tịnh. Thiện Hiện phải biết: Nếu các
Bồ tát Ma ha tát năng hành được như thế gọi hành Bát nhã Ba la mật đa. Cụ thọ
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất lạ. Bạch Thiện Thệ! Hiếm
có. Mặc dù tất cả pháp đều xa lìa không, mà các hữu tình có nhiễm có tịnh. Bạch Thế
Tôn! Nếu các Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế, thời chẳng hành sắc, cũng
chẳng hành thọ tưởng hành thức. Bạch Thế
Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế, thế gian trời, người, a tố
lạc thảy đều chẳng thể đè được. Bạch Thế
Tôn! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng hành như thế bèn hơn hạnh sở hành tất cả
Thanh văn Ðộc giác đến chỗ không hơn. Sở dĩ vì sao? Vì tánh chư Phật, tánh
Như Lai, tánh tự nhiên giác, tánh nhất thiết trí đều chẳng thể hơn được. Bạch Thế
Tôn! Các Bồ tát Ma ha tát nhờ tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật đa đây,
ngày đêm an trụ phương tiện khéo léo hướng tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề,
mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Giả sử tất cả hữu tình ở trong châu Thiệm Bộ
đây chẳng trước chẳng sau đều được thân người. Ðược thân người rồi đều
phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Ðã phát tâm rồi, tu các hạnh Bồ tát Ma
ha tát đều chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Có các thiện nam tử thiện nữ
nhân thảy, tận nơi hình thọ đem các đồ vui thượng diệu thế gian cúng dường
cung kính, tôn trọng ngợi khen các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác ấy. Lại đem
căn lành đã nhóm như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thiện nam tử thiện nữ nhân này nhờ nhân
duyên đây được phước nhiều chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các thiện nam tử thiện nữ nhân đối giữa đại chúng
tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế, thi thiết gây dựng, phân
biệt khai chỉ khiến kia dễ hiểu và trụ tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm như thế. Các thiện nam tử thiện nữ nhân đây nhờ nhân duyên này
chỗ được công đức rất nhiều hơn trước vô lượng vô biên. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Giả sử tất cả hữu tình ở trong châu Thiệm Bộ
chẳng trước chẳng sau đều được thân người. Ðược thân người rồi, đều phát
tâm Vô thượng Chánh đẳng giác. Ðã phát tâm rồi, tận nơi hình thọ đem tất
cả đồ vui các thế gian cung kính bố thí tất cả hữu tình. Lại đem căn lành
bố thí như thế cùng các hữu tình bình đẳng chung co, hồi hướng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Chúng các Bồ tát Ma ha tát này nhờ nhân duyên đây được
phước nhiều chăng? Thiện
Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát thấp đến một ngày an trụ tác ý tương
ưng Bát nhã Ba la mật đa, chỗ được công đức rất nhiều hơn trước vô lượng
vô số. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát Ma ha tát ngày đêm an trụ tác ý tương
ưng Bát nhã Ba la mật đa như thế, như vậy như vậy kham làm ruộng phước cho
tất cả hữu tình. Sở dĩ vì sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này khởi ra lòng từ,
các loại hữu tình không ai kịp được, duy chỉ trừ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng
Giác. Vì cớ sao? Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không ai cùng ngang
vậy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác không ai so sánh được vậy. Tất cả
Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác pháp đã trọn nên chẳng nghĩ bàn được vậy. Thiện
Hiện! Vì sao Bồ tát Ma ha tát này năng dẫn được công đức thù thắng chừng
ấy? Thiện Hiện! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này trọn nên Bát nhã Ba la mật
đa thù thắng như thế. Do Bát nhã Ba la mật đa đây, các hữu tình chịu các
khổ não, như bị hình phạt chém giết, khởi lòng đại bi. Lại đem thiên nhãn
xem thế giới thấy có vô biên các loại hữu tình thành nghiệp vô gián đọa
chỗ không rảnh chịu các khổ dữ dội, hoặc bị lưới tà kiến che khuất chẳng
thấy được đường chánh, hoặc lại thấy các loại hữu tình đọa chỗ không rảnh,
lìa các có rảnh. Thấy các hữu tình như thế thảy rồi, sanh chán sợ lớn,
duyên khắp tất cả hữu tình thế gian khởi tác ý tương ưng đại từ bi: “Ta
phải khắp vì tất cả hữu tình làm nương hộ lớn, ta phải giải thoát tất cả
hữu tình đang chịu khổ não”. Mặc dù khởi nghĩ này mà chẳng trụ tưởng đây,
cũng chẳng trụ tưởng khác. Thiện Hiện! Phải biết đấy gọi là ánh sáng huệ
lớn của chúng Bồ tát Ma ha tát, năng chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề. Thiện
Hiện! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này do trụ trụ đây, năng làm được ruộng
phước tất cả thế gian, mặc dù chưa chứng được Nhất thiết trí trí mà đối Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui, kham nhận áo mặc uống ăn đồ
nằm thuốc chữa và của cải khác của thí chủ. Thiện
Hiện! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này khéo trụ Bát nhã Ba la mật đa nên
năng rốt ráo đền ơn thí chủ, cũng năng gần gũi Nhất thiết trí trí. Vậy nên,
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn chẳng hư thọ quốc vương, đại thần và
các hữu tình sở hữu tín thí, muốn chỉ dẫn hữu tình con đường chơn tịnh,
muốn vì hữu tình làm soi sáng lớn, muốn thoát cho hữu tình lao ngục sanh
tử, muốn thí cho hữu tình pháp nhãn thanh tịnh, nên thường an trụ tác ý
tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Thiện
Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát thường trụ tác ý tương ưng Bát nhã Ba
la mật đa, Bồ tát Ma ha tát này đối tác ý đây hằng thời nhớ nghĩ chẳng cho
các tác ý khác tạm khởi, sở hữu nói năng cũng tương ưng cùng lý thú Bát
nhã Ba la mật đa. Thiện
Hiện! Phải biết Bồ tát Ma ha tát này ngày đêm tinh siêng hằng trụ tác ý
tương ưng Bát nhã Ba la mật đa không lúc tạm bỏ. Ví như có người trước
chưa từng có ngọc bảo châu ma ni, khi sau gặp được vui mừng tự sướng, gặp
duyên mất lại sanh buồn khổ lớn, thường ôm lòng than tiếc, chứa từng lìa
nhớ nghĩ làm kế nào được ngọc ấy lại. Người kia nhờ tác ý tương ưng này
vin bảo châu đây không lúc tạm bỏ. Các Bồ tát Ma ha tát cũng lại như thế,
nên thường an trụ tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Nếu chẳng
an trụ tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, thời bị tan mất tác
ý tương ưng Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát
đối tác ý tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nên thường an trụ không
được tạm nới. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Nếu tất cả pháp và các tác ý đều lìa tự
tánh, không, vô sở hữu, Bồ tát Ma ha tát làm sao chẳng lìa tác ý tương ưng
Bát nhã Ba la mật đa Nhất thiết trí trí? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát biết tất cả pháp và các tác ý đều
lìa tự tánh, không, vô sở hữu, Bồ tát Ma ha tát này chẳng lìa tác ý tương
ưng Bát nhã Ba la mật đa Nhất thiết trí trí. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm, Nhất thiết trí trí và các tác ý đều lìa tự tánh,
không, vô sở hữu. Trong ấy tất cả thêm bớt đều không có. Nếu chính thông
suốt tức gọi chẳng lìa. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Nếu Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tự tánh
thường không, không thêm không bớt, chúng Bồ tát Ma ha tát làm sao tu
chứng Bát nhã Ba la mật đa bèn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Phật
bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát tu chứng Bát nhã Ba la mật đa, đối
tất cả pháp không tăng không giảm, đối Bồ tát Ma ha tát cũng không tăng
giảm. Như Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm tự tánh không, nên không tăng
không giảm, chư Phật Bồ tát cũng lại như thế. Nếu Bồ tát Ma ha tát năng
biết được như thế, đấy thời gọi là tu chứng Bát nhã Ba la mật đa. Do nhân
duyên đây năng mau chứng được sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi thuyết Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm không tăng giảm như thế chẳng kinh chẳng sợ, chẳng chìm chẳng đắm,
cũng chẳng do dự. Bồ tát Ma ha tát này hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
đã đến rốt ráo, an trụ bậc Bồ tát chẳng quay lui, mau chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, năng tận vị lai độ chúng hữu tình.
Nguồn: www.quangduc.com