Phật
nói: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Sở dĩ vì sao? Chúng các Bồ tát vì muốn
đêm dài sanh nhiều lợi vui, thương xót các chúng sanh thế gian, nên muốn
khiến trời người được việc nghĩa lợi an vui lớn, nên cầu chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói pháp yếu. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Chúng các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm làm sao tu tập Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cho mau viên mãn? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng
thấy sắc tăng, chẳng thấy sắc giảm mà hành Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng
thấy thọ tưởng hành thức tăng, chẳng thấy thọ tưởng hành thức giảm mà hành
Bát nhã Ba la mật đa. Chẳng thấy là pháp, chẳng thấy phi pháp mà hành Bát
nhã Ba la mật đa. Các Bồ tát này tu tập Bát nhã Ba la mật đa mau được viên
mãn. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Như Lai đã nói chẳng thể nghĩ bàn! Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Sắc cũng chẳng thể nghĩ bàn, thọ tưởng
hành thức cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm đối sắc chẳng khởi tưởng chẳng nghĩ bàn mà hành Bát nhã Ba la
mật đa, đối thọ tưởng hành thức cũng lại chẳng khởi tưởng chẳng nghĩ bàn
mà hành Bát nhã Ba la mật đa. Các Bồ tát này tu tập Bát nhã Ba la mật đa
mau được viên mãn. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa nghĩa thú sâu thẳm như
thế, ai tin hiểu được? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát lâu tu thắng hạnh đối Bát nhã Ba la mật đa
năng sanh tin hiểu. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Chúng các Bồ tát vì sao được gọi lâu tu
thắng hạnh? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm chẳng
phân biệt mười lực Như Lai, chẳng phân biệt bốn vô sở úy, chẳng phân biệt
mười tám pháp Phật bất cộng, chẳng phân biệt Nhất thiết trí. Sở dĩ vì sao?
Mười lực Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, cho đến Nhất thiết trí cũng chẳng thể
nghĩ bàn. Sắc cũng chẳng thể nghĩ bàn, thọ tưởng hành thức cũng chẳng thể
nghĩ bàn, tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu các Bồ tát kẻ hành như
thế trọn không chỗ hành là hành Bát nhã Ba la mật đa. Các Bồ tát này mới
được gọi lâu là tu thắng hạnh. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là đống ngọc
quí, là đống thanh tịnh, như hư không thanh tịnh lìa các mây khói thảy. Lạ
thay! Bát nhã Ba la mật đa nghĩa thú sâu thẳm nhiều các lưu nạn mà nay
rộng nói, nên lưu nạn chẳng sanh được. Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Vì thần lực Phật vậy nên lưu nạn chẳng
sanh. Các thiện nam tử Bồ tát thừa đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nếu
muốn chép trì đọc tụng diễn nói cho đến một năm ắt cho trọn xong hết. Sở
dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là ngọc thần báu lớn nhiều các
chướng ngại. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Lạ thay! Ác ma thường đối ngọc thần báu lớn
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế muốn làm lưu nạn! Phật
bảo: Thiện Hiện! Tất cả ác ma tuy đối Bát nhã Ba la mật đa thường muốn lưu
nạn khiến các Bồ tát sở tác chẳng thành mà chẳng toại nguyện. Khi ấy,
Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Thần lực ai đây khiến ác ma kia đối thâm Bát
nhã chẳng lưu nạn được? Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Là thần lực Phật, cũng là thần lực chư Phật mười
phương tất cả thế giới. Xá Lợi Tử! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều
chung hộ niệm chúng các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, khiến
các ác ma chẳng năng làm lưu nạn được. Vì cớ sao? Xá Lợi
Tử! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lẽ vậy đều được nhờ
tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác mười phương vô lượng vô biên thế giới
đồng chung hộ niệm. Nếu kẻ được nhờ Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác sở hộ
niệm, lẽ vậy ác ma chẳng làm lưu nạn được. Lại, Xá
Lợi Tử! Nếu có thiện nam tử thảy tịnh tín đối Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm diễn nói không ngăn ngại
ấy, nên khởi nghĩ này: Ta nay biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm
diễn nói Bát nhã Ba la mật đa, đều thần lực chư Phật Thế Tôn mười phương
tất cả thế giới hộ niệm, khiến được thành xong. Khi ấy,
Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Nếu các thiện nam tử thảy Bồ tát thừa đối
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm
diễn nói, đều là thần lực chư Phật mười phương từ bi hộ niệm khiến kia sở
tác nghiệp lành thù thắng, tất cả ác ma chẳng lưu nạn được? Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Khi ấy,
Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Nếu các thiện nam tử Bồ tát thừa đối Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm diễn nói,
được chư Phật Thế Tôn mười phương thế giới đều chung chứng biết, vui mừng
hộ niệm. Chư Phật Thế Tôn mười phương thế giới thường đem Phật nhãn đều
chung xem thấy từ bi hộ niệm, khiến kia sở tu không chẳng thành xong. Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Nếu các thiện
nam tử Bồ tát thừa đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm biên chép thọ trì,
đọc tụng tu tập, suy gẫm diễn nói, thường được chư Phật Thế Tôn mười
phương tất cả thế giới Phật nhãn xem thấy chứng biết hộ niệm, khiến các ác
ma chẳng làm rối loạn được, sở tác nghiệp lành đều mau thành xong. Nếu các
thiện nam tử Bồ tát thừa năng đối Bát nhã Ba la mật đa biên chép thọ trì,
đọc tụng tu tập, suy gẫm diễn nói, phải biết đã gần Vô thượng Bồ đề. Ác ma
bè lũ chẳng làm lưu nạn được. Nếu các
thiện nam tử Bồ tát thừa năng chép Bát nhã Ba la mật đa, trang nghiêm các
báu, thọ trì đọc tụng, cúng dường cung kính, thường được chư Phật hộ niệm.
Do nhân duyên đây được nhiêu ích lớn. Lại nữa,
Xá Lợi Tử! Kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như thế sau Phật Niết
bàn truyền đến phương Nam sẽ hưng thịnh dần. Sau từ phương Nam truyền đến
phương Bắc sẽ hưng thịnh dần. Chẳng phải Phật đã được Vô thượng Chánh pháp
pháp Tỳ nại da có tướng diệt mất. Như Lai đã được Vô thượng Chánh pháp
pháp Tỳ nại da tức là kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Kinh điển
như thế, các thiện nam tử thảy trụ Bồ tát thừa biên chép thọ trì, đọc tụng
tu tập, suy gẫm diễn nói, cúng kính cúng dường. Tất cả Như Lai Ứng Chánh
Ðẳng Giác thường dùng Phật nhãn xem thấy hộ niệm, xưng nêu khen ngợi khiến
không buồn khổ. Khi ấy,
Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Kinh điển Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm như
thế, phần sau thời sau ở phương Ðông bắc rộng hành lưu khắp? Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Như vậy, như vậy. Xá Lợi Tử! Phần sau thời sau
phương Ðông bắc kia các thiện nam tử Bồ tát thừa nghe kinh điển Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm đây, nếu năng tin muốn biên chép thọ trì, đọc tụng tu
tập, suy gẫm diễn nói, cung kính cúng dường. Phải biết người kia lâu phát
tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, lâu tu hạnh Bồ tát Ma ha tát. Khi ấy,
Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Phương Ðông bắc kia phần sau thời sau sẽ có bao
nhiêu các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa được nghe kinh điển Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm năng sanh tin muốn, biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập,
suy gẫm diễn nói, cung kính cúng dường? Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Phương Ðông bắc kia phần sau thời sau, dù có vô
lượng các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa mà ít được nghe Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm hết lòng tin muốn, biên chép thọ trì, đọc tụng cúng dường. Mặc
dù có vô lượng các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa nghe Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm hết lòng tin muốn, biên chép thọ trì, đọc tụng cúng dường, mà có
phần ít tu tập suy gẫm hoặc năng vì người tuyên nói khai chỉ nghĩa thú
thẳm sâu rất là khó được! Xá Lợi
Tử! Nếu các thiện nam tử Bồ tát thừa nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa tâm
chẳng chìm đắm, chẳng kinh chẳng sợ, rất sanh tin muốn biên chép thọ trì,
đọc tụng tu tập, suy gẫm diễn nói. Phải biết người ấy đã từng gần gũi cúng
dường cung kính vô lượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác và các Bồ tát thỉnh
hỏi nghĩa thú sâu thẳm của Bát nhã Ba la mật đa. Các thiện nam tử Bồ tát
thừa này định sẽ viên mãn hạnh các Bồ tát, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề, cùng các hữu tình làm nhiêu ích lớn. Vì cớ sao? Xá Lợi
Tử Ta thường vì các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa thuyết pháp tương ưng
Nhất thiết trí. Người này chuyển thân thường năng tu nhóm các hạnh Bồ tát,
mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình nói pháp vi diệu khiến
tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thiện nam tử Bồ tát thừa này thân tâm
yên tịnh, các ác ma vương và bè lũ kia hãy chẳng thể phá hoại tâm cầu tới
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, huống gì các kẻ muốn làm ác hành. Xá Lợi
Tử! Các thiện nam tử trụ Bồ tát thừa nghe Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
tâm được rộng lớn thanh tịnh vui mừng, cũng năng an lập được vô lượng hữu
tình thiện pháp tương ưng Vô thượng Bồ đề. Xá Lợi
Tử! Các thiện nam tử Bồ tát thừa này nay ở chỗ Ta phát thệ nguyện rộng,
định sẽ an lập vô lượng trăm ngàn các loài hữu tình khiến phát tâm Vô
thượng Chánh đẳng giác, tu hạnh Bồ tát, thị hiện khuyên dẫn, khen gắng vui
mừng, khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cho đến được nhận ký chẳng quay
lui. Ta đối loại kia rất sanh tùy hỷ. Vì cớ sao? Xá Lợi
Tử! Ta xem người kia sở phát nguyện rộng, tâm ngữ tương xứng, kia ở đời
sau định năng an lập được vô lượng trăm ngàn hữu tình các loại khiến phát
tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tu hạnh Bồ tát, chỉ hiện khuyên dẫn khen
gắng vui mừng, khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cho đến được nhận ký
chẳng quay lui. Các
thiện nam tử Bồ tát thừa này cũng ở quá khứ vô lượng chỗ Phật phát nguyện
như thế. Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác quá khứ cũng đối kia nguyện rất sanh
tùy hỷ, xem kia tâm ngữ định tương xứng vậy. Các
thiện nam tử Bồ tát thừa này tin hiểu rộng lớn, tu hạnh rộng lớn, nguyện
sanh cõi nước chư Phật phương khác hiện có Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác
tuyên nói Bát nhã Ba la mật đa pháp xứ sâu thẳm. Kia nghe Bát nhã Ba la
mật đa pháp sâu thẳm rồi lại hay an lập vô lượng trăm ngàn các loại hữu
tình trong cõi Phật kia khiến phát tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, tu hạnh
Bồ tát, thị hiện khuyên dẫn khen gắng vui mừng khiến đối Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề được chẳng quay lui. Khi ấy,
Xá Lợi Tử bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn, rất lạ! Phật đối bấy nhiêu các
pháp quá khứ, vị lai, hiện tại và các hữu tình tâm hành sai khác, Phật Bồ
tát thảy không chẳng chừng biết, không chẳng giác trọn. Bạch Thế
Tôn! Nếu các Bồ tát năng đối Bát nhã Ba la mật đa chăm lòng lóng nghe, thọ
trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy gẫm đúng lý, biên chép giải nói, rộng
cho lưu khắp, các Bồ tát này ở đời đương lai cầu thâm Bát nhã Ba la mật đa
tinh siêng chẳng nghỉ, kia đối Bát nhã Ba la mật đa vì có lúc được, lúc
chẳng được chăng? Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Các Bồ tát này đối thâm Bát nhã Ba la mật đa
thường cầu chẳng nghỉ, tất cả lúc được, không lúc chẳng được, hoặc có
chẳng cầu tự nhiên mà được, vì chư Phật Bồ tát thường hộ niệm vậy. Khi ấy,
Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng: Các Bồ tát này vì đối kinh điển tương ưng
Bát nhã Ba la mật đa tất cả thời được, không thời chẳng được, hay đối kinh
điển tương ưng sáu thứ Ba la mật đa cũng năng thường được? Bấy giờ,
Phật bảo Xá Lợi Tử rằng: Nếu các Bồ tát thường đối kinh điển tương ưng Bát
nhã Ba la mật đa dũng mạnh tin cầu chẳng kể thân mạng, có thời chẳng được
các kinh điển khác, không có lẽ ấy. Vì cớ sao? Xá Lợi
Tử! Các Bồ tát này vì tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thị hiện khuyên dẫn
khen gắng vui mừng các loại hữu tình khiến đối kinh điển tương ưng Bát nhã
Ba la mật đa và thọ trì đọc tụng kinh điển khác, cũng tự đối trong ấy tinh
siêng tu học. Nhờ phước lực ấy, tùy sanh chỗ nào, lẽ vậy thường gặp kinh
điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, và các kinh điển tương ưng
sáu thứ Ba la mật đa hằng chẳng lìa bỏ.
Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát muốn nói pháp yếu, biện lâu mới sanh, Bồ
tát phải biết đấy là việc ma. Hoặc nói pháp yếu, vừa biện vội sanh, Bồ tát
phải biết đấy là việc ma. Hoặc nói pháp yếu, biện sanh quá lượng, Bồ tát
phải biết đấy là việc ma. Hoặc chỗ nói muốn chưa hết bèn ngưng, Bồ tát
phải biết đấy là việc ma. Hoặc nói pháp yếu ngôn từ loạn tạp, Bồ tát phải
biết đấy là việc ma. Hoặc nói pháp yếu ngôn từ đứt khúc, Bồ tát phải biết
đấy là việc ma. Hoặc khi nói pháp khởi các việc ngang, khiến chỗ muốn nói
chẳng đặng vừa lòng, Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa, Thiện Hiện!
Nếu các Bồ tát đối kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa khi biên chép
thảy hoặc uốn mình ợ ngáp, hoặc cười giỡn lẫn nhau, hoặc khinh lấn lẫn
nhau, hoặc thân tâm rốt rít, hoặc mất nhớ tán loạn, hoặc trái ngược câu
văn, hoặc mê lầm nghĩa lý, hoặc chẳng được tư vị, tâm sanh chán bỏ, hoặc
vội khởi việc ngang trái, hoặc tranh chấp lẫn nhau. Bởi các việc đây sở
tác chẳng thành, Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi nghe thuyết kinh tương ưng Bát nhã Ba la
mật đa hoặc khởi nghĩ này: Ta đối trong đây chẳng được nhận ký, dùng nghe
làm gì. Hoặc khởi nghĩ này: Trong đây chẳng nói danh tự chúng ta, dùng
nghe làm chi. Hoặc khởi nghĩ này: Trong đây chẳng nói thành ấp xóm làng
chỗ sanh chúng ta, dùng nghe làm chi. Bởi các duyên đây tâm chẳng thanh
tịnh, tức từ tòa dậy chán bỏ mà đi, không lòng đoái luyến. Bồ tát phải
biết đấy là việc ma. Thiện
Hiện phải biết: Nếu các Bồ tát khi nghe kinh tương ưng Bát nhã Ba la mật
đa tâm chẳng thanh tịnh chán bỏ ra đi, tùy kia đã khởi tâm chẳng thanh
tịnh chán bỏ kinh này cất bước nhiều ít, bèn giảm kiếp số công đức chừng
nấy, bị tội chướng Bồ đề kiếp số chừng nấy. Chịu tội kia rồi, phải lại
thời chừng nấy phát siêng tinh tiến tu hạnh Bồ tát, mới thể phục bổn. Vậy
nên gọi là việc ma Bồ tát. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát nới bỏ kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm năng dẫn Nhất thiết trí trí, học các thứ kinh điển tùy thuận Nhị
thừa chẳng thể năng dẫn Nhất thiết trí trí là nới bỏ cội gốc mà vin nhành
lá. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Vì cớ
sao? Vì kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Bồ tát
công đức thù thắng thế gian xuất thế gian, do đây năng dẫn Nhất thiết trí
trí. Nếu học kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa tức học Bồ tát công
đức thù thắng thế gian xuất thế gian, chóng năng dẫn phát Nhất thiết trí
trí. Thiện
Hiện phải biết: Như chó đói ngu nới bỏ chủ nuôi, lại theo kẻ tôi tớ mà cầu
kiếm ăn. Như vậy đời sau có các Bồ tát nới bỏ Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, loại ngu si này bỏ gốc cầu
ngọn, trọn chẳng năng được Nhất thiết trí trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Ví như có người muốn xem voi hương thân lượng lớn nhỏ, hình
loại hơn kém, được voi chẳng xem, lại tìm dầu chân. Phải biết loại kia rất
là ngu si. Như vậy đời sau có các Bồ tát bỏ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm,
cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa. Loại này ngu si bỏ gốc tìm ngọn,
chẳng năng được Nhất thiết trí trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Ví như có người vì tìm ngọc báu nên tìm tới biển cả. Ðã đến bờ
biển chẳng vào biển cả, lại xem dấu trâu, khởi nghĩ này rằng: Nước trong
biển cả lượng nó rộng sâu đâu bằng đây ư? Trong đây lẽ cũng có các ngọc
báu. Phải biết loại kia ngu si hết mức. Như vậy đời sau có các Bồ tát bỏ
Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, loại
ngu si này bỏ gốc tìm ngọn, trọn chẳng năng được Nhất thiết trí trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Như có thợ mộc hoặc học trò kia muốn tạo điện lớn như lượng
điện thù thắng của Thiên Ðế Thích. Thấy điện kia rồi mà trái lại họa sơ đồ
cung điện nhật nguyệt. Phải biết loại kia rất là ngu si. Như vậy đời sau
có các Bồ tát bỏ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cầu học kinh điển tương
ưng Nhị thừa, loại ngu si này bỏ lớn tìm nhỏ, trọn chẳng năng được Nhất
thiết trí trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Như có muốn thấy vua Thánh chuyển luân, thấy rồi chẳng nhận
biết, bỏ đi chỗ khác. Thấy vua tiểu quốc, xem nơi hình tướng khởi nghĩ như
vầy: Vua Thánh chuyển luân hình tướng uy đức đâu hơn với đây! Phải biết
loại kia ngu si rất lắm. Như vậy đời sau có các Bồ tát bỏ Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm, cầu học kinh điển tương ưng Nhị thừa, loại ngu si này bỏ
hơn tìm kém, trọn chẳng năng được Nhất thiết trí trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Như có người đói được bữa ăn ngon trăm vị, bỏ mà tìm nuốt cơm
lúa sáu mươi ngày. Phải biết loại kia ngu si hết nói. Như vậy đời sau có
các Bồ tát bỏ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cầu học kinh điển tương ưng
Nhị thừa, loại ngu si này bỏ hơn tìm kém, trọn chẳng năng được Nhất thiết
trí trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Như có người nghèo được ngọc vô giá, bỏ mà lại lấy ngọc thường
ca giá mạc ni. Phải biết loại kia ngu si rất lắm. Như vậy đời sau có các
Bồ tát bỏ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, cầu học kinh điển tương ưng Nhị
thừa, loại ngu si này bỏ hơn lấy kém, trọn chẳng năng được Nhất thiết trí
trí. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát nếu chính khi biên chép thọ trì, đọc tụng suy
gẫm kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nhiều biện vội sanh
muốn nói các thứ pháp môn sai khác, làm cho việc biên chép thảy chẳng được
rốt ráo, Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm biên chép
được chăng? Thế Tôn
bảo rằng: Thiện Hiện! Chẳng được. Nếu các thiện nam tử Bồ tát thừa khi
biên chép kinh tương ưng Bát nhã Ba la mật đa khởi nghĩ này rằng: “Ta dùng
văn tự biên chép Bát nhã Ba la mật đa”. Văn tự như thế tức là Bát nhã Ba
la mật đa, hoặc nương văn tự chấp có Bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát phải
biết đấy là việc ma. Bấy giờ
nên bảo Bồ tát kia rằng: Ngươi nay chẳng nên chấp có văn tự năng biên chép
Bát nhã Ba la mật đa, hoặc khởi chấp này, đấy là việc ma. Nếu bỏ chấp đây
là bỏ việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm
diễn nói kinh tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Hoặc nghĩ cõi nước
thành ấp, vương đô, nơi chốn, thầy bạn, hoặc nghĩ cha mẹ vợ con quyến
thuộc bè bạn vua tôi, hoặc nghĩ trộm cướp các ác cầm thú, người ác quỉ ác,
hoặc nghĩ chúng nhóm ca nhạc vui giỡn đền ơn trả oán, hoặc nghĩ ăn uống áo
mặc đồ nằm và các của cải, hoặc nghĩ chế tạo văn tụng thư luận, hoặc nghĩ
thời tiết mùa màng đắc thất, hoặc các việc voi ngựa nước lửa thảy, hoặc
nghĩ các sự nghiệp sở tác thảy. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm
diễn nói kinh tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm được danh lợi lớn,
cung kính cúng dường. Kia do duyên đây bỏ nghiệp sở tác. Bồ tát phải biết
đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi biên chép thọ trì đọc tụng, tu tập suy gẫm,
diễn nói kinh tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, ác ma phương tiện
cầm đem sách luận các thứ thế tục, hoặc lại kinh điển tương ưng Nhị thừa
trao cho Bồ tát nói lời như vầy: “Kinh sách thế này nghĩa vị sâu sắc mầu
nhiệm, nên siêng tu học, bỏ thứ kinh đang tập học đó đi”. Nếu Bồ tát đây
phương tiện khéo léo chẳng nên nhận lấy, vì kia chẳng năng dẫn Nhất thiết
trí trí. Nếu Bồ tát ấy nhận lấy kinh sách ác ma đã trao, bỏ kinh đang học.
Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp muốn nghe Bát nhã Ba la mật đa. Kẻ năng nói
pháp mắc ưa lười biếng chẳng muốn vì nói. Hoặc trái nhau trên, hai chẳng
hòa hợp, chẳng được nói thọ. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp đủ sức niệm huệ, muốn nghe Bát nhã Ba la mật
đa. Kẻ năng nói pháp muốn đi phương khác, chẳng vì nói được. Hoặc trái
nhau trên, hai chẳng hòa hợp, chẳng được nói thọ. Bồ tát phải biết đấy là
việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp ưa chuộng danh lợi. Kẻ năng nghe pháp chẳng
muốn ơn thí. Hoặc trái nhau trên, hai chẳng hòa hợp, chẳng được nói thọ.
Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp có lòng tin vui muốn nghe Bát nhã Ba la mật
đa; kẻ năng nói pháp tập tụng chẳng lanh, chẳng năng vì nói. Hoặc kẻ năng
nói tập tụng thông lanh, muốn vì người nói; kẻ năng nghe pháp nghi là
chẳng thông lanh, chẳng muốn nghe thọ. Hai chẳng hòa hợp, chẳng được nói
nghe. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp muốn vì người nói Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm. Kẻ năng nghe pháp chẳng muốn nghe thọ. Hoặc trái nhau trên, hai
chẳng hòa hợp, nói nghe chẳng được. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nghe pháp muốn nghe Bát nhã Ba la mật đa. Kẻ năng nói
pháp thân thể nặng nề mệt mỏi, buồn ngủ che khuất, chẳng năng vì nói. Hoặc
trái nhau trên, hai chẳng hòa hợp, nói nghe chẳng được. Bồ tát phải biết
đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi biên chép thọ trì, đọc tụng tu tập, suy gẫm
diễn nói kinh tương ưng Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, hoặc có người đến
nói nhiều các thứ việc khổ ba ác thú khuyến bỏ Bồ đề. Hoặc có người đến
nói các thứ việc vui thú trời người đều là vô thường, khổ không, vô ngã
khuyến vào viên tịch. Kia do lời đây việc biên chép thảy chẳng được rốt
ráo, lòng ôm sầu não. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp ưa lãnh đồ chúng, muốn kinh doanh việc người,
chẳng lo nghiệp mình. Kẻ năng nghe pháp một thân không lụy, chuyên tu việc
mình, chẳng lo nghiệp người. Hoặc trái nhau trên, hai chẳng hòa hợp, nói
nghe chẳng được. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp ưa ở ồn tạp. Kẻ năng nghe pháp chẳng thích ồn
ào. Hoặc trái nhau trên, hai chẳng hòa hợp, nói nghe chẳng được. Bồ tát
phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp muốn qua phương khác, chỗ nguy thân mạng. Kẻ
năng nghe pháp sợ mất thân mạng chẳng muốn đi theo. Hoặc trái nhau trên,
hai chẳng hòa hợp, nói nghe chẳng được. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp muốn qua phương khác cõi nước nhiều giặc cướp
bệnh tật ôn dịch đói khát. Kẻ năng nghe pháp lo gian khổ kia chẳng cùng
mạo hiểm đồng đi. Hoặc trái nhau trên, hai chẳng hòa hợp, nói nghe chẳng
được. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp muốn qua phương khác, đi qua đường sá đồng
nội mênh mông hiểm trở, nhiều các giặc nạn và những kẻ hàng thịt, ác thú,
thợ săn, rắn độc thảy nên sợ. Kẻ năng nghe pháp muốn cùng đi theo, kẻ năng
nói pháp phương tiện hỏi thử: “Ngươi nay cớ gì vô sự theo ta muốn qua các
chỗ hiểm nạn như thế? Nên khéo nghĩ kỹ sau khỏi ăn năn lo khổ”. Ke năng
nghe pháp nghe rồi nghĩ rằng: “Sư ý chẳng muốn cho ta đi theo, nếu vẫn đi
theo nào chắc gì được nghe pháp”. Bởi nhân duyên đây chẳng đi theo kia.
Hai chẳng hòa hợp, nói nghe chẳng được. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Kẻ năng nói pháp có nhiều thí chủ hằng đem theo nhau. Kẻ nghe
pháp đến thỉnh thuyết Bát nhã Ba la mật đa cho, hoặc xin biên chép thọ trì
đọc tụng như thuyết tu hành. Kia vì nhiều duyên trở ngại nên không rảnh
dạy trao. Kẻ năng nghe pháp khởi tâm hiềm hờn, về sau dù dạy trao mà chẳng
nghe thọ. Hai chẳng hòa hợp, chẳng được dạy trao nghe thọ chép trì đọc
tụng tu tập Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm. Bồ tát phải biết đấy là việc
ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các ác ma làm các thứ hình đến chỗ Bồ tát phương tiện phá
hoại, khiến đối kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la mật đa chẳng được biên
chép thọ trì, đọc tụng tu tập suy gẫm, vì người diễn nói. Vậy nên,
Thiện Hiện! Các thiện nam tử thảy trụ Bồ tát thừa đối Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm khi biên chép thảy có bao chướng ngại, Bồ tát phải biết đều là
việc ma. Cụ thọ
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Duyên nào ác ma làm các hình tượng đến chỗ
Bồ tát phương tiện phá hoại khiến đối kinh điển tương ưng Bát nhã Ba la
mật đa chẳng được biên chép cho đến diễn nói? Phật
bảo: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Nhất thiết trí
trí Như Lai. Như Lai có bao Nhất thiết trí trí năng sanh Phật giáo. Phật
giáo năng sanh diệu huệ hữu tình. Hữu tình diệu huệ năng chứng dứt vô biên
các phiền não, tất cả ác ma chẳng làm gì được. Vì chẳng làm gì được nên
các ác ma kia sanh nhiều buồn khổ như tên đâm tim: “Ta chớ bởi Bát nhã Ba
la mật đa sâu thẳm đấy làm trống khuyết cảnh giới ta”. Vậy nên ác ma làm
các hình tượng đến chỗ Bồ tát phương tiện phá hoại khiến đối kinh điển
tương ưng Bát nhã Ba la mật đa chẳng được biên chép cho đến diễn nói. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là ác ma làm các hình tượng đến chỗ Bồ
tát phương tiện phá hoại? Phật
bảo: Thiện Hiện! Có các ác ma làm các thứ hình đến chỗ Bồ tát phương tiện
phá hoại khiến kia chê chán Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là nói lời này:
“Ngươi đã tập tụng kinh điển vô tướng chẳng phải chơn Bát nhã Ba la mật
đa. Ta đây tập tụng kinh điển hiển tướng là chơn Bát nhã Ba la mật đa”.
Khi nói lời ấy có các Bồ tát chưa được nhận ký bèn đối kinh điển Bát nhã
Ba la mật đa sâu thẳm tâm sanh nghi ngờ. Vì bởi nghi ngờ nên đối Bát nhã
Ba la mật đa mà sanh chê chán. Vì bởi chê chán nên bèn chẳng biên chép cho
đến diễn nói. Bồ tát phải biết đấy là việc ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các ác ma làm các thứ hình đến chỗ Bồ tát bảo Bồ tát rằng:
“Là chúng Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chỉ chứng thật tế
được quả Thanh văn, hoặc năng chứng được Ðộc giác Bồ đề, quyết định chẳng
năng chứng được quả Phật, duyên nào luống bày nhọc nhằn!”. Bồ tát phải
biết đấy là việc ma.
Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy. Bạch Thiện Thệ! Như
vậy. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khi biên chép thảy nhiều các lưu nạn.
Ví như đại bảo thần châu vô giá đầy đủ thần năng, khó khăn cầu được, nhiều
các giặc cướp. Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm lý thú như thế đủ thắng công
đức, chúng các Bồ tát khi biên chép thảy có nhiều ác ma vì làm lưu nạn.
Mặc dù chúng có ý muốn xấu ác mà chẳng thành tựu. Sở dĩ vì
sao? Vì có kẻ ngu si bị ma ám bắt. Các thiện nam tử thảy mới học Ðại thừa,
đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khi biên chép thảy bị làm lưu nạn. Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Có kẻ ngu si phước huệ mỏng kém, đối
pháp rộng lớn tâm chẳng tin muốn. Các thiện nam tử thảy mới học Ðại thừa
đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khi biên chép thảy bị làm lưu nạn. Ở đời
đương lai sau có kẻ ngu si phước huệ mỏng kém, tự đối Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm chẳng năng tin muốn, thấy người đối kia khi biên chép thảy dùng
uy lực mà vì làm chướng ngại. Phải biết loại kia mắc tội vô biên nhiều
kiếp lộn quanh chịu các khổ dữ dội. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm khi biên chép
thảy không bị ác ma, phải biết đều là sức uy thần Phật. Sở dĩ vì sao? Vì
ác ma dòng họ dù siêng phương tiện muốn chướng ngại Bát nhã Ba la mật đa
mà các Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác cũng siêng phương tiện hộ niệm nhiếp
thọ khiến biên chép thảy không các lưu nạn. Lại nữa,
Thiện Hiện! Ví như người nữ có nhiều các con hoặc năm hoặc mười cho đến
trăm ngàn. Người mẹ bị bệnh, các con đều riêng siêng cầu thuốc chữa, đồng
khởi nghĩ này: Làm sao khiến bệnh mẹ ta trừ lành, mạng không chướng nạn,
thân danh chẳng diệt, sống lâu an vui, chẳng sanh khổ thọ, các đồ vui đẹp
dồn về mẹ ta. Sở dĩ vì
sao? Vì đẻ nuôi chúng ta, dạy việc thế gian rất là khó nhọc lớn lao. Nghĩ
thế ấy rồi tranh lập phương tiện cầu việc yên ổn, che hộ thân mẹ chớ bị
muỗi nhặng rắn rít gió mưa người phi người thảy những điều phi ác xúc
phạm, siêng gia sửa sang khiến lìa các bệnh, sáu căn thanh tịnh không các
ưu khổ. Lại đem các thứ đồ vui hạng thượng cúng dường cung kính mà nói lời
này: Mẹ ta từ bi đẻ nuôi chúng ta dạy dỗ tất cả sự nghiệp thế gian, chúng
ta đâu được chẳng đền ơn mẹ. Như vậy,
Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác thường dùng các thứ khéo léo phương tiện hộ
niệm Bát nhã Ba la mật đa. Nếu có kẻ thọ trì đọc tụng tu tập suy nghĩ diễn
nói hoặc biên chép. Như Lai cũng dùng các thứ phương tiện siêng gia hộ
niệm khiến không tổn hại. Trong
các thế giới mười phương hiện tại tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác
thương xót làm lợi vui các loại hữu tình cũng dùng các thứ khéo léo phương
tiện hộ niệm Bát nhã Ba la mật đa, khiến các ác ma chẳng thể hủy diệt, lâu
trụ lợi vui tất cả thế gian. Sở dĩ vì
sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Như Lai Ứng Chánh Ðẳng
Giác, năng chính hiển trọn Nhất thiết trí trí, năng chỉ thật tướng các
pháp thế gian. Nhất thiết trí trí cũng từ kia sanh. Thiện
Hiện phải biết: Chư Phật ba đời đều nương Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm
như thế tinh siêng tu học, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên,
Bát nhã Ba la mật đa năng sanh Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, năng chính
hiển trọn Nhất thiết trí trí, năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Sao là Bát nhã Ba la mật đa năng chỉ thật
tướng các pháp thế gian? Phật nói pháp nào gọi là thế gian? Phật
bảo: Thiện Hiện! Ta nói năm uẩn gọi là thế gian. Bát nhã Ba la mật đa sâu
thẳm năng chỉ thế gian sắc thảy năm uẩn không tướng biến hoại, nên nói Bát
nhã Ba la mật đa năng chỉ thật tướng các pháp thế gian. Sở dĩ vì
sao? Vì sắc thảy năm uẩn không có tự tánh vậy, nên nói gọi là không, vô
tướng, vô nguyện, tức chơn pháp giới, chẳng phải không thảy khá có pháp
biến hoại. Vậy nên nói Bát nhã Ba la mật đa năng chỉ thật tướng các pháp
thế gian. Lại nữa,
Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật
đa khắp năng chứng biết vô lượng vô số vô biên hữu tình, thi thiết tâm
hành các thứ sai khác, nên nói Bát nhã Ba la mật đa năng chỉ thật tướng
các pháp thế gian. Lại nữa,
Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật
đa như thật chứng biết vô lượng vô số vô biên hữu tình có bao tán tâm, do
pháp tánh nên không tánh tán tâm. Có bao lược tâm, vì hết vì lìa nên không
tánh lược tâm. Các tâm có tham, do tánh như thật chẳng có tâm tham. Các
tâm có sân, do tánh như thật chẳng có tâm sân. Các tâm có si, do tánh như
thật chẳng có tâm si. Các tâm lìa tham, trong lìa chẳng có. Các tâm lìa
sân, trong lìa chẳng có. Các tâm lìa si trong lìa chẳng có. Có bao
tâm rộng không thêm không bớt, cũng chẳng xa lìa, vì đã xa lìa, không tánh
tâm rộng. Có bao tâm lớn không đến không đi, cũng không chỗ trụ, không
tánh tâm lớn. Các tâm vô lượng không sanh không diệt, không trụ không đi,
không chỗ nương tựa, như thái hư không. Các tâm
không thấy, vì không tướng khá được, vì lìa các thứ cảnh giới, nên không
tâm thấy. Tâm chẳng thể thấy, vì chẳng phải cảnh ba nhãn, vì không tâm
tánh nên chẳng phải chẳng thể thấy tâm. Do các
nghĩa đây thảy nên nói Bát nhã Ba la mật đa năng chỉ thật tướng các pháp
thế gian. Lại nữa,
Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật
đa như thật chứng biết vô lượng vô số vô biên hữu tình hoặc nổi hoặc chìm.
Nghĩa là như thật biết pháp tâm, tâm sở loại hữu tình kia hoặc nổi hoặc
chìm đều nương sắc thọ tưởng hành thức mà sanh. Nghĩa là pháp tâm tâm sở
các hữu tình hoặc có nương sắc thọ tưởng hành thức, chấp Như Lai chết rồi
hoặc có hoặc chẳng có, hoặc cũng có cũng chẳng có, hoặc chẳng có chẳng
phải chẳng có, đấy là sắc thực, kia đều ngu dối. Hoặc có
nương sắc thọ tưởng hành thức chấp ngã và thế gian hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc cũng thường cũng vô thường, hoặc chẳng thường chẳng vô
thường, đây là chắc thực kia đều ngu dối. Hoặc có
nương sắc thọ tưởng hành thức chấp ngã và thế gian hoặc có ngằn hoặc không
ngằn, hoặc cũng có ngằn cũng không ngằn, hoặc chẳng có ngằn chẳng không
ngằn, đây là chắc thực kia đều hư dối. Hoặc có
nương sắc thọ tưởng hành thức chấp mạng giả tức thân, hoặc lại khác thân,
đây là chắc thực kia đều ngu dối. Như vậy,
Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật
đa như thật chứng biết vô lượng vô số vô biên hữu tình hoặc nổi hoặc chìm. Lại nữa,
Thiện Hiện! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la mật
đa như thật chứng biết vô lượng vô số vô biên hữu tình hoặc nổi hoặc chìm.
Nghĩa là như thật biết các bao nhiêu sắc thọ tưởng hành thức đều như chơn
như không hai không riêng. Thiện
Hiện phải biết: Chơn như Như Lai tức chơn như năm uẩn. Chơn như năm uẩn
tức chơn như thế gian. Chơn như thế gian tức chơn như tất cả pháp. Chơn
như tất cả pháp tức chơn như quả Dự lưu. Chơn như quả Dự lưu tức chơn như
quả Nhất lai. Chơn như quả Nhất lai tức chơn như quả Bất hoàn. Chơn như
quả Bất hoàn tức chơn như quả A la hán. Chơn như quả A la hán tức chơn như
Ðộc giác Bồ đề. Chơn như Ðộc giác Bồ đề tức chơn như tất cả hạnh Bồ tát Ma
ha tát. Chơn như tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát tức chơn như chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chơn như chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tức
chơn như tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Chơn như tất cả Như Lai Ứng
Chánh Ðẳng Giác tức chơn như tất cả hữu tình. Thiện
Hiện phải biết: Chơn như như thế đều chẳng rời nhau, chẳng nhất chẳng dị,
không tận không hai, cũng không hai phần, chẳng thể phân biệt. Thiện
Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la
mật đa chứng nhơn tất cả pháp rốt ráo, mới được Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề. Do đây nên nói Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng sanh Như Lai Ứng
Chánh Ðẳng Giác, là mẹ Như Lai năng chỉ thật tướng các pháp thế gian cho
Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác. Thiện
Hiện phải biết: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều nương Bát nhã Ba la
mật đa năng như thật giác các pháp chơn như tánh chẳng hư dối, tánh chẳng
biến khác. Do như thật giác tướng chơn như nên nói gọi Như Lai Ứng Chánh
Ðẳng Giác. Cụ thọ
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm sở chứng chơn
như tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, rất là thẳm sâu, khó thấy khó
giác. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác đều dùng tánh chẳng hư dối tánh
chẳng biến khác các pháp như thế, tuyên nói khai chỉ phân biệt hiển rõ tất
cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Chơn như
tánh chẳng hư dối tánh chẳng biến khác như thế, ai năng tin hiểu được? Duy
có Bồ tát Ma ha tát bậc chẳng quay lui và Ðại A la hán mãn các nguyện,
cùng các thiện nam tử đủ chánh kiến nghe Phật nói chơn như tánh chẳng hư
dối tánh chẳng biến khác sâu thẳm đây năng sanh tin hiểu. Như Lai vì kia
nương tự sở chứng tướng chơn như phân biệt chỉ rõ. Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Sở dĩ vì sao? Chơn như vô tận vậy nên
sâu thẳm, duy có Như Lai hiện Ðẳng chánh giác vô tận tướng chơn như sâu
thẳm, vì chúng các Bồ tát Ma ha tát tuyên nói khai chỉ khiến sanh tin
hiểu. Thiện
Hiện phải biết: Sắc vô tận nên chơn như vô tận, sắc sâu thẳm nên chơn như
sâu thẳm, vì sắc cùng chơn như không sai khác vậy. Thọ tưởng hành thức vô
tận nên chơn như vô tận, thọ tưởng hành thức sâu thẳm nên chơn như sâu
thẳm, vì thọ tưởng hành thức cùng chơn như không sai khác vậy. Thiện
Hiện phải biết: Nhãn xứ vô tận nên chơn như vô tận, nhãn xứ sâu thẳm, nên
chơn như sâu thẳm, vì nhãn xứ cùng chơn như không sai khác vậy. Nhĩ tỷ
thiệt thân ý xứ vô tận nên chơn như vô tận, nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ sâu
thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cùng chơn như không
sai khác vậy. Thiện
Hiện phải biết: Sắc xứ vô tận nên chơn như vô tận, sắc xứ sâu thẳm nên
chơn như sâu thẳm, vì sắc xứ cùng chơn như không sai khác vậy. Thanh hương
vị xúc pháp xứ vô tận nên chơn như vô tận, thanh hương vị xúc pháp sâu
thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì thanh hương vị xúc pháp xứ cùng chơn như
không sai khác vậy. Thiện
Hiện phải biết: Nhãn giới vô tận nên chơn như vô tận, nhãn giới sâu thẳm
nên chơn như sâu thẳm, vì nhãn giới cùng chơn như không sai khác vậy. Nhĩ
tỷ thiệt thân ý giới vô tận nên chơn như vô tận, nhĩ tỷ thiệt thân ý giới
sâu thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cùng chơn như
không sai khác vậy. Thiện
Hiện phải biết: Sắc giới vô tận nên chơn như vô tận, sắc giới sâu thẳm nên
chơn như sâu thẳm, vì sắc giới cùng chơn như không sai khác vậy. Thanh
hương vị xúc pháp giới vô tận nên chơn như vô tận, thanh hương vị xúc pháp
giới sâu thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì thanh hương vị xúc pháp giới cùng
chơn như không sai khác vậy. Thiện
Hiện phải biết: Nhãn thức giới vô tận nên chơn như vô tận, nhãn thức giới
sâu thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì nhãn thức giới cùng chơn như không sai
khác vậy. Nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới vô tận nên chơn như vô tận, nhĩ tỷ
thiệt thân ý thức giới sâu thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì nhĩ tỷ thiệt
thân ý thức giới cùng chơn như không sai khác vậy. Thiện
Hiện phải biết: Tất cả pháp vô tận nên chơn như vô tận, tất cả pháp sâu
thẳm nên chơn như sâu thẳm, vì tất cả pháp cùng chơn như không sai khác
vậy. Vậy nên chơn như rất khó tin hiểu.
Nguồn: www.quangduc.com