Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi
(Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc).
Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng,
khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết
giảng, khi thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp,
thật sự không có chướng ngại gì". Một số đông Tỷ-kheo nghe như
sau: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên
ác tà kiến như sau: "Theo như ta hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, khi
thọ dụng những pháp được Thế Tôn gọi là chướng ngại pháp, thật sự
không có chướng ngại gì". Rồi những Tỷ-kheo ấy đi đến chỗ Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến xong, liền nói với Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng như sau:
– Này Hiền giả Arittha, có đúng
sự thật rằng, Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi
hiểu... thật sự không có chướng ngại gì"?
– Thật sự là vậy, chư Hiền.
Theo như tôi hiểu... không có chướng ngại gì.
Rồi những Tỷ-kheo ấy muốn Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng từ bỏ ác tà kiến ấy, liền cật
vấn, nạn vấn lý do, thảo luận: - "Hiền giả Arittha, chớ nói như vậy,
chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế Tôn không
có nói như vậy. Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết
chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng tự đủ bị chướng ngại.
Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm
càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như khúc xương...
Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như một miếng thịt... Thế Tôn
đã thuyết các dục được ví như bó đuốc cỏ khô... Thế Tôn đã thuyết
các dục được ví như hố than hừng... Thế Tôn đã thuyết các dục được
ví như cơn mộng... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như vật dụng
cho mượn... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như trái cây... Thế
Tôn đã thuyết các dục vọng được ví như lò thịt... Thế Tôn đã thuyết
các dục vọng được ví như gậy nhọn... Thế Tôn đã thuyết các dục
được ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm
càng nhiều hơn".
– Tỷ-kheo Arittha xưa làm nghề huấn
luyện chim ưng, dầu được các Tỷ-kheo ấy cật vấn, chất vấn thảo luận,
vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt, nắm chặt tà kiến
ấy: "Thật sự là vậy, theo như tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng...
không có chướng ngại gì".
Vì các Tỷ-kheo không thể làm cho Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên họ
đến chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một
bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha,
xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo
tôi hiểu, pháp Thế Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch
Thế Tôn, chúng con nghe: "Tỷ-kheo tên Arittha, xưa làm nghề huấn luyện
chim ưng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con
đi đến chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, khi đến
xong, liền nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
"– Này Hiền giả Arittha, có
đúng sự thật chăng? Hiền giả khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo
như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì".
Bạch Thế Tôn, khi nghe nói vậy, Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, nói với chúng con như sau:
"– Thật sự là vậy. Chư Hiền,
theo như tôi hiểu... thật sự không có chướng ngại gì.
Bạch Thế Tôn, chúng con muốn khiến
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy,
liền cật vấn, nạn vấn lý do, thảo luận:
– "Hiền giả Arittha, chớ nói
như vậy! Chớ xuyên tạc Thế Tôn. Xuyên tạc Thế Tôn là không tốt. Thế
Tôn không có nói như vậy, Hiền giả Arittha, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp
môn, thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị
chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều,
do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Thế Tôn đã thuyết các dục được ví
như khúc xương... Thế Tôn đã thuyết các dục được ví như đầu rắn,
vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Arittha, xưa
làm nghề huấn luyện chim ưng, dầu được chúng con cật vấn, nạn vấn
lý do, thảo luận, vẫn nói lên ác tà kiến ấy, cứng đầu, chấp chặt,
nắm chặt tà kiến ấy: "Thật sự là vậy, theo tôi hiểu, pháp Thế
Tôn thuyết giảng... không có chướng ngại gì". Bạch Thế Tôn, vì
chúng con không thể làm cho Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim
ưng, từ bỏ ác tà kiến ấy, nên chúng con đến hỏi Thế Tôn ý nghĩa này.
Rồi Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo
khác:
– Này Tỷ-kheo, hãy đi và nhân
danh Ta gọi Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng rằng:
"Hiền giả Arittha, bậc Đạo Sư gọi Hiền giả".
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng lời Thế Tôn, đến
chỗ Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, sau khi đến, liền
nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng:
– Hiền giả Arittha, bậc Đạo sư
gọi Hiền giả.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn
luyện chim ưng, đáp lời Tỷ-kheo ấy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến,
đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tỷ-kheo
Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng, đang ngồi xuống một bên:
– Này Arittha, có thật chăng, Ông
khởi lên ác tà kiến như sau: "Theo như tôi hiểu... thật sự không có
chướng ngại gì"?
– Thật sự là vậy, bạch Thế
Tôn. Theo như con hiểu, thật sự không có chướng ngại gì.
– Này kẻ ngu si kia, sao Ông lại
hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ ngu si kia, có phải chăng, Ta
đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp. Và những ai thọ dụng
chúng tự đủ bị chướng ngại? Ta đã thuyết các dục vui ít, khổ nhiều,
não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn. Ta đã thuyết các dục được
ví như khúc xương... Ta đã thuyết các dục được ví như miếng thịt...
được ví như bó đuốc cỏ khô... được ví như hố than hừng... được
ví như cơn mộng... được ví như vật dụng cho mượn... được ví như trái
cây... được ví như lò thịt... được ví như gậy nhọn... Ta đã thuyết
các dục được ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy
nguy hiểm càng nhiều hơn. Và này kẻ ngu si kia, không những Ông xuyên tạc
Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông tự phá hoại Ông và tạo nên
nhiều tổn đức. Này kẻ ngu si kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnh
và đau khổ lâu dài cho Ông.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế
nào? Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim ưng này có thể khởi
lên tia lửa sáng gì trong pháp luật này không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
được! Không thể được, bạch Thế Tôn.
Được nói vậy, Tỷ-kheo Arittha, xưa
làm nghề huấn luyện chim ưng, im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo
âu, câm miệng. Rồi Thế Tôn, sau khi biết được Tỷ-kheo Arittha, xưa làm
nghề huấn luyện chim ưng đang im lặng, hổ thẹn, thụt vai, cúi đầu, lo
âu, câm miệng, bèn nói với Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim
ưng:
– Này kẻ ngu si kia, người ta sẽ
được biết Ông qua ác tà kiến củ hính Ông. Ở đây, Ta sẽ hỏi các Tỷ-kheo.
Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu
pháp Ta thuyết giảng, giống như Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện
chim ưng này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc,
mà còn tự phá hoại mình và gây nên nhiều tổn đức?
– Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế
Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp; và những
ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Thế Tôn đã thuyết các dục
vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn, Thế Tôn
đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Thế Tôn đã thuyết
các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều và do vậy nguy
hiểm càng nhiều hơn.
– Lành thay, chư Tỷ-kheo! Lành
thay, chư Tỷ-kheo!
Các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng
như vậy. Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn thuyết chướng đạo pháp,
và những ai thọ dụng chúng, tự đủ bị chướng ngại. Ta đã thuyết
các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn.
Ta đã thuyết các dục ví như khúc xương... (như trên)... Ta đã thuyết
các dục ví như đầu rắn, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, và do vậy nguy
hiểm càng nhiều hơn. Nhưng Tỷ-kheo Arittha, xưa làm nghề huấn luyện chim
ưng, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc mà còn tự
phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất
hạnh, đau khổ lâu ngày cho kẻ ngu si ấy. Thật sự, này các Tỷ-kheo, sự
kiện này không xảy ra, người t ó thể thọ dụng các dục ngoài các dục,
ngoài các dục tưởng, ngoài các dục tầm.
Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số
người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm
hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau
khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí
tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên
không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ
trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ
không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy
vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì
sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp. Chư Tỷ-kheo, ví
như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ
để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người
đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn
người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác củ ơ thể, và
người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết.
Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy
này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo,
vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số
Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm
hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau
khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ.
Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ
ràng. Họ học pháp không vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, không
vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ đạt được mục tiêu
mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì khéo nắm giữ, nên
đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo,
vì khéo nắm giữ các pháp. Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn
nước, tìm cầu rắn nước đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó
thấy một con rắn nước lớn. Người đó có thể khéo đè con rắn nước
với cây gậy có nạng. Sau khi khéo đè với cây gậy có nạng, người đó
có thể khéo nắm giữ cổ rắn. Chư Tỷ-kheo, dầu cho con rắn nước ấy có
thể cuốn thân nó xung quanh tay, hay cánh tay, hay một thân phần nào khác,
người đó cũng không vì nhân duyên ấy đi đến chỗ chết hay đến sự
đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ con rắn
nước vậy. Cũng vậy, chư Tỷ-kheo, ở đây, một số Thiện nam tử học
pháp... chư Tỷ-kheo, vì khéo nắm giữ các pháp vậy. Do vậy, này các Tỷ-kheo,
hãy hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng và thọ trì như vậy. Nếu có
ai không hiểu rõ ý nghĩa lời Ta thuyết giảng thì ở nơi đây, các Ông
hãy hỏi Ta hay hỏi những bậc Tỷ-kheo trí thức.
Chư Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng pháp cho
các Ông, ví như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy.
Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Những Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế
Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
– Này các Tỷ-kheo, ví như có người
đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên
này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không
có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ
kia. Người đó tự suy nghĩ: "Đây là vùng nước rộng, bờ bên này
nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có
thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia.
Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa
trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một
cách an toàn". Chư Tỷ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh,
lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân
vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, Người đó
suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta
tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta
hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào
ta muốn". Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Chư Tỷ-kheo, nếu người
đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng củ hiếc bè chăng?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, người đó phải
làm thế nào cho đúng sở dụng củ hiếc bè? Ở đây, chư Tỷ-kheo, người
đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: "Chiếc bè này lợi
ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt
qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ
đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn".
Chư Tỷ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng
vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không
phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái
bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp.
Này các Tỷ-kheo, có sáu kiến xứ.
Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu, không
đi đến yết kiến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh,
không tu tập pháp các bậc Thánh, không đi đến yết kiến các bậc Chơn
nhơn, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhơn, không tu tập pháp các bậc
Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái
này là tự ngã của tôi", xem cảm thọ: "Cái này là của tôi, cái
này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem tưởng: "Cái này là
của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", xem các hành:
"Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi", xem cái gì được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý
thức, được đạt tới, được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này
là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", và bất cứ
kiến xứ nào đều nói rằng: "Đây là thế giới, đây là tự ngã,
sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến
chuyển, tôi sẽ, trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là:
"Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của
tôi". Và này chư Tỷ-kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến yết
kiến các bậc Thánh, thuần thục các pháp bậc Thánh, tu tập pháp các bậc
Thánh, đi đến yết kiến các bậc Chơn nhơn, thuần thục pháp các bậc Chơn
nhơn, tu tập pháp các bậc Chơn nhơn, xem sắc pháp: "Cái này không phải
của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi", xem cảm thọ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải
là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem tưởng: "Cái
này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự
ngã của tôi", xem các hành: "Cái này không phải của tôi, cái này
không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", xem cái gì
được thấy, được nghe, được cảm xúc, được ý thức, được đạt tới,
được tìm cầu, được ý suy tư: "Cái này không phải của tôi, cái
này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", và bất
cứ kiến xứ nào đều nói rằng: "Đây là thế giới, đây là tự
ngã, sau khi chết tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không biến
chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi", xem như vậy là:
"Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này
không phải tự ngã của tôi". Vị này do quán sát như vậy, đối với
sự vật chẳng thật có nên không có lo âu, phiền muộn.
Được nghe nói vậy, một Tỷ-kheo
khác bạch Thế Tôn:
– Có thể có cái gì không thực
có ở ngoài, có thể gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
có người nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là của tôi, nay chắc
chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể là của tôi, chắc
chắn tôi không được cái ấy". Người đó sầu muộn, than vãn, khóc
lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh. Này Tỷ-kheo, như vậy, có cái không
thực có ở ngoài, có thể gây lo âu, phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái
gì không thực có ở ngoài, có thể không gây lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
này Tỷ-kheo, có người không nghĩ như sau: "Cái gì chắc chắn đã là
của tôi, nay chắc chắn không còn là của tôi. Cái gì chắc chắn có thể
là của tôi, chắc chắn tôi không được cái ấy". Người đó không sầu
muộn, than vãn, khóc lóc, không đấm ngực, không đi đến bất tỉnh. Như
vậy, này Tỷ-kheo, có cái không thực có ở ngoài, không gây lo âu phiền
muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái
gì không thực có ở trong có thể gây ra lo âu phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
này Tỷ-kheo, có người có (tà) kiến như sau: "Đây là thế giới, đây
là tự ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú
không biến chuyển. Tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người
này nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến
xứ, co hấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chỉ mọi hành động,
sự từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái đưa đến ly tham, đoạn diệt,
Niết-bàn. Người đó có thể nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn
diệt, chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại".
Người đó sầu muộn, than vãn, khóc lóc, đấm ngực, đi đến bất tỉnh.
Này Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có ở trong có thể gây ra lo
âu phiền muộn.
– Bạch Thế Tôn, có thể có cái
gì không thực có ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn?
Thế Tôn đáp:
– Có thể có, này Tỷ-kheo, ở đây,
có người không có (tà) kiến như sau: "Đây là thế giới, đây là tự
ngã, sau khi chết, tôi sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không
biến chuyển, tôi sẽ trú như thế này cho đến mãi mãi". Người này
nghe Như Lai hay đệ tử Như Lai thuyết pháp để bạt trừ tất cả kiến xứ,
co hấp, thiên chấp, thiên kiến, tùy miên, sự tịnh chi mọi hành động, sự
từ bỏ mọi sanh y, sự diệt trừ khát ái để đưa đến ly tham, đoạn diệt,
Niết-bàn. Vị ấy không nghĩ như sau: "Chắc chắn ta sẽ bị đoạn diệt,
chắc chắn ta sẽ bị hoại diệt, chắc chắn ta sẽ không tồn tại".
Vị ấy không sầu muộn, than vãn, khóc lóc; vị ấy không đấm ngực, không
đi đến bất tỉnh. Này các Tỷ-kheo, như vậy là có cái không thực có
ở trong, không gây ra lo âu, phiền muộn.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có thể nắm
giữ một vật sở hữu gì, và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường
còn, thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế
này mãi mãi không? Chư Tỷ-kheo, các Ông có thể thấy một vật sở hữu
nào được nắm giữ và vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn,
thường hằng, thường trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này
mãi mãi không?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này
các Tỷ-kheo, T ũng không thấy một vật sở hữu được nắm giữ nào, mà
vật sở hữu được nắm giữ ấy sẽ thường còn, thường hằng, thường
trú, không chuyển biến, có thể trú như thế này mãi mãi. Này các Tỷ-kheo,
các Ông có thể chấp thủ Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy được
chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này
các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy
được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não
không?
– Bạch Thế Tôn không.
– Lành thay, này các Tỷ-kheo. Này
các Tỷ-kheo, T ũng không thấy Ngã luận thủ nào mà Ngã luận thủ ấy
được chấp thủ như vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
Này các Tỷ-kheo, các Ông có kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như
vậy lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không? Này các Tỷ-kheo,
các Ông có thấy kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ như vậy lại không
khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?
– Bạch Thế Tôn, không
– Lành thay, này các Tỷ-kheo! Này
các Tỷ-kheo, T ũng không thấy một kiến y nào, mà kiến y ấy được y chỉ
như vậy, lại không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não. Chư Tỷ-kheo, nếu có
ngã thời có ngã sở thuộc của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu có ngã sở
thuộc, thời có ngã của tôi không?
– Bạch Thế Tôn, có.
– Chư Tỷ-kheo, nếu ngã và ngã sở
thuộc không thể được chấp nhận là thường còn, thường hằng, thì kiến
xứ này: "Đây là thế giới, đây là tự ngã, sau khi chết tôi sẽ
thành thường còn, thường hằng, thường trú, không biến chuyển tôi sẽ
trú như thế này cho đến mãi mãi". Này các Tỷ-kheo, kiến xứ ấy là
hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si không?
– Bạch Thế Tôn, làm sao có thể
hoàn toàn, triệt để chẳng ngu si được!
– Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ
thế nào? Sắc là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu
sự biến hoại, thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái
này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, cảm thọ là thường
hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, là vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, là khổ.
– Cái gì vô thường, khổ, chịu
sự biến hoại thì có hợp lý chăng khi chánh quán cái ấy là: "Cái
này là của tôi... tự ngã của tôi"?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, tưởng là thường
hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường...?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Chư Tỷ-kheo, các hành là thường
hay vô thường... chư Tỷ-kheo, thức là thường hay vô thường?
– Bạch Thế Tôn, vô thường.
– Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
– Bạch Thế Tôn, khổ.
– Cái gì vô thường, khổ thì có
hợp lý chăng, khi chánh quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái
này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
– Bạch Thế Tôn, không.
– Do vậy, này các Tỷ-kheo, bất cứ
các pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế,
liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc pháp là: "Cái này không phải
của tôi, cái này không phải là của tôi, cái này không phải tự ngã của
tôi", cần phải như thật quán với chánh trí tuệ. Bất cứ cảm thọ
nào... Bất cứ tưởng nào... Bất cứ hành nào... Bất cứ thức nào, quá
khứ, vị lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa
hay gần, tất cả thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này
không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", cần phải
như thật quán với chánh trí tuệ.
Chư Tỷ-kheo, nhờ thấy vậy, vị
Đa văn Thánh đệ tử yểm ly đối với sắc, yểm ly đối với thọ, yểm
ly đối với tưởng, yểm ly đối với hành, yểm ly đối với thức, do yểm
ly nên ly tham, do ly tham, nên được giải thoát, trong sự giải thoát có
trí khởi lên, biết được đã giải thoát. Vị ấy biết: "Sanh đã tận,
phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lui tại đây
với một đời sống khác". Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị
đã vất bỏ đi các chướng ngại vật, là vị đã lấp đầy các thông
hào, là vị đã nhổ lên cột trụ, là vị đã mở tung các lề khóa, là bậc
Thánh đã hạ cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ
lụy.
Và thế nào là Tỷ-kheo đã vất bỏ
đi các chướng ngại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, là đã đoạn trừ vô
minh, cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không
thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo,
như vậy là Tỷ-kheo đã vất bỏ đi các chướng ngại. Này các Tỷ-kheo,
thế nào là Tỷ-kheo đã lấp đầy các thông hào? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo đã đoạn trừ tái sanh và sự luân chuyển sanh tử, đã cắt tận
gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh
trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo
đã lấp đầy thông hào. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo đã nhổ
lên cột trụ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã đoạn trừ khát ái,
đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây ta-la bị chặt đầu, khiến không
thể tái sanh trong tương lai, không có khả năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo,
như vậy là Tỷ-kheo đã nhổ lên cột trụ. Này các Tỷ-kheo, thế nào là
Tỷ-kheo đã mở tung các lề khóa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã
đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây
ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả
năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo đã mở tung các lề
khóa. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ cây cờ xuống,
đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy? Ở đây, này các Tỷ-kheo,
Tỷ-kheo đã đoạn trừ ngã mạn, đã cắt tận gốc rễ, làm cho như cây
ta-la bị chặt đầu, khiến không thể tái sanh trong tương lai, không có khả
năng sanh khởi. Chư Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo bậc Thánh, đã hạ
cây cờ xuống, đã đặt gánh nặng xuống, không có gì hệ lụy.
Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải
thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới,
Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ
rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo,
Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết".
Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn
xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực:
"Sa-môn Gotam hủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt,
sự tiêu diệt các hữu tình". Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy,
Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc
một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotam hủ trương
chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu
tình". Chư Tỷ-kheo, xư ũng như nay, T hỉ nói lên sự khổ và sự diệt
khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng,
làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có
sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây,
những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì
này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không
thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ
bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ:
"Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta
phải làm". Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc
mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận,
bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những
người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây,
các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo,
nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các
Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia đã từng
biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm". Do vậy, này các Tỷ-kheo,
cái gì không phải củ ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ
đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì
không phải củ ác Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải củ ác Ông, hãy từ
bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài
cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thọ.
Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ
bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo,
các hành không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ
các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo,
thức không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ
đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ
thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây,
nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ
chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta
tùy theo ý muốn?
– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy?
Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của
ngã.
– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái
gì không phải củ ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa
lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không
phải củ ác Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ sắc.
Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, thọ... (như trên)... Chư Tỷ-kheo tưởng... (như trên)... Chư Tỷ-kheo,
hành... Chư Tỷ-kheo, thức không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thức. Các
Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.
Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được
Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được
loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng,
làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải
quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận,
tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng
đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ
chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ
bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ
các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại
trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần
kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây,
không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp
được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì
pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những
Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân
si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một
lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo
giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được
Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo
nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự
lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh
giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ
các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng... được loại
trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp
hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác,
chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ khỏi
các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ
lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ,
nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối
với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những
Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
|
Mục
Lục
||Chương
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục