.


SỐ 26 – KINH TRUNG A-HÀM (I)

Hán dịch: Phật Đà Da Xá và Trúc Phật Niệm
Việt dịch và hiệu chú:
Thích Tuệ Sỹ

---o0o---

 

PHẨM THỨ 11

 PHẨM ĐẠI (phần đầu)

122. KINH CHIÊM-BA[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại Chiêm-ba, ở bên hồ Hằng-già[2].

Bấy giờ là ngày mười lăm trong tháng, là ngày Thế Tôn thuyết Tùng giải thoát, trải tọa ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Khi Đức Thế Tôn ngồi xong, liền nhập định và bằng tha tâm trí Ngài quan sát tâm đại chúng. Khi quan sát tâm đại chúng rồi, cho đến lúc hết buổi đầu hôm, Ngài vẫn ngồi im lặng.

Bấy giờ có một Tỳ-kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai, sửa y chắp tay hướng về Đức Phật thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, đã hết buổi đầu hôm, Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Bấy giờ, Đức Thế Tôn im lặng không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần giữa đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần nữa, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Phật và thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng sắp hết; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Đức Thế Tôn lại một lần nữa không trả lời.

Thế rồi, cho đến phần cuối đêm, Đức Thế Tôn vẫn ngồi im lặng. Tỳ-kheo kia lại lần thứ ba từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai sửa y, chắp tay hướng về Đức Thế Tôn mà thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo vị Tỳ-kheo kia:

“Trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo làm đã việc bất tịnh.”

 Lúc đó Tôn giả Đại Mục-kiền-liên cũng đang ở trong chúng. Rồi Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền suy nghĩ thế này: “Vì Tỳ-kheo nào mà Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh? Ta nên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thếá, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên nhập định có hình thức như thế, nhân trong định có hình thức như thế, bằng tha tâm trí mà quan sát tâm niệm đại chúng.

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên liền biết vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một thầy Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh.

Rồi thì, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên xuất định, đi đến trước vị Tỳ-kheo ấy, nắm tay kéo đi, mở cửa lôi ra bên ngoài mà nói:

“Này người ngu si, hãy đi xa đi, đừng sống ở đây, không được trở lại hội họp với đại chúng Tỳ-kheo, từ nay trở đi ông không phải là Tỳ-kheo nữa.”

Ngài đóng cửa, gài chốt then lại, rồi trở về chỗ Đức Phật, cúi đầu sát lạy chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà thưa:

“Vị Tỳ-kheo mà vì vị ấy Đức Thế Tôn nói trong chúng này có một Tỳ-kheo đã làm việc bất tịnh; con đã đuổi vị ấy đi rồi. Bạch Thế Tôn, buổi đầu hôm đã qua, phần giữa đêm cũng chấm dứt, rồi buổi cuối đêm cũng sắp hết, trời gần về sáng, không bao lâu nữa, mặt trời sẽ mọc; Phật và chúng Tỳ-kheo tập trung ngồi đây đã quá lâu, mong Đức Thế Tôn nói thuyết Tùng giải thoát.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Đại Mục-kiền-liên, kẻ ngu si sẽ mắc đại tội nếu gây phiền nhiễu cho Đức Thế Tôn và chúng Tỳ-kheo. Này Đại Đại Mục-kiền-liên, nếu Đức Như Lai ở giữa chúng bất tịnh mà thuyết Tùng giải thoát thì đầu người kia sẽ vỡ thành bảy mãnh. Do đó, này Đại Mục-kiền-liên, từ nay về sau các thầy hãy thuyết Tùng giải thoát, Đức Như Lai không thuyết Tùng giải thoát nữa. Vì sao như thế?[3]

“Vì như vầy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri[4]; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn; cầm y, bát chỉnh tề[5]; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy[6]. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.

“Này Đại Mục-kiền-liên, ví như trong ruộng lúa dé, hoặc ruộng lúa tẻ đang tươi tốt của Cư sĩ kia có sanh loại cỏ tên là cỏ uế mạch[7]. Cỏ này có rễ, thân, đốt, lá và hoa thảy đều giống hệt như cây lúa tẻ. Nhưng sau khiù kết hạt thìø người Cư sĩ kia thấy được, liền suy nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô nhục đối với lúa tẻ, là gai nhọn đáng ghét đối với lúa tẻ’. Sau khi biết rồi, Cư sĩ kia liền nhổ quăng đi hết. Vì sao vậy? Vì không muốn giống lúa tẻ đích thật phải bị ô nhiễm.

“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.

“Này Đại Mục-kiền-liên, vì như đến mùa thu, người Cư sĩ kia đem giê lúa. Từ trên cao, lúa được đổ từ từ xuống. Nếu là hạt lúa chắc thì nằm lại, còn lúa lép hay trấu thì sẽ theo gió bay đi. Sau đó người Cư sĩ kia liền cầm chỗi quét dọn sạch sẽ. Vì sao vậy? Vì không muốn hạt lúa dé chắc thật phải bị ô tạp.

“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.

“Này Đại Mục-kiền-liên, ví như người Cư sĩ kia muốn có nước suối chảy đến nên làm máng dẫn nước. Người ấy cầm búa vào rừng, gõ vào thân các cây. Nếu cây có lõi cứng thì tiếng phát ra nhỏ, còn cây rỗng ruột thì tiếng phát ra lớn. Sau khi biết rõ, người Cư sĩ kia liền chặt cây ấy đem về làm máng dẫn nước.

“Cũng vậy, này Đại Mục-kiền-liên, hoặc có người ngu si khi vào lúc ra đều với chánh tri; khi co lúc duỗi, khi cúi lúc ngẩng đều khéo phân biệt quán sát; nghi dung chững chạc, khoác tăng-già-lê ngay ngắn, cầm y, bát chỉnh tề; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng, im lặng đều biết rõ ràng, tợ như bậc Phạm hạnh chân chánh, nhưng hành động của bậc Phạm hạnh chân chánh thì kẻ ấy không biết được.

“Này Đại Mục-kiền-liên, nếu các bậc Phạm hạnh biết được kẻ ấy, sẽ nghĩ rằng: ‘Đây là sự ô uế đối với Sa-môn, là sự ô nhục đối với Sa-môn, là sự đáng ghét đối với Sa-môn, là gai nhọn đối với Sa-môn’. Sau khi biết rồi liền cùng nhau tẫn xuất người ấy. Vì sao vậy? Vì không muốn các bậc Phạm hạnh phải bị nhiễm ô.”

Khi ấy, Đức Thế Tôn liền nói bài tụng rằng:

Cùng tập hội, nên biết,

Ác dục, tắng, tật, nhuế[8]

Che giấu, hận, keo kiệt[9],

Tật đố, siễm, khi cuống;

Trong chúng, giả đạo đức;

Lén lút xưng Sa-môn,

Âm thầm làm việc ác;

Ác kiến, không thủ hộ;

Khi dối cùng nói láo.

Nên biết, người như vậy,

Tập chúng đừng cho vào;

Tẫn xuất, không sống chung.

Chúng dối trá, láo khoét;

Chưa ngộ nói đã ngộ.

Biết thời, tu tịnh hạnh,

Đuổi chúng, tránh xa chúng.

Hãy cùng người thanh tịnh,

Sống hòa hợp với nhau;

Như vậy sẽ an ổn,

Và tận cùng sự khổ.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.


 

[1].       Tương đương Pāli A. Viii.10. Kāraṇḍava-sutta; A, viii.20 Uposatha Biệt dịch, No.64 Chiêm-ba Tỳ-kheo Kinh, Pháp Cự dịch. Tham chiếu kinh số 37 trên.

[2].       Xem các cht. liên hệ ở kinh số 37 trên.

[3].       Từ đây trở xuống tương đương Pàli A. Viii.10 đã dẫn. Bản Pāli bắt đầu bằng sự kiện hai Tỳ-kheo nói xấu nhau, và khi biết được, Đức Thế Tôn nói như trong bản Hán này.

[4].       Chánh tri , Pāli: sampajāna, biết rõ mình đang làm gì.

[5].       Tăng-già-lê cập chư y bát , Pāli: saṅghāṭīpattacīvara, chỉ ba y (gồm tăng-già-lê) và bình bát.

[6].       Tẫn khí .

[7].       Hán: uế mạch .

[8].       Tắng, tật, nhuế , ghét, ganh tị, thù nghịch.

[9].       Bất ngữ kết, hận, xan . Bất ngữ kết, Pāli: makkhā, che giấu tội lỗi.

--- o0o ---

Mục Lục Phẩm Thứ 11

117 | 118 | 119 | 120 | 121 | 122 | 123 | 124

125 | 126 | 127 | 128 | 129 | 130 | 131 | 132

133 | 134 | 135 | 136 | 137 | 138 | 139 | 140 | 141

 

--- o0o ---

Mục Lục Tổng Quát Kinh Trung A Hàm

 

Phẩm 1| Phẩm 2 | Phẩm 3 | Phẩm 4 | Phẩm 5 | Phẩm 6

 Phẩm 7 | Phẩm 8 | Phẩm 9 | Phẩm 10 | Phẩm 11 | Phẩm 12

Phẩm 13 | Phẩm 14 | Phẩm 15 | Phẩm 16 |Phẩm 17 | Phẩm 18

--- o0o ---


Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-05-2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lòng từ và nhân cách Thiền 欲移動 tôn trọng người là tự trang nghiêm 仏壇の線香の位置 ngay cả con cá cũng không biết ngậm å æœ æ 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 hương quê Ùng có nên thờ cả chúa và phật trên một Có nên lo lắng khi thường xuyên thức テ 佛教蓮花 佛頂尊勝陀羅尼 地天泰 大学生申请助学金的申请理由怎么写 净地不是问了问了一看 Tổ Vài d CÃn hãy bay 观世音菩萨普门品 お寺との付き合い 檀家 6 loại thực phẩm có thể gây chướng vi 士用果 Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi tuá ³ 六字真言 å ç æžœ Bưởi 村上市お墓 îlº 共业 定义 sống nom tu bi 生日祝福语 1992 梵僧又说我们五人中 åœ å æ³ cuoc Æ 看完新闻联播的观后感 お墓の種類と選び方 七佛灭罪真言全文念诵 æµæŸçåŒçŽ tính nhân bản của luật nhân quả