QUYỂN THỨ 458
HỘI THỨ HAI
Phẩm
BỀN CHẲNG BỀN
Thứ 65-2
Khánh
Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân ưa muốn lóng nghe sở
thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, nghe rồi thọ trì, đọc tụng
thông lanh, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý; vì các thiện nam tử,
thiện nữ nhân Bồ Tát thừa tuyên nói khai chỉ, dạy bảo dạy trao. Phải biết
người kia từng ở quá khứ gần gũi chư Phật nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu như thế. Nghe rồi thọ trì, đọc tụng thông lanh, tinh siêng tu
học, suy nghĩ đúng lý, cũng từng vì người tuyên nói khai chỉ dạy bảo dạy
trao.
Khánh Hỷ phải biết: Các thiện nam tử, thiện nữ
nhân này, từng ở quá khứ vô lượng chỗ Phật trồng các căn lành, nên ở đời
nay năng hiện việc này.
Các thiện nam tử, thiện nữ nhân đây nên khởi
nghĩ này: Ta trước chẳng theo Thanh văn, Độc giác nghe thuyết Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu như thế. Ta trước chẳng ở Thanh văn, Độc giác trồng các
căn lành, định ở Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trồng các căn lành. Do nhân
duyên này nay được nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây, ưa muốn thọ
trì, đọc tụng thông lanh, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, rộng vì
người nói, được không nhàm mỏi. Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử,
thiện nữ nhân ưa muốn lóng nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, nghe rồi
thọ trì, đọc tụng thông lanh, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, hoặc
nghĩa hoặc văn, hoặc pháp hoặc ý, hoặc lời khéo trị đều năng thông suốt.
Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này, thời được hiện thấy tất cả Như Lai
Ứng Chánh Đẳng Giác.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu, sanh tịnh tin
hiểu, chẳng hủy chắng báng, chẳng thể trở hoại. Các thiện nam tử, thiện nữ
nhân này đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, ở chỗ chư Phật phát hoằng
thệ nguyện trồng các căn lành, cũng được vô lượng chơn thiện tri thức
nhiếp thọ.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân, năng đối chỗ thắng phước điền Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trồng
các căn lành, tuy định sẽ được hoặc quả Thanh văn, hoặc quả Ðộc giác, hoặc
quả Như Lai, mà chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; cần đối nghĩa thú Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu khéo suốt không ngại, tu hành bố thí Ba la mật
đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa.
An trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không.
An trụ chơn như cho đến bất tư nghì giới. An trụ khổ tập diệt đạo thánh
đế.
Tu hành bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi.
Tu hành bốn tĩnh lự, bốn vô lưọng, bốn vô sắc định. Tu hành tám giải thoát
cho đến mười biến xứ. Tu hành không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Tu hành Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Tu hành tất cả đà la ni môn, tam
ma địa môn. Tu hành năm nhãn, sáu thần thông.
Tu hành Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp
Phật bất cộng. Tu hành pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Tu hành nhất
thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí khiến được viên mãn.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát năng
đối nghĩa thú Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khéo suốt không ngại, tu hành
bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa khiến
được viên mãn. Như vậy cho đến tu hành nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí khiến được viên mãn. Bồ tát Ma ha tát này hoặc trụ Thanh
văn hoặc bậc Ðộc giác, chẳng chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, không có lẽ
ấy. Vậy nên, chúng Bồ tát Ma ha tát muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề,
nên đối Bát nhã Ba la mật đa nghĩa thú thẳm sâu khéo suốt không ngại tu
hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa
khiến được viên mãn. Như vậy cho đến tu hành nhất thiết trí, đạo tướng
trí, nhất thiết tướng trí khiến được viên mãn.
Vậy nên, Khánh Hỷ! Ta đem Bát nhã Ba la mật đa
giao phó cho ngươi, nên chính thọ trì, đọc tụng thông lanh, chớ cho quên
mất.
Khánh Hỷ phải biết: Trừ kinh điển Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu đây, tho trì các pháp khác mà Ta đã thuyết, nếu có quên
mất tội ấy hãy nhẹ. Nếu đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng
khéo thọ trì thấp đến một câu có bị quên mất, tội đây rất nặng.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu đối kinh điển Bát nhã Ba
la mật đa thẳm sâu, thấp đến một câu năng khéo thọ trì chẳng để quên mất,
được phước vô lượng. Nếu đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu chẳng
khéo thọ trì, thấp đến một câu có bị quên mất phải bị tội nặng, phước
lượng đồng trước.
Khánh Hỷ! Vậy nên Ta đem kinh điển Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu ân cần giao phó cho ngươi, phải chính thọ trì, đọc tụng
thông lanh, suy nghĩ đúng lý, rộng vì người thuyết phân biệt khai chỉ,
khiến kẻ nghe thọ hiểu rõ văn nghĩa, ý thú rốt ráo. Lại năng vì người diễn
nói đúng lý.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thọ trì đọc tụng, rốt
ráo thông lanh, suy nghĩ đúng lý, rộng vì người thuyết thời là thọ trì,
nhiếp lấy tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng Vô thượng Chánh đẳng
Bồ đề quá khứ, vị lai, hiện tại.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân khởi tâm rất tịnh hiện ở chỗ Ta, muốn đem các thứ thượng diệu
tràng hoa, hương xoa hương bột thảy, y phục anh lạc, bảo tràng phan lọng,
kỹ nhạc đèn sáng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen không lúc chán
mỏi. Phải đối kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, chăm lòng lóng
nghe, thọ trì đọc tụng, rốt ráo thông lanh, suy nghĩ đúng lý, rộng vì
người thuyết. Hoặc lại thơ tả các báu trau dồi, thường đem các thứ thượng
diệu tràng hoa, hương xoa hương bột thảy, y phục anh lạc, bảo tràng phan
lọng, kỹ nhạc đèn sáng, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, chớ cho
biếng lười.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu, thời là cúng dường cung kính, tôn trọn ngợi khen Ta cũng là cúng
dường cung kính, tôn trọng ngợi khen hiện tại mười phương thế giới tất cả
Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện đang thuyết pháp; và cũng là cúng dường
cung kính, tôn trọng ngợi khen chư Phật quá khứ, vị lai.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, khởi tâm tịnh
tín cung kính ưa muốn, tức đối quá khứ, vị lai, hiện tại tất cả Như Lai
Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đem tâm tịnh tín
cung kính ưa muốn.
Khánh Hỷ! Nếu ngươi cung kính ưa muốn nơi Ta,
chẳng bỏ rơi Ta, cũng phải mạnh mẽ cố gắng bội gia cung kính ưa muốn chẳng
bỏ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thấp đến một câu chớ cho quên mất.
Khánh Hỷ! Ta thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu như thế, dặn dò giao phó nhân duyên tuy có vô lượng, tóm tắt mà nói:
Như Ta đã là Đại sư các ngươi, Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu phải biết
cũng là Đại sư các ngươi. Các ngươi trời người kính trọng nơi Ta, cũng
phải kính trọng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Khánh Hỷ! Vậy nên Ta đem vô lượng phương tiện
khéo léo, giao phó ngươi kinh điển Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, ngươi
phải thọ trì chớ để quên mất. Ta nay đem Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây
đối trước các trời, người, a tố lạc thảy vô lượng đại chúng dặn dò giao
phó cho ngươi.
Khánh Hỷ! Ta nay thật lời bảo ngươi, có các kẻ
tịnh tín muốn chẳng bỏ Phật, muốn chẳng bỏ Pháp, muốn chẳng bỏ Tăng; lại
muốn chẳng bỏ chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại đã chứng Vô thượng Chánh
đẳng Bồ đề, rất nên chẳng bỏ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Như vậy gọi là
pháp chư Phật chúng ta dạy bảo dạy trao cho các đệ tử.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân ưa muốn lóng nghe Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thọ trì đọc tụng,
rốt ráo thông lanh, suy nghĩ đúng lý, dùng vô lượng môn rộng vì người
thuyết, phân biệt khai chỉ, thi thiết an lập, khiến kia dễ hiểu, tinh
siêng tu học. Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này mau chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề, năng gần viên mãn Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Khánh
Hỷ! Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
đều nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế mà được sanh vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Chư Phật quá khứ, vị lai,
hiện tại đều nương Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, xuất sanh Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Vậy nên, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn
được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề phải siêng tinh tiến tu học Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu như thế. Vì cớ sao? Khánh Hỷ! Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu là mẹ các Bồ tát Ma ha tát đẻ các Bồ tát Ma ha tát vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát tinh
siêng tu học bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la
mật đa mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.
Vậy nên, Khánh Hỷ! Ta đem sáu Ba la mật đa đây,
thêm lần này nữa, dặn dò giao phó cho ngươi, nên chính thọ trì, chớ để
quên mất. Sở dĩ vì sao? Sáu thứ Ba la mật đa như thế là kho pháp vô tận
các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tất cả Phật pháp từ đây sanh vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Chư Phật hiện tại, quá khứ,
vị lai đã thuyết pháp yếu, đều là kho pháp vô tận sáu thứ Ba la mật đa đã
chảy ra vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Chư Phật hiện tại, quá khứ,
vị lai đều nương khó pháp vô tận sáu thứ Ba la mật đa tinh siêng tu học,
đối cõi Vô dư y diệu Niết Bàn mà vào Niết Bàn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Giả sử các ngươi vì bổ đặc
già la Thanh văn thừa thuyết Thanh văn pháp. Nhờ pháp đây nên hữu tình Tam
thiên đại thiên thế giới tất cả đều chứng quả A la hán, cũng chưa vì Ta
làm Phật đệ tử làm việc đáng làm. Nếu các ngươi năng vì bổ đặc già la Bồ
Tát thừa tuyên nói một câu pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu,
tức gọi vì ta làm Phật đệ tử làm việc đáng làm. Ta đối việc này rất sanh
tùy hỷ hơn đối các ngươi giáo hóa tất cả hữu tình Tam thiên đại thiên thế
giới đều khiến chứng được quả A la hán.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Giả sử tất cả hữu tình Tam
thiên đại thiên thế giới do sức người dạy, chẳng trước chẳng sau đều được
thân người, đồng thời chứng được quả A la hán. Các A la hán này có bao
việc phước nghiệp thí tánh, việc phước nghiệp giới tánh, việc phước nghiệp
tu tánh thù thắng. Nơi ý hiểu sao? Việc phước nghiệp kia ấy là nhiều
chăng?
Khánh Hỷ thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều.
Việc phước nghiệp kia vô lượng vô số.
Phật bảo: Khánh Hỷ! Nếu có đệ tử Thanh văn năng
vì Bồ tát Ma ha tát tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa qua một
ngày đêm, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước.
Khánh Hỷ phải biết: Thôi một ngày đêm chỉ qua
một ngày, lại thôi một ngày chỉ qua nửa ngày, lại thôi nửa ngày chỉ qua
một giờ, lại thôi một giờ chỉ qua bữa ăn, lại thôi bữa ăn chỉ qua lát
ngắn, lại thôi lát ngắn chỉ qua tức khắc, lại thôi tức khắc chỉ qua trong
nháy mắt, người Thanh văn này năng vì chúng Bồ tát Ma ha tát tuyên nói
pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn
trước. Vì cớ sao? Vì người Thanh văn này chỗ được nhóm phước quá hơn công
đức tất cả Thanh văn, Độc giác vậy.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì bổ
đặc già la Thanh văn thừa tuyên nói các thứ pháp Thanh văn thừa. Giả sử
tất cả hữu tình Tam thiên đại thiên thế giới nhờ pháp đây nên thảy đều
chứng được quả A la hán, đều đủ các thứ công đức thù thắng. Nơi ý hiểu
sao? Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây chỗ được nhóm phước ấy là
nhiều chăng?
Khánh Hỷ thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bồ
tát Ma ha tát này chỗ được nhóm phước vô lượng vô biên.
Phật bảo: Khánh Hỷ! Nếu Bồ tát Ma ha tát vì
Thanh văn thừa hoặc Ðộc giác thừa, hoặc Vô thượng thừa các thiện nam tử,
thiện nữ nhân, tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa qua một ngày
đêm, chỗ được nhóm phước rất nhiều hơn trước.
Khánh Hỷ phải biết: Thôi một ngày đêm chỉ qua
một ngày, lại thôi một ngày chỉ qua nửa ngày, lại thôi nửa ngày chỉ qua
một giờ, lại thôi một giờ chỉ qua bữa ăn, lại thôi bữa ăn chỉ qua lát
ngắn, lại thôi lát ngắn chỉ qua tức khắc, lại thôi tức khắc chỉ qua trong
nháy mắt. Bồ tát Ma ha tát này năng vì các thiện nam tử, thiện nữ nhân Tam
thừa tuyên nói pháp tương ưng Bát nhã Ba la mật đa, chỗ được nhóm phước
rất nhiều hơn trước vô lượng vô số. Vì cớ sao? Vì pháp thí tương ưng Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu quá hơn tất cả pháp thí tương ưng Thanh văn, Độc
giác và các công đức Nhị thừa kia vậy. Sở dĩ vì sao? Bồ tát Ma ha tát này
tự cầu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng đem pháp tương ưng Đại thừa chỉ ra
dạy dẫn khen gắng vui mừng các hữu tình, khiến đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề được Bất thối chuyển.
Khánh Hỷ phải biết: Bồ tát Ma ha tát này tự tu
bố thí ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa, cũng dạy người tu bố thí
ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba la mật đa. Tự tu bốn niệm trụ cho đến tám
thánh đạo chi, cũng dạy người tu bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi.
Tự trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không,
cũng dạy người trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Tự trụ chơn
như cho đến bất tư nghì giới, cũng dạy người trụ chơn như cho đến bất tư
nghì giới. Tự trụ khổ tập diệt đạo thánh đế, cũng dạy người trụ khổ tập
diệt đạo thánh đế.
Tự tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc
định; cũng dạy người tu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Tự tu
tám giải thoát cho đến mười biến xứ, cũng dạy người tu tám giải thoát cho
đến mười biến xứ. Tự tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; cũng
dạy người tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn.
Tự tu Bồ Tát địa, cũng dạy người tu Bồ Tát địa.
Tự tu tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn; cũng dạy người tu tất cả đà la
ni môn, tam ma địa môn. Tự tu năm nhãn, sáu thần thông; cũng dạy người tu
năm nhãn, sáu thần thông. Tự tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp
Phật bất cộng; cũng dạy người tu Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp
Phật bất cộng.
Tự tu ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy
hảo; cũng dạy người tu ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo. Tự tu
pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; cũng dạy người tu pháp vô vong thất,
tánh hằng trụ xả.
Tự tu nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết
tướng trí; cũng dạy người tu nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết
tướng trí. Tự tu tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát, cũng dạy ngưiờ tu tất cả
hạnh Bồ tát Ma ha tát.
Tự tu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cũng
dạy người tu chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tự tu Nhất thiết trí
trí, cũng dạy người tu Nhất thiết trí trí. Do nhân duyên này căn lành thêm
lớn, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có quay lui, không có lẽ ấy.
Bấy giờ, bốn chúng vây quanh Như Lai, khen nói
Bát nhã Ba la mật đa giao phó dặn dò Khánh Hỷ khiến thọ trì rồi. Lại đối
trước hội đại chúng tất cả trời, rồng, dược xoa, nói rộng cho đến người
phi người thảy, hiện sức thần thông khiến chúng đều thấy Bất Động Như Lai,
Thanh văn Bồ Tát quanh trước sau vì chúng như hiểu tuyên nói diệu pháp và
thấy tướng nghiêm tịnh cõi kia. Thanh văn Tăng kia đều A la hán, các lậu
đã hết, không còn phiền não, được chơn tự tại, tâm khéo giải thoát, huệ
khéo giải thoát, như tập ngựa khôn, cũng như rồng lớn, đã làm nên làm, đã
xong đáng xong, bỏ các gánh nặng, đã được lợi mình, hết gút các cõi, chính
biết giải thoát, chăm lòng tự tại, rốt ráo đệ nhất. Bồ Tát Tăng kia tất cả
đều là chúng trông quen biết, được đà la ni, được vô ngại, lượng công đức
trí huệ in như biển cả.
Sau đó Thế Tôn thu sức thần thông, khiến chúng
hội đây trời, rồng, dược xoa, nói rộng cho đến người phi người thảy chẳng
còn thấy Bất Động Như Lai, Thanh văn Bồ Tát và các đại chúng, cùng tướng
nghiêm tịnh cõi Phật kia. Chúng hội Phật kia và nghiêm tịnh đều chẳng phải
cảnh sở đối nhãn căn cõi này. Sở dĩ vì sao? Vì Phật thu thần lực đối cảnh
xa kia không kiến duyên vậy.
Bấy giờ, Phật bảo cụ thọ Khánh Hỷ: Bất Động Như
Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, cõi nước chúng hội ngươi còn thấy chăng?
Khánh Hỷ thưa rằng: Tôi chẳng còn thấy việc kia,
vì chẳng phải sở hành nhãn đây vậy.
Phật bảo: Khánh Hỷ! Như Như Lai chúng hội cõi
nước kia đều chẳng phải cảnh giới sở hành nhãn cõi này, phải biết các pháp
cũng lại như thế, chẳng phải cảnh giới sở hành nhãn căn thảy. Pháp chẳng
hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, pháp chẳng biết pháp, pháp chẳng chứng
pháp.
Khánh Hỷ phải biết: Tất cả pháp tánh không kẻ
năng chứng, không kẻ năng kiến, không kẻ năng tri, không kẻ năng chứng,
không động không tác. Sở dĩ vì sao? Vì tất cả pháp đều như hư không, không
có tác dụng, vì năng lấy bị lấy tánh xa lìa vậy. Vì tất cả pháp chẳng thể
nghĩ bàn, vì năng sở nghĩ bàn tánh xa lìa vậy. Vì tất cả pháp đều như
huyễn thảy, nhiều duyên hòa hợp tương tựa có vậy. Vì tất cả pháp không kẻ
tác thọ, vọng hiện tượng có, không bền chắc vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát năng
hành như thế, năng thấy như thế, năng biết như thế, năng chứng như thế là
hành Bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng chấp trước tướng các pháp này.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát khi học
như thế là học Bát nhã Ba la mật đa.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn
được tất cả Ba la mật đa mau chóng viên mãn, phải học Bát nhã Ba la mật
đa. Sở dĩ vì sao? Học như thế đối trong các học là tối là thắng, là tôn là
cao, là diệu là vi diệu, là thượng và vô thượng, vô đẳng vô đẳng đẳng. Lợi
vui tất cả hữu tình: kẻ không nương dựa vì làm nương dựa, kẻ không nương
về vì làm nương về, kẻ không vào tới vì làm vào tới, kẻ không nhà cửa vì
làm nhà cửa, kẻ không cứu hộ vì làm cứu hộ. Chư Phật Thế Tôn khai hứa xưng
tán tu học Bát nhã Ba la mật đa.
Khánh Hỷ phải biết: Nếu chúng các Bồ tát Ma ha
tát và các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trụ trong học đây, năng đem tay hữu
hoặc ngón chân hữu, cất lấy thế giới Tam thiên đại thiên vứt bỏ phương
khác, hoặc đem lại bản xứ, hữu tình trong ấy chẳng hay chẳng biết, không
tổn không sợ. Sở dĩ vì sao? Vì oai lực công đức Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu chẳng thể nghĩ bàn vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Chư Phật và các chúng Bồ tát
Ma ha tát quá khứ, vị lai, hiện tại học Bát nhã Ba la mật đa đây, đối các
vô vi và pháp ba đời thảy đều được vô ngại trí kiến. Vậy nên, Khánh Hỷ! Ta
nói học Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu đây đối trong các học là tối là
thắng, là tôn là cao, là diệu là vi diệu, là thượng là vô thượng, vô đẳng
vô đẳng đẳng.
Khánh Hỷ phải biết: Có các kẻ muốn lấy lượng
ngằn mé Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, như kẻ ngu si muốn lấy lượng và
ngằn mé hư không. Vì cớ sao? Vì Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu công đức
không có lượng, không ngằn mé vậy.
Khánh Hỷ phải biết: Ta trọn chẳng nói công đức
thắng lợi Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như danh thân thảy có lượng ngằn
mé. Sở dĩ vì sao? Tất cả danh thân, cú thân, văn thân là pháp có lượng.
Công đức thắng lợi Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, pháp chẳng có lượng.
Chẳng phải các danh thân, cú thân, văn thân năng lường được công đức thắng
lợi Bát nhã Ba la mật đa là bị kia lường.
Bấy giờ, Khánh Hỷ thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Vì
nhân duyên nào Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu nói là vô lượng?
Phật bảo: Khánh Hỷ! Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu vô tánh vô tận nên nói là vô lượng, tánh xa lìa nên nói là vô lượng,
tánh vắng lặng nên nói là vô lượng, như thật tế nên nói là vô lượng, như
hư không nên nói là vô lượng.
Khánh Hỷ phải biết: Tất cả chư Phật Thế Tôn quá
khứ, vị lai, hiện tại đều học Bát nhã Ba la mật đa rốt ráo viên mãn, chứng
được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, vì các hữu tình tuyên nói khai thị mà Bát
nhã Ba la mật đa đây thường không có tận. Sở dĩ vì sao? Vì Bát nhã Ba la
mật đa thẳm sâu ví như hư không chẳng thể tận vậy. Có các kẻ muốn tận Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thời là muốn tận ngằn mé hư không.
Khánh Hỷ phải biết: Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu cho đến bố thí ba la mật đa chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận.
Nội không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng
sẽ tận. Chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng đã tận, chẳng nay tận,
chẳng sẽ tận. Khổ tập diệt đạo thánh đế chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng
sẽ tận.
Bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi chẳng đã
tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc
định chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Tám giải thoát cho đến
mười biến xứ chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận.
Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng
đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa chẳng
đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Tất cả đà la ni môn, tam ma địa môn
chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Năm nhãn, sáu thần thông chẳng
đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận.
Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng
chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Ba
mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng
sẽ tận. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng đã tận, chẳng nay tận,
chẳng sẽ tận. Nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng đã
tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận.
Tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát đã
tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
chẳng đã tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Nhất thiết trí trí chẳng đã
tận, chẳng nay tận, chẳng sẽ tận. Sở dĩ vì sao? Các pháp như thế không
sanh không diệt, cũng không trụ khác, làm sao khá được thi thiết có tận?
Bấy giờ Thế Tôn từ diện môn thè tướng lưỡi rộng
dài trùm khắp diện luân. Hiện tướng lưỡi rồi, từ khẩu vào lại, bảo Khánh
Hỷ rằng: Nơi ý hiểu sao? Thế gian nếu có tướng lưỡi như vầy, phát ra lời
nói hư dối chăng?
Khánh Hỷ thưa rằng: Bạch Thế Tôn!
Chẳng dối.
Phật bảo: Khánh Hỷ! Ngươi từ nay
trở đi nên vì bốn chúng rộng thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế,
phân biệt khai thị, thi thiết an lập khiến kia dễ hiểu.
Khánh Hỷ phải biết: Trong kinh Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, rộng thuyết tất cả Bồ đề phần pháp và các pháp tướng.
Vậy nên cả bổ đặc già la cầu Thanh văn thừa, bổ đặc già la cầu Ðộc giác
thừa, bổ đặc già la cầu Vô thượng thừa, đều nên nương Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu đây đã thuyết môn, thường siêng tu học, chớ sanh chán mỏi. Nếu
thường siêng tu học được như thế, sẽ mau chứng được chỗ tự sở cầu.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
là năng ngộ vào tất cả pháp tướng, là năng ngộ vào tất cả văn tự, là năng
ngộ vào đà la ni môn. Các Bồ tát Ma ha tát nên đối đà la ni môn như thế
thường siêng tu học. Nếu btmth thọ trì đà la môn như thế, mau năng chứng
được tất cả biện tài, các vô ngại giải.
Khánh Hỷ phải biết: Kinh điển Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế mới là kho pháp vô tận chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị
lai, hiện tại. Vậy nên Ta nay phân minh bảo ngươi: Nếu có kẻ đối Bát nhã
Ba la mật đa thẳm sâu đây thọ trì đọc tụng, rốt ráo thông lanh, suy nghĩ
đúng lý, thời là thọ trì tất cả chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề quá
khứ, vị lai, hiện tại.
Khánh Hỷ phải biết: Ta thuyết Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu như thế, là kẻ chân vững vàng năng dạo đi tới đường Bồ đề,
cũng là tất cả Vô thượng Phật pháp Đại đà la ni. Các ngươi nếu năng thọ
trì Bát nhã Ba la mật đa đà la ni thẳm sâu như thế, thời là tổng trì tất
cả Phật pháp khiến chẳng quên mất, cùng các hữu tình tận đời vị lai làm
đại nhiêu ích lớn.
HỘI THỨ HAI
Phẩm
VÔ TẬN
Thứ 66
Bấy
giờ, cụ thọ Thiện Hiện khởi nghĩ như vầy: Bát nhã Ba la mật đa như thế rất
là sâu thẳm. Chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng rất thẳm sâu. Ta
phải hỏi Phật hai nghĩa thẳm sâu. Khởi nghĩ này rồi liền thưa Phật rằng:
Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tức
Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tức
Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Bát nhã Ba la mật đa như thế và chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề đều rất thẳm sâu chẳng thể tận vậy. Vì duyên nào
hai đây nói là vô tận?
Phật bảo: Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật đa thẳm
sâu và Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đều như hư không chẳng thể tận, nên
nói là vô tận.
Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng: Bồ tát Ma
ha tát làm sao dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa?
Phật nói: Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát phải
quán sắc vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa; phải quán thọ tưởng
hành thức vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán nhãn xứ cho
đến ý xứ đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán sắc xứ
cho đến pháp xứ đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán
nhãn giới cho đến ý giới đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán sắc giới cho đến pháp giới đều vô tận,
nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán nhãn thức giới cho đến ý thức
giới đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán nhãn xúc cho
đến ý xúc đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đều
vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán địa giới cho đến thức giới đều vô tận,
nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán nhân duyên cho đến tăng
thượng duyên đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán vô
minh cho đến lão tử đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán bố thí Ba la mật đa cho đến Bát nhã Ba
la mật đa đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán nội
không cho đến vô tánh tự tánh không đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la
mật đa. Phải quán chơn như cho đến bất tư nghì giới đều vô tận, nên dẫn
phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán khổ tập diệt đạo thánh đế đều vô tận,
nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán bốn niệm trụ cho đến tám
thánh đạo chi đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc
định đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán tám giải
thoát cho đến mười biến xứ đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn đều vô tận, nên dẫn
phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa đều
vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán Cực hỷ địa cho đến
Pháp vân địa đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán tất
cả đà la ni môn, tam ma địa môn đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật
đa. Phải quán năm nhãn, sáu thần thông đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba
la mật đa.
Phải quán Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp
Phật bất cộng đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán ba
mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã
Ba la mật đa. Phải quán pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả đều vô tận,
nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất
thiết tướng trí đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán
quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la
mật đa. Phải quán tất cả hạnh Bồ tát Ma ha tát đều vô tận, nên dẫn phát
Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
đều vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán Nhất thiết trí
trí cũng vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát phải
quán sắc như hư không vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa, phải quán
thọ tưởng hành thức như hư không vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật
đa. Như vậy cho đến phải quán Nhất thiết trí trí như hư không vô tận, nên
dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát phải
quán vô minh duyên hành như hư không vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la
mật đa. Phải quán hành duyên thức như hư không vô tận, nên dẫn phát Bát
nhã Ba la mật đa.
Phải quán thức duyên danh sắc như hư không vô
tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán danh sắc duyên lục xứ
như hư không vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán lục xứ duyên xúc như hư không vô tận,
nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán xúc duyên thọ như hư không vô
tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán thọ duyên ái như hư không vô tận, nên
dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán ái duyên thủ như hư không vô tận,
nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán thủ duyên hữu như hư không vô tận, nên
dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Phải quán hữu duyên sanh như hư không vô
tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa.
Phải quán sanh duyên lão tử sầu thán khổ ưu não
như hư không vô tận, nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Thiện Hiện! Các Bồ
tát Ma ha tát nên dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa như thế.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát quán sát mười
hai duyên khởi như thế xa lìa hai bên. Chúng các Bồ tát Ma ha tát này bất
cộng diệu quán.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát ngồi tòa Kim
cương dưới cội Bồ đề như thật quán sát mười hai duyên khởi, ví như hư
không chẳng thể tận, nên mới năng chứng được Nhất thiết trí trí.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát dùng hành trụ
vô tận như hư không, dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa, như thật quán sát mười
hai duyên khởi, chẳng đọa Thanh văn và bậc Ðộc giác, mau chứng Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề.
Thiện Hiện! Bổ đặc già la trụ Bồ Tát thừa, nếu
đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có quay lui, đều bởi chẳng nương tác ý
khéo léo dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Do kia chẳng hiểu vì sao Bồ tát Ma
ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật đa năng đem hành trụ vô tận như hư không
dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa như thật quán sát mười hai duyên khởi
Thiện Hiện! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân trụ
Bồ Tát thừa, nếu đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề mà có quay lui đều bởi xa
lìa phương tiện khéo léo dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát Ma ha
tát năng đối Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề được chẳng quay lui, tất cả đều
nương phương tiện khéo léo dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa. Bồ tát Ma ha tát
này nhờ nương phương tiện khéo léo như thế tu hành Bát nhã Ba la mật đa,
đem hành trụ vô tận như hư không dẫn phát Bát nhã Ba la mật đa, như thật
quán sát mười hai duyên khởi. Bồ tát Ma ha tát này do nhân duyên đây mau
được viên mãn Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát khi quán sát
pháp duyên khởi như thế chẳng thấy có pháp không nhân mà sanh, chẳng thấy
có pháp không nhân mà diệt. Chẳng thấy có pháp không tánh tướng thường trụ
chẳng sanh chẳng diệt. Chẳng thấy có pháp có ngã, hữu tình, nói rộng cho
đến tri giả, kiến giả. Chẳng thấy có pháp hoặc thường hoặc vô thường, hoặc
vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng
lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát phải nên quán
sát duyên khởi như thế tu hành Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát như thật
quán sát pháp môn duyên khởi tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khi ấy Bồ tát
Ma ha tát chẳng thấy sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ,
hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng
vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa. Cũng chẳng thấy thọ tưởng hành
thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa.
Như vậy cho đến cũng chẳng thấy Nhất thiết trí
trí hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã,
hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa
hoặc chẳng xa lìa.
Thiện Hiện! Nếu khi Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát
nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, khi áy Bồ tát Ma ha tát tuy hành Bát
nhã Ba la mật đa mà chẳng thấy có sở hành Bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng
thấy có pháp năng thấy sở hành Bát nhã Ba la mật đa, cũng chẳng thấy có
“chẳng thấy” như thế. Tuy hành tĩnh lự, tinh tiến, an nhẫn, tịnh giới, bố
thí Ba la mật đa mà chẳng thấy có sở hành tĩnh lự cho đến bố thí ba la mật
đa, cũng lại chẳng thấy có pháp năng thấy sở hành tĩnh lự cho đến bố thí
ba la mật đa. Cũng chẳng thấy có “chẳng thấy” như thế.
Như vậy cho đến tuy tu Nhất thiết trí trí mà
chẳng thấy có sở tu Nhất thiết trí trí, cũng lại chẳng thấy có pháp năng
thấy sở tu Nhất thiết trí trí, cũng chẳng thấy có “chẳng thấy” như thế,
cũng lại chẳng thấy có pháp năng dứt tất cả tập khí phiền não nối nhau.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp
đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên hành Bát nhã Ba la mật đa.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát khi đối tất cả
pháp đem vô sở đắc mà làm phương tiện tu hành Bát nhã Ba la mật đa, khi ấy
ác ma sanh rầu khổ lớn, phiền oán đau độc như tên bắn vào tim. Ví như có
người cha mẹ chết mất, thân tâm đau đớn, ác ma cũng vậy.
Liền đấy, Thiện Hiện thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Vì
một ác ma thấy chúng Bồ tát Ma ha tát đối tất cả pháp đem vô sở đắc mà làm
phương tiện tu hành Bát nhã Ba la mật đa, sanh rầu khổ lớn, phiền oái đau
độ như tên bắn vào tim, hay tất cả ác ma khắp thế giới Tam thiên đại thiên
đều cũng như thế?
Phật bảo: Thiện Hiện! Tất cả ác ma đầy khắp thế
giới Tam thiên đại thiên đều cũng như thế, đều ở tòa mình ngồi chẳng được
tự yên.
Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát thường nên an
trụ hành trụ vi diệu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Nếu Bồ tát Ma ha tát
năng trụ như thế, thế gian, trời, người, a tố lạc thảy rình tìm chỗ xấu
trọn chẳng thể được, cũng lại chẳng năng não loạn chướng ngại được. Vậy
nên, Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề, phải siêng an trụ hành trụ vi diệu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu.
Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát năng chính an
trụ hành trụ vi diệu Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, thời năng tu mãn bố
thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ
tát Ma ha tát năng chính tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu bèn năng
đầy đủ tu mãn tất cả Ba la mật đa.
Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn!
Sao là Bồ tát Ma ha tát năng chính tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu,
bèn được tu mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba
la mật đa?
Phật bảo: Thiện Hiện! Nếu Bồ tát Ma ha tát tu
hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu khi không trái ngược, đem tâm tương ưng
Nhất thiết trí trí mà hành bố thí. Lại đem công đức bố thí như thế cùng
các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy là
Bồ tát Ma ha tát năng chính tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu tu mãn
bố thí Ba la mật đa.
Nếu Bồ tát Ma ha tát tu hành Bát nhã Ba la mật
đa thẳm sâu khi không trái ngược, đem tâm tương ưng Nhất thiết trí trí mà
hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa như thế
cùng các hữu tình đồng chung hồi hướng Nhất thiết trí trí. Thiện Hiện! Đấy
là Bồ Tát năng chính tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu, tu mãn tịnh
giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa.
Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ tát Ma ha tát năng
chính tu hành Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu bèn được tu mãn bố thí, tịnh
giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa.