.
Kinh Trung bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
- KINH SỢ
HÃI VÀ KHIẾP ĐẢM
- (Bhayabheravasuttam)
Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Rồi Bà-la-môn Janussoni đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, nói lên những
lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, sau khi nói lên những lời chào đón
hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên,
Bà-la-môn Janussoni bạch Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, có những Thiện
nam tử, vì lòng tin Tôn giả Gotama, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống
không gia đình. Đối với những vị này, Tôn giả Gotama là vị lãnh đạo.
Đối với những vị này, Tôn giả Gotama giúp ích rất nhiều. Đối với
những vị này, Tôn giả Gotama là vị khích lệ sách tấn. Các vị này chấp
nhận tuân theo quan điểm của Tôn giả Gotama.
– Này Bà-la-môn, thật sự là vậy.
Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, có những Thiện nam tử,
vì lòng tin nơi Ta, đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta
là vị lãnh đạo của họ. Ta đã giúp ích rất nhiều cho họ. Ta là vị
khích lệ sách tấn cho họ. Và các vị này chấp nhận tuân theo quan điểm
của Ta.
– Tôn giả Gotama, thật khó kham nhẫn
những trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn đời sống viễn
ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Con nghĩ rằng rừng núi
làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chư hứng Thiền định.
– Này Bà-la-môn, thật sự là vậy.
Này Bà-la-môn, thật sự là vậy. Này Bà-la-môn, thật khó kham nhẫn những
trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời sống viễn
ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng núi
làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chư hứng Thiền định.
– Này Bà-la-môn, xưa kia khi T hư hứng
ngộ chánh đẳng giác, khi còn là Bồ-tát, Ta nghĩ như sau: "Thật khó
kham nhẫn những trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu! Thật khó khăn, đời
sống viễn ly! Thật khó thưởng thức đời sống độc cư! Ta nghĩ rằng rừng
núi làm rối loạn tâm trí vị Tỷ-kheo chư hứng Thiền định!" Này
Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp
không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong
những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp
hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn,
khi sống trong rừng núi. Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ
như sau: "Những Sa-môn, hay Bà-la-môn nào, có khẩu nghiệp không thanh tịnh...
(như trên)... có ý nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có mạng sống
không thanh tịnh sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước mạng sống không thanh tịnh, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có mạng sống không thanh tịnh, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Mạng sống Ta thanh tịnh. Ta là một trong
những bậc Thánh, với mạng sống thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn
toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi
sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có
ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn
giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất
thiện khởi lên. Ta không có tham dục, ái dục cường liệt, sống tại các
trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta không có tham dục, Ta là một
trong những bậc Thánh, không có tham dục, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có tham
dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống
trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận
ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên
nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có tâm sân hận, ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng
núi hoang vu. T ó từ tâm. Ta là một trong những bậc Thánh có từ tâm, sống
tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự
quán sát T ó từ tâm như vậy, T ảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn,
khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm
thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối, những
Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm,
bất thiện khởi lên. Ta không bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại
các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có hôn trầm thụy
miên. Ta là một trong những bậc Thánh không có hôn trầm thụy miên, sống
tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự
quán sát Ta không có hôn trầm thụy miên như vậy, tự cảm thấy lòng tự
tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm
không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có dao động, tâm không phải không an tịnh, sống tại
các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có dao động, tâm được
an tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh không có dao động, tâm được
an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này
Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta được an tịnh như vậy, tự cảm thấy lòng
tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào nghi hoặc, do dự,
sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm
trước nghi hoặc, do dự, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn
làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có nghi hoặc,
do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta diệt trừ
được do dự. Ta là một trong những bậc Thánh diệt trừ được nghi hoặc,
sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn,
Ta tự quán sát tâm Ta diệt trừ được nghi hoặc như vậy, tự cảm thấy
lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào khen mình, chê
người sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên
nhân nhiễm trước khen mình, chê người, những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có khen mình, chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng
núi hoang vu. Ta không có khen mình, không có chê người, Ta là một trong những
bậc Thánh không có khen mình, không có chê người, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta
không có khen mình, không có chê người như vậy, tự cảm thấy lòng tự
tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào run rẩy, sợ
hãi sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân
nhiễm trước run rẩy, sợ hãi, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc
chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có run rẩy,
sợ hãi, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không
có lông tóc dựng ngược, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi
hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có lông tóc dựng ngược,
Ta là một trong những bậc Thánh, không có lông tóc dựng ngược như vậy,
tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào ham muốn lợi dưỡng,
cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu, do nguyên nhân nhiễm trước ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng,
những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp
đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có ham muốn lợi dưỡng, cung kính,
danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta là người
ít dục. Ta là một trong những bậc Thánh ít dục, sống tại các trú xứ
xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta là
người ít dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn,
khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biếng nhác,
kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước biếng nhác, kém tinh tấn, những Tôn giả Sa-môn
hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi
lên. Ta không có biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng,
trong rừng núi hoang vu. Ta siêng năng, tinh tấn. Ta là một trong những bậc
Thánh siêng năng, tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi
hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta siêng năng, tinh tấn như vậy,
tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thất niệm,
không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do
nguyên nhân nhiễm trước thất niệm, không tỉnh giác, những Tôn giả
Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện
khởi lên. Ta không có thất niệm, không phải không tỉnh giác, sống tại
các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta an trú niệm. Ta là một
trong những bậc Thánh an trú niệm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng
núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta quán sát Ta an trú niệm như vậy, tự cảm
thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định
tĩnh, tâm bị tán loạn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi
hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước không định tĩnh, tâm bị tán loạn,
những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp
đảm, bất thiện khởi lên. Ta được định tĩnh, tâm không bị tán loạn
sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu định
tâm. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu định tâm, sống tại các
trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán
sát Ta thành tựu định tâm như vậy, từ cảm thấy lòng tự tin được xác
chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào liệt tuệ, đần
độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Do nguyên
nhân nhiễm trước liệt tuệ, đần độn, những Tôn giả Sa-môn hay
Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên.
Ta không có liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng
núi hoang vu. Ta thành tựu trí tuệ. Ta là một trong những bậc Thánh thành
tựu trí tuệ, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu".
Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu trí tuệ như vậy, tự cảm thấy
lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề
này, Ta suy nghĩ như sau: "Trong những đêm được biết đến, được xác
định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám mỗi nửa tháng,
trong những đêm như vậy, Ta hãy đến ở tại các trú xứ hãi hùng, lông
tóc dựng ngược, như tự miếu tại các thảo viên, tự miếu tại các rừng
núi, tự miếu tại các cây cối, để T ó thể thấy sự sợ hãi khiếp đảm
ấy". Này Bà-la-môn, sau một thời gian, trong những đêm được biết
đến, được xác định, đêm mười bốn, đêm mười lăm, đêm mồng tám
mỗi nữa tháng, trong những đêm như vậy, Ta đến ở tại các trú xứ
hãi hùng, lông tóc dựng ngược như vậy, như tự miếu tại các thảo
viên, tự miếu tại các rừng núi, tự miếu tại các cây cối. Này
Bà-la-môn, trong khi ta ở tại các chỗ ấy, một con thú có thể đến, hay
một con công làm rơi một cành cây, hay gió làm rung động các lá rơi; Ta
khởi lên ý nghĩ: "Nay sự sợ hãi khiếp đảm ấy đã đến!". Này
Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Sao Ta ở đây, chỉ để mong đợi sự sợ
hãi khiếp đảm chớ không gì khác? Trong bất cứ hành vi cử chỉ nào của
Ta mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, trong hành vi cử chỉ ấy, Ta hãy trừ
diệt sợ hãi khiếp đảm ấy". Này Bà-la-môn trong khi Ta đi kinh hành
qua lại mà sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không đứng,
Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy
trong khi Ta đi kinh hành qua lại. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang đứng mà sự
sợ hãi khiếp đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không kinh hành qua lại,
Ta không ngồi, Ta không nằm, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy
trong khi Ta đang đứng. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang ngồi mà sợ hãi khiếp
đảm ấy đến, thì này Bà-la-môn, Ta không nằm, Ta không đứng, Ta không
kinh hành qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta
đang ngồi. Này Bà-la-môn, trong khi Ta đang nằm mà sợ hãi khiếp đảm ấy
đến, thì này Bà-la-môn, Ta không ngồi, Ta không đứng, Ta không kinh hành
qua lại, nhưng Ta trừ diệt sợ hãi khiếp đảm ấy trong khi Ta đang nằm.
Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn,
Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày.
Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này
Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này
Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: "Vị hữu tình
nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc
cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc,
vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân
chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra
ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương
tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và
loài Người". Này Bà-la-môn, Ta tinh cần, tinh tấn, không lười biếng.
Ta an trú chánh niệm, không có loạn, thân được khinh an, không có dao động,
tâm được định tĩnh, chuyên nhất. Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác
pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục
sanh, với tầm với tứ. Diệt tầm, diệt tứ, T hứng và trú Thiền thứ
hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh
nhất tâm. Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ
mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, T hứng và an trú Thiền thứ
ba. Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, T hứng và an
trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến túc mạng trí. Ta nhớ đến
các đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời,
năm đời, mười đời, hai mươi đời, ba mươi đời, bốn mươi đời,
năm mươi đời, một trăm đời, hai trăm đời, một ngàn đời, một trăm
ngàn đời, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp.
Ta nhớ rằng: "Tại chỗ kia, T ó tên như thế này, dòng họ như thế này,
giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế này,
tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ kia, Ta được
sanh ra tại chỗ này. Tại chỗ này, T ó tên như thế này, dòng họ như thế
này, giai cấp như thế này, các món ăn như thế này, thọ khổ lạc như thế
này, tuổi thọ đến mức như thế này. Sau khi chết tại chỗ này, Ta được
sanh ra ở đây". Như vậy Ta nhớ đến nhiều đời sống quá khứ cùng
với các nét đại cương và các chi tiết. Này Bà-la-môn, trong đêm canh đầu
T hứng được minh thứ nhất, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh
sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến sanh tử trí về chúng
sanh. Ta với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy sự sống và sự chết
củ húng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh người hạ liệt, kẻ cao sang,
người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh
nghiệp của họ. Những chúng sanh làm những ác hạnh về thân, ác hạnh về
lời nói, ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các
nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại mạng chung, phải
sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những chúng sanh nào
thành tựu những thiện hạnh về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời
nói, thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc Thánh,
theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những người này, sau khi
thân hoại mạng chung, được sanh lên các thiện thú, cõi Trời, trên đời
này. Như vậy với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, Ta thấy sự sống chết
củ húng sanh. Ta tuệ tri rằng, chúng sanh, người hạ liệt, kẻ cao sang,
người đẹp đẽ, kẻ thô xấu, người may mắn, kẻ bất hạnh, đều do hạnh
nghiệp của họ. Này Bà-la-môn, trong đêm canh giữa, T hứng được minh thứ
hai, vô minh diệt, minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống
không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
Với tâm định tĩnh, thuần tịnh,
không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc,
bình thản như vậy, Ta dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Ta thắng
tri như thật: "Đây là khổ", thắng tri như thật: "Đây là
nguyên nhân của khổ", thắng tri như thật: "Đây là khổ diệt",
thắng tri như thật: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt", thắng
tri như thật: "Đây là những lậu hoặc", thắng tri như thật:
"Đây là nguyên nhân các lậu hoặc", thắng tri như thật: "Đây
là các lậu hoặc diệt", thắng tri như thật: "Đây là con đường
đưa đến các lậu hoặc diệt". Nhờ biết như vậy, nhờ thấy như vậy,
tâm của Ta thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh
lậu. Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên trí hiểu biết:
Ta đã giải thoát. Ta đã thắng tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã
thành, việc cần làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
Này Bà-la-môn trong đêm canh ba, T hứng được minh thứ ba, vô minh diệt,
minh sanh; bóng tối diệt, ánh sáng sanh, trong khi Ta sống không phóng dật
nhiệt tâm tinh cần.
Này Bà-la-môn, Ông có thể có tư
tưởng như sau: "Nay Sa-môn Gotam hưa diệt trừ tham, chưa diệt trừ sân,
chưa diệt trừ si, nên sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang
vu". Này Bà-la-môn, chớ có hiểu như vậy. Do Ta quán sát hai mục đích
mà Ta sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Tự thấy sự
hiện tại lạc trú và vì lòng thương tưởng chúng sanh trong tương lai.
– Chúng sanh trong tương lai được
Tôn giả Gotama thương tưởng, vì Tôn giả là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.
Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Như
người dựng đứng lại những gì bị quăng xuống, phơi bày ra những gì bị
che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong
bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp
đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày giải thích.
Con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama
nhận con làm đệ tử; từ này trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời
quy ngưỡng.
|
Mục
Lục
||Chương
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục