dịch
- 1
- CHƯƠNG
MỘT
- MỘT
PHÁP
XVII. PHẨM CHỦNG TỬ
1-10. - TÀ KIẾN v.v...
1. - Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh được
sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại,
này các Tỷ-kheo, như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo,
các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã
sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại.
2. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi,
và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng, quảng đại, này các Tỷ-kheo,
như chánh kiến. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện
chưa sanh được sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh đi đến tăng trưởng,
quảng đại.
3. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh
khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo,
như tà kiến. Với người có tà kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp thiện chưa
sanh không sanh khởi, và các pháp thiện đã sanh bị đoạn diệt.
4. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các pháp bất thiện chưa sanh không sanh
khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn diệt, này các Tỷ-kheo,
như chánh kiến. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, các pháp bất
thiện chưa sanh được sanh khởi, và các pháp bất thiện đã sanh bị đoạn
diệt.
5. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, tà kiến chưa sanh được sanh khởi, hay
tà kiến đã sanh đi đến tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như không như lý
tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, tà kiến chưa sanh được
sanh khởi, hay tà kiến đã sanh t9ược tăng trưởng.
6. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi,
hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng, này các Tỷ-kheo, như lý tác
ý. Do như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, chánh kiến chưa sanh được sanh khởi,
hay chánh kiến đã sanh được tăng trưởng.
7. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng
chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục, này các Tỷ-kheo,
như tà kiến. Các chúng sanh có đầy đủ tà kiến, này các Tỷ-kheo, sau
khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi tử, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
8. Ta không thấy một pháp nào
khác, này các Tỷ-kheo, do pháp ấy, các chúng sanh sau khi thân hoại mạng
chung, bị sanh vào cõi lành, cõi Trời, cõi đời này, này các Tỷ-kheo, như
chánh kiến. Các chúng sanh có đầy đủ chánh kiến, này các Tỷ-kheo, sau
khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi Trời, cõi đời này.
9. Đối với người có tà kiến,
này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hiện, được
chấp nhận theo tà kiến, phàm mọi khẩu hành... phàm mọi ý hành hoàn
toàn được thực hiện, được chấp nhận theo tà kiến, phàm có tư tâm sở
nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có các
hành nào, tất cả pháp ấy đưa đến không khả lạc, không khả hỷ,
không khả ý, đưa đến bất hạnh, đau khổ. Vì cớ sao ? Vì tánh ác của
kiến. này các Tỷ-kheo. Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây nimba, hay
hột giống cây Kosàtaki (một loại cây leo), hay hột giống cây mướp đắng,
được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị
gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh đắng, tánh
cay, tánh không lạc của nó. Vì cớ sao ? Vì tánh ác của hột giống, này
các Tỷ-kheo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người có tà kiến,
này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành... Vì tánh ác của kiến, này các Tỷ-kheo.
10. Đối với người có chành kiến,
này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành hoàn toàn được thực hiện, được
chấp nhận theo chánh kiến, phàm mọi khẩu hành... phàm mọi ý hành hoàn
toàn được thực hiện, được chấp nhận theo chánh kiến, phàm có tư tâm
sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có
các hành nào, tất cả pháp ấy đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý,
đưa đến hạnh phúc, an lạc. Vì cớ sao ? Vì tánh hiền thiện của kiến,
này các Tỷ-kheo. Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây mía, hay hột giống
cây lúa, hay hột giống cây nho được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó
lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy
đều đưa đến tánh ngọt, thích ý, tánh ngon ngọt của nó. Vì cớ sao ?
Vì tánh hiền thiện của hột giống. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với
người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành... Vì tánh hiền
thiện của kiến, này các Tỷ-kheo.
--- o0o ---
|
Mục lục Kinh Tăng Chi bộ ||
Phẩm
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục