Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát
Phổ Môn Giảng Lục

Pháp sư Bảo Tịnh giảng thuật
Thôi Chú bình & Tôn Tử Á
kính lục
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch

Sàigòn - 1972 - PL 2516

--- o0o ---

Kết Luận: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
Để Giải Trừ Ba Độc

 

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức oai thần lớn nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sanh thường phải một lòng tưởng nhớ.

Văn này là câu kết. Phải biết niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng những phá tan sự tam độc của lục đạo phàm phu, mà lại có thể phá được lý tam độc của La Hán và Bồ Tát nữa. Người Nhị Thừa một bề say đắm nơi không. Đấy là dục ái. Chán nản thế gian coi thế gian như hầm lửa, một bề ôm thái độ tiêu cực, khinh thị thế gian là đáng nhàm đáng ghét. Đấy là sân nhuế. Họ chẳng biết Phật pháp không mà chẳng không, tức trung đạo diệu hữu. Say đắm nơi không, ngưng trệ nơi tịnh, cho là rốt ráo. Đấy là ngu si. Đây tức là lý tam độc của Thanh Văn Duyên Giác nhị thừa.

Bồ Tát ưa thích thần thông, dạo chơi thế giới, yêu đời, xem ngắm thế gian, chấp tướng độ sanh, cho đến trung đạo pháp ái. Đấy là dục ái. Nhàm chán tiêu cực chấp không của Nhị thừa, cho đến nới bỏ hai bên, chán ghét Không Hữu. Đấy là sân nhuế. Chẳng thấu rõ trung đạo cũng không cũng hữu, khi không phi hữu. Không mà chẳng không là diện hữu; hữu mà chẳng hữu là chơn không. Chẳng hiểu rõ chân không bất không, diệu hữu phi hữu tức là diệu nghĩa trung đạo viên dung tuyệt đãi. Đấy là ngu si. Đấy tức là lý tam độc của Bồ Tát. Nếu xưng niệm danh hiệu Quán Thế Âm  niệm đến Chân đế sự nhất tâm bất loạn, có thể phá được sự tam độc kiến thư hoặc của phàm phu, thấy được chân không Quán Thế Âm Bồ Tát. Niệm đến Tục đế sự nhất tâm bất loạn phá được sự tam độc trần sa phiền não của Nhị thừa, thấy được diệu hữu Quán Thế Âm  Niệm đến trung đạo lý nhất tâm bất loạn, phá được lý tam độc căn bản vô minh thất đến trung đạo Quán Thế Âm  Đến đấy tức có thể thành Phật xong.

Nhưng đã dạy người niệm Quán Âm được thành Phật mà sao Quán Âm tự mình lại là Bồ Tát ? Bởi vì muốn độ chúng sanh mà thị hiện tướng Bồ Tát vậy thôi. Tam độc đã bị phá tức thành tựu Pháp thân, Bát nhã, giải thoát ba đức mật tạng. Sở dĩ Phật Thích Ca mới gọi Vô Tận Ý Bồ Tát rằng ngươi xem Quán Thế Âm Bồ Tát có sức Đại oai đức Thần thông như thế mới ban cấp cho chúng sanh các món lợi lạc. Đấy là nguyên do. Cho nên sở dĩ chúng sanh cần phải thường thường tâm niệm, chứ chẳn nên chỉ có miệng niệm suông, cho nên gọi là thường phải tâm niệm. Đại đa số những người niệm Phật, niệm Quán Âm chỉ có lỗ miệng mà tâm chẳng niệm nghĩa là chẳn nhớ mình đang niệm Quán Âm hay niệm Đức Phật nào đây. Quyết định phải như vầy: Tâm nghĩ nhớ, miệng ra tiếng, và tai lóng nghe cho rõ ràng, chẳng nên tư lường phân biệt. Được sức lực vĩ đại như thế thời cảm ứng đại dao vẫn dễ dàng mãn nguyện. Chữ niệm: Trên chữ kim là Nay, dưới chữ tâm là Lòng. Tấm lòng hiện nay. Ý dạy: Khi người niệm Quán Âm chẳng nên dùng tâm quá khứ mà niệm, chẳng nên dùng tâm vị lai mà niệm, chỉ nên dùng nhất tâm hiện tại không lệch về khứ lai mà niệm, mới gọi là chính niệm. Trong kinh nói: Tâm quá khứ đã diệt rồi; tâm vị lai chưa sanh. Chính đương lúc đó thẳng tiến mà niệm đi, mới được lợi ích lớn lao vậy.

 

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Cầu Được Con Cái

 

Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sanh con trai phước đức trí huệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sanh con gái có tướng sanh đẹp, trước đã trồng cội phước đức, mọi người đều kính mến.

Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai thần như thế. Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.

Đoạn văn này là nói cầu nam cầu nữ đều được nam nữ, gọi là thỏa mãn hai điều mong cầu. Tại sao chỗ này độc nói chỉ nữ nhân mới có hai điều mong cầu ấy ư? Bởi vì tâm của nữ nhân mong cầu con trai con gái so với nam nhân có lắm phần quan hệ và tha thiết hơn. Nữ nhân chẳng sanh con trai, nuôi được con gái, là bị cha mẹ chồng hiềm nghi và bị chồng khinh bỏ, lại phải bè bạn chê cười. Vả lại phép thế gian có ba điều bất hiếu mà vô hậu là trọng đại hơn cả. Sở dĩ tâm niệm nữ nhân cầu con trai mong con gái rất là tha thiết. Nếu nữ nhân muốn cầu con trai, thời lễ bái cúng dường Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là bèn sanh cậu trai có đủ phước đức và trí huệ. Y theo Phật pháp mà nói sanh con gái trai là bồi thêm phiền não. Nhưng y theo Pháp thế gian, lại chú trọng việc nối tiếp dòng dõi gọi là truyền tử lưu tôn, cho nên cũng chẳng ngại gì nữ nhân cầu con trai gái. Lòng từ bi Đức Quán Thế Âm nên cũng thị hiện để thỏa mãn cho hai nguyện vọng khẩn cầu kia vậy. Một lòng cầu lạy, năm vóc gieo xuống sát đất gọi là lễ bái. Hương, Hoa, Đăng, Đồ, Quả, Trà, Thực, Bửu, Châu và A?#272;ấy là mười món cúng dường vậy.

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đâu còn nhu cầu những thứ ấy nữa mà đem cúng dường? Bởi chúng ta sở dĩ cúng dường là vì cầu phước vậy. Như vô lực sắm đồ cúng không nổi, thời đem thân thể cung kính lễ bái, miệng xưng niệm danh hiệu và trong tâm ý quán tưởng dung nhan của Bồ Tát cũng tức là ba nghiệp cúng dường đấy. Như năng cung kính chăm lòng kiền thành cúng dường Quan Thế Âm Bồ Tát tức Ngài tống cấp cho ngươi một nam nhi hay cả phước huệ đầy đủ. Như Quán Thế Âm Bồ Tát thị hiện Bạch Y Quán Âm  Tống Tử Quán Âm vậy. Có phước mà không huệ gọi là si phước, như những cậu ngu tử con của những người nhà giàu có vậy. Có huệ mà không phước gọi là cuồng huệ, như những cậu tài tử con của những người nhà nghèo cùng. Kiếp xưa biết niệm Phật, hiểu đạo lý, đời nay có trí huệ. Thuở trước hay bố thí, tu giới sát, phóng sanh, đời nay có phước lộc. Hai điều đều song tu thời phước huệ đầy đủ. Quý vị đến đây, khi nghe giảng kinh cung kính yên lặng, tức là cầu phước. Hiểu rõ đạo lý biết suy nghĩ thâm nghĩa tức là cầu huệ. Lệ như khi niệm Phật không vọng tưởng, không tạp niệm, nhất tâm bất loạn, tức là cầu phước. Niệm trước niệm sau nối nhau không hở, chữ nào chữ nấy rõ ràng minh bạch, tức là cầu huệ. Lại như sáng lập Cư Sĩ Lâm, ấn định hai thời khóa tụng mai chiều, đấy là cầu phước. Nghe giảng kinh Pháp, hiểu rõ đạo lý, tu trì thiền quán, đấy là cầu huệ. Nếu có người nữ nhân thành khẩn tha thiết nhất tâm niệm Quán Thế Âm chắc sanh được gã nam nhi tuấn tú phước đức và trí huệ đầy đủ. Chứ chẳng sanh cậu nam nhi si phước hay cuồng huệ đâu! Đấy gọi là cầu con trai được con trai.

Thuở trước có ông Đàm Hiến Khánh, nhà giàu có. Đã năm mươi tuổi mà không có con trai gái gì cả. Các cháu trong tộc tranh nhau thừa kế và chia của. Lòng ông Đàm chẳng vui. Do đấy nên ông tận lực khẩn cầu Đức Từ Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. O⮧ mới xuất ra năm ngàn đồng bạc để thiết lập đàn Đại bi sám. Tu Sám bốn mươi chín ngày. Quả nhiên bà tiểu thiếp sanh một cậu trai, nằm trong bọc trắng mà sanh ra. Mặt mày tuấn tú phì mãn, thông minh lanh lợi. Thấy vậy bà vợ chính lại xuất ra một ngàn đồng để kiến thiết lầu Bạch Y Các, phụng Đức Bạch Y Quán A⭮ Rồi bà cũng sanh được một cậu trai nữa. Hai đứa con này đều sáng sủa thông minh. Lại như Nam Thông Trương Hiếu Nhược cũng là thân phụ của ông là Trương Sắc O⮧ Tiên sanh cầu tự nơi Quán Âm nham ở núi Lang Sơn mà được sanh ra ông vậy. Lại ngày xưa có người nữ nhân không con. Vợ chồng mới cầu tự trước tượng Quán A⭮ Đêm mộng thấy Đức Quán Âm lấy mâm đựng đứa con trai đem cho. Chính lúc người nữ nhân sắp tiếp nhận, bỗng nhiên có một con bò chạy xốc đến, nên chưa kịp tiếp lấy thì giật mình thức giấc, liền có mang. Rồi bà sanh được đứa trai, nhưng chưa được mấy ngày, đã bị yểu vong. Bởi vì bình nhật vợ chồng ưa ăn thịt bò vậy. Từ đấy về sau vợ chồng cùng nhau trai giới, nhất tâm ăn chay. Về sau quả thật sanh được một cậu con trai và nuôi được. Vậy là biết muốn cầu con trai gái, vẫn phải thường niệm, cúng dường lễ bái Quán Thế Âm Bồ Tát, lại càng phải giới sát, phóng sanh, bố thí, hành thiện, trì trai cầu phước, mới được sự cảm ứng như tiếng với vang, ứng niệm liền thành.

Nếu muốn cầu nữ, bèn sanh nữ tử có tướng mạo đoan chính, vì đời trước đã có trồng cội phước đức, nên nay được mọi người kính mến. Nữ nhân cầu nam nhi thời có nam nhi, sao lại muốn cầu nữ nhi làm gì? Hiện nay nam nữ bình đẳng, nữ quyền được phô trương, nam nữ chính không còn cao thấp nữa. Thử xem thời gian gần đây, nữ nhân gia nhập các chính đảng, tòng sự các cơ quan chính quyền và tòng học mọi ngành học vấn, kỳ số kể chẳng xiết. Vả lại nam tử hay tại ngoại; sanh được nữ tử, khả dĩ cùng với bà mẫu thân mai chiều mẹ con thủ thỉ hay hủ hỉ. Sở dĩ đấy, cho nên đã có cậu con trai lại còn muốn cầu thêm cô con gái nữa cho ấm cúng và vui tươi gia đình nữa, và vì nó còn có sức hấp dẫn phi thường vậy. Nữ tử chẳng cần đài các, mà cần phẩm hạnh đoan chính, tướng mạo trang trọng, nhất vọng thì biết ngay là người có phước đức trí huệ. Ngũ quan chẳng khuyết, diệm mạo nhã chính, gọi là đoan chính. Phẩm hạnh chẳng cẩu thả, hành vi trang trọng, gọi là hữu tướng. Nếu đoan chánh mà vô tướng thời chẳng được người mến kính. Trái lại có tướng mà chẳng đoan chính, chắc chắn bị người khinh rẻ. Cho nên nhứt định là phải: Đoan chính mới được người mến, có tướng mạo người chịu kính trọng. Đời trước trồng cội đức, tức là đời trước đã vun trồng cội gốc hiền đức, hiện nay lại thành kính nghe kinh niệm Phật là vun trồng cội đức là thêm cho gốc sâu rễ chắc, mới có thể cảm sanh được thân nữ tử tài đức song toàn và được nhiều người yêu kính. Phải biết nữ tử được người yêu mà chẳng được kính, gọi là khinh rẻ; kính mà chẳng yêu mến gọi là xa bỏ. Cho nên quyết phải đầy đủ cả hai phương diện ấy mới thật được nhiều người ái kính.

Nhưng y theo Phật pháp mà giảng, thời thế gian vạn pháp đều là huyễn hóa. Con cái xinh lịch là trả nợ đời, mà con cái xấu xí là đòi nợ tiền khiên. Nhiều hay ít con cái tức là ít hay nhiều phiền não. Những người tu hành cho việc có con cái là sợi dây buộc lụy, mà không có là tự tại. Thuyết này với thế gian Pháp tất nhiên là trái ngược nhau. Quán Thế Âm Bồ Tát chẳng những làm thỏa mãn nguyện cầu nam nữ trên thế giới này, mà còn làm thỏa mãn những người học Phật nguyện cầu Pháp môn nam nữ nữa. Nam tiêu biểu trí huệ, nữ tiêu biểu thiền định. Chúng sanh ở cõi Dục, tâm nhiều tán loạn, nên chỉ có huệ mà không định, nên có định mà không huệ, gọi là si nữ. Tứ thiền thiên ở cõi Sắc, có định có huệ, bình đẳng song song. Nhưng định nữ này chẳng hay xuất sanh được vô lậu huệ nam, chẳng thể dứt phiền não được, cho nên gọi hữu lậu định huệ; và cũng bất quá là như si nam thạch nữ vậy thôi. Đấy chẳng phải là chỗ sở cầu Pháp môn nam nữ. Người tu nhị thừa, định huệ đã có thể siêu sanh thoát tử được, nên gọi là vô lậu định huệ, khả dĩ sanh được Pháp vô lậu, dứt được kiến tư phiền não, liễu được sanh tử vậy. Nhưng huệ nam này cũng chỉ dứt được kiến tư phiền não, mà chẳng dứt được căn bản vô minh. Định nữ tuy sanh được vô lậu, mà chẳng thể vào trung đạo được.

Sở dĩ chúng ta nên cầu trung đạo trí huệ nam, trung đạo phước đức nữ. Chẳng say đắm nơi không và hữu: là huệ tức nơi định, gọi là hữu phước huệ nam; là định nơi huệ, gọi là hữu huệ phước nữ. Huệ là trí đức trang nghiêm, định là phước đức trang nghiêm. Đến địa vị Phật mới đầy đủ phước huệ, cho nên xưng là Lưỡng Túc Tôn. Thân là Kim sắc, với tướng hảo Quang minh không ai sánh bằng, đấy tức là Phước Túc. Bốn pháp biện tài, tám thứ tiếng, soi căn cơ mới thi thiết giáo pháp, đấy tức là Huệ Túc. Bởi chúng ta không có trung đạo phước huệ trang nghiêm, sở dĩ bị trôi lăn vào sanh tử mà làm chúng sanh. Lời tục ngữ: Người cần áo trang điểm, Phật phải vàng sơn thếp. Vậy là trang nghiêm rất trọng yếu. Cho nên quyết phải cầu phước cầu huệ. Mà lại phước huệ phải cần song tu. Tự tánh là Sở trang nghiêm, phước huệ là Năng trang nghiêm. Năng Sở chẳng hai, đấy gọi là Diệu nam Diệu nữ đầy đủ Diệu trang nghiêm. Muồn cầu huệ nam, định nữ, duy có thân lễ, khẩu xưng và ý niệm, đem ba nghiệp cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, bèn có thể thành công chắc chắn.

Sở dĩ đó nên Phật Thích Ca, một lần nữa, gọi Vô Tận Ý mà rằng: Quán Thế Âm Bồ Tát có sức oai đức như vậy đó, chúng sanh nào năng cung kính lễ bái, Phước chẳng luống bỏ. Ý nói chúng sanh lễ bái cúng dường quyết chẳng luống mất. Cầu nam cầu nữ chắc có thù ứng cho sở nguyện của mình. Dù cho bất đắc dĩ gặp các quan hệ, chưa có thể có ứng nghiệm tức khắc, nhưng đã trồng căn lành, một mai nhân duyên khi thành thục, quyết chẳng luống mất vậy.

 

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát Để Được Vô Lượng Vô Biên Phước Đức

 

Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh tự của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm, thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn đó có nhiều chăng?

Vô Tận Ý thưa: " Bạch Thế Tôn! Rất nhiều". Phật nói: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm  Bồ Tát nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường thời phước của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn muôn ức kiếp không thể cùng tận.

Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát đặng vô lượng vô biên phước đức lợi ích như thế".

Đoạn văn này so lường công đức niệm danh hiệu Quán A⭮ Hằng ngày chúng ta trì niệm danh hiệu Quán Âm đáo để có những bao nhiêu công đức? Đức Phật bảo Ngài Vô Tận Ý rằng: Thoảng hoặc nếu có người đại trí huệ năng đơn niệm một danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát so sánh với danh hiệu sáu mươi hai ức hằng ha sa Bồ Tát, thì công đức ấy đồng đều ngang nhau.

Sáu mươi hai ức hằng ha sa là số mục, nói những vị Bồ Tát bị niệm lắm nhiều. Hằng hà là tên một con sông ở Aᮍ Độ, phát nguyên từ trên núi Tuyết, tại nơi ao A Nậu Đạt. Núi Tuyết rất cao, tức là núi Hy Mã Lạp Nhã ngày nay. Do từ trên đỉnh núi chảy xuống một đường thẳng như từ trên thiên đường chảy đến, nên lại còn có tên là Thiên Đường Lai Hà. Sông Hằng bề dài ngàn trăm dặm, bề rộng bốn mươi dặm, mà nước rất cạn. Đáy sông có kim sa, cát vàng, lại có bùn cát. Cát nó sáng lóng lánh và mịn như bột phấn. So với cát các sông ở nước ta rất là khác nhau. Bốc một bốc cát ấy hãy chẳng khá đếm biết được, huống là cát của nó dài ngàn trăm dặm, rộng bốn mươi dặm thời còn nói gì nữa? Mỗi khi Phật giảng đến số mục nhiều chẳng khá tính toán được liền nói hằng hà sa. Trong cõi Ta bà thế giới, có bao nhiêu Bồ Tát, hoặc hiển hoặc ẩn, hoặc quyền hoặc thiệt, có như số cát sáu mươi hai ức con sông Hằng.

Uống ăn, áo mặc, thuốc men, đồ nằm gọi là bốn món cúng dường. La Hán tuy liễu sanh tử, nhưng cũng có khi sanh tiểu bệnh, vì xác thân này là ái thể do cha mẹ để lại. Đã có quả báo sanh thân, sở dĩ cũng phải có bệnh. Ngoại trừ các vị quyền thiệt Bồ Tát thị hiện, kỳ dư như thiệt hành Bồ Tát thời cũng có tiểu bệnh như cảm gió, ho, khạc nhổ, chứ chẳng phải đại bệnh nghiệp chướng. Phật Thích Ca cũng có việc đau lưng, sở dĩ dùng thuốc men cúng dường chữa cho lành bệnh. Phải biết Phật, Bồ Tát, La Hán, đã có thân thể (ứng hóa thân chẳng phải hai thân Pháp, Báo) tức có quả báo, vì muốn thị hiện ra bệnh tướng để giáo hóa chúng sanh cho nó biết rằng nghiệp báo chẳng bao giờ mất. Nên đã nói: Tuy không tạo nghiệp và kẻ chịu quả báo, nhưng nghiệp đã gây ra quyết định chẳng mất. Một khi nhân duyên hội ngộ, tự chịu lấy quả báo mà mình đã gây.

Cúng dường người xuất gia không ngoài bốn thứ vừa kể trên. Nhưng đến địa vị Bồ Tát tài bảo đầy đủ, vốn chẳng cần dùng uống ăn, áo mặc, thuốc men, của thế gian nữa, nhưng chẳng qua người có thể phát tâm cúng dường, khả dĩ để cầu phước mà thôi. Bởi vì hằng tu tâm bố thí quyết cảm thọ được phước báo phong phú giàu dư vậy. Cúng dường có chia ra nội ngoại hai phần: tứ cúng, ngũ cúng hoặc thập cúng dường v.v… đều là ngoại cúng dường; cung kính lễ bái, khẩu niệm danh hiệu, tâm quán tưởng Thánh dung, đấy gọi là thân, khẩu, ý, ba nghiệp là nội cúng dường. Nếu được khẩn thiết chí thành, công đức thật bất khả tư nghì.

Nếu có người khắp trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát và lại do thân này chuyên môn cúng dường cho đến chết mới thôi. Người này thọ trì danh hiệu nhiều như thế, đấy là Đại công đức thứ nhất. Sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, như thế là Phước điền rất nhiều, đấy là Đại công đức thứ hai. Lại cúng dường rộng lớn như thế, đấy là Đại công đức thứ ba. Phát tâm cúng dường đến cả trọn một đời sống, thời gian lâu dài, đấy là Đại công đức thứ tư. Vô Tận Ý! Này ngươi xem công đức của người ấy chừng nhiều hay ít? Ngài Vô Tận Ý thưa: Bạch Thế Tôn! Công đức ấy nhiều lắm nhiều lắm, thật nói không thể hết được.

Đức Phật giảng: Công đức của người này cố nhiên là nhiều lắm đấy. Nhưng lại là nếu có một người chỉ đơn trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát mà chẳng thọ trì danh hiệu sáu mươi hai hằng hà sa Bồ Tát, và cũng chẳng tứ sự cúng dường trọc cả một đời người, mà chỉ bái lễ cúng dường nhất thời mà thôi. Vậy thời công đức của người này đã làm được đem mà so sánh là như thế nào? Người đời lễ bái đầu trán chẳng đến đất, lạy xuống ngốc lên, là tâm gián đoạn khinh dễ, không được lợi ích. Cần phải như quả núi lớn sập đổ: Năm vóc gieo xuống đất, cốt là để bẻ gãy tâm cống cao ngã mạn. Lại còn cần phải buông thả muôn duyên, nhất tâm đảnh lễ. Tuyệt đối chẳng nên tham khoái tham nhiều là vọng tưởng, có tư lường phân biệt, thời tâm bị rối loạn ngay.

Vả lại, Bồ Tát là Bồ Tát ở trong tâm chúng sanh, tức là lễ bái Bồ Tát nơi tự tánh; chúng sanh là chúng sanh ở trong tâm Bồ Tát. Đem chúng sanh ở trong tâm Bồ Tát mà đảnh lễ Bồ Tát ở trong chúng sanh. Nên phải quán sát Năng lễ Sở lễ tánh đều vắng lặng, trọn chẳng khá được. Được như thế mới là đem chân tâm lễ bái, chân thật cúng dường Bồ Tát, tự có cảm ứng bất khả tư nghì. Đấy là điều mà những người học Phật chẳng khá chẳng biết vậy.

Cho nên nói người này ở trong một ngày 24 giờ đồng hồ, dành riêng một giờ lễ bái, thời gian chẳng lâu như trọn cả đời sống, đấy là thời gian ít. Chỉ đơn hướng về một Đức Quán A⭬ đấy là phước điền ít. Chỉ trì một danh hiệu Quán A⭬ mà chẳng thọ trì nhiều danh hiệu sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, đấy là trì danh ít. Cũng không có tứ sự cúng dường cho đầy đủ, đấy là cúng dường ít. Thói quen của người đời căn cứ theo mặt nổi ở bên ngoài mà đem so sánh cho kẻ trước là có công đức lớn lao, nhưng kỳ thiệt, phước của hai người ấy kia, đây ngang nhau sít soát chẳng ai hơn kém hào ly nào cả.

Nhân vì Quán Thế Âm Bồ Tát, từ vô lượng kiếp đến nay, đã sớm thành Phật.

Mà hiện tại thị hiện Bồ Tát mục đích để độ người, cho nên công đức cao cả đồ sộ bất khả tư nghì. Cho nên ai thường hay lễ bái cúng dường, cũng chính như lễ bái cúng dường mười phương Chư Phật Như Lai. Hy sinh thời gian chỉ một tiếng đồng hồ trong mỗi ngày để lễ bái cúng dường Quán Thế A⭍ được công đức ngang bằng với công đức của mọi người trọn đời trì niệm, tứ sự cúng dường sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát. Trì danh hiệu Quán Thế Âm có phước đức lợi ích vô lượng vô biên như thế, cho nên công đức Quán Thế Âm Bồ Tát chừng một mảy lông mà Ngài Phổ Hiền Bồ Tát chẳng lường biết cho rốt ráo được.

Ví như một lượng vàng ròng giá trị quá hơn một trăm ký lô bông dệt vải. Chỉ đơn trì niệm danh hiệu Quán Thế A⭍ như trì một lượng vàng ròng. Thọ trì danh hiệu sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát, giống như một bao bông dệt vải hai trăm kí lô, tính số tuy nhiều, mà giá trị trọn chẳng thể cao hơn một lượng vàng ròng được. Lại như ngọc Ma ni bửu châu một viên giá trị quá hơn ngàn vạn thứ ngọc hải bửu như ngọc Xa cừ, San hô. Lại như việc bố thí: Bố thí ngàn vạn người ác, chẳng bằng bố thí một người thiện. Cúng dường ngàn ông Tăng phàm phu, chẳng bằng cúng dường một vị Bồ Tát. Bởi vì Tăng phàm phu chưa xong sanh tử, A La Hán chẳng chịu độ sanh, sở dĩ công đức có lớn nhỏ chẳng đồng đều được vậy.

Thuở xưa đã từng có một La Hán đi ra ngoài, trao cho tên đệ tử vai mang khăn gói theo sau, đồng đi. Đệ tử đi giữa đường, xem thấy những người nông phu trong những đám ruộng đang làm lụng lam lũ, khổ nhọc, ta bèn phát Bồ Tát tâm, muốn rộng độ bọn người ấy. Vị La Hán đã chứng được Tha tâm thông, nên biết trò mình đã phát tâm Bồ Tát, Ngài khiến đệ tử phải đi trước, và lấy khăn gói lại tự mang theo sau. Một lần phát tâm. Thầy trò đi chưa lâu đệ tử nghĩ: Tu Bồ Tát Đạo, phải chịu bao khổ nhọc, bị bao oán thù, đâu phải dễ gì mà mình kham gánh vác sao nổi ? Nghĩ vậy bè thối lui phát tâm Tiểu thừa. Lại bị Thầy biết được. Khiến trò mang gói đi theo sau. Một lần thối tâm. Thầy trò đi chừng hai ba dặm, đệ tử lại nghĩ rằng: Tu Bồ Tát tuy khó tu, nhưng mà sẽ được thành Phật. Vậy thì ta nên quyết phát Bồ Tát tâm, rồi sẽ gắng sức tu cho kỳ được. Hai lần phát tâm. Lại được Thầy mời đi trước và cũng khỏi mang khăn gói. Thầy cứ khiến trò hoặc đi trước, hoặc đi sau, nên làm cho kẻ đệ tử mù mịt chẳng hiểu Ngài muốn làm diệu thuật gì đây, mà khiến mìng rắc rối tráo trở như thế, nên mới bạo dạng thưa hỏi. Thầy giảng: Khi người phát tâm Bồ Tát là cao hơn La Hán nên Thày dạy ngươi đi trước. Rồi khi ngươi thối lui tâm Bồ Tát xuống nơi La Hán là ngươi đi sau mang gói. Ngươi đối với tâm Bồ Tát, khi phát ra hoặc lui về, cho nên trên đường đi, ngươi hoặc được đi trước thong thả, khi phải đi sau và mang gói gọi là phục kỳ lao, chớ sao ?

Sở dĩ Bồ Tát tâm chẳng nên chẳng phát. Vã lại phát được càng lớn càng tốt. Rất chẳng nên cho là sức của mình chẳng làm nổi chẳng đủ sức, rồi nhân đấy mà tự khinh tự tiện. Đức Phật A Di Đà, ban sơ, khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo. Phát 48 lời thệ nguyện, bị người thời bấy giờ cho là điên là cuồng. Cuối cùng vẫn nhờ phát nguyện chẳng lui mà được thành Phật đạo. Quý vị đem công đức nghe kinh hồi hướng phổ lợi chúng sanh, nguyện đồng chúng sanh cộng thành Phật đạo. Đến nơi nào cũng lấy chúng sanh làm tiền đề. Bởi vì chúng sanh là chúng sanh ở trong tâm của ta, niệm niệm phát nguyện như thế tức là âm thầm un đúc trong pháp giới vô hình để kết pháp duyên cùng với chúng sanh. Quán Thế Âm Bồ Tát, có tinh thần cứu thế từ bi độ nhân hoằng đại này. Cho nên công đức của Ngài chính như công đức mười phương chư Phật. Sở dĩ đơn độc lễ bái cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát cũng như đã lễ bái cúng dường sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát. Hơn nữa, Quán Thế Âm Bồ Tát lại còn xưng là Phổ Môn Đại Sĩ, xưng là Pháp Giới Tánh. Sở dĩ sáu mươi hai ức hằng hà sa Bồ Tát cũng chẳng phải là chẳng bao gồm nơi trong.

Công phu tu hành của chúng ta nhiều niệm đầu tức là nhiều vọng tưởng. Quý vị cho là niệm được càng nhiều càng hay. Kỳ thiệt chẳng phải vậy. Phật pháp duy giản chuyên, duy hằng cần, tâm một chẳng hai, tức là khắp cùng Pháp giới, cho nên bất tất phải tham nhiều: Khi thì tụng kinh này, lúc lại đọc kinh kia, lúc thì lễ sám, khi lại trì chú, bận rộn lăng xăng chẳng lúc nào rảnh; tuy chẳng phải không có công đức, nhưng có thể làm cho tâm dễ bị tán loạn bất định. Lại có một hạng người, mai ba chiều bốn, ưa mới chán cũ tự mình chẳng có bản lãnh gì cả. Chẳng bằng chí thành khẩn thiết, chuyên một chẳng hai trì tụng phẩm Phổ Môn, hoặc chuyên niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thời chắc được lợi ích nhiều đến vô lượng vô biên vậy.

Thuở trước có người tên là Cao Phiền, tư chất thông minh tài học giỏi, mới lên mười bốn tuổi đã đậu Tú tài. Anh Tú lấy người vợ họ Phàn, tự là Giang Thành. Người vợ có nhan sắc đẹp đẽ, nhưng bị phải tính tình bạo ác bướng bỉnh. Thế là Cao tú tài gặp phải sự đau khổ thầm kín bên trong là cô vợ hà đông sư tử như con thú dữ ở xứ Hà Đông. Gây đau khổ cho anh ta đến nỗi thân thể gầy mòn ốm như khúc củi khô. Bà nhạc mẫu lại là người rất hiền lành, nhân thấy con mình đối đãi với chồng nó chẳng được tử tế lành đẹp lắm, nên bà lấy làm lo âu. Rồi bà mới thiết lễ cầu nguyện Đức Quán Thế Âm Bồ Tát xin gia hộ. Đêm bà mộng thấy nói rằng: Con gái của ngươi kiếp đời trước là một con chuột trường sanh đã sống ở trong một ngôi chùa lâu năm, do vị Hòa Thượng chùa ấy nuôi dưỡng. Kiếp trước Tú tài còn là tên học trò đã từng ở nhờ trong ngôi chùa ấy để đọc sách, y đã làm chết chuột kia. Với hiện tại tức một quả báo trả lại đền một quả báo, cho đến khi nào chết mới xong. Nhưng nếu niệm phẩm Phổ Môn, có thể cứu được. Bà nhạc mẫu liền bảo cho con rể và anh với chị nhà bển hay việc mình đã vừa mộng thấy. Sau đó toàn gia trì niệm hơn vài tháng nhưng chưa thấy có hiệu quả gì. Họ mới bảo anh Tú, khiến anh cũng phải cùng nhau phát tâm hằng thường, đồng tâm trì niệm. Bỗng nhiên có một vị lão Tăng đến. Lão Tăng này lại kiêm chuyên môn tướng thuật rất tinh tường và minh đạt lẽ nhân quả nữa. Bấy giờ dân làng tranh nhau đến cầu hỏi những việc cát hung đủ thứ. Phàn thị vợ thầy Tú cũng cùng đi đến Thầy lão như mọi người. Khi lão Tăng thấy cô, Ngài liền trực thị lên mặt cô và đọc một kệ sáu câu. Rồi Tăng lại dùng một chén nước và ngậm phun lên cả mặt cô. Chính lúc ấy mọi người lấy làm ngạc nhiên đều cho là "khốn rồi" lão Tăng này chắc là sẽ bị Phàn thị nó hành hung cho mà biết, vì bình nhật tính nó nóng nảy, hễ trái ý nó thì phải biết. Nhưng trái lại, ai ngời cô Tú vẫn điềm nhiên, mặc cho lão Tăng phun nước làm phép tắc gì thì làm chẳng ai thấy cô có chút giận dữ gì hết. Sáu câu của Ngài nói: Này, đừng nên giận, đừng nên giận nữa. Kiếp trước cũng chẳng giả, kiếp này cũng chẳng thiệt. Khốn nạn, chuột my cắm đầu chạy đừng cho mèo đuổi bắt. Cô Tú nghe xong tức thì tỉnh ngộ, và cũng từ đấy về sau cải đổi hoàn toàn tì khí. Cô gắng sức ăn năn thay đổi những lỗi lầm ngày trước, dĩ nhiên là trở thành một người vợ hiền lương, người dâu hiếu thuận. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thật bất khả tư ghì, vô lượng vô biên phước đức lợi ích vậy. Thường thường có như thế.

--- o0o ---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | 13

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ä ƒäº ä å å น ยาม ๕ ç Š Dịch giả cuốn sách nổi tiếng Đức 春播千亩道稻 对仗 下联 tịnh 今之儒者 自以为正心诚意之学者 Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào Ăn Tết Ăn văn hóa nt 丢失菩提心的因缘 総持寺 盆踊り bún 高級 霊園 爐香讚全文 å å ç ªä å ç ¾ 心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 墓 購入 激安仏壇店 ba phuong thuc giao duc tuoi tre phat giao bon phap xay dung doi song tai gia hanh phuc cáo big bang va ly thuyet vu tru cua dao phat 機十心 中孚卦 bay phap de xay dung mot hoi chung hung thanh æµæŸçåŒçŽ 栃木県寺院数 02 lời nói đầu เพรงดนต ฟ duc dalai lama va nhung cau noi dang suy ngam 唐安琪丝妍社 clip ve luat nhan qua lam chung ta phai suy ngam Vu lan 夜渡凡尘 削发更衣 cho đi và nhận lại 成绩不好检讨 chuong ix so tham ve hue lam va quan thien luan ธรรมะก บพระพ ทธเจ Chùa Linh Ứng Sơn Trà 牧牛 12 duong nhan qua anh huong den cuoc doi moi أبا درج nam chu vang giup ban vuot qua kho khan va thu 欲漏 佛教中华文化 cúng sao giản hạn 桂花树下狸花猫 古诗词 nghiep bao tu viec an mac thieu kin dao khi le nghiep bao va tai sinh nhung cau hoi can ban net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap nhân duyên vợ chồng