Kinh Điển - Lược giải Bổn MônPháp Hoa Kinh.

 

 

LƯỢC GIẢI BỔN MÔN PHÁP HOA KINH

HT Thích Trí Quảng

--- o0o ---

MỤC LỤC

 

Lời giới thiệu

Chương I - Ý NGHĨA BỔN MÔN PHÁP HOA 

Chương II - Ý NGHĨA HỒNG DANH PHÁP HOA

 

I - Nguyện hương

II - Tán thán Phật

III - Đảnh lễ Phật

A - Lễ Phật quá khứ

B - Đảnh lễ Phật hiện tại

C - Lễ Phật vị lai

D - Đảnh lễ Bồ tát

E - Đảnh lễ Pháp Hoa kinh hoằng thông liệt vị Tổ sư

G - Đảnh lễ Pháp Hoa kinh thủ hộ thiện thần

IV - Sám hối

V - Phát nguyện

 

Chương III - Ý NGHĨA THỌ TRÌ 7 PHẨM BỔN MÔN PHÁP HOA KINH

I - Ý nghĩa phẩm Tựa thứ nhất

II - Ý nghĩa phẩm Pháp Sư

III - Ý nghĩa phẩm Bồ tát Tùng địa dũng xuất thứ 15

IV - Ý nghĩa phẩm Như Lai thọ lượng thứ 16

V - Ý nghĩa phẩm Phân biệt công đức thứ 17

VI - Ý nghĩa phẩm Phổ Môn thứ 25

VII - Ý nghĩa phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát thứ 28

 

HỒI HƯỚNG

Ý NGHĨA TỤNG THỦ HỘ THẦN CHÚ

LỜI GIỚI THIỆU

Kinh Pháp Hoa được xếp vào hàng đầu trong các kinh thuộc hệ tư tưởng Phật giáo Đại thừa, được nhiều bậc cao Tăng thạc đức cho đến hàng cư sĩ phát tâm kính lễ, đọc tụng, thọ trì. Riêng tôi, có nhân duyên đặc biệt với bộ kinh này. Từ lúc còn trong thai mẹ, đã được nghe phẩm Phổ Môn do cha tôi tụng. Khi đến chùa Hoàng Khai ở Tân An, thầy Đạt Dương cho tôi một bộ kinh Pháp Hoa bằng chữ Hán. Dù chưa biết đọc rành, chưa hiểu gì về kinh Pháp Hoa, chỉ nghe tên kinh, trong lòng tôi đã cảm thấy niềm hân hoan lạ thường.

Đến năm 17 tuổi, vào tu học ở Phật học đường Nam Việt, tôi có duyên sống gần cố Hòa thượng Trí Hữu, vị chân tu có công sáng lập chùa Ấn Quang và Ngài chuyên thọ trì Pháp Hoa. Tôi cũng được gần gũi, hầu hạ cố Hòa thượng Thiện Hoa, nhận thấy sáng nào Ngài cũng tụng phẩm Phổ Môn xong, mới bắt đầu làm việc. Ngoài ra, tôi cũng được lãnh thọ chỉ giáo cao quý về kinh Pháp Hoa của cố Hòa thượng Trí Thủ và Hòa thượng Trí Tịnh.

Niềm khao khát hiểu biết tu học theo kinh Pháp Hoa đã thúc đẩy tôi sang Nhật nghiên cứu kinh ở Đại học Rissho vào năm 25 tuổi. Hầu như các tác phẩm liên quan đến bộ kinh này, tôi hết lòng tìm đọc, suy tư. Tôi cũng dành nhiều thì giờ tham quan các đạo tràng chuyên tu Pháp Hoa để tìm hiểu sinh hoạt của họ xem có gì đặc biệt mà thu hút được quần chúng Nhật một cách mạnh mẽ như vậy.

Kết quả của bước đường tham vấn cầu học của tôi được đánh dấu bằng luận án Tiến sĩ về kinh Pháp Hoa. Trở về Việt Nam, hơn 20 năm thọ trì, đọc tụng, hành đạo theo kinh Pháp Hoa, mang đến cho tôi quá nhiều bất tư nghì an lạc, giải thoát.

Cả một quá trình sống gắn bó mật thiết với kinh Pháp Hoa như vậy, giúp tôi nhận chân rõ yếu chỉ của Pháp Hoa và tôi đã rút gọn những tinh ba ấy thành 7 phẩm gọi là Bổn môn Pháp Hoa.

Tôi xin giới thiệu ý nghĩa Bổn môn Pháp Hoa với các pháp lữ đồng hành. Ai có nhân duyên, căn lành và đồng niềm tin với tôi thì dùng đó làm tư lương tiến tu trên bước đường tìm cầu giải thoát.

Mùa Phật Thành Đạo PL. 2545 - 2001

HT. THÍCH TRÍ QUẢNG

--- o0o ---

Mục Lục|Chương I |Chương II |Chương III

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-4-2005

 

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

å æžœå žå¾ vien ngoc minh chau Ni giới Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX 七五三 æ ²ç å Các thực phẩm chay đánh bật ÐÑÑ loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong gião về เฏ vi sao phat giao duoc bau chon la ton giao thé tap tho mua xuan toan ven Quảng একব র khà ng 护法 激安仏壇店 cuối đời trắng tay หลวงป แสง hãy còn bỏ vết chim 簡単便利戒名授与水戸 願力的故事 أبا درج Dựng tượng Quách Thị Trang trước Dấu chân chợ Tết thã¹y 心经 tam hoan hy 梵僧又说我们五人中 Nghiên cứu về Ni giới một đề 散杖 Một chuyến trở về rÃÆ VÃƒÆ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 僧人食飯的東西 æ²çå tịnh Thêm lý do để đưa bông cải xanh vào 一念心性 是 心中有佛 mở 因地不真 果招迂曲 cáo 機十心 夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事