Lại nữa, Thiện Hiện! Sao là khi
Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đối trong tất cả
pháp không tướng, không giác, không đắc, không bóng, không tác, viên mãn
tinh tiến Ba la mật đa? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha
tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đem tâm ly tướng vô lậu mà tu
tinh tiến. Bồ tát Ma ha tát này trọn nên dũng mãnh thân tâm tinh tiến. Do
đây năng vào trụ đầy đủ sơ tĩnh lự; năng vào trụ đầy đủ đệ nhị, đệ tam, đệ
tứ tĩnh lự. Nương đệ tứ tịnh lự khơỉ vô lượng các thứ thần thông biến
hiện, cho đến đưa tay nắm bắt nhật nguyệt, lộn quanh tự tại chẳng lấy làm
khó. Trọn nên dũng mãnh thân tinh tiến, nên đem sức thần thông trải chừng
giây lát năng đến thế giới của các Đức Phật ở những phương khác vô lượng
trăm ngàn. Lại đem các thứ thượng diệu ăn uống, kỹ nhạc, cung kính cúng
dường, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn, như: áo mặc, đồ nằm, thuốc
thang, hương hoa, phan long, đèn sáng, ngọc báu. Do căn lành đây, quả báo
vô tận cho đến lần nữachứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Do căn lành
đây được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Do căn lành đây được Bồ đề rồi, lại
đem vô lượng thế gian, trời người, a tố lạc thảy, đem vô lượng thứ thượng
diệu ăn uống, áo mặc, đồ nằm, thuốc thang, hương hoa, phan lọng, đèn sáng,
ngọc báu, kỹ nhạc, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen. Bồ tát Ma ha
tát này lại dùng thần lực năng đến thế giới của các Đức Phật ở những
phương khác vô lượng trăm ngàn. Ở chỗ các Đức Phật kia lắng nghe chánh
pháp, nghe rồi thọ trì đầy đủ chẳng cho quên mất, cho đến Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề. Bồ tát Ma ha tát này lại dùng thần lực thành thục hữu tình,
nghiêm tịnh cõi Phật, tinh siêng tu học Nhất thiết tướng trí. Nhất thiết
tướng trí đã được viên mãn, chứng được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe
diệu pháp, độ vô lượng chúng sanh. Như vậy, Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát
này tu hành Bát nhã Ba la mật đa trọn nên dũng mãnh thân tinh tiến, nên
năng khiến tinh tiến Ba la mật đa mau được viên mãn. Thiện Hiện! Sao là Bồ tát Ma ha
tát hành Bát nhã Ba la mật đa trọn nên dũng mãnh tâm tinh tiến, nên năng
khiến tinh tiến Bát nhã Ba la mật đa mau được viên mãn? Thiện Hiện! Bồ tát Ma ha tát
này tu hành Bát nhã Ba la mật đa trọn nên dũng mãnh tâm tinh tiến, nên
năng viên mãn các Thánh vô lậu đạo và nhánh đạo, sở nhiếp tinh tiến Ba la
mật đa. Do đây năng khiến tất cả nghiệp bất thiện thân ngữ ý làm cho không
khởi lên. Bồ tát Ma ha tát này quyết chẳng lấy đắm sắc hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm thọ tưởng hành thức hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm nhãn xúc
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoẳc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm địa giới
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc thường hoặc
vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất
tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm sắc xứ hoặc
thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh
hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng
xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm thanh hương vị xúc pháp xứ hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa Quyết chẳng lấy đắm nhãn giới
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý giới hoặc thường hoặc
vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất
tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm sắc giới
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm thanh hương vị xúc pháp giới hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm nhãn thức
giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới hoặc
thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh
hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng
xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm nhãn xúc
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc hoặc thường hoặc
vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất
tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vô thường, hoặc
vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng
lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy
đắm nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm địa giới
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã
hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng,
hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm thủy hỏa phong không
thức giới 隷ặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm nhân duyên
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng
thượng duyên hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc
vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc
xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm vô minh
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ,
ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não hoặc thường hoặc vô thường,
hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc
vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm hữu vi giới
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm vô vi giới hoặc thường hoặc vô thường,
hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc
vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm cõi Dục
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm cõi Sắc, cõi Vô sắc hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm hữu lậu
giới hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm vô lậu giới hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm sơ tĩnh lự
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm đệ nhị, đệ tam, đệ tứ tĩnh lự hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm từ vô lượng
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm bi hỷ xả vô lượng hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm định không
vô biên xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm định thức vô biên xứ hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm bốn niệm
trụ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm
căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm không giải
thoát môn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm vô tướng vô nguyện giải thoát
môn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm bố thí Ba
la mật đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc
khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc
chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm nội không
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm ngoại không, nội ngoại không, không
không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh
không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng
không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đác không, vô tánh
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không hoặc thường hoặc vô thường,
hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc
vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm chơn như
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắmpháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh,
bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật
tế, hư không giới, bất tư nghì giới, hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui
hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng
hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm khổ thánh
đế hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm tập diệt đạo thánh đế hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm tám giải
thoát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm tám thắng xứ chín thứ đệ định, mười
biến xứ hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm tất cả tam
ma địa môn hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm tất cả đà la ni môn hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm năm nhãn
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm sáu thần thông hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm Phật mười
lực hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười
tám pháp Phật bất cộng hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc
ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng
lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm đại từ hoặc
thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh
hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng
xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm đại bi, đại hỷ, đại xả hoặc thường hoặc vô
thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh,
hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm pháp vô
vong thất hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm tánh hằng trụ xả hoặc thường
hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc
bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa
lìa. Quyết chẳng lấy đắm nhất thiết
trí hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm quả Dự lưu
hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc
tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc
chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc
giác Bồ đề hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Quyết chẳng lấy đắm tất cả hạnh
Bồ tát Ma ha tát hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã
hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng,
hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng lấy đắm chư Phật Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô
ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa
lìa hoặc chẳng xa lìa. Bồ tát Ma ha tát này quyết
chẳng lấy đắm đây kẻ Dự lưu, đây kẻ Nhất lai, đây kẻ Bất hoàn, đây kẻ A la
hán, đây Độc giác, đây Bồ tát, đây Như Lai. Cũng chẳng lấy đắm hữu tình
như thế mỏng hạ kiết nên gọi kẻ Nhất lai, hữu tình như thế được đạo Độc
giác nên gọi là Độc giác, hữu tình như thế được đạo tướng trí nên gọi là
Bồ tát, hữu tình như thế được Nhất thiết tướng trí nên gọi là Như Lai. Vì
cớ sao? Vì pháp lấy đắm và các hữu tình đây đều không có tự tánh khá lấy
đắm vậy. Bồ tát Ma ha tát này trọn nên
dũng mãnh tâm tinh tiến, nên tuy làm việc nhiêu ích các hữu tình chẳng
đoái thân mạng mà đối hữu tình đều vô sở đắc. Tuy năng viên mãn tất cả
Phật pháp, mà đối tất cả Phật pháp đều vô sở đắc. Tuy năng nghiêm tịnh tất
cả cõi Phật, mà đối cõi Phật đều vô sở đắc. Bồ tát Ma ha tát này trọn nên
thân tâm tinh tiến như thế, tuy năng lìa tất cả ác pháp, cũng năng nhiếp
thọ tất cả thiện pháp mà không lấy đắm. Vì không lấy đắm nên từ một cõi
Phật đến một cõi Phật , từ một thế giới đến một thế giới. Vì muốn nhiêu
ích các loài hữu tình, nên sở dục thị hiện các việc thần thông đều năng tự
tại thị hiện không ngại. Nghĩa là hoặc thị hiện rưới nhiều diệu hoa, hoặc
lại thị hiện rải nhiều danh hương, hoặc lại thị hiện trỗi các kỹ nhạc,
hoặc lại thị hiện chấn động đại địa, hoặc lại thị hiện nhiều diệu thất bảo
trang nghiêm thế giới; hoặc lại thị hiện thân phóng ánh sáng, chúng sanh
đui mờ đều nhồ đó mà được sáng, hoặc lại thị hiện thân xuất diệu hương,
các kẻ hôi thúi đều khiến trong sạch; hoặc lại thị hiện thiết lập từ miếu
lớn, trong ấy chẳng não hại các loại hữu tình, nhờ đây hóa đạo vô biên hữu
tình khiến vào chánh đạo: lìa giết sanh mạng, lìa lấy của cải, lìa dục tà
hạnh, lìa lời dối gạt, lìa lời chia rẽ, lìa lời thô ác, lìa lời tạp uế,
lìa tham dục, lìa giận dữ, lìa tà kiến. Hoặc dùng bố thí nhiếp các hữu
tình, hoặc dùng tịnh giới nhiếp các hữu tình, hoặc dùng an nhẫn nhiếp các
hữu tình, hoặc dùng tĩnh lự nhiếp các hữu tình, hoặc dùng bát nhã nhiếp
các hữu tình. Vì muốn nhiều ích các loài hữu tình, hoặc xả của báu, hoặc
xả vợ con, hoặc xả ngôi vua, hoặc xả thân mạng, hoặc xả lóng đốt. Tùy các
hữu tình nên dùng phương tiện như vậy mà được nhiêu ích, tức dùng phương
tiện như vậy mà nhiêu ích cho. Như vậy, Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha tát
hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, do tâm lực vô lậu lìa các tướng năng
đối trong tất cả pháp không tướng, không giác, không đắc, không bóng,
không tác, viên mãn tinh tiến Ba la mật đa, cũng năng viên mãn các công
đức khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Sao khi Bồ
tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đối trong tất cả
pháp không tướng không giác, không đắc, không bóng, không tác, viên mãn
tinh tiến Ba la mật đa? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha
tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng đem tâm ly tướng vô lậu mà tu
tĩnh lự. Bồ tát Ma ha tát này trừ định Như Lai, còn các định khác thì đều
viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này năng lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có
tứ, lìa sanh vui mừng vào sơ tĩnh lự đầy đủ mà trụ. Tầm tứ vắng lặng, tánh
nội đẳng tịnh tâm nhất thú, không tầm không tứ định sang vui mừng, vào đệ
nhị tĩnh lự đầy đủ mà trụ. Lìa mừng trụ xả, chánh nhớ chánh biết, thân thọ
vui thánh thuyết nên xả, vào đệ tam tĩnh lự đầy đủ mà trụ. Dứt vui dứt khổ
mất mừng lo trước kia, chẳng khổ chẳng vui, xả niệm thanh tịnh, vào đệ tứ
tĩnh lự đầy đủ mà trụ. Bồ tát Ma ha tát cùng tâm duyên
khắp một phương cho đến mười phương tất cả thế gian đầy đủ mà trụ. Đem bi
cùng tâm duyên khắp một phương cho đến mười phương tất cả thế gian đầy đủ
mà trụ. Đem hỷ cùng tâm duyên khắp một phương cho đến mười phương tất cả
thế gian đầy đủ mà trụ. Bồ tát Ma ha tát này an trụ
tĩnh lự Ba la mật đa, ba mươi bảy bồ đề phần pháp và đạo tướng trí đều
được viên mãn. Dùng đạo tướng trí nhiếp thọ tất cả tam ma địa rồi, lần lữa
tu khởi Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, chứng
vào Bồ tát Chánh tánh ly sanh. Đã vào ngôi Bồ tát Chánh tánh ly sanh rồi
mới tu hạnh các địa, viên mãn Phật địa. Bồ tát Ma ha tát này tuy đối các
địa lần lữa tu khởi, mà ở thời gian giữa chẳng lấy quả chứng cho đến chưa
được Nhất thiết tướng trí. Bồ tát Ma ha tát này an trụ
tĩnh lự Ba la mật đa, từ một cõi Phật đến một cõi Phật cúng dường cung
kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Ở chỗ các Đức Phật trồng nhiều
căn lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Từ một thế giới đến
một thế giới nhiêu ích hữu tình thân tâm không mỏi, hoặc dùng bố thí nhiếp
các hữ tình, hoặc dùng tịnh giới nhiếp các hữu tình, hoặc dùng an nhẫn
nhiếp các hữu tình, hoặc dùng tinh tiến nhiếp các hữu tình, hoặc dùng tĩnh
lự nhiếp các hữu tình, hoặc dùng bát nhã nhiếp các hữu tình; hoặc dùng
giải thoát nhiếp các hữu tình, hoặc dùng giải thoát tri kiến nhiếp các hữu
tình; hoặc dạy hữu tình trụ quả Dự lưu, hoặc dạy hữu tình trụ quả Nhất
lai, hoặc dạy hữu tình trụ quả Bất Hoàn, hoac덊 dạy hữu tình trụ Độc giác
Bồ đề; hoặc dạy hữu tình trụ ngôi Bồ tát Ma ha tát , hoặc dạy hữu tình an
trụ Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy các hữu tình thế lực căn lành, pháp
lành thêm lớn, các thứ phương tiện khiến kia an trụ. Bồ tát Ma ha tát này an trụ
tĩnh Ba la mật đa năng dẫn tất cả tam ma điạ môn, năng dẫn tất cả đà la ni
môn. Năng được bốn vô ngại giải thù thắng, năng được dị thục thần thông
thù thắng. Bồ tát Ma ha tát này do được dị thục thần thông thù thắng. Bồ
tát Ma ha tát do được dị thục thần thông thù thắng, quyết định chẳng vào
lại nơi mẫu thai, quyết định chẳng còn thọ vui dâm dục, quyết định chẳng
bị sanh quả làm nhiễm. Vì cớ sao? Vì Bồ tát Ma ha tát này khéo thấy khéo
đạt tất cả pháp tánh đều như huyễn hóa mà thừa bi nguyện nhiêu ích hữu
tình. Tuy nương nơi bi nguyện nhiêu ích hữu tình mà đạt hữu tình và thi
khiết kia đều bất khả đắc, mà năng an lập tất cả hữu tình khiến kia an trụ
pháp bất khả đắc. Nương lý thế tục chẳng nương thắng nghĩa. Bồ tát Ma ha tát này an trụ
tĩnh lự Ba la mật đa, tu hành tất cả tĩnh lự, giải thoát, đẳng trì, đẳng
chí, cho đến viên mãn sở cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thường chẳng bỏ
rời sở tu tĩnh lự Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha tát này hành đạo
tướng trí, phương tiện phát dẫn Nhất thiết tướng trí, an trụ trong ấy dứt
hẳn tất cả tập khí nối nhau. Bồ tát Ma ha tát này vì năng trụ dứt hẳn tất
cả tập khí nối nhau, nên chánh tự lợi cũng chánh lợi tha. Bồ tát Ma ha tát
này năng chánh tự lợi lợi tha, nên bèn cùng tất cả thế gian trời, người, a
tố lạc thảy. Như vậy, Thiện Hiện! Khi Bồ tát
Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, do tâm lực vô lậu lìa các
tướng, không giác, không đắc, không bóng, không tác, viên mãn tĩnh lự Ba
la mật đa, cũng năng viên mãn các công đức khác. Lại nữa, Thiện Hiện! Sao là khi
Bồ tát Ma ha tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu năng đối trong các
pháp không tướng, không giác, không đắc, không bóng, không tác, viên mãn
Bát nhã Ba la mật đa? Thiện Hiện! Khi Bồ tát Ma ha
tát hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, năng đem tâm ly tướng vô lậu mà tu
Bát nhã Ba la mật đa , Bồ tát Ma ha tát này chẳng thấy chút pháp thật có
trọn nên. Nghĩa là chẳng thấy thọ tưởng hành thức thật có trọn nên. Chẳng
thấy sắc sanh, chẳng thấy thọ tưởng hành thức sanh. Chẳng thấy sắc diệt,
chẳng thấy thọ tưởng hành thức diệt. Chẳng thấy sắc là môn tăng ích, chẳng
thấy thọ tưởng hành thức là môn tăng ích. Chẳng thấy sắc là môn tổn giảm,
chẳng thấy thọ tưởng hành thức là môn tổn giảm. Chẳng thấy sắc có chứa
nhóm, chẳng thấy thọ tưởng hành thức có chứa nhóm. Chẳng thấy sắc có lìa
tan, chẳng thấy thọ tưởng hành thức có lìa tan. Như thật quán sắc là hư
dối chẳng bền, thật không tự tại; như thật quán thọ tưởng hành thức là hư
dối chẳng bền, thật không tự tại. Chẳng thấy nhãn xứ thật có trọn
nên, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ thật có trọn nên. Chẳng thấy nhãn
xứ sanh, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ sanh. Chẳng thấy nhãn xứ diệt,
chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân xứ diệt. Chẳng thấy nhãn xứ là môn tăng ích,
chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là môn tăng ích. Chẳng thấy nhãn xứ là
môn tổn giảm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là môn tổn giảm. Chẳng
thấy nhãn xứ có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ có chứa nhóm.
Chẳng thấy nhãn xứ có lìa tan, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ có lìa
tan. Như thật quán nhãn xứ là hư dối chẳng bền, thật không tự tại; như
thật quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ là hư dối chẳng bền, thật không tự tại. Chẳng thấy sắc xứ thật có trọn
nên, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ thật có trọn nên. Chẳng thấy
sắc xứ sanh, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ sanh. Chẳng thấy sắc xứ
diệt, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ diệt. Chẳng thấy sắc xứ là môn
tăng ích, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ là môn tăng ích. Chẳng
thấy sắc xứ là môn tôn giảm, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ là môn
tôn giảm. Chẳng thấy sắc xứ có chứa nhóm, chẳng thấy thanh hương vị xúc
pháp có chứa nhóm. Chẳng thấy sắc xứ có lìa tan, chẳng thấy thanh hương vị
xúc pháp xứ có lìa tan. Như thật quán sắc xứ là hư dối chẳng bền, thật
không tự tại; như thật quán thanh hương vị xúc pháp xứ là hư dối chẳng
bền, thật không tự tại. Chẳng thấy nhãn giới thật có
trọn nên, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới thật có trọn nên. Chẳng thấy
nhãn giới sanh, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới sanh. Chẳng thấy nhãn
giới diệt, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới diệt. Chẳng thấy nhãn giới
là môn tăng ích, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới la môn tăng ích.
Chẳng thấy nhãn giới là môn tôn giảm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới
là môn tôn giảm. Chẳng thấy nhãn giới có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ tỷ
thiệt thân ý giới có chứa nhóm. Chẳng thấy nhãn giới có lìa tan, chẳng
thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới có lìa tan. Như thật quán nhãn giới là hư
dối chẳng bền, thật không tự tại; như thật quán nhĩ tỷ thiệt thân ý giới
là hư dối chẳng bền, thật không tự tại. Chẳng thấy sắc giới thật có
trọn nên, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới thật có trọn nên. Chẳng
thấy sắc giới sanh, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới sanh. Chẳng
thấy sắc giới diệt, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới diệt. Chẳng
thấy sắc giới là môn tăng ích, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới
diệt giới la môn tăng ích. Chẳng thấy sắc giới là môn tôn giảm, chẳng thấy
thanh hương vị xúc pháp giới là môn tôn giảm. Chẳng thấy sắc giới có chứa
nhóm, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới chứa nhóm. Chẳng thấy sắc
giới có lìa tan, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới có lìa tan. Như
thật quán sắc giới là hư dối chẳng bền, thật không tự tại; như thật quán
thanh hương vị xúc pháp giới là hư dối chẳng bền, thật không tự tại. Chẳng thấy nhãn thức giới có
trọn nên, chẳng thấy nhị tỷ thiệt thân ý thức giới có trọn nên. Chẳng thấy
nhãn thức giới sanh, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới sanh. Chẳng
thấy nhãn thức giới sanh. Chẳng thấy nhãn thức giới diệt, chẳng thấy nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức giới diệt. Chẳng thấy nhãn thức giới là môn tăng ích,
chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới là môn tăng ích. Chẳng thấy nhãn
thức giới là môn tổn giảm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới là môn
tổn giảm. Chẳng thấy nhãn thức giới có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt
thân ý có chứa nhóm. Chẳng thấy nhãn thức giới có lìa tan, chẳng thấy nhĩ
tỷ thiệt thân ý thức giới có lìa tan. Như thật quán thức giới là hư dối
chẳng bền, thật không tự tại; như thật quán nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới
là hư dối chẳng bền, thật không tự tại. Chẳng thấy nhãn xúc thật có
trọn nên, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc thật có trọn nên. Chẳng thấy
nhãn xúc sanh, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc sanh. Chẳng thấy nhãn
xúc diệt, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc diệt. Chẳng thấy nhãn xúc là
môn tăng ích, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là môn tăng ích. Chẳng
thấy nhãn xúc là môn t6n giảm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là môn
tôn giảm. Chẳng thấy nhãn xúc có chứa nhóm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc có chứa nhóm. Chẳng thấy nhãn xúc có lìa tan, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt
ý xúc có lìa tan. Như thật quán nhãn xúc là hư dối chẳng bền, thật không
tự tại; như thật quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc là hư dối chẳng bền, thật
không tự tại. Chẳng thấy nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ thật có trọn nên, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm
duyên sanh ra các thọ thật có trọn nên. Chẳng thấy nhãn xúc làm duyên sanh
ra các thọ sanh, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các
thọ sanh. Chẳng thấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ diệt, chẳng thấy
nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ diệt. Chẳng thấy nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ là môn tăng ích ,chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt
thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là môn tăng ích. Chẳng thấy nhãn xúc
làm duyên sanh ra các thọ là môn tôn giảm, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ là môn tôn giảm. Chẳng thấy nhãn xúc làm
duyên sanh ra các thọ có chứa nhóm, ,chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc
làm duyên sanh ra các thọ có chứa nhóm. Chẳng thấy nhãn xúc làm duyên sanh
ra các thọ có lìa tan, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh
ra các thọ có lìa tan. Như thật quán nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ là
hư dối chẳng bền, thật không tự tại. Như thật quán nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc
là hư dối chẳng bền, thật không tự tại. Chẳng thấy tất cả các pháp hữu
lậu thật có trọn nên, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu thật có trọn nên.
Chẳng thấy tất cả các pháp hữu lậu sanh, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu
sanh. . Chẳng thấy tất cả các pháp hữu lậu diệt, chẳng thấy tất cả pháp vô
lậu diệt. Chẳng thấy tất cả các pháp hữu lậu là môn tăng ích, chẳng thấy
tất cả pháp vô lậu là môn tăng ích. Chẳng thấy tất cả các pháp hữu lậu là
môn tổn giảm, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu là môn tôn giảm. Chẳng thấy
tất cả các pháp hữu lậu có chứa nhóm, chẳng thấy tất cả pháp vô lậu có
chứa nhóm. Chẳng thấy tất cả các pháp hữu lậu có lìa tan, chẳng thấy tất
cả pháp vô lậu có lìa tan. Như thật quán nhãn tất cả pháp hữu lậu là hư
dối chẳng bền, thật không tự tại; như thật quán tất cả pháp vô lậu là hư
dối chẳng bền, thật không tự tại. Bồ tát Ma ha tát này khi quán
như thế, bất đắc tự tánh sanh, bất đắc tự tánh thọ tưởng hành thức. Bất
đắc tự tánh nhãn xứ, bất đắc tữ tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Bất đắc tự
tánh sắc xứ, bất đắc tữ tánh thanh hương vị xúc pháp xứ. Bất đắc tự tánh
nhãn giới, bất đắc tữ tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Bất đắc tự tánh sắc
giới, bất đắc tữ tánh thanh hương vị xúc pháp giới. Bất đắc tự tánh nhãn
thức giới, bất đắc tữ tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Bất đắc tự tánh
nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, bất đắc tữ tánh nhĩ tỷ thiệt thân ý
xúc làm duyên sanh ra các thọ.Bất đắc tự tánh tất cả pháp hữu lậu, bất đắc
tữ tánh tất cả pháp vô lậu. Bồ tát Ma ha tát này tu hành
Bát nhã Ba la mật đa, đối tất cả pháp đều đem vô tánh mà làm tự tánh, rất
sanh tin hiểu. Bồ tát Ma ha tát này đối việc như thế sanh tin hiểu rồi,
năng hành nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không,
thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không,
tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng
không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh
không, vô tánh tự tánh không. Bồ tát Ma ha tát này khi hành
như thế, đối tất cả pháp đều chẳng chấp trước, nghiã là chẳng chấp trước
sắc, chẳng chấp trước thọ tưởng hành thức. Chẳng chấp trước nhãn xứ, chẳng
chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Chẳng chấp trước sắc xứ, chẳng chấp
trước thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng chấp trước nhãn giới, chẳng chấp
trước nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Chẳng chấp trước sắc giới, chẳng chấp
trước thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng chấp trước nhãn thức giới, chẳng
chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Chẳng chấp trước nhãn xúc, chẳng
chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc. Chẳng chấp trước nhãn xúc làm duyên
sanh ra các thọ, chẳng chấp trước nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh
ra các thọ. Chẳng chấp trước địa giới,
chẳng chấp trước thủy hỏa phong không thức giới. Chẳng chấp trước nhân
duyên; chẳng chấp trước đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng
duyên. Chẳng chấp trước vô minh; chẳng chấp trước hành, thức, danh sắc,
lục xứ, xúc, thọ, ái, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não. Chẳng chấp
trước bố thí Ba la mật đa; chẳng chấp trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến,
tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa. Chẳng chấp trước nội không; chẳng chấp
trước ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa
không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không,
vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất
thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Chẳng chấp trước chơn như;
chẳng chấp trước pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh,
bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới,
bất tư nghì giới. Chẳng chấp trước bốn niệm trụ; chẳng chấp trước bốn
chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh
đạo chi. Chẳng chấp trước khổ thánh đế; chẳng chấp trước tập diệt đạo
thánh đế. Chẳng chấp trước bốn tĩnh lự;
chẳng chấp trước bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Chẳng chấp trước tám giải
thoát; chẳng chấp trước tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ.
Chẳng chấp trước tất cả tam ma địa môn, chẳng chấp trước tất cả đà la ni
môn. . Chẳng chấp trước không giải thoát môn; chẳng chấp trước vô tướng,
vô nguyện giải thoát môn. Chẳng chấp trước năm nhãn, chẳng chấp trước sáu
thần thông. Chẳng chấp trước Phật mười lực;
chẳng chấp trước bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất
cộng. Chẳng chấp trước đại từ; chẳng chấp trước đại bi, đại hỷ, đại xả.
Chẳng chấp trước pháp vô vong thất; chẳng chấp trước tánh hằng trụ xả.
Chẳng chấp trước nhất thiết trí; chẳng chấp trước đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí. Chẳng chấp trước quả Dự lưu;
chẳng chấp trước quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề. Chẳng
chấp trước tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát. Chẳng chấp trước chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề.