Thứ 17 – 2
Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm là hành
nghĩa đế nào? Thiện Hiện thưa rằng: Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm hành thắng nghĩa đế. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Nếu các Bồ tát hành thắng nghĩa đế, đối
thắng nghĩa đế là lấy tướng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng lấy. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các Bồ tát này đối thắng nghĩa đế dù
chẳng lấy tướng mà hành tướng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng hành. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các Bồ tát này đối thắng nghĩa đế đã
chẳng hành tướng là hoại tướng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng hoại. Phật
bảo: Thiện Hiện! Nơi ý hiểu sao? Các Bồ tát này đối thắng nghĩa đế dù
chẳng hoại tướng mà khiển tướng chăng? Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng khiển. Phật
bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát này đối tướng thắng nghĩa nếu chẳng hoại
khiển, làm sao năng dứt được tưởng lấy tướng ư? Thiện
Hiện thưa rằng: Các Bồ tát ấy chẳng khởi nghĩ này: Ta nay dứt tưởng hoại
tướng khiển tướng, cũng chưa tu học đạo dứt tưởng. Nếu các Bồ tát kẻ tinh
tiến tu hành đạo dứt tưởng, chưa đủ Phật pháp, lẽ rơi Thanh văn hoặc bậc
Ðộc giác. Nhưng các Bồ tát này phương tiện khéo léo dù đối các tướng và
tưởng lấy tướng rất biết tội lỗi, mà chẳng hoại khiển mau dứt tưởng ấy
chứng nơi vô tướng. Vì cớ sao? Vì tất cả Phật pháp chưa viên mãn vậy. Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Khi ấy,
Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng: Nếu các Bồ tát trong mộng tu hành ba môn
giải thoát, đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm có thêm ích chăng? Nếu khi
các Bồ tát tỉnh giác tu hành ba môn giải thoát đối Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm đã có thêm ích, kia tu trong mộng giác không sai khác vậy. Thiện
Hiện trả lời: Nếu khi các Bồ tát tỉnh giác tu hành Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm đã gọi an trụ Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, các Bồ tát này trong
mộng tu hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm cũng gọi an trụ Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm. Ba môn giải thoát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm năng
thêm ích cũng lại như thế, hoặc mộng hoặc giác nghĩa không khác vậy. Xá Lợi
Tử hỏi: Trong mộng gây nghiệp có thêm ích chăng? Phật nói các pháp chẳng
thật như mộng, nên ở trong mộng gây ra các nghiệp lẽ không thêm ích. Cần
đến khi giác nhớ tưởng phân biệt mới có thêm ích? Thiện
Hiện trả lời: Nếu các hữu tình mộng giết mạng người, chưa đến khi giác nhớ
tưởng phân biệt bèn tự vui mừng. Kia đã gây nghiệp chẳng thêm ích ư? Xá Lợi
Tử nói: Không việc sở duyên, hoặc nghĩ hoặc nghiệp đều chẳng sanh được.
Cần có sở duyên, nghĩ nghiệp mới sanh. Nghĩ nghiệp trong mộng duyên đâu mà
sanh? Thiện
Hiện trả lời: Như vậy, như vậy. Hoặc mộng hoặc giác không việc sở duyên
nghĩ nghiệp chẳng sanh. Cần có sở duyên nghĩ nghiệp mới sanh. Vì cớ sao? Xá Lợi
Tử! Cần đối thấy nghe giác biết các tướng, có giác huệ chuyển, do đây khởi
nhiễm hoặc lại khởi tịnh. Nếu không thấy nghe giác biết các tướng, không
giác huệ chuyển, cũng không nhiễm tịnh. Do đây nên biết hoặc mộng hoặc
giác, có việc sở duyên nghĩ nghiệp mới sanh, nếu không sở duyên nghĩ
nghiệp chẳng khởi. Khi ấy,
Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Phật nói sở duyên đều lìa tự tánh, nói sao
khá nói có việc sở duyên nghĩ nghiệp mới sanh, nếu không sở duyên nghĩ
nghiệp chẳng khởi? Thiện
Hiện đáp rằng: Mặc dù các nghĩ nghiệp và việc sở duyên đều lìa tự tánh, mà
bởi tự tâm lấy tướng phân biệt, thi thiết thế tục nói có sở duyên khởi các
nghĩ nghiệp, chẳng phải sở duyên đây lìa tâm riêng có. Khi ấy,
Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Nếu các Bồ tát hành thí trong mộng, thí rồi
hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Các Bồ tát này vì thật đem thí hồi hướng Vô
thượng Phật Bồ đề chăng? Thiện
Hiện trả lời: Từ Thị Bồ tát nhận được ký Ðại Bồ đề đã lâu, nên thỉnh hỏi
được, định sẽ vì đáp. Khi ấy,
Xá Lợi Tử như lời Thiện Hiện, cung kính thỉnh hỏi Từ Thị Bồ tát. Khi ấy,
Từ Thị Bồ tát bảo Xá Lợi Tử rằng: Những gì gọi là Từ Thị Bồ tát mà bảo
năng đáp Tôn giả đã hỏi? Là sắc ư? Là thọ tưởng hành thức ư? Là sắc không
ư? Là thọ tưởng hành thức không ư? Vả sắc chẳng Từ Thị Bồ tát, cũng chẳng
năng đáp Tôn giả đã hỏi. Thọ tưởng hành thức chẳng Từ Thị Bồ tát, cũng
chẳng năng đáp Tôn giả đã hỏi. Sắc không chẳng Từ Thị Bồ tát, cũng chẳng
năng đáp Tôn giả đã hỏi. Thọ tưởng hành thức không chẳng Từ Thị Bồ tát,
cũng chẳng năng đáp Tôn giả đã hỏi. Tôi đều
chẳng thấy có pháp khá gọi Từ Thị Bồ tát, cũng đều chẳng thấy có pháp năng
đáp, có pháp sở đáp, chỗ đây, thời đây và do đây đáp đều cũng chẳng thấy. Tôi đều
chẳng thấy có pháp năng ký, có pháp sở ký, chỗ ký, thời ký và do đây ký
đều cũng chẳng thấy. Vì cớ sao? Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp bản tánh đều
không, tìm gạn rốt ráo bất khả đắc vậy. Khi ấy,
Xá Lợi Tử hỏi Từ Thị rằng: Pháp nhân giả đã nói là như sở chứng chăng? Từ Thị
đáp rằng: Pháp tôi đã nói chẳng như sở chứng. Sở dĩ vì sao? Vì pháp tôi đã
chứng chẳng thể nói vậy. Khi đó,
Xá Lợi Tử khởi nghĩ này rằng: Từ Thị Bồ tát giác huệ sâu thẳm, đêm dài tu
hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm mới năng nói được như thế. Bấy giờ,
Thế Tôn biết tâm Xá Lợi Tử nghĩ gì liền bèn bảo rằng: Nơi ý hiểu sao?
Ngươi do pháp này thành A la hán ví thấy pháp đấy là nói được chăng? Xá Lợi
Tử thưa: Bạch Thế Tôn! Chẳng được. Phật
nói: Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm sở chứng pháp tánh cũng lại
như thế, chẳng tuyên nói được. Các Bồ tát này phương tiện khéo léo chẳng
khởi nghĩ này: Ta do pháp đây đối Ðại Bồ đề đã được trao ký, sẽ được trao
ký. Chẳng khởi nghĩ này: Ta do pháp đây sẽ chứng Bồ đề. Nếu các
Bồ tát năng hành như thế là hành Bát nhã Ba la mật đa, đối được Bồ đề cũng
không lo sợ, quyết định tự biết ta sẽ chứng vậy. Các Bồ tát này hành Bát
nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nghe pháp sâu thẳm chẳng kinh chẳng sợ, cũng
chẳng chìm đắm. Các Bồ
tát này nếu ở đồng nội chỗ có ác thú cũng không run sợ. Sở dĩ vì sao? Vì
các Bồ tát này muốn làm nhiêu ích các loại hữu tình nên năng xả tất cả vật
sở hữu trong ngoài, hằng khởi nghĩ này: Các ác thú kia muốn cắn thân ta,
ta sẽ thí cho khiến chúng no đủ. Nhờ căn lành đây khiến ta bố thí Ba la
mật đa chóng được trọn đầy, mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ta phải
siêng tu chánh hành như thế, khi chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác,
trong cõi Phật ta được không tất cả bàng sanh quỉ đói. Các Bồ
tát này nếu ở đồng nội chỗ có giặc ác cũng không run sợ. Sở dĩ vì sao? Vì
các Bồ tát này muốn làm nhiêu ích các hữu tình nên năng xả tất cả vật sở
hữu trong ngoài, ưa tu các lành, đối thân mạng của không chút luyến tiếc,
hằng khởi nghĩ này: Nếu các hữu tình đua đến cướp đoạt các của cải ta,
hoặc có nhân đấy hại thân mạng ta, ta sẽ đối kia chẳng sanh giận dữ. Nhờ
nhân duyên đây khiến ta an nhẫn Ba la mật đa chóng được trọn đầy, mau
chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Ta phải
siêng tu chánh hạnh như thế. Khi chứng Vô thượng Chánh đẳng giác, trong
cõi Phật ta được không tất cả cướp hại oán giặc, vì cõi Phật ta cực thanh
tịnh vậy, cũng không các ác. Các Bồ
tát này nếu ở đồng nội chỗ không nước, cũng không sợ lo, khởi nghĩ này
rằng: Ta nên tuyên nói diệu pháp Vô thượng dứt bệnh khát ái các hữu tình.
Giả sử ta bởi đấy khát ngặt mạng chung, đối các hữu tình quyết chẳng bỏ
lìa tác ý Ðại Bi thí nước Diệu Pháp: Lạ thay, các hữu tình này bạc phước
nương ở thế giới không nước đây, ta phải siêng tu chánh hạnh như thế,
chứng được Vô thượng Chánh đẳng giác, trong cõi Phật ta được không tất cả
đồng nội cháy khát thiếu nước như thế. Ta phải phương tiện khuyên các hữu
tình tu thắng phước nghiệp, tùy ở chỗ nào đều có đầy đủ nước tám công đức. Các Bồ
tát này ở cõi đói kém cũng không lo sợ, khởi nghĩ này rằng: Ta phải tinh
tiến nghiêm tịnh cõi Phật, khi sẽ chứng Vô thượng Chánh đẳng giác trong
cõi Phật ta được không tất cả đói kém như thế, các loại hữu tình đầy đủ
vui sướng, tùy ý cần dùng liền nghĩ tức có, như trên các trời nghĩ gì được
nấy. Ta phải phát khởi tinh tiến vững mạnh khiến các hữu tình đầy đủ các
muốn, tất cả thời xứ, tất cả hữu tình đối tất cả thứ của cải không thiếu
thốn. Nếu các Bồ tát không lo sợ đây định chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề. Các Bồ
tát này gặp lúc tật dịch cũng không lo sợ. Vì cớ sao? Các Bồ tát này hằng
suy gẫm kỹ: không pháp gọi bệnh, cũng không kẻ bệnh, tất cả đều không,
chẳng nên lo sợ. Ta phải siêng tu chánh hạnh như thế, khi chứng Vô thượng
Chánh đẳng giác, trong cõi Phật ta các loại hữu tình đều không ba bệnh,
tinh tiến tu hành pháp lành thù thắng như Phật đã dạy, thường không biếng
bỏ. Các Bồ
tát này nếu nghĩ Bồ đề trải lâu mới được, cũng không lo sợ. Sở dĩ vì sao?
Kiếp số thời trước dù có vô lượng mà trong một niệm nghĩ nhớ phân biệt
chứa nhóm là thành, kiếp số thời sau nên biết cũng vậy. Thế nên, Bồ tát
chẳng nên đối trong khởi tưởng lâu xa mà sanh run sợ. Vì cớ sao? Vì kiếp
số ngắn dài thời trước thời sau đều một sát na tâm tương ưng vậy. Như vậy
Bồ tát đối việc đáng sợ năng suy gẫm kỹ, kẻ chẳng sanh sợ mau chứng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Bấy giờ,
Thế Tôn liền bèn mĩm cười, từ nơi diện môn phóng ra ánh sáng sắc vàng, soi
khắp mười phương, từ đỉnh vào lại. Khi ấy,
A Nan Ðà thấy nghe đấy rồi, cung kính chấp tay thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Nhân nào duyên gì hiện mĩm cười đấy, chư Phật hiện cười chẳng không nhân
duyên? Bấy giờ,
Thế Tôn bảo Khánh Hỷ rằng: Nay Thiên nữ đây ở đời vị lai sẽ thành Như Lai
Ứng Chánh Ðẳng Giác, kiếp danh Tinh Dụ, Phật hiệu Kim Hoa. Khánh Hỷ
phải biết: Nay Thiên nữ đây tức là sở thọ nữ thân rốt sau, xả thân đây rồi
bèn thọ nam thân, hết đời vị lai chẳng làm nữ nữa. Từ đây chết rồi, sanh ở
phương Ðông nước Phật Bất Ðộng, siêng tu phạm hạnh. Nữ này ở cõi kia danh
tự là Kim Hoa. Từ thế giới Phật Bất Ðộng chết rồi, lại sanh phương khác
thế giới có Phật, tùy sanh chỗ nào thường chẳng rời Phật. Như vua Chuyển
luân từ một đài điện, đến một đài điện sung sướng hưởng vui, cho đến mạng
chung chân không đạp đất. Nữ này cũng vậy, từ một nước Phật đến một nước
Phật, tùy sanh chỗ nào thường chẳng xa lìa chư Phật Thế Tôn, cho đến Bồ đề
hằng tu phạm hạnh. Khi ấy,
A Nan Ðà thầm khởi nghĩ này: Nay chị cô đây khi sẽ làm Phật cũng lẽ như
chúng hội Bồ tát nay. Phật
biết kia nghĩ, bảo Khánh Hỷ rằng: Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nghĩ. Kim
Hoa Bồ tát khi sẽ làm Phật cũng vì chúng hội tuyên nói Bát nhã Ba la mật
đa sâu thẳm như thế. Hội kia Bồ tát ấy nhiều ít cũng như chúng hội Bồ tát
Ta nay, đệ tử Thanh văn số ấy khó biết, chỉ thể nói tổng vô lượng vô số.
Thế giới Phật kia ác thú ác tặc đói khát bệnh tật thảy, tất cả đều không
có, cũng không có các thứ phiền não sợ hãi. Bấy giờ,
Khánh Hỷ lại thưa Phật rằng: Nay chị cô đây, trước đối Phật nào sơ phát
tâm Vô thượng Chánh đẳng giác trồng các căn lành hồi hướng phát nguyện? Phật
bảo: Khánh Hỷ! Quá khứ nàng này ở chỗ Phật Nhiên Ðăng sơ phát đại tâm,
cũng đem hoa vàng rải lên Phật kia hồi hướng phát nguyện, nay được gặp Ta. Khánh Hỷ
phải biết: Ta ở chỗ Phật Nhiên Ðăng quá khứ đem năm cọng hoa dâng rải lên
Phật kia, hồi hướng phát nguyện. Nhiên Ðăng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác
biết Ta căn đã chín, trao ký cho Ta: “Ngươi ở đời sau sẽ được làm Phật
hiệu là Năng Tịch, cõi gọi Kham Nhẫn, kiếp gọi là Hiền”. Bấy giờ,
Thiên nữ kia nghe Phật trao ký Ðại Bồ đề cho Ta, vui mừng nhảy nhót liền
đem hoa vàng dâng rải lên Phật kia, hồi hướng phát nguyện: “Khiến tôi đời
sau đối Bồ tát này khi được làm Phật, cũng như Phật nay hiện tiền trao tôi
ký Ðại Bồ đề”, nên Ta ngày nay trao ký cho kia. Bấy giờ,
Khánh Hỷ nghe Phật đã nói vui mừng nhảy nhót bạch Thế Tôn rằng: Nay chị cô
đây đã lâu tu tập tâm Ðại Bồ đề hồi hướng phát nguyện nay đã thành thục. Phật
bảo: Khánh Hỷ! Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Bấy giờ,
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bồ tát làm sao hành Bát nhã Ba la mật đa
sâu thẳm hiện vào Không định? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm quán
các sắc thọ tưởng hành thức không, khi làm quán này chẳng cho tâm loạn.
Nếu tâm chẳng loạn thời như thật thấy pháp. Dù như thật thấy pháp mà chẳng
tác chứng. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Sao là Bồ tát dù thấy pháp không mà chẳng
tác chứng? Phật
bảo: Thiện Hiện! Các Bồ tát này khi quán pháp không trước khởi nghĩ này:
Ta nên quán pháp các tướng đều không, mà đối trong ấy chẳng nên tác chứng.
Ta vì học quán các pháp không, chẳng vì chứng nên quán các pháp không. Nay
là thời học, chẳng vì thời chứng. Các Bồ tát này chưa lâu vào ngôi định
nhiếp tâm nơi cảnh chẳng phải khi vào định. Bấy giờ, Bồ tát tuy chẳng lui
mất phần pháp Bồ đề mà chẳng hết lậu. Sở dĩ vì sao? Các Bồ
tát này trọn nên căn lành trí huệ rộng lớn, năng tự nghĩ kỹ: Ta đối không
pháp thời nay nên học, chẳng nên tác chứng. Ta nên nhiếp thọ Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm, quán các pháp không, viên mãn tất cả phần pháp Bồ đề.
Chẳng nên thời nay chứng nơi thật tế, đọa bậc Nhị thừa chẳng đắc Bồ đề. Ví như
có người mạnh dũng oai mãnh đứng chỗ vững chắc, hình mạo đoan nghiêm, sáu
mươi bốn tài năng không chẳng đầy đủ. Ðối các kỹ thuật khác học đến rốt
ráo, đủ nhiều công đức nhỏ nhiệm rất lớn, thông minh lời khéo, hay giỏi
đối đáp, đủ lòng từ, đủ nghĩa, có thế lực lớn. Ra làm việc gì đều được
thành xong, vì thiện sự nghiệp nên công ít lợi nhiều. Do đấy nhiều người
không chẳng kính mến. Vì có nhân duyên nên đem cha mẹ vợ con quyến thuộc
đi tới phương khác. Giữa đường trải qua đồng nội hiểm nạn, trong ấy có
nhiều ác thú oán tặc; quyến thuộc lớn nhỏ không chẳng kinh sợ. Người ấy
tự ỷ nhiều các kỹ thuật oai mãnh dũng mạnh, thân ý thơ thới, an ủi cha mẹ
vợ con quyến thuộc: “Chớ có lo sợ, tất nhiên không khổ, mau qua đồng nội
đến chỗ yên ổn”. Bấy giờ, người kia hóa làm các thứ linh khí bén mạnh, gặp
các oán dịch khiến kia thấy đó tự nhiên lui tan. Nên tráng sĩ kia ở giữa
đồng nội ác thú oán tặc không ý tổn hại, khéo quyền phương tiện đem các
quyến thuộc chóng qua đồng nội đến chỗ yên vui. Chúng
các Bồ tát cũng lại như thế, thương các loại hữu tình bị khổ sanh tử, buộc
niệm an trụ từ bi hỷ xả, nhiếp thọ Bát nhã Ba la mật đa căn lành thù
thắng, phương tiện khéo léo như Phật đã hứa, đem các công đức hồi hướng Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Mặc dù tu đủ không mà chẳng tác chứng. Hết lòng
thương xót tất cả hữu tình, duyên các hữu tình muốn thí an vui. Các Bồ tát
này vượt loại phiền não, cũng vượt loại ma và bậc Nhị thừa, tuy trụ Không
định mà chẳng hết lậu. Tuy khéo tập không mà chẳng tác chứng. Bấy giờ,
Bồ tát trụ trong Không định, tuy đối tướng chẳng chấp mà chẳng chứng vô
tướng. Như chim sí mạnh bay bổng hư không quanh liệng tự tại lâu chẳng rơi
xuống, tuy nương không giỡn mà chẳng trụ không, cũng chẳng bị không làm
câu ngại. Chúng các Bồ tát cũng lại như thế. Tuy học không, vô tướng, vô
nguyện giải thoát môn, mà chẳng trụ không, vô tướng, vô nguyện. Cho đến
Phật pháp chưa cực viên mãn, trọn chẳng nương kia hết hẳn các lậu. Như có
kẻ mạnh giỏi thạo nghệ thuật bắn, muốn tỏ tài mình, ngửa bắn hư không. Vì
khiến tên trong không chẳng rơi đất, lại đem tên bắn đuôi tên trước. Như
vậy lần lữa qua lâu nhiều thời, tên tên nương nhau chẳng cho rơi xuống.
Nếu muốn cho rơi bèn ngừng tên sau, các tên bấy giờ, mới kịp rơi xuống.
Các Bồ tát đây cũng lại như thế, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, nhiếp
thọ phương tiện khéo léo thù thắng, cho đến căn lành chưa cực thành thục,
trọn chẳng giữa đường chứng nơi thật tế. Nếu chi căn lành đã cực thành
thục, bèn chứng thật tế được Ðại Bồ đề. Vậy nên,
Bồ tát hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo đều nên như
thế đối thâm pháp tánh quan sát kỹ càng. Nếu các Phật pháp chưa cực viên
mãn chẳng nên tác chứng. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Rất lạ. Bạch Thiện Thệ! Hiếm
có. Các Bồ tát này năng làm việc khó, dù học thâm pháp mà chẳng tác chứng. Phật
bảo: Thiện Hiện! Như vậy, như vậy. Các Bồ tát này thề chẳng nói bỏ tất cả
hữu tình nên năng xong việc đây. Nghĩa là các Bồ tát phát tâm rộng lớn, vì
giải thoát khổ sanh tử hữu tình nên mặc dù hằng dẫn phát ba môn giải thoát
mà đối trung đạo chẳng chứng thật tế. Sở dĩ vì sao? Vì chỗ muốn độ thoát
chẳng nên bỏ vậy, vì được phương tiện khéo léo hộ trì vậy, chẳng nên trung
gian chứng nơi thật tế. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát đối chỗ thẳm sâu muốn đem Bát nhã Ba la mật đa
quan sát kỹ càng là không, vô tướng, vô nguyện đẳng trì tức chỗ sở hành ba
môn giải thoát. Các Bồ tát này nên khởi nghĩ đây: Hữu tình đêm dài khởi
tưởng hữu tình, chấp hữu sở đắc, dẫn sanh các thứ tà ác kiến thú, lộn
quanh sanh tử chịu khổ vô cùng. Ta vì dứt tà ác kiến thú, nên cầu Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình nói Không pháp sâu thẳm, khiến
dứt chấp kia khỏi khổ sanh tử. Vậy nên, dù học không giải thoát môn mà ở
trung gian chẳng chứng thật tế. Các Bồ tát này do khởi nghĩ đây phương
tiện khéo léo, dù ở trung gian chẳng chứng thật tế mà chẳng lui mất bốn
thứ thắng định từ bi hỷ xả. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này được Bát nhã
Ba la mật đa phương tiện khéo léo nhiếp thọ nên bội tăng bạch pháp, các
căn bén dần, lực giác đạo chi lại càng tăng ích. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát này nên khởi nghĩ đây: Hữu tình đêm dài hành trong
các tướng, khởi các thứ chấp, do đây lăn quanh, chịu khổ vô cùng. Ta vì
dứt chấp các tướng kia, nên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu
tình nói pháp vô tướng khiến dứt chấp tướng, khỏi khổ sanh tử. Do đây hằng
vào Vô tướng đẳng trì. Các Bồ tát này do trước trọn nên phương tiện khéo
léo và đã khởi nghĩ tuy hằng hiện vào Vô tướng đẳng trì mà ở trung gian
chẳng chứng thật tế. Mặc dù ở trung gian chẳng chứng thật tế mà chẳng lui
mất bốn định vô lượng. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này được Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ nên bội tăng bạch pháp, các
căn bén dần, lực giác đạo chi lại càng tăng ích. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát này nên khởi nghĩ đây: Hữu tình đêm dài nơi tâm
thường khởi tưởng thường, tưởng vui, tưởng ngã, tưởng tịnh, do đấy dẫn
sanh điên đảo chấp trước lăn quanh sanh tử chịu khổ vô vùng. Ta vì dứt bốn
điên đảo kia, nên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình nói pháp
không điên đảo. Nghĩa là nói sanh tử không thường không vui không ngã
không tịnh, duy chỉ có Niết bàn nhiệm mầu vắng lặng, đầy đủ các thứ công
đức chơn thực. Do đây hằng hiện vào Vô nguyện đẳng trì. Các Bồ tát này do
trước trọn nên phương tiện khéo léo và đã khởi niệm, tuy hằng hiện vào Vô
nguyện đẳng trì mà các Phật pháp chưa cực viên mãn trọn chẳng trung gian
chứng nới thật tế. Mặc dù ở trung gian chẳng chứng thật tế mà chẳng lui
mất bốn định vô lượng. Sở dĩ vì sao? Vì các Bồ tát này được Bát nhã Ba la
mật đa sâu thẳm phương tiện khéo léo nhiếp thọ nên bội tăng bạch pháp, các
căn bén dần, lực giác đạo chi lại càng tăng ích. Lại nữa,
Thiện Hiện! Các Bồ tát này nên khởi nghĩ đây: Hữu tình đêm dài trước đã
hành có sở đắc nay cũng hành có sở đắc, trước đã hành có tướng nay cũng
hành có tướng, trước đã hành điên đảo này cũng hành điên đảo, trước đã
hành tưởng hòa hợp nay cũng hành tưởng hòa hợp, trước đã hành tưởng hư dối
nay cũng hành tưởng hư dối, trước đã hành tà kiến nay cũng hành tà kiến.
Do đấy lăn quanh chịu khổ vô cùng. Ta vì
dứt tội lỗi kia như thế nên cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu
tình nói pháp sâu thẳm khiến tội lỗi kia đều dứt trừ hẳn, chẳng còn lăn
lộn chịu khổ sanh tử, mau chứng Niết bàn chơn tịnh thường vui. Các Bồ
tát đây do lòng nghĩ thương tất cả hữu tình sâu sắc, mới trọn nên phương
tiện khéo léo thù thắng, được Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm nhiếp thọ nên
đối thâm pháp tánh thường ưa quan sát, là không, vô tướng, vô nguyện, vô
tác, vô sanh, vô diệt, vô tánh, thật tế. Các Bồ
tát này trọn nên trí kiến thù thắng như thế, nếu đọa pháp vô tướng vô tác,
hoặc trụ ba cõi, đều không lẽ ấy. Các Bồ tát này trọn nên công đức thù
thắng như thế mà bỏ hữu tình tới lấy viên tịch, chẳng chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề nhiêu ích hữu tình, cũng không lẽ ấy. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề nên phải
thỉnh hỏi các Bồ tát khác: Bồ tát làm sao tu tập tất cả phần pháp Bồ đề?
Dẫn phát tâm nào năng khiến Bồ tát học không, vô tướng, vô nguyện, vô tác,
vô sanh, vô diệt, vô tánh, thật tế mà chẳng tác chứng? Nhưng
nếu các Bồ tát tu Bát nhã Ba la mật đa, khi được hỏi này làm đáp như vầy:
Chúng các Bồ tát chỉ nên suy gẫm không, vô tướng thảy chẳng vì hiển rõ,
nên nghĩ chẳng bỏ tất cả hữu tình nhiếp thọ phương tiện khéo léo thù
thắng. Phải biết Bồ tát kia trước chưa nhờ chư Phật trao ký chẳng quay lui
Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sở dĩ vì
sao? Vì các Bồ tát kia chưa được khai thị phân biệt chỉ rõ tướng pháp
chẳng chung chúng các Bồ tát bậc chẳng quay lui, chẳng chư thật biết chỗ
thỉnh hỏi người kia các hành trạng tướng bậc chẳng quay lui, nên cũng
chẳng thể đáp được. Bấy giờ,
Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng: Vả có nhân duyên nào biết các Bồ tát chẳng
quay lui chăng? Phật
bảo: Thiện Hiện! Cũng có nhân duyên biết các Bồ tát là chẳng quay lui.
Nghĩa là có Bồ tát đối Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm hoặc nghe chẳng nghe
năng như thật đáp đã thỉnh hỏi trước, năng như thật hành hạnh các Bồ tát
bậc chẳng quay lui. Do nhân duyên đây biết Bồ tát kia là chẳng quay lui. Cụ thọ
Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Vì nhân duyên nào có nhiều Bồ tát hành hạnh
Bồ đề, ít có năng làm như thật đáp ấy? Phật
bảo: Thiện Hiện! Tuy nhiều Bồ tát hành hạnh Bồ đề mà ít Bồ tát được nhận
ký chẳng quay lui huệ vi diệu như thế. Nếu có kẻ được nhận ký như thế đều
đối trong ấy năng như thật đáp được. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này căn lành sáng bén, trí huệ sâu rộng, thế
gian trời, người, a tố lạc thảy đều chẳng thể hoại tâm Ðại Bồ đề được.
Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát trong mộng thấy Phật, vô lượng trăm ngàn đại
chúng vây quanh mà vì nói pháp, hoặc thấy tự thân có việc như thế. Là
tướng các Bồ tát chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát trong mộng thấy Phật đủ các tướng hảo, thường
quang một tầm soi sáng chung quanh, cùng vô lượng chúng vọt ở hư không
hiện thần thông, lớn nói Chánh pháp yếu, hóa làm hóa sĩ khiến qua phương
khác vô biên cõi Phật làm các Phật sự; hoặc thấy tự thân có việc như thế.
Là tướng Bồ tát chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát trong mộng thấy giặc cuồng phá hoại làng thành,
hoặc thấy lửa đốt cháy xóm làng, hoặc thấy ác thú muốn đến hại thân, hoặc
thấy oan gia muốn chém các đầu, hoặc thấy cha mẹ sắp đến mạng chung, hoặc
thấy cái khổ đến bức tự thân. Dù thấy đây thảy các việc sợ hãi mà chẳng
kinh sợ, cũng không buồn khổ. Từ mộng giác rồi, năng chính suy gẫm: “Ba
cõi chẳng thật, đều như mộng thấy. Khi ta được Vô thượng Chánh đẳng giác,
sẽ vì hữu tình nói pháp ba cõi tất cả hư dối đều như cảnh mộng”. Là tướng
Bồ tát chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát cho đến trong mộng thấy có địa ngục, bàng sanh,
quỉ giới các loại hữu tình, bèn khởi nghĩ này: Ta phải tinh siêng tu hạnh
Bồ tát mau tới Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Trong cõi Phật ta được không
địa ngục, bàng sanh, quỉ giới và danh. Từ mộng giác rồi cũng khởi nghĩ
đấy. Thiện Hiện phải biết: Các Bồ tát này khi sẽ làm Phật, cõi nước thanh
tịnh định không ác thú và danh tiếng kia. Là tướng các Bồ tát chẳng quay
lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát trong mộng thấy lửa đốt địa ngục thảy các loại
hữu tình, hoặc lại thấy đốt thành ấp xóm làng, bèn phát nguyện rằng: Ta
nếu đã được nhận ký chẳng quay lui, nguyện lửa dữ này biến thành mát mẻ.
Nếu Bồ tát này khi khởi nguyện đây trong mộng thấy lửa tức bị tắt gấp,
phải biết đã nhận ký chẳng quay lui. Nếu Bồ tát đây khi khởi nguyện này
trong mộng thấy chẳng bị tắt gấp, phải biết chưa nhận ký chẳng quay lui.
Khi giác thấy lửa đốt các thành ấp, lửa theo nguyện tắt chẳng tắt cũng
vậy. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát khi giác thấy lửa đốt các thành ấp bèn khởi
nghĩ này: Nếu ta thật có tướng chẳng quay lui, nguyện lửa dữ đây tức bị
tắt gấp biến thành mát mẻ. Nghĩ rồi phát lời, lửa chẳng tắt gấp, đốt cháy
một xóm lại đốt xóm nữa, hoặc đốt một nhà vượt bỏ một nhà lại đốt nhà nữa.
Như thế lần lửa kia mới tắt. Các Bồ tát này phải biết cũng đã nhận ký
chẳng lui. Nhưng bị cháy ấy là tội báng pháp còn thừa, hoặc biểu hiện
tướng khổ báng pháp đời sau. Lại nữa,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát thấy nam tử hoặc có nữ nhân hiện bị phi nhân ám
bắt chịu các khổ não chẳng thể xa lìa được, bèn khởi nghĩ này: Nếu các Như
Lai biết tôi đã được thanh tịnh ý muốn, biết tôi đã nhận ký chẳng quay
lui, đã lìa các bậc Thanh văn Ðộc giác thảy, ắt được Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề. Nguyện dủ lòng thương soi xét tâm tôi đã nghĩ, tôi nếu thật năng tu
hạnh Bồ tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cứu vớt hữu tình hết khổ
sanh tử, nguyện nam tử này hoặc nữ nhân đây chẳng bị phi nhân làm rối não,
kia theo lời tôi liền phải bỏ đi. Các Bồ tát này khi nói lời đây, nếu phi
nhân kia chẳng vì bỏ đi, phải biết chưa nhận ký chẳng quay lui. Nếu phi
nhân kia liền vì bỏ đi phải biết đã nhận ký chẳng quay lui. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát thật chưa nhận được ký chẳng quay lui, thấy có
nam tử hoặc có nữ nhân hiện bị phi nhân ám bắt chịu các khổ não chẳng thể
xa lìa được, liền bèn khinh phớt phát lời thành thật rằng: Nếu tôi đã được
ký chẳng quay lui, cho nam tử đây hoặc nữ nhân này chẳng bị phi nhân làm
rối khổ. Kia theo lời tôi phải mau bỏ đi. Bấy giờ,
ác ma vì dối gạt kia liền bèn xua đuổi phi nhân khiến đi. Sở dĩ vì sao? Vì
oai lực ác ma hơn phi nhân kia. Vậy nên phi nhân bị ma dạy khiến liền bèn
bỏ đi. Khi đó Bồ tát kia khởi nghĩ này rằng: Nay phi nhân đi là oai lực
ta. Sở dĩ vì sao? Vì phi nhân theo lời ta đã phát nguyện liền bèn buông
thả nam tử nữ nhân, không duyên nào khác vậy. Các Bồ
tát này đã chẳng giác biết ác ma đã làm, bảo là sức mình, khinh Bồ tát
khác, khởi tăng thượng mạn, mặc dù siêng tinh tiến trọn chẳng năng được Vô
thượng Bồ đề, đọa bậc Nhị thừa, hằng bị ma lừa gạt mãi. Vậy nên, Bồ tát
nên khéo giác biết các việc ác ma, tu các thiện nghiệp. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát thật chưa nhận được ký chẳng quay lui, xa lìa
Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, chưa khỏi ma gạt. Nghĩa là có
ác ma muốn dối gạt nên phương tiện hóa làm các thứ hình tượng đến chỗ Bồ
tát, nói lời như vầy: Ngươi tự biết ư? Chư Phật quá khứ từng trao ngươi ký
Ðại Bồ đề. Thân ngươi, quyến thuộc cho đến danh tự sai khác bảy đời ta đều
biết hết: thân ngươi sanh ở phương đó, nước đó, thành đó, ấp đó, trong xóm
làng đó; ngươi sanh tại năm đó, tháng đó, ngày đó, giờ đó, trong dòng
tướng vương đời trước. Như vậy ác ma nếu thấy Bồ tát bẩm tánh mềm yếu, các
căn mờ lụt, bèn dối ghi rằng: Ngươi ở đời trước sở bẩm căn tánh đã từng
như thế. Nếu thấy Bồ tát bẩm tánh cứng cỏi, các căn sáng bén, bèn dối ghi
rằng: Ngươi ở đời trước cũng từng như thế. Nếu thấy Bồ tát đầy đủ các thứ
công đức Ðầu đà Ðổ đa và các thắng hạnh, bèn dối ghi rằng: Ngươi ở đời
trước cũng từng đủ các công đức như thế, nên tự vui mừng chớ được tự
khinh. Khi Bồ
tát kia nghe ác ma này nói quá khứ hiện tại công đức thân danh thảy, vui
mừng nhảy nhót khởi lên tăng thượng mạn, lấn khinh hủy mắng các Bồ tát
khác. Ác ma biết rồi, lại bảo nữa rằng: Ngươi định trọn nên công đức thù
thắng, vì Phật đã trao ngươi ký Ðại Bồ đề, đã có tướng lành thù thắng hiện
tiền. Bấy giờ,
ác ma vì muốn làm rối loạn nên lại dối hóa làm các thứ hình tượng đến chỗ
Bồ tát hiện thân ái mà rằng: Ngươi nay đã đủ đức chẳng quay lui, nên tự
kính trọng, chớ nên tôn người. Khi Bồ tát này nghe lời kia rồi, tâm tăng
thượng mạn lại càng vững chắc, khiến đã xa Nhất thiết trí lại càng xa hơn.
Vậy nên Bồ tát muốn được Bồ đề nên khéo giác biết các việc ác ma. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát chẳng khéo biết rõ thật tướng danh tự, chỉ nghe
danh tự vọng sanh chấp trước. Nghĩa là có ác ma phương tiện hóa làm các
thứ hình tượng đến bảo đó rằng: Chỗ ngươi tu hành hạnh nguyện đã mãn,
chẳng lâu sẽ chứng Vô thượng Bồ đề. Khi ngươi thành Phật sẽ được danh hiệu
tôn quí công đức thù thắng như thế. Nghĩa là ác ma kia biết Bồ tát đây đêm
dài nghĩ muốn khi ta thành Phật sẽ được danh hiệu tôn quí như thế, theo
nghĩ muốn kia mà ghi nói đó. Khi Bồ
tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phương tiện khéo léo, nghe ma ghi nói,
khởi nghĩ này rằng: Lạ thay, người này vì ta ghi nói sẽ được thành Phật
danh hiệu tôn quý, cùng ta đêm dài nghĩ muốn hợp nhau. Do đấy nên biết ta
định sẽ được thành Phật danh hiệu thắng hơn các người khác. Như ác ma ghi
danh hiệu như vậy, như vậy kiêu mạn càng tăng, khinh miệt các Bồ tát thật
đức, do đấy càng xa Vô thượng Bồ đề, phải rơi Thanh văn hoặc bậc Ðộc giác. Các Bồ
tát này hoặc có thân đây gần gũi bạn lành chí thành hối quá, tuy lâu nhiều
thời trôi lăn sanh tử mà sau sẽ chứng Vô thượng Bồ đề. Nếu có thân đây
chẳng gặp bạn lành chí thành hối quá, kia định trôi lăn sanh tử nhiều
thời, ngu si điên đảo, sau dù tinh tiến tu các nghiệp lành mà rơi Thanh
văn hoặc bậc Ðộc giác. Như vậy
kiêu mạn khinh các Bồ tát tội lỗi bốn trọng và năm vô gián vô lượng bội
số. Vậy nên Bồ tát phải khéo giác biết việc ma ghi nói hư danh hiệu thảy
vi tế như thế, chẳng nên kiêu mạn khinh các Bồ tát. Lại nữa,
Thiện Hiện! Có các Bồ tát hoặc ở đồng nội tu hạnh xa lìa. Khi đó có ác ma
đi đến chỗ kia cung kính ngợi khen, nói lời như vầy: Ðại Sĩ! Năng tu hạnh
chơn xa lìa. Hạnh xa lìa đây được Hiền Thánh xưng khen, các trời rồng thần
đều chung giữ hộ. Thiện
Hiện phải biết: Ta chẳng khen ngợi hạnh xa lìa đây cho là chơn thật. Thiện
Hiện thưa rằng: Hạnh xa lìa đây nếu chẳng chơn thật lại còn hạnh nào? Phật
bảo: Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát hoặc ở thành ấp, hoặc ở núi đồng, chỉ lìa
phiền não tác ý Nhị thừa, hành Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, đấy gọi hạnh
chơn xa lìa Bồ tát. Hạnh xa lìa đây, chư Phật Thế Tôn xưng khen khai cho
Bồ tát nên học, vì khiến các Bồ tát mau chứng Bồ đề. Thiện
Hiện phải biết: Ðiều ma khen ngợi thường ở núi đồng, ngồi yên suy gẫm có
tạp lộn phiền não tác ý Nhị thừa, lìa Bát nhã Ba la mật đa sâu thẳm, chẳng
thể viên mãn được Nhất thiết trí trí. Có các Bồ tát mặc dù ưa tu hành pháp
hạnh xa lìa được ma khen ngợi, mà lòng khinh dễ các Bồ tát hằng ở thôn
thành tu hạnh chơn xa lìa. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa dù qua nhiều
thời ở nơi núi sâu đồng trống tu hạnh xa lìa, mà chẳng biết rõ pháp chơn
xa lìa, tăng lớn kiêu mạn, đối bậc Nhị thừa rất sanh say đắm, trọn chẳng
năng chứng được Vô thượng Bồ đề. Chẳng phải Phật Thế Tôn khen ngợi khai
cho, cũng chẳng chỗ nên tu hạnh của Bồ tát. Thiện
Hiện phải biết: Ðiều Ta ngợi khen chúng các Bồ tát phát chơn tịnh xa lìa,
các Bồ tát này đều chẳng trọn nên. Kia đối trong hạnh chơn tịnh xa lìa
cũng chẳng thấy có hành tướng tương tự, mà các ác ma làm dối gạt kia khiến
sanh kiêu mạn khinh các Bồ tát, đi đến trong không ân cần khen ngợi nói là
pháp hạnh chơn xa lìa. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này mặc dù ở núi đồng mà tâm ồn tạp, chẳng thể
tu học hạnh chơn xa lìa. Có các Bồ tát mặc dù ở thành thị mà tâm vắng
lặng, thường tu học được hạnh chơn xa lìa. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này đối thường tu học hạnh chơn xa lìa chúng
các Bồ tát, khinh chê hủy mắng như kẻ hàng thịt; đối chẳng năng tu hạnh
chơn xa lìa chúng các Bồ tát, cúng dường tôn trọng như Phật Thế Tôn. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát này xa lìa Bát nhã Ba la mật đa phát khởi các
thứ phân biệt chấp trước, khởi nghĩ này rằng: Chỗ ta tu học là chơn xa lìa
nên được phi nhân đi đến chỗ ta xưng khen hộ niệm. Những thứ ở thành thị
thân tâm rối loạn, ai mà hộ niệm xưng khen kính trọng? Các Bồ tát này tâm
nhiều kiêu mạn, phiền não ác nghiệp ngày đêm lớn thêm. Thiện
Hiện phải biết: Các Bồ tát đối chúng Bồ tát là hạng hành thịt làm ô uế
chúng Bồ tát Ma ha tát. Cũng là đại tặc trên trời trong người, dối gạt
trời, người, a tố lạc thảy. Nơi thân mặc áo giáp Sa môn mà tâm thường ôm
ấp ý muốn làm oán giặc. Có các kẻ phát tới Bồ tát thừa chẳng nên gần gũi
cúng dường cung kính. Sở dĩ vì sao? Vì các bọn người này thảy ôm tăng
thượng mạn, ngoài giống Bồ tát, mà trong nhiều não, ác nghiệp tăng thịnh. Vậy nên,
Thiện Hiện! Nếu các Bồ tát chơn thật chẳng bỏ Nhất thiết trí trí, cầu
chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề khắp vì lợi vui các hữu tình ấy, chẳng
nên gẫn gũi ác nhân như thế. Thiện
Hiện phải biết: Chúng các Bồ tát thường nên tinh tiến tu chơn sự nghiệp,
nhàm lìa sanh tử, chẳng đắm ba cõi. Hạng người ác tặc hàng thịt kia,
thường nên phát sanh từ bi hỷ xả, nên khởi nghĩ này: Giả sử mất niệm tạm
khởi như kẻ kia, tức thì giác biết khiến mau trừ diệt. Vậy nên,
Bồ tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phải khéo giác biết các việc
ác ma. Nên siêng tinh tiến xa lìa trừ diệt tội lỗi như Bồ tát kia đã khởi,
siêng cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nếu các Bồ tát kẻ học như thế, đấy
là khéo léo giác biết việc ma.
Nguồn: www.quangduc.com