Bạch Thế
Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là Phật mười lực Ba la mật đa? Phật nói:
Như vậy. Vì đạt tất cả pháp khó uốn dẹp vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la
mật đa như thế là bốn vô sở úy Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì được
trí đạo tướng không lui chìm vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như
thế là bốn vô ngại giải Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì được nhất
thiết tướng không trệ ngại vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế
là đại từ Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì an vui tất cả hữu tình vậy.
Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là đại bi Ba la mật đa? Phật
nói: Như vậy. Vì lợi ích tất cả hữu tình vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la
mật đa như thế là đại hỷ Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì chẳng bỏ tất
cả hữu tình vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là đại xả Ba
la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì đối tất cả hữu tình tâm bình đẳng vậy.
Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là mười tám pháp Phật bất cộng
Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì vượt hơn tất cả pháp Thanh văn và Ðộc
giác vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là pháp vô vong thất
Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì việc không quên mất chẳng khá được
vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là tánh hằng trụ xả Ba la
mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì việc tánh hằng trụ xả chẳng khá được vậy.
Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là tất cả đà la ni môn Ba la
mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì việc các tổng trì chẳng khá được vậy. Bạch
Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là tất cả tam ma địa môn Ba la mật
đa? Phật nói: Như vậy. Vì việc các đẳng trì chẳng khá được vậy. Bạch Thế
Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là nhất thiết trí Ba la mật đa? Phật
nói: Như vậy. Vì việc nhất thiết trí chẳng khá được vậy. Bạch Thế Tôn! Bát
nhã Ba la mật đa như thế là đạo tướng trí Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy.
Vì việc đạo tướng trí chẳng khá được vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật
đa như thế là nhất thiết tướng trí Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì
việc nhất thiết tướng trí chẳng khá được vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la
mật đa như thế là tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát Ba la mật đa? Phật nói: Như
vậy. Vì việc tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát chẳng khá được vậy. Bạch Thế
Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề
Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì việc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ
đề chẳng khá được vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là Như
Lai Ba la mật đa? Phật nói: Như vậy. Vì năng như thật nói tất cả các pháp
vậy. Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật đa như thế là tự nhiếp Ba la mật đa?
Phật nói: Như vậy. Vì đối tất cả pháp được tự tại vậy. Bạch Thế Tôn! Bát
nhã Ba la mật đa như thế là Chánh đẳng giác Ba la mật đa? Phật nói: Như
vậy. Vì đối tất cả pháp năng chắnh đẳng giác tất cả tướng vậy.
Khi ấy,
Thiên Ðế Thích tác nghĩ này rằng: Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân
từng ở quá khứ vô lượng Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác, gần gũi cúng dường,
phát hoằng thệ nguyện, trồng các căn lành, đưọc nhiều thiện tri thức nhiếp
thọ, nay mới được nghe danh tự công đức Bát nhã Ba la mật đa như thế.
Huống năng thơ tả, đọc tụng thọ trì, suy nghĩ như lý, vì người diễn nói,
hoặc năng tùy lực như thuyết tu hành. Phải biết người này đã ở chỗ vô
lượng Ðức Phật quá khứ gần gũi thừa sự, cúng dường cung kính, tôn trọng
ngợi khen, trồng nhiều cội đức, từng nghe Bát nhã Ba la mật đa, nghe rồi
thọ trì, suy nghĩ đọc tụng vì người diễn nói, như giáo mà hành, hoặc đối
kinh này năng hỏi năng đáp; do phước lực đây nay hiện việc này. Nếu các
thiện nam tử, thiện nữ nhân đã tùng cúng dường vô lượng Như Lai Ứng Chánh
Ðẳng Giác, công đức thuần tịnh, nghe Bát nhã Ba la mật đa này tâm họ chẳng
kinh, chẳng e, chẳng sợ, nghe rồi tin vui như thuyết tu hành. Phải biết
người này nhiều trăm ức kiếp đã từng tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn,
tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật đa nên với đời này năng thành việc
đây. Bấy giờ,
cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân nghe nghĩa thú thẳm sâu Bát nhã Ba la mật đa đây, tâm họ chẳng
kinh chẳng e chẳng sợ; nghe rồi thơ tả, thọ trì, đọc tụng, suy nghĩ như
lý, vì người diễn nói; hoặc lại tùy sức như giáo tu hành. Phải biết ngườì
này như các Bồ tát ma ha tát ở ngôi Bất thối. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn!
Nghiã thú thẳm sâu Bát nhã Ba la mật đa như thế rất khó tin hiểu. Nếu ở
đời trước chẳng lâu tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự,
bát nhã Ba la mật đa, dễ đâu tạm thời nghe liền năng tin hiểu! Bạch Thế
Tôn! nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa
hủy báng chê bai, phải biết người này đời trước đối Bát nhã Ba la mật đa
thẳm sâu này cũng từng hủy báng. Vì cớ sao? Bạch Thế Tôn! Các thiện nam
tử, thiện nữ nhân nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu như thế, do
sức thói quen đời trước chẳng tin, chẳng vui, tâm chẳng thanh tịnh. Bạch Thế
Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ nhân này chưa từng gần gũi chư Phật Bồ tát
và chúng đệ tử, chưa từng thỉnh hỏi, thời làm sao hành được bố thí Ba la
mật đa; làm sao hành được tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã
Ba la mật đa. Làm sao trụ đưọc nội không; làm sao trụ được ngoại không,
nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không,
vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không. Làm
sao trụ được chơn như; làm sao trụ được pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng
tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ,
thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới. Làm sao trụ được khổ thánh đế,
làm sao trụ được tập diệt đạo thánh đế. Làm sao tu được bốn tĩnh lự; làm
sao tu được bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Làm sao tu được tám giải thoát;
làm sao tu được tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Làm sao tu
được bốn niệm trụ; làm sao tu được bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn,
năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi . Làm sao tu được không giải
thoát môn; làm sao tu được vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Làm sao tu
được Phật mười lực; làm sao tu được bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại
từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Làm sao tu được
pháp vô vong thất, làm sao tu được tánh hằng trụ xả. Làm sao tu được nhất
thiết trí; làm sao tu được đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí. Làm sao tu
được tất cả đà la ni môn, làm sao tu được tất cả tam ma địa môn. Làm sao
tu được tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát. Làm sao tu được chư Phật Vô thượng
Chánh đẳng Bồ đề. Vậy nên nay nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu
hủy báng chê bai, chẳng tin, chẳng vui, tâm chẳng thanh tịnh! Bấy giờ,
Thiên Ðế Thích bảo Xá Lợi Tử rằng: Thưa Ðại đức! Bát nhã Ba la mật đa
nghĩa thú thẳm sâu như thế rất khó tin hiểu. Nếu các thiện nam tử, thiện
nữ nhân đối bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la
mật đa chưa lâu tin hiểu, chẳng lâu tu hành, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật
đa chẳng tin hiểu được hoặc sanh hủy báng, chưa là hiếm có. Nếu các thiện
nam tử, thiện nữ nhân đối nội không, ngoại không, nội ngoại không, không
không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh
không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng
không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh
không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không, chưa lâu tin hiểu, chẳng lâu
an trụ, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa chẳng tin hiểu được hoặc sanh hủy
báng, chưa là hiếm có. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối chơn như,
pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh,
ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì
giới chưa lâu tin hiểu, chẳng lâu an trụ, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa
chẳng tin hiểu được hoặc sanh hủy báng, chưa là hiếm có. Nếu các thiện nam
tử, thiện nữ nhân đối bốn thánh đế chưa lâu tin hiểu, chẳng lâu an trụ,
nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa chẳng tin hiểu được hoặc sanh hủy báng,
chưa là hiếm có. Nếu các
thiện nam tử, thiện nữ nhân đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc
định; hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ;
hoặc bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy
đẳng giác chi, tám thánh đạo chi; hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải
thoát môn; hoặc Bồ tát thập địa chưa lâu tin hiểu, chẳng lâu tu tập, nghe
thuyết Bát nhã Ba la mật đa chẳng tin hiểu được hoặc sanh hủy báng, chưa
là hiếm có. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối năm nhãn, sáu thần
thông; hoặc Phật mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi,
đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc pháp vô vong thất, tánh
hằng trụ xả; hoặc nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí;
hoặc tất cả đà la ni môn, tất cả tam ma địa môn chưa lâu tin hiểu, chẳng
lâu tu tập, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa chẳng tin hiểu được hoặc sanh
hủy báng, chưa là hiếm có. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân đối các
hạnh Bồ tát ma ha tát, hoặc chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chưa lâu
tin hiểu, chẳng lâu tu tập, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật đa chẳng tin
hiểu được hoặc sanh hủy báng, chưa là hiếm có. Thưa Ðại đức! Nay tôi kính
lễ Bát nhã Ba la mật đa thẳm sâu. Kính lễ Bát nhã Ba la mật đa tức là kính
lễ thiết trí trí. Bấy giờ,
Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Như vậy, như vậy! Như lời người
vừa nói. Kính lễ Bát nhã Ba la mật đa tức là kính lễ Nhất thiết trí trí.
Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Nhất thiết trí trí của chư Phật Thế Tôn đều từ Bát
nhã Ba la mật đa mà được sanh ra vậy. Kiều Thi Ca! Nếu các thiện nam tử,
thiện nữ nhân muốn trụ Nhất thiết trí của chư Phật, phải trụ Bát nhã Ba la
mật đa. Muốn khởi nhất thiết trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí,
phải học Bát nhã Ba la mật đa. Muốn dứt tập khí tất cả phiền não, phải học
Bát nhã Ba la mật đa. Muốn chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, quay xe diệu
pháp độ vô lượng chúng sanh, phải học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu các thiện
nam tử, thiện nữ nhân, muốn phương tiện khéo léo an lập hữu tình nơi quả
Dự lưu, hoặc quả Nhất lai, hoặc quả Bất hoàn, hoặc quả A la hán, hoặc Ðộc
giác Bồ đề, hoặc tự muốn học, phải học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu các thiện
nam tử, thiện nữ nhân muốn phương tiện khéo léo, an lập hữu tình nơi các
hạnh Bồ tát ma ha tát khiến chẳng quay trở lại, hoặc tự muốn hành phải học
Bát nhã Ba la mật đa. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân, muốn phương
tiện khéo léo an lập hữu tình nơi Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, phải
học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu các thiện nam tử, thiện nữ nhân muốn dẹp
chúng ma, xô các ngoại đạo, phải học Bát nhã Ba la mật đa. Nếu Bồ tát ma
ha tát muốn khéo nhiếp thọ các Bí sô Tăng, phải học Bát nhã Ba la mật
đa. Bấy giờ,
Thiên Ðế Thích thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Các Bồ tát ma ha tát khi tu
hành Bát nhã Ba la mật đa làm sao trụ sắc, làm sao trụ thọ tưởng hành
thức? Làm sao học sắc, làm sao học thọ tưởng hành thức? Làm sao trụ nhãn
xứ, làm sao trụ nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ? làm sao học nhãn xứ, làm sao học
nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ? Làm sao trụ sắc xứ, làm sao trụ thanh hương vị xúc
pháp xứ? Làm sao học sắc xứ, làm sao học thanh hương vị xúc pháp xứ? Làm
sao trụ nhãn giới; làm sao trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn
xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao học nhãn giới; làm sao học sắc giới
cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao trụ nhĩ giới; làm sao
trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các
thọ? Làm sao học nhĩ giới; làm sao học thanh giới cho đến nhĩ xúc làm
duyên sanh ra các thọ? Làm sao trụ tỷ giới; làm sao trụ hương giới, tỷ
thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao học tỷ
giới, làm sao học hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm
sao trụ thiệt giới; làm sao trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc,
thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao học thiệt giới, làm sao học
vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao trụ thân
giới; làm sao trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên
sanh ra các thọ? Làm sao học thân giới, làm sao học xúc giới cho đến thân
xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao trụ ý giới; làm sao trụ pháp giới,
ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao học ý giới,
làm sao học pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ? Làm sao
trụ địa giới, làm sao trụ thủy hỏa phong không thức giới? Làm sao học địa
giới, làm sao học thủy hỏa phong không thức giới? Làm sao trụ vô minh; làm
sao trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử
sầu thán khổ ưu não? Làm sao học vô minh; làm sao học hành cho đến lão tử
sầu thán khổ ưu não? Làm sao trụ bố thí Ba la mật đa; làm sao trụ tịnh
giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa? Làm sao học bố
thí Ba la mật đa, làm sao học tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa? Làm sao
trụ nội không; làm sao trụ ngoại không, nội ngoại không, không không, đại
không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế
không, tán không, vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng
tướng không, nhất thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự
tánh không, vô tánh tự tánh không? Làm sao học nội không, làm sao học
ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không? Làm sao trụ chơn như; làm sao
trụ pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng
tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư
nghì giới? Làm sao học chơn như, làm sao học pháp giới cho đến bất tư nghì
giới? làm sao trụ khổ thánh đế, làm sao trụ tập diệt đạo thánh đế? Làm sao
học khổ thánh đế, làm sao học tập diệt đạo thánh đế? Làm sao
trụ bốn tĩnh lự; làm sao trụ bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Làm sao học
bốn vô lượng, bốn vô sắc định? Làm sao trụ tám giải thoát; làm sao trụ tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ? Làm sao học tám giải thoát, làm
sao học tám thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ? Làm sao trụ bốn niệm
trụ; làm sao trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng
giác chi, tám thánh đạo chi? Làm sao học bốn niệm trụ, làm sao học bốn
chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi? Làm sao trụ không giải thoát môn;
làm sao trụ vô tướng, vô nguyện giải thoát môn? Làm sao học không giải
thoát môn; làm sao học vô tướng, vô nguyện giải thoát môn? Làm sao trụ Bồ
tát thập địa? Làm sao học Bồ tát thập địa? Làm sao trụ năm nhãn, làm sao
trụ sáu thần thông? Làm sao học năm nhãn, làm sao học sáu thần thông? Làm sao
trụ Phật mười lực; làm sao trụ bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ,
đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Làm sao học Phật mười
lực, làm sao học bốn vô sở úy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng? Làm sao
trụ pháp vô vong thất, làm sao trụ tánh hằng trụ xả? Làm sao học pháp vô
vong thất, làm sao học tánh hằng trụ xả? Làm sao trụ nhất thiết trí; làm
sao trụ đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí? Làm sao học nhất thiết trí;
làm sao học đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí? Làm sao trụ tất cả đà la
ni môn, làm sao trụ tất cả tam ma địa môn? Làm sao học tất cả đà la ni
môn, làm sao học tất cả tam ma địa môn? Làm sao
trụ quả Dự lưu; làm sao trụ quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán? Làm sao học
quả Dự lưu; làm sao học quả Nhất lai, Bất hoàn, A la hán? Làm sao trụ Ðộc
giác Bồ đề? Làm sao học Ðộc giác Bồ đề? Làm sao trụ tất cả hạnh Bồ tát ma
ha tát? Làm sao học tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát? Làm sao trụ chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề? Làm sao học chư Phật Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Bấy giờ,
Phật bảo Thiên Ðế Thích rằng: Kiều Thi Ca! Hay thay, hay thay! Ngươi nay
nhờ Phật thần lực mới năng hỏi Như Lai nghĩa thẳm sâu như thế. Lóng nghe,
lóng nghe, khéo nghĩ nhớ lấy, sẽ vì ngươi nói. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối sắc chẳng trụ
chẳng học, đấy là trụ học sắc; nếu đối thọ tưởng hành thức chẳng trụ chẳng
học, đấy là trụ học thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ
học cho đến thức chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhãn xứ chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học nhãn xứ, nếu đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học nhãn xứ cho đến ý xứ chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhãn giới
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học nhãn giới; nếu đối sắc giới, nhãn thức
giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng học,
đấy là trụ học sắc giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh
ra các thọ chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhĩ giới chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học nhĩ giới; nếu đối thanh giới, nhĩ thức giới
và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng học, đấy là
trụ học thanh giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao?
Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các
thọ chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối tỷ giới chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học tỷ giới; nếu đối hương giới, tỷ thức giới và
tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ
học hương giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều
Thi Ca! Vì sở trụ học tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ
chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối thiệt giới
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học thiệt giới; nếu đối vị giới, thiệt
thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ
chẳng học, đấy là trụ học vị giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các
thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học thiệt giới cho đến thiệt xúc
làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối thân giới
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học thân giới; nếu đối xúc giới, thân thức
giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng học,
đấy là trụ học xúc giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh
ra các thọ chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối ý giới chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học ý giới; nếu đối pháp giới, ý thức giới và ý
xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học
pháp giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca!
Vì sở trụ học ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng khá
được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối địa giới chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học địa giới; nếu đối thủy hỏa phong không thức
giới chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học thủy hỏa phong không thức giới.
Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học địa giới cho đến thức giới chẳng khá
được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối vô minh chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học vô minh; nếu đối hành, thức, danh sắc, lục
xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu thán khổ ưu não chẳng trụ
chẳng học, đấy là trụ học hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não
chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối bố thí Ba la
mật đa chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học bố thí Ba la mật đa; nếu đối
tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba la mật đa chẳng trụ
chẳng học, đấy là trụ học tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la
mật đa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nội không
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học nội không; nếu đối ngoại không, nội
ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô
vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, vô biến dị không, bổn
tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất thiết pháp không, bất
khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh tự tánh không chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không.
Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học nội không cho đến vô tánh tự tánh
không chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối chơn như chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học chơn như; nếu đối pháp giới, pháp tánh, bất
hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định,
pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giớichẳng trụ chẳng học, đấy
là trụ học pháp giới cho đến bất tư nghì giới. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì
sở trụ học chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối khổ thánh đế
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học khổ thánh đế; nếu đối tập diệt đạo
thánh đế chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tập diệt đạo thánh đế. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học khổ thánh đế, tập diệt đạo thánh đế chẳng
khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối bốn tĩnh lự
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học bốn tĩnh lự; nếu đối bốn vô lượng, bốn
vô sắc định chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học bốn vô lượng, bốn vô sắc
định.Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn
vô sắc định chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối tám giải thoát
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tám giải thoát; nếu đối tám thắng xứ,
chín thứ đệ định, mười biến xứ chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tám
thắng xứ, chín thứ đệ định, mười biến xứ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở
trụ học tám giải thoát cho đến mười biến xứ chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối bốn niệm trụ
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học bốn niệm trụ; nếu đối bốn chánh đoạn,
bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy đẳng giác chi, tám thánh đạo chi chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học bốn chánh đoạn cho đến tám thánh đạo chi. Vì
cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học bốn niệm trụ cho đến tám thánh đạo chi
chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối không giải
thoát môn chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học không giải thoát môn; nếu
đối vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học
vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học
không giải thoát môn, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn chẳng khá được
vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối Bồ tát thập
địa chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học Bồ tát thập địa. Vì cớ sao? Kiều
Thi Ca! Vì sở trụ học Bồ tát thập địa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối năm nhãn chẳng
trụ chẳng học, đấy là trụ học năm nhãn; nếu đối sáu thần thông chẳng trụ
chẳng học, đấy là trụ học sáu thần thông. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở
trụ học năm nhãn, sáu thần thông chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối Phật mười lực
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học Phật mười lực; nếu đối bốn vô sở úy,
bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất
cộng chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học bốn vô sở úy cho đến mười tám
pháp Phật bất cộng. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học Phật mười lực
cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối pháp vô vong
thất chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học pháp vô vong thất; nếu đối tánh
hằng trụ xả chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tánh hằng trụ xả. Vì cớ
sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng
khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhất thiết trí
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học nhất thiết trí; nếu đối đạo tướng trí,
nhất thiết tướng trí chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học đạo tướng trí,
nhất thiết tướng trí. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học nhất thiết
trí, đạo tướng trí, nhất thiết tướng trí chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối tất cả đà la
ni môn chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tất cả đà la ni môn; nếu đối
tất cả tam ma địa môn chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tất cả tam ma
địa môn. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học tất cả đà la ni môn, tất cả
tam ma địa môn chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối Ðộc giác Bồ đề
chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học Ðộc giác Bồ đề. Vì cớ sao? Kiều Thi
Ca! Vì sở trụ học Ðộc giác Bồ đề chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối tất cả hạnh Bồ
tát ma ha tát chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học tất cả hạnh Bồ tát ma ha
tát. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học tất cả hạnh Bồ tát ma ha tát
chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng trụ chẳng học, đấy là trụ học chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Vì sở trụ học chư Phật Vô
thượng Chánh đẳng Bồ đề chẳng khá được vậy. Lại nữa,
Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối sắc
phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học sắc; nếu đối
thọ tưởng hành thức phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là
trụ học thọ tưởng hành thức. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha tát này
quán sắc cho đến thức, ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhãn xứ phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học nhãn xứ, nếu đối
nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy
là trụ học nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha
tát này quán nhãn xứ cho đến ý xứ, ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được
vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối sắc xứ phi trụ
phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học sắc xứ; nếu đối thanh
hương vị xúc pháp xứ phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là
trụ học thanh hương vị xúc pháp xứ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha
tát này quán sắc xứ cho đến pháp xứ, ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được
vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhãn giới phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học nhãn giới; nếu
đối sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các
thọ phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học sắc giới
cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát
ma ha tát này quán nhãn giới cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ,
ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nhĩ giới phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học nhĩ giới; nếu đối
thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ
phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học thanh giới
cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát
ma ha tát này quán nhĩ giới cho đến nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ,
ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối tỷ giới phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học tỷ giới; nếu đối
hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học hương giới cho
đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha
tát này quán tỷ giới cho đến tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ, ngằn mé
trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối thiệt giới phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học thiệt giới; nếu
đối vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các
thọ phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học vị giới
cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ
tát ma ha tát này quán thiệt giới cho đến thiệt xúc làm duyên sanh ra các
thọ, ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối thân giới phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học thân giới; nếu
đối xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các
thọ phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học xúc giới
cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát
ma ha tát này quán thân giới cho đến thân xúc làm duyên sanh ra các thọ,
ngằn mé trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối ý giới phi trụ
phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học ý giới; nếu đối pháp
giới, ý thức giới và ý xúc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phi trụ phi
chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học pháp giới cho đến ý xúc
làm duyên sanh ra các thọ. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát ma ha tát này
quán ý giới cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, ngằn mé trước sau
giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối địa giới phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học địa giới; nếu đối
thủy hỏa phong không thức giới phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng
học, đấy là trụ học thủy hỏa phong không thức giới. Vì cớ sao? Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát này quán địa giới cho đến thức giới, ngằn mé trước
sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối vô minh phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học vô minh; nếu đối
hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử sầu
thán khổ ưu não phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ
học hành cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ
tát ma ha tát này quán vô minh cho đến lão tử sầu thán khổ ưu não, ngằn mé
trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối bố thí Ba la
mật đa phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học bố thí
Ba la mật đa; nếu đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, bát nhã Ba
la mật đa phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học
tịnh giới cho đến bát nhã Ba la mật đa. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát ma
ha tát này quán bố thí Ba la mật đa cho đến bát nhã Ba la mật đa, ngằn mé
trước sau giữa chẳng khá được vậy. Kiều Thi
Ca! Bồ tát ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật đa, nếu đối nội không phi
trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học nội không; nếu
đối ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa
không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không,
vô biến dị không, bổn tánh không, tự tướng không, cộng tướng không, nhất
thiết pháp không, bất khả đắc không, vô tánh không, tự tánh không, vô tánh
tự tánh không phi trụ phi chẳng trụ, phi học phi chẳng học, đấy là trụ học
ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không. Vì cớ sao? Kiều Thi Ca! Bồ tát
ma ha tát này quán nội không cho đến vô tánh tự tánh không, ngằn mé trước
sau giữa chẳng khá được vậy.
Nguồn: www.quangduc.com