dịch
- 1
- CHƯƠNG
MỘT
- MỘT
PHÁP
XVIII. PHẨM MAKKHALI
1-17. MỘT
PHÁP.
1. - Có một người, này
các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa
lại bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho
đa số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài
Người. Một người ấy là ai ? Người có tà kiến, người có
điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa
diệu pháp, an trú phi pháp. Chính một người này, này các
Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa lại
bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, bất lợi cho đa
số, đưa đến bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
2. Có một người, này
các Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa
lại hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa
số, đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
Một người ấy là ai ? Người có chánh kiến, người không có
điên đảo kiến. Người ấy làm cho đông người xa lìa phi
pháp, an trú diệu pháp. Chính một người này, này các
Tỷ-kheo, khi xuất hiện ở đời, sự xuất hiện đưa đến
hạnh phúc cho đa số, an lạc cho đa số, lợi ích cho đa số,
đưa đến hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người.
3. Ta không thấy một
pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, lại phạm tội lớn, này các
Tỷ-kheo, như tà kiến. Tối thắng tà kiến, này các Tỷ-kheo,
là phạm tội lớn.
4. Ta không thấy một
pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, được tuân theo đưa lại
bất hạnh cho đa số, bất lạc cho đa số, thất lợi cho đa
số, đem đến bất hạnh, bất lạc cho chư Thiên và loài Người,
này các Tỷ-kheo, như kẻ ngu si. Ví như, này các Tỷ-kheo,
tại cửa sông có đặt một cái nom bẫy cá, đem lại bất
hạnh đau khổ, tổn thương, tổn hại cho nhiều cá. Cũng
vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si Makkhali xuất hiện ở đời,
Ta nghỉ rằng như là một cái nôm bẫy cá cho loài Người,
đưa đến bất hạnh, bất lạc, bất lợi, đau khổ, tổn thương,
tổn hại cho nhiều loại hữu tình.
5. Ai khuyến khích
chấp nhận một pháp luật được vụng thuyết, này các
Tỷ-kheo, thời người khuyến khích và người được khuyến
khích như vậy tuân hành, tất cả đều đem lại nhiều vô phước.
Vì cớ sao ? Vì pháp được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo.
6. Ai khuyến khích
chấp nhận một pháp luật được khéo thuyết, thời người
khuyến khích và người được khuyến khích như vậy tuân hành,
tất cả đều đem lại nhiều phước đức. Vì cớ sao ? Vì
pháp được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo.
7. Trong một pháp
luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, ước lượng
của sự bố thí, do người cho biết, chớ không phải do người
nhận. Vì cớ sao ? Vì pháp được vụng thuyết.
8. Trong một pháp
luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, ước lượng của
sự bố thí, do người nhận biết, không phải do người cho.
Vì cớ sao ? Vì pháp được khéo thuyết.
9. Trong một pháp
luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo, người tinh cần
tinh tấn sống đau khổ. Vì cớ sao ? Vì pháp được vụng
thuyết.
10. Trong một pháp
luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo, người biếng nhác
sống đau. Vì cớ sao ? Vì pháp được khéo thuyết.
11. Trong một pháp
luật được vụng thuyết, này các Tỷ-kheo. ai sống biếng nhác,
người ấy sống an lạc. Vì cớ sao ? Vì pháp được vụng
thuyết.
12. Trong một pháp
luật được khéo thuyết, này các Tỷ-kheo. ai sống tinh cần
tinh tấn, người ấy sống an lạc. Vì cớ sao ? Vì pháp được
khéo thuyết.
13. Ví như, này các
Tỷ-kheo, một ít phân có mùi hôi thúi. Cũng vậy, này các
Tỷ-kheo, Ta không tán thán về hiện hữu dầu cho có ít thôi,
cho đến chỉ trong thời gian búng móng tay.
14-17. Ví như, này các
Tỷ-kheo, một ít nước tiểu có mùi hôi thúi...một ít nước
miếng có mùi hôi thúi......một ít mủ có mùi hôi thúi......một
ít máu có mùi hôi thúi. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không
tán thán về hiện hữu dầu cho có ít thôi, cho đến chỉ
trong thời gian búng móng tay.
--- o0o ---
|
Mục lục Kinh Tăng Chi bộ ||
Phẩm
kế
|
--- o0o ---
| Thư
Mục Tác Giả |
Tổ
chức đánh máy: Hứa Dân Cường
Trình bày : Nhị Tường
Chân thành cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gởi tặng phiên bản điện
tử bộ Kinh này.
( Trang nhà Quảng Đức, 01/01/2002)
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục