.
Kinh Trường Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
Sài gòn 1991
---o0o---
18. KINH
XÀ-NI-SA
I
1. Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Nàdika
(bộ
lạc Na-đề-ca) tại Ginjakàvasatha (nhà làm bằng gạch). Lúc bấy
giờ, Thế
Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã
sống,
đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh như bộ lạc Kàsi
(Ca-thi), Kosala (Câu-tát-la), Vajjì (Bạt-kỳ), Malla (Mạt-la), Ceti (Chi-đề),
Vansa (Bạt-sa), Kuru (Câu-lâu), Pancàla (Ban-giá-la), Maccha (Bà-sá-la) Sùrasena
(Mậu-ba-tây-na):
- Vị này sanh ra tại chỗ này! Vị
kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nàdika đã từ
trần,
đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn
trừ, được
hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại đời này
nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà, đã từ trần, đã mệnh
chung, với ba
kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm
thiểu, chứng
quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ tận diệt khổ
đau. Hơn năm trăm vị Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung, với ba kiết sử
đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo,
đạt đến Chánh Giác.
2. Các vị tín đồ ở Nàdikà được
nghe: "Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những
tín đồ đã từ trần và đã mệnh chung trong các bộ lạc xung
quanh, như bộ
lạc Kàsi, Kosala, Vajjì, Malla, Ceti, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena:
"Vị này sanh ra tại chỗ này. Vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm
mươi vị tín đồ Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần
kiết sử đã được đoạn trừ, được hóa sanh (Thiên giới) từ đó nhập
niết-bàn không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà
đã từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn
trừ, với tham, sân, si được giảm thiểu, chứng quả Nhất
lai, sau khi trở lại đời
này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nàdikà đã
từ trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn
trừ, chứng
quả Dự lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh
Giác". Các vị tín đồ ở Nàdikà được nghe Thế Tôn hỏi đáp như
vậy,
lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc.
3. Tôn giả Ananda được
nghe:
"Thế Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín
đồ đã từ trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc
Kàsi, Kosala, Vajjì, mallà, Ceti, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena: "Vị
này sanh ra tại chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn 50 vị tín đồ Nàdikà
đã từ trần, đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được đoạn
trừ, được hóa sanh (thiên giới) từ đó nhập Niết-bàn không còn trở lại
đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà đã từ trần, đã mệnh chung
với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với tham, sân, si được giảm
thiểu,
chứng quả Nhất lai, sau khi trở lại đời này một lần nữa sẽ diệt tận
khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nãdikã đã từ trần, đã mệnh chung với ba
kiết sử đã được diệt trừ, chứng quả Dự lưu, nhất định không đọa
ác đạo, đạt đến Chánh Giác". Các vị tín đồ ở Nãdikã được
nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan hỷ, tín thọ, an lạc".
4. Rồi tôn giả Ananda suy nghĩ:
"Nhưng ở tại Magadha (Ma-kiệt-đà), có nhiều tín đồ đã tu hành lâu
ngày và đã từ trần, mệnh chung, nhiều đến nỗi người ta tưởng hai xứ
Anga (Ương-già) và Magadha đều trống không vì số tín đồ từ trần mệnh
chung. Những vị này tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp và tin tưởng Tăng, và
giới luật đầy đủ. Nhưng Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và sự
mệnh chung của họ. Lành thay nếu gợi được một câu trả lời về
họ,
nhờ vậy nhiều người sẽ khơi lòng tin, và từ đó được sanh lên thiện
giới. Lại có vua Seniya Bimbisàra (Tư-ni-du Tần-bà-sa) xứ Magadha sống như
Pháp, dùng Chánh pháp trị nước, có lòng thương tưởng các vị
Bà-la-môn, Gia chủ, dân chúng thị thành và dân chúng thôn quê. Vua này được
dân chúng xưng tán như sau: "Vị vua sống như pháp, dùng chánh pháp trị
nước, đã làm cho chúng ta sung sướng, vị này mệnh chung. Chúng ta đã sống
thật hạnh phúc dưới thời vua sống như Pháp và dùng Chánh pháp trị nước
này. Vị vua này cũng tin tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và
giới luật đầy đủ". Và dân chúng cũng nói: "Cho đến khi mệnh
chung, vua Seniya Bimbisàra xứ Magadha luôn luôn tán dương Thế Tôn". Nhưng
Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của vị vua này.
Lành thay, nếu goịư được câu trả lời về vị vua này, nhờ vậy nhiều
người sẽ khởi lòng tin và từ đó được sanh lên thiên
giới. Lại nữa
Thế Tôn chứng quả Bồ-đề tại Magadha. Thế Tôn đã chứng quả Bồ-đề
tại Magadha. Thế Tôn đã chứng Bồ đề ở Magadha tại Magadha thì sao Ngài
lại không nói đến về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở
Magadha? Nếu Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của
các tín đồ ở Magadha thời các vị này sẽ đau buồn và nếu các vị
này đau buồn thời sao Thế Tôn có thể không trả lời được?".
5. Sau khi đã suy nghĩ một mình,
yên lặng, vì các tín đồ ở Magadha, tôn giả Ananda sáng hôm sau thức dậy
đến tại chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn con có
nghe: Thế
Tôn thường hay tuyên bố về vấn đề tái sanh của những tín đồ đã từ
trần, đã mệnh chung trong các bộ lạc xung quanh, như bộ lạc Kàsi,
Kosala,
Vajjì, Malla, Ceit, Vamsa, Kuru, Pancàla, Macchà, Sùrasena: "Vị này sanh ra tại
chỗ này, vị kia sanh ra tại chỗ kia. Hơn năm mươi vị tín đồ ở Nadikà
đã mệnh chung với năm hạ phần kiết sử đã được nhập Niết-bàn
không còn trở lại đời này nữa. Hơn chín mươi vị ở Nàdikà đã từ
trần, đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, với
tham, sân,
si được giảm thiểu, chứng quả Nhất Lai, sau khi trở lại đời này một
lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Hơn năm trăm vị ở Nàdikà đã từ
trần,
đã mệnh chung với ba kiết sử đã được đoạn trừ, chứng quả Dự
lưu, nhất định không đọa ác đạo, đạt đến Chánh Giác". Các vị
tín đồ ở Nàdikà được nghe Thế Tôn hỏi đáp như vậy lấy làm hoan
hỷ,
tín thọ, an lạc.
6. Bạch Thế Tôn, nhưng ở tại
Magadha có nhiều tín đồ này tu hành lâu ngày và đã từ trần, mệnh
chung, nhiều đến nỗi người ta tưởng hai xứ Anga và magadha đều trống
không vì số tín đồ từ trần mệnh chung. Những vị này tin tưởng Phật,
tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ. Nhưng Thế Tôn
không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của họ. Lành thay nếu gợi
được một câu trả lời về họ, và như vậy nhiều người sẽ khơi lòng
tin, và từ đó được sanh lên Thiên giới. Bạch Thế Tôn, lại có vua
Seniya Bimbisàra xứ Magadha, sống như Pháp, dùng Chánh pháp trị nước, có
lòng thương tưởng các vị Bà-la-môn, Gia chủ, dân chúng thị thành và
dân chúng thôm quê. Vua này được dân chúng xưng tán như sau: "Vị vua
sống như Pháp, và dùng Chánh pháp cai trị nước này. Vị Vua này cũng tin
tưởng Phật, tin tưởng Pháp, tin tưởng Tăng và giới luật đầy đủ".
Và dân chúng cũng nói: "Cho đến khi mệnh chung, vua Seniya Bimbisàra xứ
Magadha luôn luôn tán dương Thế Tôn". Nhưng Thế Tôn không nói gì về
sự từ trần và mệnh chung của vị vua này. Lành thay nếu gợi được câu
trả lời về vị vua này, nhờ vậy nhiều người sẽ khởi lòng tin, và từ
đó được sanh lên thiên giới. Bạch Thế Tôn, lại nữa Thế Tôn đã chứng
quả Bồ-đề ở Magadha. Thế Tôn đã chứng quả Bồ đề ở Magadha, thời
sao Ngài không nói về sự từ trần và mệnh chung của các tín đồ ở
Magadha. Nếu Thế Tôn không nói gì về sự từ trần và mệnh chung của
các tín đồ ở Magadha, thời các vị này sẽ đâu buồn, và nếu các vị
này đau buồn thời sao Thế Tôn có thể không thể trả lời được!
Tôn giả Ananda, vì các tín đồ ở
Magadha, sau khi đã trình lên trước Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh
lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ ra đi.
7. Sau khi tôn giả Ananda đi ra không
bao lâu, Thế Tôn liền đắp y vào buổi sáng, tay cầm y bát, đi vào
Nàdikà để khất thực. Khi khất thực ở Nàdikà xong, sau buổi ăn, khi đi
khất thực về và rửa chân, Ngài vào ngôi nhà bằng gạch, ngồi trên chỗ
đã soạn sẵn, suy nghĩ, tư duy chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín
đồ ở Magadha: "Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ.
Các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng như thế nào?" Thế
Tôn thấy được chỗ thọ sanh và vận mạng của các Hiền nhân tín đồ
ở xứ Magadha này. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, sau khi tịnh niệm, bước
ra khỏi ngôi nhà bằng gạch, rồi ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, dưới bóng
ngôi nhà.
8. Rồi Tôn giả Ananda đến tại chỗ
Thế Tôn ở, lúc đến xong, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau
khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, Thế TÔn ngó thật
là an tịnh; diện sắc của Thế Tôn như là sáng chói nhờ các căn thật sự
thanh tịnh. Bạch Thế Tôn Thế Tôn hôm nay an trú có được hoan hỷ không?
9. - Này Ananda, sau khi Ngươi, vì
các tín đồ ở Magadha đã nói trước mặt Ta như vậy và đứng dậy ra về,
Ta đi khất thực ở Nãdikã xong, sau bữa ăn, khi đi khất thực về và rửa
chân, Ta vào ngôi nhà bằng gạch, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn, suy nghĩ
tư duy, chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha: "Ta sẽ
tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các vị Hiền nhân này
thọ sanh ở đâu, vận mạng như thế nào?" Rồi Ta thấy được chỗ
thọ sanh và vận mạng của các Hiền nhân tín đồ ở xứ Magadha này. Này
Ananda, lúc bấy giờ một vị Dạ-xoa (Yakkha) ẩn mình lớn tiếng nói rằng:
"Bạch Thế Tôn, con tên là Janavasabha. Bạch Thiện Thệ, con là
Janavasabha". Này Ananda, Ngươi từ trước đã từng được nghe ai tên
là Janavasabha (Xà-ni-sa) chưa?
- Bạch Thế Tôn, còn trừ trước
chưa từng được nghe ai tên Janavasabha. Bạch Thế Tôn, khi con nghe tên
Janavasabha, con có cảm giác râu tóc bị dựng ngược, Bạch Thế Tôn, con tự
nghĩ: "Vị Dạ-xoa này không phải là hạng tầm thường, vì đã mang
tên Janavasabha".
10. - Này Ananda, khi những lời ấy
được nói xong, vị Dạ-xoa ấy hiện ra trước mặt Ta, nhan sắc thật phi
thường và lần thứ hai, vị ấy nói: những tấm nệm lông dài, với vải
có thêu bông hoa, và với những tấm da thù thắng của con sơn dương, được
che với những tán che cao và hai đầu có gối màu đỏ, những sàng tọa
ấy đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn con voi này, với
những trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng,
và tượng vương Uposatha là đệ nhất. Những con voi ấy đều thuộc của
Ta.
Tám vạn bốn ngàn con ngựa với những
trang sức bằng vàng, cờ vàng được che chở với lưới bằng vàng và mã
vương Valahaka là đệ nhất. Những con ngựa này đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn cỗ xe này, với
những tấm thảm bằng da sư tử, bằng da cọp, bằng da báo, với những
trang sức bằng vàng, cờ vàng, được che chở với lưới bằng vàng, và cỗ
xe tên Vijayanta là đệ nhất. Những cỗ xe này đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn châu ngọc này với
bảo châu là đệ nhất đều thuộc của ta.
Tám vạn bốn ngàn phụ nữ này với
phụ nữ báu là đệ nhất đều thuộc của Ta.
Tám vạn bốn ngàn gia chủ này với
gia chủ báu là đệ nhất đều thuộc của ta.
ngoài giáo lý của Ngài! Từ khi con
nhất hướng quy y và tín ngưỡng Thế Tôn, từ khi ấy con không còn đọa
lạc vào ác thú, vì con đã hiểu được ác thú, và nay con muốn trở
thành bậc Nhất lai. Bạch Thế Tôn, con được vua Vessavana (Tỳ-sa-môn
Thiên vương) nhờ con đi đến vua Virùlhaka (Tăng Trưởng Thiên vương) có
chút công việc, giữa đường con thấy Thế Tôn vào ngôi nhà bằng gạch
suy nghĩ tư duy, chú lực toàn tâm suy tưởng đến các tín đồ ở Magadha:
"Ta sẽ tìm ra chỗ thọ sanh của họ, vận mạng của họ. Các Hiền
nhân này thọ sanh ở đâu, vận mạng thế nào? "Bạch Thế Tôn! Không
thể kỳ diệu sao được khi con đối mặt tự thân nghe từ miệng vua
Vessavana nói với hội chúng của mình, các Hiền nhân này thọ sanh ở đâu,
vận mệnh như thế nào? Bạch Thế Tôn! Ta sẽ đề cập vấn đề với Thế
Tôn!" Bạch Thế Tôn, đó là hai nguyên nhân khiến con đến yết kiến
Thế Tôn!
12. "Bạch Thế Tôn, trong những
ngày xưa, những ngày xa xưa, nhân đêm trăng rằm Bố-tát (Uposatha) trong
tháng nhập an cư mùa mưa, toàn thể chư Thiên ở cõi Tàvatimsà (Tam thập
tam thiên) ngồi họp hội tại Thiện Pháp đường (Sudhamma). Xung quanh có Đại
Thiên chúng ngồi khắp mọi phía, tại bốn phương hướng có bốn vị đại
vương ngồi. Đại vương Dhatarattha (Trì Quốc Thiên vương) vua ở phương
Đông, ngồi xây mặt hướng Tây, trước mặt Thiên chúng. Đại vương Virùlhaka
(Tăng Trưởng Thiên vương), vua ở phương Nam ngồi xây mặt hướng Bắc,
trước mặt Thiên chúng. Đại vương Virùpakkha (Quảng Mục Thiên vương)
vua ở phương Tây, ngồi xây mặt hướng Đông, trước mặt Thiên chúng. Đại
vương Vessavana (Tỳ-sa-môn Thiên vương), vua ở phương bắc, ngồi xây mặt
hướng Nam, trước mặt Thiên chúng. Bạch Thế Tôn, khi nào toàn thể chư
Thiên ở cõi Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp đường
xung quanh có Đại thiên chúng ngồi khắp mọi phía, và tại bốn phương
hướng có bốn vị đại vương ngồi, như vậy là thứ tự chỗ ngồi của
những vị này, rồi đến chỗ ngồi của chúng con. Bạch Thế TÔn, chư Thiên
nào trước sống Phạm hạnh theo Thế Tôn và nay nếu sanh lên cõi Tam thập
tam thiên, những vị này thắng xa chư Thiên khác về thân sắc và danh tiếng.
Bạch Thế Tôn chư Thiên ở Tam thập tam thiên hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc
sanh: "Thiên giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại
diệt".
13. "Bạch Thế Tôn, lúc bấy giờ
Thiện chủ Đế thích (Sakka Inda) thấy chư thiên ở Tam thập tam thiên hoan
hỷ, liền tùy hỷ nói lên bài kệ như sau:
- Chư Tam thập tam thiên,
- Cùng Đế-thích hoan hỷ,
- Đảnh lễ bậc Như Lai,
- Cùng Chánh pháp vi diệu.
- Thấy Thiên chúng tân sanh,
- Quang sắc thật thù thắng,
- Các vị sống Phạm hạnh,
- Nay sanh tại cõi này.
- Họ thắng về quang sắc,
- Thọ mạng và danh xưng,
- Đệ tử bậc Đại Tuệ,
- Thù thắng sanh cõi này.
- Chư Tam thập tam thiên,
- Cùng Đế-thích hoan hỷ,
- Đảnh lễ bậc Như Lai,
- Cùng Chánh pháp vi diệu.
"Bạch Thế Tôn, chư Thiên ở
Tam thập tam thiên lại càng hoan hỷ, tín thọ, hỷ lạc sanh hơn nữa và
nói: "Thiện giới thật sự được tăng thịnh, còn A-tu-la giới bị hoại
diệt".
14. "Bạch Thế Tôn, rồi với mục
đích gì chư Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi hội họp tại Thiện Pháp
đường, các vị này suy tư thảo luận về mục đích ấy. Và tùy thuộc về
mục dích ấy, bốn vị đại vương được thuyết giảng. Theo mục đích
ấy, bốn vị đại vương được khuyến giáo, bốn vị này đều đứng một
bên chỗ ngồi của mình.
- Các đại vương chấp nhận
- Lời giảng dạy khuyến giáo.
- Thanh thoát và an tịnh,
- Đứng bên chỗ mình ngồi.
15. "Bạch Thế Tôn, rồi từ phương
Bắc, một ánh sáng vi diệu khởi lên, một hào quang hiện ra, thắng xa oai
lực của chư Thiên. Bạch Thế Tôn rồi Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên
ở Tam thập tam thiên: "Này các Thiện hữu, theo các hiện tượng được
thấy, ánh sáng khởi lên, hào quang hiện ra như vậy báo hiệu Phạm thiên
sẽ xuất hiện. Vì hiện tượng báo hiệu Phạm thiên xuất hiện là ánh
sáng khởi lên và hào quang hiện ra".
- Theo hiện tượng được thấy,
- Phạm thiên sẽ xuất hiện.
- Hiện tượng đấng Phạm thiên,
- Là hào quang vi diệu.
16. "Bạch Thế Tôn, rồi chư
Thiên ở Tam thập tam thiên ngồi xuống trên ghế của mình và nói:
"Chúng tối sẽ tìm hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau
khi được biết, chúng tôi sẽ đi gặp vị ấy".
"Cũng vậy, bốn vị đại
vương ngồi xuống trên ghế ngồi của mình và nói: "Chúng ta sẽ tìm
hiểu hậu quả của hào quang này là thế nào sau khi được biết, chúng
tôi sẽ đi gặp vị ấy". Sau khi nghe vậy, chư Thiên ở Tam thập tam
thiên đều đồng một lòng một ý: "Chúng ta sẽ tìm hiểu hậu quả của
hào quang này là thế nào, sau khi được biết, chúng ta sẽ đi gặp vị ấy".
17. "Bạch Thế Tôn, khi Phạm
thiên Sanamkumãra (Thường Đồng hình Phạm thiên) xuất hiện trước chư
Thiên ở Tam thập tam thiên, ngài xuất hiện với một hóa tướng thô xấu.
Bạch Thế Tôn, vì khi Phạm thiên tự nhiên hiện hóa, sắc tướng không đủ
thù thắng để chư Thiên ở Tam thập tam thiên khâm phục. Bạch Thế Tôn,
khi Phạm thiên Sanamkumàra xuất hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam
thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng và danh xưng. Bạch
Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn thân hình con người,
cũng vậy, bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanamkumàra xuất hiện trước chư
Thiên ở Tam thập tham thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác về sắc tướng
và danh xưng. Bạch Thế Tôn, như một hình tượng bằng vàng chói sáng hơn
thân hình con người, cũng vậy bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanamkumàra hiện
ra trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, vị này thắng xa chư Thiên khác
về sắc tướng và danh xưng. Bạch Thế Tôn, khi Phạm thiên Sanamkumàra xuất
hiện trước chư Thiên ở Tam thập tam thiên, không một vị Thiên nào trong
chúng này đảnh lễ, đứng dậy hoặc mời vị Phạm thiên ngồi. Tất cả
đều yên lặng, chấp tay, không ngồi trên chỗ ngồi của mình và nghĩ:
"Này, nếu Phạm thiên Sanamkumàra muốn gì với vị Thiên nào, thời
hãy ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên ấy". Bạch Thế Tôn, Phạm
thiên Sanamkumàra ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào, vị Thiên ấy sẽ
vô cùng sảng khoái, sẽ vô cùng hoan hỷ. Bạch Thế Tôn, như vị vua Sát-đế-lỵ
vừa moíư làm lễ quản đảnh và lên vương vị, vị ấy sẽ vô cùng sảng
khoái, vô cùng hoan hỷ. Cũng vậy, bạch Thế TÔn, Phạm thiên Sanamkumàra
(Thường Đồng hình Phạm thiên) ngồi trên chỗ ngồi của vị Thiên nào,
vị Thiên ấy sẽ vô cùng sảng khoai, sẽ vô cùng hoan hỷ.
18. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên
Sanamkumàra xuất hiện với hình tượng thô xấu, hiền thành một đồng tử
tên là Pancasikha (Ngũ Kế) trước mặt chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Bay
bổng lên trời, vị này ngồi kiết-già giữa hư không. Bạch Thế Tôn, như
một vị lực sĩ ngồi kết-già trên một chỗ ngồi được trải bằng phẳng
hay trên một mặt đất thăng bằng, cũng vậy bạch Thế Tôn, Phạm thiên
Sanamkumàra bay bổng trên trời, ngồi kiết-già trên hư không, thấy được
sự an tịnh của chư Thiên ở Tam thập tam thiên liền nói lên sự hoan hỷ
của mình bằng bài kệ sau đây:
- Chư Tam thập tam thiên
- Cùng Đế-thích hoan hỷ,
- Đảnh lễ bậc Như Lai,
- Cùng Chánh pháp vi điệu.
- Thấy Thiên chúng tân sanh
- Quang sắc thật thù thắng,
- Các vị sống Phạm hạnh
- Hay sanh tại cõi này.
- Chúng thắng về quang sắc
- Thọ mạng và danh xưng,
- Đệ tử bậc Đại Tuệ,
- Thù thắng sanh cõi này.
- Chư Tam thập tam thiên
- Cùng Đế-thích hoan hỷ,
- Đảnh lễ bậc Như Lai
- Cùng Chánh phái vi diệu.
19. "Bạch Thế Tôn, đó là nội
dung lời nói của Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, tiếng nói của Phạm
thiên Sanamkumàra có tám đặc điểm sau đây: lưu loát, dễ hiểu, dịu ngọt,
nghe rõ ràng, sung mãn, phân minh, thâm sâu và vang động. Bạch Thế Tôn, khi
Phạm thiên Sanamkumàra giải thích cho hội chúng với tiếng nói của mình,
tiếng nói không vượt ra khỏi đại chúng. Bạch Thế Tôn, một tiếng nói
có tám đặc điểm như vậy gọi là Phạm âm.
20. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên
Sanamkumàra, tự hiện hóa ba mươi hóa thân, mỗi thân ngồi kiết già trên
mỗi chỗ ngồi của chư Thiên ở Tam thập tam thiên và nói với chư Thiên,
này như sau:
"- Này Chư Thiện hữu ở Tam thập
tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Thế Tôn phục vụ cho hạnh phúc chúng
sanh, an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc,
vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chư Thiện hữu, những ai quy y Phật,
quy y Pháp, quy y Tăng và giữ trọn giới luật, những vị này khi thân hoại
mệnh chung, một số được sanh lên Thiên chúng Parinimiitta - Vasavati (Tha
Hóa Tự tại thiên), một số được sanh lên Thiên chúng Nimmànaratì (Hóa Lạc
thiên); một số được sanh lên Thiên chúng Tusità (Đâu-suất thiên), một
số được sanh lên Thiên chúng Yàmà (Dạ-ma-thiên), một số được sanh lên
Thiên chúng Tà-vatimsà (Tam thập tam thiên), một số được sanh lên Thiên
chúng Catumàràjikà (Tứ Thiên vương thiên), những ai phải điền vào cho đủ
số hạ phẩm nhất được sanh vào chúng Gandhabba (Càn-thát-bà).
21. "Bạch Thế Tôn, đó là nội
dung câu chuyện của Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, giọng nói của
Phạm thiên Sanamkumàra về vấn
đề này được nói một cách khiến
mỗi vị Thiên nghĩ rằng: "Vị ngồi trên chỗ ngồi của ta, chỉ vị
ấ nói mà thôi".
- Chỉ một Phạm thiên nói,
- Mọi hóa thân đều nói,
- Chỉ một vị im lặng,
- Tất cả đều im lặng.
- Chư Tam thập tam thiên,
- Cùng Đế-thích nghĩ rằng:
- chỉ vị ngồi chỗ ta,
- Chỉ vị ấy riêng nói.
22. "Bạch Thế Tôn, Phạm thiên
Sanamkumàra thâu nhiếp tất cả thân thành một thân, sau khi thâu nhiếp, liền
ngồi trên chỗ ngồi của Thiên chủ Sakka và nói với Thiên chúng ở Tam thập
tam thiên:
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập
tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Bốn pháp thần túc đã được Thế Tôn,
bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Cháng Đẳng Giác, khéo léo
giải thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần
thục, để thần thông được thi thiết. Thế nào là bốn? Ở đây, vị Tỷ-kheo
tu tập thần túc, câu hữu dục, thiền định tinh cần hành... tinh tấn thiền
định... tâm thiền định... tu tập thần túc, câu hữu với tư duy thiền
định, tinh cần hành. Bốn pháp thần túc này đã được Thế Tôn, bậc
Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác khéo léo giải
thích để thần thông được sung mãn, để thần thông được thuần thục,
để thần thông được thi thiết. Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay
Bà-la-môn nào trong quá khứ đã thưởng thức thần túc thông dưới một
hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và pháp triển thần túc này.
Này các Thiện hữu, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong tương lai sẽ thưởng
thức thần túc thông dưới một hay nhiều hình thức, tất cả đều sẽ
tu tập và phát triển bốn pháp thần túc này. Này các Thiện hữu, những
Sa-môn hay Bà-la-môn nào trong hiện tại thưởng thức thần túc thông dưới
một hay nhiều hình thức, tất cả đều tu tập và phát triển bốn pháp
thần túc này. Này chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị có thấy
ở nơi tôi thần lực như vậy không?
"- Có như vậy, Phạm thiên!
"- Chư Thiện hữu, tôi nhờ tu
tập và phát triển bốn thần túc này mà nay thành tựu đại thần lực
như vậy, đại uy đức như vậy.
23. "Bạch Thế Tôn, đó là nội
dung câu chuyện của Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong,
Phạm thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập
tam thiên, quý vị nghĩ thế nào? Ba con đường tắt hướng đến an lạc đã
được Thế Tôn bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng
Giác chứng ngộ. Thế nào là ba?
"Chư Thiện hữu, ở đây có người
thân cận dục lạc, thân cận bất thiện pháp. Sau một thời gian, vị nào
được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp.
Và khi nghe được Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy
pháp vị này sống không thân cận dục lạc, không thâ cận bất thiện
pháp. Nhờ sống không thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện
pháp, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu,
như từ thoải mái, hỷ duyệt sanh, cũng vậy, Chư thiện hữu nhờ sống không
thân cận dục lạc, không thân cận bất thiện pháp, an lạc khởi lên, và
hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt
thứ nhất hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến
Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác chứng ngộ.
24. "Chư Thiện hữu, lại nữa
ở đây có người thân hành thô lậu, chưa được an tịnh, khẩu hành thô
lậu... ý hành thô lậu chưa được an tịnh, sau một thời gian vị này
được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc Chánh pháp và tùy pháp.
Sau khi được nghe Thánh pháp, thân hành thô lậu của vị này được an tịnh,
khẩu hành thô lậu của vị này... ý hành thô lậu của vị này được an
tịnh, khẩu hành... ý hành thô lậu của vị này được an tịnh, an lạc
khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu, nhờ từ
thoải mái, hy duyệt sanh, cũng vậy chư Thiện hữu, nhờ thân hành thô lậu
của vị này được an tịnh, khẩu hành... ý hành thô lậu của vị này
được an tịnh, an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên.
Chư Thiện hữu, đó là con đường tắt thứ hai hướng đến an lạc đã
được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng
Giác Chứng ngộ.
25. "Chư Thiện hữu, lại nữa
ở đây có người không như thật biết: "Đây là thiện", không như
thật biết: "Đây là bất thiện", không như thật biết: "Đây
là có tội", "Đây là không tội", "đây là hạ liệt",
"đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đều".
Sau một thời gian, vị này được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng đắc
Chánh pháp và tùy pháp. Sau khi được nghe Thánh pháp, như lý tác ý, chứng
đắc Chánh pháp và tùy pháp, vị này như thật biết: "Đây là thiện",
như thật biết: "Đây là bất thiện", như thật biết: "Đây
là có tôi", "đây là không tội", "đây cần phải thuận
theo", "đây cần phải né tránh", "đây là hạ liệt",
"đây là cao thượng", "đây là đen trắng đồng đều". Nhờ
biết như vậy, nhờ thấy như vậy, vô minh của vị này được trừ diệt,
minh được sanh khởi. Vị này nhờ vô minh được trừ diệt và minh sanh khởi,
an lạc khởi lên, và hơn cả an lạc, hoan hỷ khởi lên. Chư Thiện hữu,
đó là con đường tắt thứ ba hướng đến an lạc, đã được Thế Tôn,
bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác chứng ngộ.
"Chư Thiện hữu, đó là ba con
đường tắt hướng đến an lạc đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc
Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác chứng ngộ.
26. "Bạch Thế Tôn, đó là nội
dung câu chuyện Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong, Phạm
thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập
tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào? Bốn Niệm xứ hướng đến chơn thiện đã
được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng
Giác chứng ngộ. Thế nào là bốn? Chư Thiện hữu, ở đây vị Tỷ-kheo sống
quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham
ưu ở đời. Nhờ sống quán thân trên nội thân vị này được chánh định
và chán an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri kiến
được sanh khơi đối với các thân khác ngoài tự thân. Vị Tỷ-kheo sống
quán các cảm thọ từ nội thân... quán tâm... quán pháp đối với các
pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Nhờ
sống quán pháp đối với các pháp, tâm được chánh định và chánh
Sanamkumàra an tịnh. Nhờ tâm chánh định và chánh an tịnh ở nơi đây, tri
kiến được sanh khởi, đối với các pháp khác.
"Chư Thiện hữu, bốn niệm xứ
này hướng đến chơn thiện đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến
Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác chứng ngộ".
27. "Bạch Thế Tôn, đó là nội
dung câu chuyện của Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, sau khi nói xong,
Phạm thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"- Chư Thiện hữu ở Tam thập
tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào về bảy pháp Định tư lương (Sa-màdhi-parikkhàrà)
để tu hành chánh định, để kiện toàn thiền định, đã được Thế Tôn,
bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Đẳng Giác chứng ngộ?
Thế nào là bảy? Như chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Chư Thiện hữu, nhứt cảnh tánh của
tâm do bảy chi này sửa soạn, được gọi là thánh chánh định cùng với
các y chỉ và dùng với các tư lương. Chư Thiện hữu, chánh tư duy vừa đủ
để chánh tri kiến sanh khởi, chánh ngữ vừa đủ để chánh tư duy sanh khởi,
chánh nghiệp vừa đủ để chánh ngữ sanh khởi, chánh mạng vừa đủ để
nghiệp sanh khơi, chánh tinh tấn sanh khơi, chánh định vừa đủ để chánh
niệm sanh khởi, chánh trí vừa đủ để chánh định sanh khởi, chánh giải
thoát vừa đủ để chánh trí sanh khởi.
"Chư Thiện hữu, nếu có người
nói lời chánh ngữ sau đây: "Chánh pháp đã được Thế Tôn khéo léo
thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt ngoài thời
gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những người có
trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở". Nói như vậy
là chánh ngữ. Chư Thiện hữu, vì chánh pháp thật sự đã được Thế Tôn
khéo léo thuyết giảng, pháp ấy có kết quả ngay trong hiện tại, vượt
ngoài thời gian, đến để mà thấy, hướng dẫn đến đích, được những
người có trí tự mình giác hiểu, cửa bất tử được rộng mở.
"Chư Thiện hữu, những ai tin
tưởng Phật không có thối chuyển, tin tưởng Pháp không có thối chuyển,
tin tưởng Tăng không có thối chuyên, đầy đủ giới hạnh khiến bậc Thánh
hoan hỷ, tất cả những vị được hóa sanh được Chánh pháp hướng dẫn,
hơn hai trăm bốn mươi vạn vị cư sĩ ở Magadha đã từ trần mệnh chung,
những vị này đều diệt trừ ba kiết sử, chứng quả Dự lưu, không còn
đọa vào ác thú, chắc chắn đạt đến chánh giáo. Lại có những vị Nhất
lai:
- Với hạng chúng sanh này
- Ước lường phần công đức.
- Không thể ước lượng được
- Sợ phạm tội vọng ngữ.
28. "Bạch Thế Tôn, đó là nội
dung câu chuyện của Phạm thiên Sanamkumàra. Bạch Thế Tôn, được biết nội
dung câu chuyện của Phạm thiên Sanamkumàra, đại vương Vessavana khởi lên
suy tư sau đây: "Chư Thiện hữu, thật là kỳ diệu! Chư Thiện hữu,
thật là hy hữu, được có một Đại sư thù thắng như vậy, một pháp
thoại thù thắng như vậy, được một con đường đặc biệt như vậy".
"Bạch Thế Tôn, Phạm thiên
Sanamkumàra tự tâm mình biết được tâm trí của đại vương Vessavana như
vậy, liền thưa với đại vương:
"- Đại vương Vessavana nghĩ
như thế nào? Trong thời quá khứ đã có một Đại sư thù thắng như vậy,
một pháp thoại thù thắng như vậy, đã được trình bày một con đường
đặc biệt như vậy... Trong thời gian tương lai, sẽ có một Đại sư thù
thắng như vậy, một pháp thoại thù thắng như vậy, sẽ được trình bày
một con đường đặc biệt như vậy".
29. Đó là nội dung câu chuyện của
Phạm thiên Sanamkumàra nói với chư THiên ở Tam thập tam thiên. Đại
vương Vessavana sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện của Phạm
thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, liền nói với
chúng của mình. Dạ-xoa Janavasabha sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận
câu chuyện của đại vương Vessavana nói với hội chúng, liền bạch lại
với Thế Tôn. Thế Tôn sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu chuyện
của Dạ-xoa Janavasabha, và sau khi tự mình chứng tri liền nói lại cho tôn
giả Ananda. Tôn giả Ananda sau khi tự thân nghe, tự thân chấp nhận câu
chuyện của Thế Tôn liền nói lại cho chúng Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo-ni, nam
cư sĩ và nữ cư sĩ. Phạm hạnh này được hưng thịnh, được quảng bá,
được truyền rộng cho đại chúng càng ngày càng đông, vì được khéo
léo trình bày cho loài Người.
--- o0o ---
| Mục lục - Kinh Trường Bộ |
|
1| 2 | 3 |
4 | 5 |
6 & 7 | 8 | 9
| 10 | 11 | 12
| 13 | 14
| 15
| 16 |
17 | 18 |
| 19 | 20 | 21
| 22 | 23 | 24
| 25 | 26 | 27
| 28 | 29
| 30 | 31 | 32
| 33 | 34 |
--- o0o ---
| Thư Mục Tác Giả |
Tổ chức đánh máy:
Hứa Dân Cường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện tử bộ
Kinh này.
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục