KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Tam Tạng
Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Hán Dịch
Tỳ Kheo
Thích Trí Tịnh
Việt Dịch
--- o0o ---
Quyển
Thứ Năm
Phẩm
'An Lạc Hạnh' Thứ Mười Bốn
1.- Lúc bấy
giờ, ngài Văn-Thù-Sư-Lợi Đại Bồ-tát bạch Phật rằng:
"Thế-Tôn! Các vị Bồ-tát này rất là ít có, vì kính thuận
Phật nên phát thệ-nguyện lớn: ở nơi đời ác sau, hộ-trì
đọc nói kinh Pháp-Hoa này".Thế-Tôn! Các vị đại Bồ-tát
ở đời ác sau, thế nào mà có thể nói kinh này?".Phật bảo
ngài Văn-Thù-Sư-Lợi: "nếu vị Bồ-tát ở đời ác sau muốn
nói kinh này, phải an-trụ trong bốn pháp:
2.- Một,
an-trụ nơi "hành xứ" và nơi "thân-cận-xứ" của Bồ-tát,
thời có thể vì chúng sinh mà diễn nói kinh này. Văn-Thù-Sư-Lợi!
Thế nào gọi là chỗ "Hành-xứ" của đại Bồ-tát? Nếu vị
đại Bồ-tát an trụ trong nhẫn-nhục hòa-dịu khéo thuận
mà không vụt-chạc lòng cũng chẳng kinh sợ, lại ở nơi pháp
không phân-biệt mà quán tưởng như thực của các pháp (1)
cũng chẳng vin theo, chẳng phân-biệt, đó gọi là chỗ "hành-xứ"
của Bồ-tát.Thế nào gọi là chỗ "thân-cận" của đại Bồ-tát?
- Vị đại Bồ-tát chẳng gần-gũi quốc-vương, vương-tử,
đại-thần, quan-trưởng, chẳng gần-gũi các ngoại-đạo phạm-chí,
ni-kiền-tử (2), v.v. . . và chẳng gần những kẻ viết sách
thế tục ca ngâm; sách ngoại-đạo cùng với phái "lộ-già-da-đà"
phái "nghịch-lộ-già-da-đà" (3), cũng chẳng gần gũi những
kẻ chơi hung-hiểm đâm nhau, đánh nhau, và bọn na-la (4) v.v.
. . bày các cuộc chơi biến-hiện.Lại chẳng gần-gũi bọn
hàng thịt và kẻ nuôi heo, dê, gà, chó, săn-bắn chài lưới,
hạng người sống với nghề ác, những người như thế hoặc
có lúc lại đến thời
Bồ-tát vì
nói pháp không có lòng mong cầu.Lại chẳng gần-gũi những
Tỷ-khiêu, Tỷ-khiêu-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, hạng người
cầu quả Thanh-Văn, hoặc ở trong phòng, hoặc chỗ kinh-hành,
hoặc ở trong giảng-đường chẳng cùng ở chung, hoặc có
lúc những người đó lại đến, Bồ-tát theo cơ-nghi nói pháp
không lòng mong cầu.
Văn-Thù-Sư-Lợi!
Lại vị đại Bồ-tát chẳng nên ở nơi thân người nữ cho
là Tướng có thể sinh tư-tưởng dục nhiễm mà vì nói pháp,
cũng chẳng ưa thấy. Nếu vào nhà người chẳng cùng với
gái nhỏ, gái trinh, gái hóa, v.v. . . chung nói chuyện, cũng
lại chẳng gần năm giống người bất-nam (5) để làm thân
hậu.Chẳng riêng mình vào nhà người, nếu lúc có nhân-duyên
cần riêng mình vào thời chuyên một lòng niệm Phật.Nếu
vì người nữ nói pháp thời chẳng hở răng cười, chẳng
bày hông, ngực, nhẫn đến vì pháp mà còn chẳng thân-hậu,
huống lại là việc khác.Chẳng ưa nuôi đệ-tử Sa-di ít tuổi
và các trẻ nhỏ, cũng chẳng ưa cùng chúng nó đồng một
thầy. Thường ưa ngồi thuyền ở chỗ vắng tu nhiếp tâm
mình.Văn-Thù-Sư-Lợi! Đó gọi là "chỗ thân-cận" ban đầu.
3.- Lại nữa,
vị đại Bồ-tát quán sát "Nhất-thiết, pháp không như thật
tướng" chẳng điên-đảo, chẳng động, chẳng thối, chẳng
chuyển, như hư-không, không có thật-tính, tất cả lời nói
phô dứt, chẳng sinh, chẳng xuất, chẳng khởi, không danh,
không tướng, thực không chỗ có, không lường, không ngằn,
không ngại, không chướng, chỉ do nhân-duyên mà có, từ điên-đảo
mà sinh cho nên nói, thường ưa quán-sát pháp-tướng như thế
đó gọi là "chỗ thân-cận" thứ hai của vị Đại Bồ-tát.Lúc
đó, đức Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà nói kệ
rằng:
4.- Nếu có
vị Bồ-tát
Ở trong đời
ác sau
Lòng không
hề sợ-sệt
Muốn nói
kinh pháp này
Nên trụ
vào "hành-xứ"
Và trụ "thân-cận-xứ".
Thường xa
rời quốc-vương
Và con của
quốc-vương
Quan đại-thần,
quan lớn
Kẻ chơi
việc hung-hiểm
Cùng bọn
chiên-đà-la (6)
Hàng ngoại
đạo phạm-chí
Cùng chẳng
ưa gần-gũi
Hạng người
Tăng-thượng-mạn
Hàng học
giả tham chấp
Kinh, luật,
luận tiểu-thừa
Những Tỷ-khiêu
phá giới
Danh tự A-la-hán
Và những
Tỷ-khiêu-ni
Ưa thích
chơi giỡn cười
Các vị Ưu-bà-di
Tham mê năm
món dục
Cầu hiện-tại
diệt-độ
Đều chớ
có gần-gũi.
Nếu những
hạng người đó
Dùng tâm
tốt mà đến
Tại chỗ
của Bồ-tát
Để vì nghe
Phật-đạo
Bồ-tát thời
nên dùng
Lòng không
chút sợ-sệt
Chẳng có
niệm mong cầu
Mà vì chúng
nói pháp.
Những gái
hóa, gái trinh
Và các kẻ
bất-nam
Đều chớ
có gần gũi
Để cùng
làm thân-hậu.
Cũng chớ
nên gần-gũi
Kẻ đồ-tể
cắt thái
Săn bắn
và chài lưới
Vì lợi mà
giết hại
Bán thịt
để tự sống
Buôn bán
sắc gái đẹp
Những người
như thế đó
Đều chớ
có gần-gũi.
Các cuộc
chơi giỡn dữ
Hung-hiễm
đâm đánh nhau
Và nhưng
dâm nữ thảy
Trọn chớ
có gần-gũi.
Chớ nên
riêng chỗ khuất
Vì người
nữ nói pháp
Nếu lúc
vì nói pháp
Chẳng được
chơi giỡn cười
Khi vào xóm
khất thực
Phải dắt
một Tỷ-khiêu
Nếu không
có Tỷ-khiêu
Phải một
lòng niệm Phật
Đây thời
gọi tên là
"Hành-xứ"
"thân-cận-xứ".
Dùng hai xứ
trên đây
Có thể an-lạc
nói.
Lại cũng
chẳng vịn theo
Pháp thượng,
trung và hạ
Hữu-vi hay
vô-vi
Thực cùng
pháp chẳng thực
Cũng chẳng
có phân-biệt
Là nam là
nữ thảy
Lại chẳng
được các pháp
Chẳng biết
cũng chẳng thấy
Đây thời
gọi tên là
"Hành-xứ"
của Bồ-tát.
Tất cả
các món pháp
Đều không,
chẳng chổ có
Không có
chút thường-trụ
Vẫn cũng
không khởi diệt
Đây gọi
là "thân-cận"
Chỗ người
trí hằng nương.
Chớ đảo-điên
phân-biệt
Các pháp
có hoặc không
Là thực,
chẳng phải thực
Là sinh chẳng
phải sinh,
Ở an nơi
vắng-vẻ
Sửa trao
nhiếp tâm mình
An-trụ chẳng
lai độn
Như thể
núi Tu-Di
Quán-sát
tất cả pháp
Thảy đều
không thực có
Dường như
khỏang hư-không
Không có
chúc bền chắc.
Chẳng sinh
cũng chẳng xuất
Chẳng động
cũng chẳng thối
Thường-trụ
một tướng-thể
Đó gọi
là "cận-xứ".
Nếu có vị
Tỷ-khiêu
Sau khi ta
diệt độ
Vào được
"hành-xứ" đó
Thời lúc
nói kinh này
Không có
lòng e sợ
Vị Bồ-tát
có lúc
Vào nơi nhà
tịnh-thất
Lòng nghĩ
nhớ chân chính
Theo đúng
nghĩa quán pháp.
Từ trong
thuyền-định dậy
Vì các bậc
Quốc-vương
Vương-tử
và quan, dân
Hàng Bà-la-môn
thảy
Mà khai-hóa
diễn-bày
Rộng nói
kinh điển này
Tâm vị đó
an-ổn
Không có
chút khiếp-nhược.
Văn-Thù-Sư-Lợi
này!
Đó gọi
là Bồ-tát
An-trụ trong
sơ-pháp
Có thể ở
đời sau
Diễn nói
kinh Pháp-Hoa.
5.- Lại Văn-Thù
Sư-Lợi! Sau khi đức Như-Lai diệt-độ, ở trong đời mạt-pháp
muốn nói kinh này, phải trụ nơi hạnh an-lạc, hoặc miệng
tuyên nói hoặc lúc đọc kinh đều chẳng ưa nói lỗi của
người và của kinh điển; chẳng khinh mạn các pháp sư khác,
chẳng nói việc hay dở, tốt xấu của người khác. Ở nơi
hàng Thanh-văn cũng chẳng kêu tên nói lỗi quấy của người
đó, cũng chẳng kêu tên khen-ngợi điều tốt của người
đó.Lại cũng chẳng sinh lòng oán hiềm, vì khéo tu lòng an-lạc
như thế, nên những người nghe pháp không trái ý. Có chỗ
gạn hỏi, chẳng dùng pháp tiểu-thừa đáp, chỉ dùng pháp
đại-thừa mà vì đó giải nói làm cho được bậc "Nhất-thiết
chủng-trí."Khi ấy, Thế-Tôn muốn tuyên lại nghĩa trên mà
nói kệ rằng:
6.- Vị Bồ-Tát
thường ưa
An-ổn nói
kinh pháp
Ở nơi chổ
thanh-tịnh
Mà sắp đặt
sàng tòa